Roger Canfield’s Chương Cuối

image002

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộcchiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

***********

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

*****

Lời Tri Ân

 

 Michael Benge, Larry Berman, George Blair, Trung Tá Robert Brown, B. G. Burkett, Tướng Huỳnh Văn Cao, Bill Cavala, Peter Collier, Victor Comerchero, Đại Tá Pete Conaty, Ngài Mickey Conroy, Richard Delgaudio, R.J. Del Vecchio, John Del Vecchio, David Demshki, Stephen Denney, Cathy Evans, Mike Faber, Fedora, John Feliz, Ngài Gil Ferguson, Max Friedman, Pat Henning, David Horowitz, Huỳnh Thu Minh, William F. Jasper, Joe Farah, Christopher Jenks, Pat Joyce, Anita Kando, Peter Laurence, Bill Laurie, Mark Leddy, Edward Humberger Marshall, Bob Naylor, Armond Noble, Carl Oglesby, Doug Pike, Bill Rood, Mike Rocco, Ngài John Schmidt, Stephen Sherman, Jonathan Slevin, Sol Stern, Ngài  Larry Sterling, Scott Swett, Ted Thomas, Robert Turner, Jay Veith, John Vieg,   Võ M. Nghĩa và Đại Tá Earl Von Kaenel.

Số cả mấy ngàn người đã từng đóng góp những món tiền ủng hộ nhỏ cho Ủy ban Oust Tom Hayden PAC (Hãy Đuổi Hayden PAC Đi) của Gil Ferguson và  U.S. Intelligence Council (Hội đồng Tình báo Hoa kỳ) của Richard Delgaudio mà đã cung ứng được các phí tổn cần thiết lúc ban đầu, nếu không có thì sẽ thiếu sự đóng góp của các sinh viên từng tốt nghiệp, cả về công sức, về tư cách phụ giảng, về những lần nghỉ ‘sabbath’ cùng các hiệp hội của họ.

Bộ sưu tập New Left Collection của viện Hoover Institute tại đại học Stanford University, Palo Alto; Các tài liệu Indochinese Studies, viện Institute of East Asian Studies thuộc đại học University of California, Berkeley; Thư viện Tiểu bang California State Library, Sacramento.

Các tài liệu điện toán gốc : FBI, Freedom of Information; CIA, SNIE; Texas Tech; National Archives cùng các thư viện của các Tổng Thống; Swarthmore; các lưu trử của hệ thống truyền hình Vanderbilt Television;

PHỤ LỤC

Phụ lục I.    Các Công Dân Mỹ Từng Đi Bắc Việt: 1965-1972.

Phụ lục II.   Lịch Trình và các Vụ Đặt Bom của bọn Weathermen.

Phụ lục III.  Các tội ác của Việt Cộng trong thời chiến tranh đối với thường dân: 1969

Phụ lục IV.  Số Thương vong năm 1975 – Toàn Cuộc Chiến

Phụ lục V.   Nghe lén Điện Đàm và Đặt Máy Vi-âm – 1963-1974

 

Phụ lục I

 Các Công Dân Mỹ Từng Đi Bắc Việt: 1965-1972.

Theo Tên / Tổ Chức / Năm Đi  5447

 

Adams, Herbert / không thuộc tổ chức nào / 1965

Allen, Mục sư Michael / đi cùng Telford Taylor, Joan Baez; phụ tá khoa trưởng,

Yale Divinity School / 1972

Aptheker, Herbert / sử gia; đảng viên đảng Cộng sản Mỹ; đi cùng Tom Hayden và Staughton Lynd / 1965

Arnett, Peter / đi cùng Cora Weiss; phóng viên chiến trường, tác giả (chung với Michael Maclear), The Ten Thousand Day War: Vietnam 1945-1975 (NewYork: St. Martin’s Press, 1981) / 1972

Ashmore, Harry S. / phóng viên; tác giả (chung với W. C. Baggs), Mission to Hanoi – A 1968 Chronicle of Double Dealing in High Places (New York: Putnam, 1968) / 1967 và 1968

Austin, Jan /  thuộc ban biên tập, Ramparts; chủ bút, War Bulletin; đi cùng  cả Eldridge Cleaver và Tom Hayden / 1970 và 1972

Baez, Joan / đi cùng Telford Taylor; ca sĩ; Amnesty International / 1972

Baggs, William C. / chủ bút, Miami News; đi cùng Harry Ashmore / 1967 và 1968

Barnet, Richard J. / đồng giám đốc, Institute for Policy Studies; tác giả (chung với Ralph Stavins và Marcus G. Raskin), Washington Plans an Aggressive War (New York: Random House, 1971) / 1969

Barrow, Willie / đi cùng Irma Zigas; mục sư / 1971

Bennett, Anne  / đi cùng Ronald Young và Trudi Schutz Young  / 1970

Benson, Sally /  không có / không có

Berrigan, Mục sư Daniel / tháp tùng các tù binh; tác giả, Night Flight to Hanoi: War Diary With 11 Poems (New York: Macmillan, 1968) / 1968

Bevel, Diane / thuộc Ủy ban Student Nonviolent Coordinating Committee; đi cùng Grace Newman / 1966

Blumenfeld, Regina / đi cùng Eldridge Cleaver / 1970

Boardman, Betty / hoạt động cho Quaker (mang giao tiếp liệu y khoa tới Hải-phòng bằng thuyền nhỏ có hai bườm) / 1967

Branfman, Fred / đi cùng Susan Miller-Coulter, Tom Hayden và Howard Zinn, giám đốc, “Project Air War” / 1972

Brown, Elaine / Phó bộ trưởng Bộ Thông Tin, đảng Black Panther Party / 1970

Brown, Mục sư John / Episcopal ; đi cùng Tom Hayden và Rennie Davis / 1967

Brown, Robert / đi cùng Tom Hayden và Rennie Davis / 1967

Burrows, Vinnie / nữ tài tử; thi sĩ / Không có

Bury, Mục sư Harry / tổ chức International Assembly of Christians in Solidarity With the Vietnamese / 1972

Butterfield, Fox / phóng viên, New York Times; đi cùng ông nội (ngoại?) là Cyrus Eaton / 1969

Caldwell, Clifton /  phó giám đốc, Meat Cutters Union / 1972

Camp, Katherine / Ủy ban Phối hợp, People’s Coalition for Peace and Justice; chủ tịch toàn quốc, Women’s International League for Peace and Freedom; Ủy ban Hướng dẫn Steering Committee, New Mobilization (“Mobe”) / 1971

Carmichael, Stokely / chủ tịch ủy ban Student Nonviolent Coordinating Committee; hội viên của toà án International War CrimesTribunal,1967 / 1967

Champney, Horace /  thủy thủ đoàn tàu bườm Phoenix / 1967

Charles, Olga / vợ của tù binh Trung úy Norris Charles; đi cùng chồng về Hoa kỳ / 1972

Chomsky, Noam / giáo sư, MIT; đi cùng Douglas Dowd và Richard Fernandez; người tổ chức chính, Resist / 1970

Clark, Ramsey / cựu Chưởng Lý Liên bang; Amnesty International, U.S. / 1972

Clarke, Mary / thuộc Women Strike for Peace; Ủy ban Phối hợp Coordinating Committee, People’s Coalition for Peace and Justice / 1965

Cleaver, Eldridge / Bộ trưởng Bộ Thông Tin, đảng Black Panther Party / 1970

Clement, Marilyn / người đi cùng với tồ chức Chiến dịch Operation Push, Chicago  /  NA

Cobb, Charles / đi cùng Julius Lester; thành viên của Student Nonviolent Coordinating Committee; thành viên của ủy ban Commission of Inquiry to North Vietnam, International War Crimes Tribunal / 1967

Coffin, Mục sư William Sloane /  đại học Yale University; từng tháp tùng các tù binh; ủy ban Committee for a Sane Nuclear Policy / 1972

Collingwood, Charles / CBS News phóng viên / 1967

Collins, Judy / ca sĩ dân gian / không có

Cook, Terrie / Ủy ban Phối hợp Coordinating Committee, People’s Coalition for Peace and Justice / 1971

Craven, Joseph (Jay) / Ủy ban Phối hợp Coordinating Committee, People’s Coalition for Peace and Justice / 1971

Davis, Rennie / giám đốc chương trình, ủy ban National Mobilization Committee; leader, SDS; Ủy ban Phối hợp Coordinating Committee, People’s Coalition for Peace and Justice; May Day Collective; Ủy ban  Hướng dẫn Steering Committee, National Antiwar Conference; từng tháp tùng tù binh / 1967 và 1960

Dellinger, David / chủ tịch, ủy ban National Mobilization Committee to End the War in Vietnam; chủ bút, Liberation; Ủy ban Phối hợp Coordinating Committee, tổ chức People’s Coalition for Peace and Justice; từng tháp tùng tù binh; thành viên, tòa án War Crimes Tribunal, Stockholm và Copenhagen, 1967; Ủy ban Liên Lạc Committee of Liaison; Ủy ban Fifth Avenue Vietnam Peace Parade Committee; Ủy ban  Hướng dẫn Steering Committee,1969, Fifth Avenue Vietnam Peace Parade Committee; tác giả / 1966, 1967 và 1972

Deming, Barbara / ban biên tập, tạp chí Liberation magazine / 1966

Douglas, John /  SDS; đi cùng Rennie Davis và các tù binh; làm phim, Newsreel / 1969

Dowd, Douglas / giáo sư, đại học Cornell University; ủy ban New Mobilization Committee to End the War in Vietnam (“Mobe”); từng tham gia New Universities’ Conference; kẻ chống đối; Ủy ban Hướng dẫn Steering Committee, Ủy ban National Antiwar Conference Coordinating Committee, People’s Coalition for Peace and Justice / 1970

Drath, Phillip / thủy thủ đoàn tàu bườm Phoenix / 1967

Duckles, Madeline / đi cùng Cora Weiss và Ethel Taylor; Women Strike for Peace; thành viên, Women’s International League for Peace and Freedom / 1969 và 1972

Eaton, Anne đi cùng chồng là Cyrus 1969 / 1968

Eaton, Cyrus / kỹ nghệ gia 86 tuổi tại Cleveland / 1969

Eaton, Robert/ thủy thủ đoàn tàu bườm Phoenix / 1967

Egleson, Nicholas / chủ tịch, SDS; đi cùng David Dellinger / 1967

Elder, Joseph / ủy ban American Friends Service Committee / 1968

Evans, Linda / thành viên, SDS / 1969

Falk, Richard / giáo sư, đại học Princeton University; từng tháp tùng tù binh; thuộc Amnesty International, U.S.;  tác giả, The Vietnam War and International Law (Princeton NJ: Princeton University Press; bộ 1, 1967; bộ 2, 1969; bộ 3, 1972; và bộ 4, 1976) / 1972

Faun, Richard / đi cùng Betty Boardman; nhân viên của Canadian Broadcasting System / 1967

Feinberg, Abraham / mục sư; đi cùng David Dellinger / 1967

Fernandez, Richard / mục sư; tổ chức Clergy and Laity Concerned About Vietnam; Ủy ban Phối hợp Coordinating Committee, People’s Coalition for Peace and Justice; Ủy ban  Hướng dẫn Steering Committee, National Antiwar Conference; National Coalition Against War, Racism, and Repression / 1970

FitzGerald, Frances / tác giả, Fire in the Lake: The Vietnamese and the Americans in Vietnam (Boston: Little, Brown, 1972) / không có

Floyd, Randy / ủy ban American Deserters Committee, Thụy Điển / 1972

Forest, James / bộ trưởng, World Peace Committee / 1970

Fruchter, Norman / SDS; từng tháp tùng các tù binh; sáng lập viên Newsreel; đồng tổ chức với Tom Hayden về chương trình Newark (New Jersey) Community Union Project (NCUP) / 1967 và 1969

Froines, Ann / vợ của John Froines, Chicago Seven / 1970

Fulmer, Mark / sinh viên; đi cùng David Kirby / 1968

Gartley, Minnie Lee / mẹ của tù binh Trung úy Hải quân Mark Gartley / 1972

Gerassi, John / tác giả, North Vietnam: A Documentary (Indianapolis, IN: Bobbs-Merrill, 1968); thành viên, toán điều tra đầu tiên, tòa án International War Crimes Tribunal / 1967

Gibbons, Harold / phó chủ tịch, Teamsters Union / 1972

Gordon, Lorraine / đi cùng Mary Clarke; Women Strike for Peace / 1965

Greenblatt, Robert / giáo sư, đại học Cornell University; Ủy ban  Hướng dẫn Steering Committee, New Mobilization; New University Conference; đi cùng Andrew Kopkind, Susan Sontag và Franz Schurmann / 1968

Griffith, Patricia / vợ của giáo sư hóa đại học Cornell University; thư ký hành chánh, thuộc ủy ban “5 tới 8 tháng 11 ‘Mobe’ Committee”  / 1966

Grizzard, Vernon / đi cùng Anne Weills, Stewart Meacham và các tù binh; SDS; thành viên, National “Mobe” / 1968

Gumbo, Judith Clavir / đi cùng Nancy Rubin và Genie Plamondon / 1970

Hall, Gus / tổng thư ký, đảng Cộng sản Mỹ U.S. Communist Party / 1972

Hamilton, Mary Anne / International Assembly of Christians in Solidarity With the Vietnamese; đi cùng mục sư Harry Bury / 1972

Hart, Jane / vợ của Thượng nghị sĩ Philip A. Hart, Dân chủ, Michigan / 1972

Hart, John / phóng viên, CBS News / 1971

Hayden, Tom / sáng lập viên, SDS; giám đốc chương trình “Mobe”; tác giả, The Love of Possession Is a Disease With Them (Chicago: Holt, Rinehart and Winston, 1972) / 1965, 1967, 1972 và 1974

Heick, William / đi cùng Betty Boardman; nhân viên Canadian Broadcasting System / 1967

Herring, Frances / đi cùng Mary Clarke; giáo sư, đại học University of California, Berkeley / 1965

Hersh, Seymour / phóng viên chuyên về điều tra, New York Times; đại học University of California, Berkeley: tác giả, ‘My Lai 4: A Report on the Massacre and Its Aftermath’ (New York: Random House, 1970) / 1972

Hunter, Mục sư David / phó tổng thơ ký, National Council of Churches / 1972

Ifshin, David / chủ tịch, hiệp hội National Student Association; Ủy ban Phối hợp Coordinating Committee, chủ tịch People’s Coalition for Peace and Justice,  Nghiệp đoàn Da Đen Black Antiwar Antidraft Union; Young Workers / 1970

Johnson, James A. / Liberation League; một trong bọn ba tên Fort Hood Three; đi cùng Rennie Davis và các tù binh; SDS / 1969

Kahin, George McT. / giáo sư về môn chính quyền, Cornell University / 1971 và 1972

King, Alexis / phong trào Women’s liberation movement; đi cùng Eldridge Cleaver / 1970

Kirby, David / sinh viên / 1968

Kirkpatrick, Kenneth / ủy ban American Friends Service Committee / 1970

Koch, Jon Christopher / đi cùng Harold Supriano, Michael Myerson và Richard Ward; từng thực hiện các chương trình phát thanh / 1965

Koen, Rev. Charles / mục sư; chủ tịch toàn quốc, Mặt Trận Black United Front / 1971

Kolko, Gabriel / sử gia / không có

Kolko, Joyce / kinh tế gia / không có

Kopkind, Andrew / SDS; đi cùng Robert Greenblatt và Susan Sontag; chủ bút, New Republic / 1968

Kraft, Joseph / phóng viên tin tức / 1972

Kramer, Robert / SDS; đi cùng Rennie Davis và tháp tùng các tù binh; sáng lập viên, Newsreel / 1969

Kransberg, Janet /không có / không có

Krause, Ruth / đi cùng Mary Clarke; Women Strike for Peace / 1967

Lawson, Phillip /  mục sư Methodist ; Ủy ban Điều Hành Executive Committee, New “Mobe” / 1970

Lecky, Robert / đi cùng Paul Mayer; chủ bút, Clergy and Laity Concerned About Vietnam; mục sư / 1971

Lens, Shirley / đi cùng Mary Clarke / 1965

Lerner, Judy / Women Strike for Peace / không có

Lester, Julius / thành viên, toán điều tra thứ tư, tòa án International War Crimes Tribunal / 1967

Levertov, Denise / thi sĩ; đi cùng Jane Hart / 1972

Lewis, Anthony / phóng viên, New York Times / 1972

Livingston, David / chủ tịch, District 65, Distributive Workers of  America / Tháng 4 năm 1972

Lockwood, Lee / phóng viên chụp hình/1967

Lynd, Staughton / giáo sư, đại học Yale University; tác giả, đi cùng Tom Hayden; chủ bút, Liberation / 1965

Lynn, Conrad J./ đi cùng Hugh Manes; dính líu với tòa án International War Crimes Tribunal; luật sư / 1967

Manes, Hugh R. / luật sư; thành viện, Ủy ban Third Commission of Inquiry, tòa án International War Crimes Tribunal / 1967

Massar, Ivan / thủy thủ đoàn thuyền bườm Phoenix / 1967

Mayer, Mục sư Paul / chủng viện New York Theological Seminary; People’s Coalition for Peace and Justice / 1972

McCarthy, Mary / đi cùng Franz Schurmann; tác giả, Vietnam (New York: Harcourt, Brace, and World, 1968) / 1968

McEldowney, Carol / SDS; đi cùng mục sư John Brown, Tom Hayden và Rennie Davis / 1967

McReynolds, David / giám đốc, War Resisters League; đi cùng một cựu chiến binh Việt Nam / 1971

Meacham, Stewart / đi cùng Anne Weills và Vernon Grizzard; từng tháp tùng các tù binh; bộ trưởng giáo dục, ủy ban American Friends Service Committee; đồng chủ tọa, “Mobe”; National Coalition Against War, Racism, and Repression; Ủy ban Phối hợp Coordinating Committee, People’s Coalition for Peace and Justice; Ủy ban Điều hành Steering Committee, 1969, National Antiwar Conference / 1968

Meyers, William / thành viên, hiệp hội Lawyer’s Committee on American Policy Towards Vietnam; đi cùng Richard Barnet / 1969

Miller-Coulter, Susan / giám đốc, Episcopal Peace Fellowship; New “Mobe”; người tổ chức, March Against Death, Tháng Chín 1969 / 1972

Mugar, Carolyn / đi cùng Tom Hayden và Howard Zinn; Indochina Peace Campaign / 1972

Muste, A. J. / tay chủ hòa 82 tuổi; Fellowship of Reconciliation; chủ tịch, Fifth Avenue Vietnam Peace Parade Committee / 1967

Myerson, Michael G. / thư ký toàn cầu, W.E.B. Du Bois Clubs; đi cùng John Christopher Koch, Harold Supriano và Richard Ward / 1965

Near, Holly / nữ tài tử; đi cùng Jane Fonda / 1972

Neilands, J. B. / giáo sư, đại học University of California; thành viên, ủy ban Third Commission of Inquiry, tòa án International War Crimes Tribunal / 1967

Newman, Grace / chị của Dennis Mora (một trong ba tên Fort Hood Three); ủy ban Fort Hood Three Defense Committee / 1966

Paley, Grace / tay phản đối quốc gia National Resist; trung tâm Greenwich Village Peace Center; thi sĩ cùng tác giả; đi cùng Rennie Davis / 1969

Parker, A. (Zeus) / chủ tịch đoàn sinh viên / 1970

Peck, Sidney / giáo sư, đại học Case-Western Reserve University; đồng chủ tịch,  ủy ban New Mobilization Committee; Ủy ban Phối hợp Coordinating Committee, People’s Coalition for Peace and Justice; điều hợp viên, “Mobe”; ủy ban Steering Committee, hội nghị National Antiwar Conference; hội nghị National Coalition Against War, Racism, and Repression; ủy ban Wisconsin State Committee, đảng Cộng sản Hoa kỳ (ngay khi vẫn còn là sinh viên) / 1970

Pfeiffer, Egbert W. / giáo sư động-vật-học, đại học University of Montana; đi cùng Mark Ptashne / 1970

Plamondon, Genie / đi cùng Judith Gumbo và Nancy Rubin / 1970

Ptashne, Mark S./ giáo sư sinh hóa học ‘biochemistry’, đại học Harvard University / 1970

Rappaport, Randy / không có / 1970

Reed, Charles / thư ký, ủy ban American Friends Service Committee / 1971

Reynolds, Earle L. / thuyền trưởng tàu bườm Phoenix / 1967

Romo, Barry / đi cùng Telford Taylor và Joan Baez; cựu trung úy bộ binh; tổ chức Vietnam Veterans Against the War / 1972

Rothstein, Vivian / đi cùng mục sư John Brown, Rennie Davis và Tom Hayden; SDS  / 1967

Rubin, Nancy Kurshan / đi cùng  Judith Gumbo và Genie Plamondon / 1970

Rukeyser, Muriel / thi sĩ; Greenwich Village Peace Center / 1972

Russell, Margaret / đi cùng Mary Clarke / 1965

Salisbury, Harrison / chủ bút, New York Times; tác giả, Behind the Lines: Hanoi,December 23, 1966-January 7, 1967 (New York: Harper and Row, 1967) / 1966

Scheer, Robert / chủ bút, Ramparts; tác giả, How the United States Got Involved in Vietnam (Santa Barbara, CA: Center for the Study of Democratic Institutions, 1965) / 1970

Schmidt, Phyllis / đi cùng Mary Clarke / 1965

Schneider, Mr. / thành viên, A Quaker Action Group / 1970

Schoenbrun, David / phóng viên, CBS News; tác giả / 1967

Schoenman, Ralph / thư ký của Bertrand Russell; tác giả, A Glimpse of American Crimes in Vietnam (London: Bertrand Russell Peace Foundation, 1967) / 1966

Schurmann, Franz / giáo sư, đại học University of California; tác giả (chung với Peter Dale Scott và Reginald Zelnik), The Politics of Escalation in Vietnam (Greenwich, CT: Fawcett Publications, 1968) / 1968

Seeger, Pete / ca sĩ dân gian / 1972

Seeger, Toshi / đi cùng chồng, Pete Seeger / 1972

Sontag, Susan / tác giả, đi chuyến Trip to Hanoi (New York: Farrar, Straus, and Giroux, 1969) / 1968

Stavis, Morton / đi cùng Peter Weiss (Lawyer’s Farrar, Straus, and Giroux, 1969) ủy ban Committee on American Policy Towards Vietnam; Center for Constitutional Rights / 1970

Stetler, Russ / không có / 1966

Storey, Rasheed / chủ tịch, đảng Cộng sản Hoa kỳ Communist Party, New York / 1972

Sumi, Hideko (Pat) / lãnh tụ, phong trào Movement for a Democratic Military / 1970

Supriano, Harold E. / đi cùng Jon Koch, Michael Myerson và Richard Ward / 1965

Swerdlow, Amy / đi cùng Irma Zigas; Women Strike for Peace; giáo sư, đại học Sarah Lawrence College; tác giả, Women Strike for Peace (Chicago: University of Chicago Press, 1993) / 1971

Tabankin, Margery / đi cùng mục sư Paul Mayer; chủ tịch, hiệp hội National Student Association / May 1972

Taylor, Ethel / đi cùng Cora Weiss và Madeline Duckles / 1969

Taylor, Telford / công tố viên quân pháp, các vụ án Nuremberg Trials; giáo sư luật, Columbia University; tác giả / 1972

Tyner, Jarvis / ứng cử viên phó tổng thống, đảng Cộng sản Hoa kỳ U.S. Communist Party; chủ tịch toàn quốc, liên đoàn Young Workers Liberation League / 1972

Wald, George / từng được giải Nobel; giáo sư, đại học Harvard University / 1972

Ward, Richard E. / đi cùng Harold Supnano và Michael Myerson; nhà văn tự do / 1965

Wefers, Mark / sinh viên / 1970

Weills, Anne / tháp tùng các tù binh; thành viên, National “Mobe” / 1968

Weiss, Cora / Ủy ban Liên lạc Committee of Liaison; tháp tùng các tù binh; phong trào Women Strike for Peace; đồng chủ tịch, ủy ban National Mobilization Committee; ủy ban Hướng dẫn Steering Committee, đại hội National Antiwar Conference; ủy ban  Phối hợp Coordinating Committee, tổ chức People’s Coalition for Peace and Justice; lữ đoàn Jeannette Rankin Brigade / 1969 và 1972

Weiss, Peter / ủy ban Lawyer’s Committee on American Policy Towards Vietnam / 1970

Westover, Martha / không có / 1970

Williams, Robert / không có / 1966

Williams, Mrs. R. / đi cùng chồng, Robert  / 1966

Wilson, Dagmar / đi cùng Mary Clarke; chủ tịch, phong trào Women Strike for Peace; phó chủ tịch, ủy ban Spring Mobilization Committee / 1967

Woodward, John / giáo sư / 1971

Young, Ronald /  thành viên, tổ chức Fellowship of Reconciliation; phối hợp viên, phong trào People’s Coalition for Peace and Justice; ủy ban Washington Action Committee; ủy ban Hướng dẫn Steering Committee, New “Mobe”; tổ chức National Coalition Against War, Racism, and Repression; đi cùng Anne Bennett và Trudi Schutz Young / 1970

Young, Trudi Schutz / đi cùng Ronald Young; phối hợp viên toàn quốc, phong trào Women Strike for Peace; ủy ban Phối hợp Coordinating Committee, phong trào People’s Coalition for Peace and Justice; “Mobe”; người tổ chức, diển hành 1969 March Against Death / 1970

Zietlow, Carl / thủy thủ đoàn thuyền bườm Phoenix / 1967

Zigas, Inna / phong trào Women Strike for Peace / 1971

Zimmerman, William / đi cùng mục sư Paul Mayer; tổ chức Medical Aid for Indochina / 1971

Zinn, Howard / giáo sư, đại học Boston University; tháp tùng các tù binh; đi cùng Tom Hayden và nhiều tên khác; tác giả, Vietnam: The Logic of Withdrawal (Boston: Beacon Press, 1967) / 1968 và 1972

 

Phụ lục II

 Lịch Trình Sinh Hoạt và các Vụ Đặt Bom

của bọn Weathermen 5448

 

18 tới 22 tháng Sáu 1969 – Đại hội Toàn quốc Students for a Democratic Society  National Convention tại Chicago, Illinois, đã cho thấy tổ chức không còn là của một nhóm sinh viên nữa và đám Weather Underground Organization WUO đã dành toàn quyền kiểm soát Văn Phòng Trung Ương của SDS mất rồi. Và từ đó thì mọi hoạt động phát khởi bởi văn phòng này thì đều là do WUO kiểm soát mà thôi.

Tháng Bảy 1969 – Bernardine Dohrn, Eleanor Raskin, Dianne Donghi, Peter Clapp, David Millstone và Diana Oughton, mà tất cả đều là đại biểu của WUO, đã đi Cu-ba để gặp bọn đại diện chính phủ Bắc Việt và Cu-ba.

Tháng Tám 1969 – thành viên WUO tên Linda Sue Evans đã đi Bắc Việt. Bọn thành viên WUO cùng hội hợp tại Cleveland, Ohio, với mục tiêu đúc kết các kế hoặch cho chiến dịch “National Action ~ Hành Động Toàn Quốc” hay “Days of Rage ~ Những Ngày Căm Thù” để dự trù biểu tình vào tháng 10 năm 1969 tại Chicago.

4 Tháng Chín 1969 – Các nữ thành viên WUO từ nhiều địa phương tề tựu về trường trung học South Hills High School ở Pittsburgh, Pennsylvania, nơi chúng đã kéo nhau chạy xuyên trường miêng thì tung hô những khẩu hiệu phản chiến cùng phân phát sách báo vận động cho ngày “National Action”. Danh từ “Pittsburg 26” là nhằm nói tới 26 mụ từng bị bắt giam nhân vụ này.

24 Tháng Chín 1969 – Một nhóm WUO đã xung đột với Cảnh Sát Chicago khi chúng từ chối giải tỏa một con đường lộ, nhân khi biểu tình ủng hộ ngày “National Action” cùng phản đối việc khai mạc phiên tòa về Luật Chống Bạo Động (Anti-riot  Act) nhằm xét xử tám bị can bị buộc tội phát động bạo loạn nhân Đại hội Đảng Dân chủ năm 1968.

Tháng Mười 1969 – Tại Chicago, Tổ chức Weather Underground đặt bom cho nổ tượng cảnh sát Haymarket để “nhớ Các Thánh Tử Đạo” nhân các hành vi của cảnh sát. 5449

7 Tháng Mười 1969 – Bức tượng Haymarket Police Statue bị đặt bom nổ tan tại Chicago, Illinois đã có vẻ là để “phát động” cho chiến dịch của WUO được gọi là “Days of Rage” để phát đ6ọng biểu tình trong thành phố từ 8 đến 11 tháng 10 năm 1969. Đã không hề có nghi can nào từng được nêu ra trong nội vụ. Bọn WUO có đứng ra nhận trách nhiệm trong quyển sách của chúng với tựa là “Prairie Fire ~ Lữa Đồng Nội”.

8 tới 11 Tháng Mười 1969 – Các cuộc bạo loạn “Days of Rage ~ Những Ngày Căm Thù” đã xảy ra ở Chicago , trong đó đã có 287 thành viên WUO từ khắp cả nước tề tựu về đã bị bắt giam và một số lớn bất động sản đã bị phá hủy. Một số thành viên WUO chìm bất hợp pháp đương thời bèn bỏ đi trốn không ra hầu tòa sau khi đã bị bắt giam và truy tố nhân bốn ngày đó.

Tháng Mười Một – Tháng Chạp 1969 – Toán đầu thuộc loại Lữ đoàn Venceremos đã đi Cu-ba để thu hoạch mía. Một số ít thành viên WUO cũng đi theo tham gia vào chuyến đi này.

Tháng Chạp 1969 – Ở Chicago, Tổ chức Weather Underground gài bom cho nổ các xe cảnh sát Chicago để phục hận cho sự qua đời của Fred Hampton và Mark Clark nhân một trận đấu súng với cảnh sát.

6 Tháng Chạp 1969 – Nhiều xe cảnh sát Chicago đậu trong một bãi của khu vực tại số 3600 North Street Halsted, Chicago, đã bị đặt bom cho nổ. Bọn WUO đã xác nhận trong cuốn sách của chúng với tựa là “Prairie Fire ~ Lữa Đồng Nội” là chính chúng đã đặt bom nổ để phản đối vụ các nhà lãnh tụ của đảng Black Panther Party tại Illinois là Fred Hampton và Mark Clark từng bị bắn chết vào ngày 4 tháng Chạp năm 1969 bởi các sĩ quan cảnh sát.

27 tới 31 Tháng Chạp 1969 – Bọn WUO khai trương một “Hội đồng chiến tranh” nhân cuộc họp ở Flint, Michigan, nơi chúng đã hoàn tất các kế hoạch nhằm trở thành bất hợp pháp, bỏ đi hoạt động chìm để có thể thi hành những hành vi chiến lược phá hoại hầu chống lại chính phủ .

Tháng Hai 1970 – Bọn WUO đóng cửa Văn phòng Trung Ương SDS ở Chicago, kết liễu sự hiện diện của cái tổ chức trong khuôn viên đại học đã có từ thập niên 1960. Tóan đầu của đám Lữ đoàn Venceremos trở về từ Cu-ba và toán thứ nhì thì lên đường. Vào giữa tháng Hai thì đa số bọn thành viên chóp bu của WUO đều trốn đi để sống một cuộc sống bất hợp pháp.

13 Tháng Hai 1970 – Nhiều xe cảnh sát tại Sở Cảnh sát Berkeley, California đã bị đặt bom nổ trong bãi đậu xe của họ.

16 Tháng Hai 1970 – Một quả bom đã nổ tại chi nhánh Golden Gate Park của Sở Cảnh sát San Francisco, giết chết một sĩ quan cảnh sát và làm bị thương một số cảnh sát viên khác. Không có tổ chức nào đã đứng ra nhận trách nhiệm trong vụ này.

Tháng Ba 1970 – Nhiều thành viên WUO đã quyết định bỏ đi lẫn trốn sống bất hợp pháp để tránh bị truy tố hay để chống né các án lệnh tầm nã mà đã được ban hành sau khi chúng đã không chịu đi hầu tòa ở Chicago.

Tháng Ba 1970 –  Tổ chức Weather Underground giúp Timothy Leary thoát khỏi nhà tù dành nam là California  Colony San Luis Obispo, California.

6 Tháng Ba 1970 – Ba mươi bốn thỏi thuốc nổ đã bị khám phá ở quận Cảnh sát thứ 13 của Detroit, đó là vụ đánh bom Cảnh sát Michigan. Trong tháng 2 và đầu tháng 3 năm 1970, các thành viên của WUO do Bill Ayers lãnh đạo đã được báo cáo là đang ở Detroit trong thời gian này để thực hiện vụ đặt bom một cơ sở cảnh sát.

6 Tháng Ba 1970 – Một nhóm khác đã bị nổ tan xác khi cái “xưởng sản xuất bom” của chúng ở Greenwich Village , New York vô tình phát nổ. Các thành viên WUO Theodore Gold, Diana Oughton  và Terry Robbins đã bỏ mạng trong tai nạn này .

30 Tháng Ba 1970 – Cảnh sát Chicago phát hiện ra một  “xưởng sản xuất bom” của bọn WUO về phía bắc Chicago . Việc phát hiện sau đó của một “kho chứa vũ khí ” của chúng tại một căn chung cư ở phía nam Chicago vài ngày sau đó đã hoàn tất chấm dứt các hoạt động của bọn chúng trong thành phố này.

Tháng Tư 1970 – Các thành viên WUO Linda Sue Evans và Dianne Donghi bị bắt ở New York bởi FBI .

2 Tháng Tư 1970 – Một đại bồi thẩm đoàn liên bang tại Chicago đã ra phán quyết để hủy một số bản án từng tuyên phạt bọn thành viên WUO về tội vi phạm các luật liên bang chống bạo động (Federal Anti-riot Laws). Ngoài ra, một số án lệnh của tòa liên bang về hành vi bỏ trốn bất hợp pháp hầu tránh bị truy tố đã bị tuyên phán phải bị trả về xử lại ở tòa Chicago, vì lý do bọn thành viên WUO cũng đã từng trốn tránh hầu tòa tại địa phương. (Các truy tố chiếu theo Luật Chống Bạo Loạn Antiriot Act sau đó thì đều đã bị thu hồi vào tháng Giêng 1974. )

Tháng Năm 1970 – Tại Washington DC , Tổ chức Weather Underground gài bom tổng hành dinh của Lực lượng Phòng vệ quốc gia National Guard để trả thù cho vụ giết hại các người biểu tình phản chiến các đại học tại Jackson và Kent State.

10 Tháng năm 1970 – Tòa nhà Hiệp hội Cảnh sát Quốc gia ở Washington, DC đã bị đánh bom để phản đối các vụ giết sinh viên tại các đại học Kent State và Jackson State University gây ra bởi Vệ binh Quốc gia.

21 Tháng Năm 1970 – Bernardine Dohrn đại diện WUO công bố thông cáo “Declaration of a State of War ~ Quyết định đặt Toàn Nươc trong Tình trạng Chiến tranh”.

Tháng Sáu 1970 – Tại thành phố New York , Tổ chức Weather Underground đặt bom tổng hành dinh Cảnh sát thành phố New York.

6 Tháng Sáu 1970 – WUO gửi một văn thư chịu trách nhiệm về vụ gài bom ở tòa án San Francisco Hall of Justice, nhưng trong thực tế thì đã không có gì xẩy ra. Tuy nhiên nhiều tháng sau đó , các công nhân làm việc tại tòa nhà đó đã phát hiện được một thiết bị đã gắn ngòi nổ mà dường như đã bị cất dấu trước đây ở đó.

9 Tháng Sáu 1970 – Trụ sở Trung ương Cảnh sát thành phố New York bị đặt bom nổ để đáp lể cái mà bọn Weathermen cho là “việc đàn áp của cảnh sát”.

Tháng Bảy 1970 – Tại San Francisco, Weather Underground đặt bom trụ sở của quân cảnh tại căn cứ bộ binh Mỹ tại Presidio .

16 Tháng Bảy 1970 – Căn cứ bộ binh Presidio Army Base ở San Francisco bị đặt bom nổ để đánh dấu kỷ niệm 11 năm Cách mạng Cu-ba .

23 Tháng Bảy 1970 – Một đại bồi thẩm đoàn liên bang ở Detroit, Michigan, đã ra phán quyết hủy các án từng tuyên xử một số thành viên chìm đang trốn lánh bất hợp pháp cùng một số cựu thành viên của WUO về các tội đã vi phạm nhiều đạo luật về  các loại chất nổ và vũ khí khác nhau. (Các bản án đó sau này, vào tháng 10 năm 1973, đều đã bị hủy bỏ).

Tháng Tám 1970 – Toà án Marin County Courthouse bị đặt bom nổ để trả thù cho những cái chết của Jonathan Jackson , William Christmas và James McClain .

22 Tháng Chín 1970 – WUO giúp bác sĩ Timothy Leary, tay chuyên chơi LSD, để  vượt ngục thoát khỏi nhà tù dành nam là California Men’s Colony Prison.

Tháng Mười 1970 – Ở Long Island, New York, Tổ chức Weather Underground đặt bom tòa án thành phố Long Island City để “tỏ tình đoàn kết với các cuộc nổi loạn trong tù hiện nay tại New York” và Lữ đoàn Phụ nữ Women’s Brigade của Tổ chức chìm bất hợp pháp Weather Underground đã đặt bom “Trung tâm Nghiên cứu về Chiến tranh” của Trung tâm Center for International Affairs tại đại học Harvard College.

8 Tháng Mười 1970 – Tòa án Queens bị đặt bom để chứng tỏ tình đoàn kết với các cuộc nổi dậy trong tù ở New York.

8 Tháng Mưới 1970 – Trung tâm Harvard Center for International Affairs bị đặt  bom để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam .

Tháng Chạp 1970 – Thành viên đang trốn lánh của WUO là Caroline Tanker mà đã từng bỏ đi Cu-ba, đã bị FBI bắt được ở Pittsburgh, Pennsylvania. Còn thành viên đang ẩn trốn khác của WUO là Judith Alice Clark thì cũng bị bắt bởi FBI ở New York.

28 Tháng Hai 1971 – Điện U.S. Capitol bị đặt bom để phản đối Lào bị xâm chiếm.

Tháng Ba 1971 – Tại Washington D.C., Tổ chức Weather Underground đặt bom điện Capitol “để trả đũa việc Mỹ xâm lược Lào”.

Tháng Tư 1971 – Nhân viên FBI phát hiện được một “xưởng làm bom” của bọn  WUO bị bỏ hoang tại San Francisco , California.

Tháng Tám 1971 – Vụ đặt bom Trụ sở Phụ trách Các Nhà tù California đã bị xem như để trả thù cho việc George Jackson bị giết chết.

Tháng Tám 1971 – Ở San Francisco và Sacramento, Tổ chức Weather Underground đặt bom các văn phòng của Sở Cải Huấn California “để trả thù cho vụ ám sát George Jackson”.

Tháng Chín 1971 – Tại Albany, New York thì tổ chức Weather Underground đặt bom các trụ sở của Bộ Cải Huấn Department of Corrections “để trả đũa cho trận tấn công tàn bạo nhằm dẹp cuộc nổi dậy tại nhà tù Attica”.

Tháng Mười 1971 – Văn phòng của William Bundy tại trung tâm nghiên cứu MIT ở tiểu bang Michigan bị đặt bom nổ.

Tháng Năm 1972 – Ngũ-giác-đài bị đặt bom nổ để trả đũa cho các cuộc không kích mới của Hoa Kỳ tại Hà Nội.

19 Tháng Năm 1972 – Tại Washington D.C., tổ chức Weather Underground đặt bom Ngũ-giác-đài để đặc biệt trả đũa việc Mỹ đặt mìn phong tỏa các hải cảng Việt Nam và vụ tái không tạc tại Hà Nội. 5450

18 Tháng Năm 1973 – Tại New York , Tổ chức Weather Underground đặt bom  cảnh sát phường 103 thuộc thành phố New York để trả đũa cho “cái chết của Clifford Clover”.

19 Tháng Chín 1973 – Thành viên WUO tên Howard Norton Machtinger bị FBI bắt ở New York. Sau khi được tại ngoại hầu tra thì y lại biến mất để đi sống bất hợp pháp.

27 Tháng Chín 1973 – Tổ chức Weather Underground đặt bom các văn phòng trung ương phụ trách về châu Mỹ La-tinh của ITT để trả đũa vì bị cáo buộc là đã dính líu trong cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn chống lại “chính phủ xã hội chủ nghĩa Chí-lợi” của Tổng thống Allende. 5451

28 Tháng Chín 1973 – Trụ sở Trung Ương của ITT ở New York bị đặt bom nổ để đối đáp lại cuộc đảo chính được Mỹ hậu thuẫn ở Chí-lợi.

6 Tháng Ba 1974 – Các văn phòng của Sở Y tế, Giáo dục và An sinh tại San Francisco bị đặt bom nổ để phản đối việc cho là đã giải phẫu làm mất khả năng sinh sản của các phụ nữ nghèo nàn. Trong thông cáo kèm theo, Lữ đoàn Phụ nữ  Women’s Brigade lập luận là “phụ nữ cần phài được quyền quyết định về vấn đề giữ trẻ, chăm sóc sức khỏe, ngừa thai và các khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày của họ”.

31 Tháng Năm 1974 – Văn phòng Chưởng lý Tiểu bang California bị đặt bom nổ để đáp lể vụ 6 thành viên của Quân đội Giải phóng Symbionese từng bị bắn chết.

17 Tháng Sáu 1974 – Trụ sở Trung Ương của Gulf Oil tại Pittsburgh bị đặt bom nổ để phản đối cách xử sự của công ty tại Angola, Việt Nam và các nơi khác .

Tháng Bảy 1974 – WUO ra mắt cuốn sách của chúng tên là “Prairie Fire ~ Lữa Đồng Nội” mà trong đó chúng chủ trương phải cần có một Đảng Cộng sản thống nhất. Chúng khuyến khích việc thành lập những nhóm với mục đích nghiên cứu thảo luận về ý thức hệ nhưng vẫn tiếp tục nhấn mạnh về nhu cầu cần phải có những hành vi bạo lực. Cuốn sách cũng thừa nhận trách nhiệm của WUO về nhiều hành động từ các năm trước. Ủy ban Prairie Fire Organizing Committee (PFOC) được thành lập từ các huấn thị trong sách này và đã do nhiều cựu thành viên WUO điều hành.

Tháng Bảy 1974 – Ở Pittsburgh, Tổ chức Weather Underground đặt bom các trụ sở điều hành của Gulf Oil vì “tư cách tàn bạo và tham lam của họ tại các khu vực như Angola và Việt Nam”.

11 Tháng Chín 1974 – Tại New York, tổ chức Weather Underground đặt bom văn phòng của Công ty Anaconda, một thành phần của Tổng công ty Rockefeller trong việc trừng phạt Anacondas đã từng dính líu vào cuộc đảo chính “đưa Pinochet lên nắm quyền ở Chí-lợi”.

Tháng Giêng 1975 – Tại Washington D.C., Tổ chức Weather Underground đặt bom một phòng vệ sinh tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

28 Tháng Giêng 1975 – Đặt bom nổ tại Bộ Ngoại giao để đáp ứng với hành vi  leo thang chiến cuộc tại Việt Nam.

Tháng Ba 1975 – WUO phát hành ấn bản đầu tiên của một tạp chí mới mang tên là “Osawatomie”.

16 Tháng Sáu 1975 – Tổ chức Weather Underground đặt bom Banco de Ponce , một ngân hàng của Puerto Rico, để “hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của Puerto Rico cho quyền tự quyết” và bày tỏ tình đoàn kết với công nhân làm xi măng Puerto Rico đang đình công.

11 tới 13 Tháng Bảy 1975 – Ủy ban Prairie Fire Organizing Committee ~ PFOC tổ chức hội nghị quốc gia đầu tiên trong tiến trình hợp thức hóa về giấy tờ cho một tổ chức mới .

Tháng Chín 1975 – Đặt bom nổ công ty Kennecott Corporation vì bị cho là đã có dính líu với Pinochet mà Mỹ đã giúp trong vụ đảo chánh chống lại chính phủ xã hội chủ nghĩa của Salvador Allende .

Tháng Chín 1975 – Tại Salt Lake City, Tổ chức Weather Underground đặt bom các trụ sở của Công ty Kennecott vì họ đã có “những liên hệ với Pinochet ở Chí-lợi”. 5452

 

Phụ lục III

Các tội ác của Việt Cộng

trong thời chiến tranh đối với thường dân: 1969

Danh Sách Tội Ác trong Thỉnh Nguyện Thư do

Tổ Chức Tuổi Trẻ Việt Mỹ (Vietnamese American Youth)

Đệ Trình Liên Hiệp Quốc 5453

 

Sau đây là một phần của danh sách theo thứ tự thời gian về các hành vi thuộc chiến dịch khủng bố của Việt Cộng, nhằm gieo rắt kinh hoàng trong người dân thường của miền Nam Việt Nam.

2 Tháng Hai 1960 –  VC khủng bố phá nát và đốt cháy ngôi chùa Phật giáo ở Phước Thành, tỉnh Tây Ninh. Chúng đâm chết em Phan Văn Ngọc, chỉ có 17 tuổi mà đã cố gắng để ngăn chặn chúng lại.

22 Tháng Tư 1960 – Khoảng 30 du kích cộng sản có vũ trang đã đột kích Thới Long, tỉnh An Xuyên. Chúng ráng bắt đi dân làng tên Cao Văn Nanh, 45 tuổi. Nhưng cả làng cùng phản đối. Nông dân Phạm Văn Bạch , 56 tuổi, đặc biệt đã tranh cãi kịch liệt. Bọn VC nổi điên lên và bắt ông ta luôn. Việc này khiến dân làng đổ ra bao vây bọn VC và các người bị chúng bắt. VC bèn bắn thẳng vào đám đông. Một em bé trai 16 tuổi đã bị bắn chết.

23 Tháng Tám 1960 – Hai giáo viên trung học, ông Nguyễn Khoa Ngôn và cô  Nguyễn Thị Thiết, đang soạn bài để dạy tại nhà thì bọn VC đến và dùng võ lực buộc họ phải đi cùng tới trường Rau Ran (hay Cái Răng?) của họ, thuộc tỉnh Phong Dinh.  Ở đó, họ thấy có hai người đàn ông đã bị trói sẳn dưới mái hiên trường. VC bèn đọc lên lệnh tử hình của cả hai mà tên là Cảnh và Vân. Cả hai đã bị hành quyết tại chổ, rỏ ràng là để răn đe các giáo viên trung học mà thôi.

24 Tháng Chín 1960 – Một toán vũ trang đã tàn phá một ngôi trường học ở An Lạc, thuộc tỉnh An Giang. Chúng chất đống ghế bàn lên rồi đốt cháy hết, đốt cả ngôi trường luôn. Kết quả là chỉ còn lại trơ trụi chỉ có bốn bức tường trần trụi thôi.

28 Tháng Chín 1960 – Cha Hoàng Ngọc Minh, vị linh mục rất được mến yêu tại giáo xứ Kontum, đã đi  xe hơi đi từ Tân Cảnh đến Kondela . VC đã chận xe cha ở dọc đường. Chúng bắn thẳng vào Cha. Rồi bọn du kích dùng giáo tre đâm xuyên cơ thể của Cha Minh, sau đó một tên đã chỉa thẳng khẩu tiểu liên kết liễu đời vị linh mục. Người tài xế là Huỳnh Hữu, cháu trai của ông, thì bị thương trầm trọng.

30 Tháng Chín 1960 – Một toán vũ trang VC đã bắt cóc nông dân Trương Văn Đặng, 67 tuổi, tại Long Trì, thuộc tỉnh Long An. Chúng đưa ông ta ra trước cái chúng gọi là “tòa án nhân dân”. Ông bèn bị kết án tử hình vì đã dám mua hai mẫu tây ruộng lúa và từ chối lệnh của VC là phải giao ruộng này lại cho một nông dân khác do chúng chỉ định. Sau phiên “tòa”, ông ta đã bị xử tử ngay tại ruộng lúa của mình.

6 Tháng Chạp 1960 – Bọn khủng bố gài mìn cho nổ nhà bếp tại câu-lạc-bộ Golf Club Sài Gòn, giết chết một người phụ bếp Việt và làm bị thương hai đầu bếp Việt khác.

Tháng Chạp 1960 – Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có báo cáo với International Control Commission ICC (Ủy ban Kiểm soát Quốc tế) là trong năm, cộng sản đã  phá hủy hay làm hư hỏng 284 chiếc cầu, đã đốt cháy 60 trạm y tế và qua chính sách phá hủy trường học, đã khiến một số 25.000 trẻ em phải bỏ học.

22 Tháng Ba 1961 – Một xe vận tải chở 20 thiếu nữ đã bị trúng mìn trên đường Sài Gòn – Vũng Tàu. Họ đang về lại từ Sài Gòn, nơi họ vừa dự lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng. Sau khi mìn nổ thì bọn VC khủng bố đã bắn những người còn sống sót. Hai trong số các cô gái bị chết và mười thiếu nữ khác thì bị thương. Các thiếu nữ này không hề mang vũ khí và chỉ là đang đi du lịch mà không có ai hộ tống cả.

15 Tháng Năm 1961 – Mười hai nữ tu Thiên chúa giáo từ dòng La Providence đang di chuyển trên quốc lộ số Một để về Sài Gòn. Xe buýt của họ bị chặn lại bởi bọn VC mà đã ra tay cướp hành lý của họ. ‘Ma sơ’ Theophile bèn phản đối và bị bắn chết ngay tại chỗ. Sau đó chúng bắn thẳng ngay vào xe khiến ‘ma sơ’ Phan Thị Nở bị trọng thương. Vụ phục kích này đã diễn ra gần Tràm Vân, tỉnh Tây Ninh.

26 Tháng Bảy 1961 – Hai dân biểu Quốc hội Quốc gia là Rmah Pok và Yet Nic Bounrit , cả hai đều là người Thượng, đã từng bị bắn chết bởi bọn khủng bố VC gần Đà Lạt. Một giáo viên, vì đi chung với họ để cùng về thăm một ngôi làng tái định cư của người Thượng, cũng bị thiệt mạng chung theo.

20 Tháng Chín 1961 – Một lực lượng gồm một ngàn bộ đội đã tấn công dữ dội  Phước Vĩnh, (vốn) là thủ đô của tỉnh Phước Thành, để rồi phá nát và đốt cháy các tòa nhà của chính phủ, cũng như là đã chặt đầu hầu hết toàn bộ công chức. Chúng chiếm giữ được thủ đô tỉnh đó trong vòng 24 giờ trước khi phải rút lui.

Tháng Mười 1961 – Một bản nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ có ước tính là bọn cộng sản đang giết chết người dân Việt theo mực độ 1.500 người mỗi tháng.

13 Tháng Chạp 1961 – Cha Bonnet , một linh mục giáo xứ người Pháp ở Konkala , Kontum đã bị một tên khủng bố giết nhân khi đến thăm giáo dân ở Ngok Rongei .

20 Tháng Chạp 1961 – S. Fuka , một kỹ sư Nhật Bản làm việc tại đập Đa Nhim, một dự án bồi thường chiến tranh của chính phủ Nhật Bản hầu cung cấp điện cho Việt Nam, đã bị bắt cóc sau khi bị chận lại dọc đường. Không ai biết được là sau đó, số phận của ông ta đã ra sao.

1 Tháng Giêng 1962 – Một nhà lãnh tụ lao động Việt Nam, Lê Văn Thiệu , 63 tuổi, đã bị chặt chết bởi bọn VC khủng bố bằng dao và rựa gần Biên Hòa, ngay trong đồn điền cao su mà ông đang làm việc.

2 Tháng Giêng 1962 – Hai kỹ thuật viên Việt Nam làm việc trong chương trình chống sốt rét của chính phủ, ông Phạm Văn Hải và ông Nguyễn Văn Thạch, cùng bị giết bởi VC bằng dao và rựa, cách 12 dặm về phía Nam của Sài Gòn.

20 Tháng Hai 1962 – Bọn VC khủng bố ném bốn quả lựu đạn vô một rạp hát làng đang chật đầy dân gần Cần Thơ, giết chết 24 phụ nữ và trẻ em. Tổng số thì đã có 108 người bị chết cùng bị thương.

8 Tháng Tư 1962 – Cộng Sản đã xử tử hình hai tù binh Mỹ đang bị thương gần làng An Châu ở miền Trung Việt Nam. Mỗi người, hai tay đều bị trói, đã bị bắn vào mặt vì đã không thể đi theo kịp với bọn bắt cóc họ mà đang phải rút lui.

19 Tháng Năm 1962 – Một trái lựu đạn bị bọn khủng bố ném vào nhà hàng Aterbea ở Sài Gòn, gây thương tích cho viên giám đốc gánh xiếc Berlin cùng viên tùy viên văn hóa của tòa Đại sứ Đức .

20 Tháng Năm 1962 – Một trái bom phát nổ ở phía trước khách sạn Hưng Đạo Hotel, Sài Gòn, một nơi sử dụng bởi các quân nhân Mỹ, làm bị thương tám người Việt và ba người Mỹ đang đi qua trên đường phố vào đúng thời điểm đó.

12 Tháng Sáu 1962 – VC đã phục kích một xe đò chở khách thường dân gần Lệ Trì, tỉnh An Giang, giết chết luôn các hành khách, tài xế và lơ xe, tổng cộng là năm người đàn ông và phụ nữ.

20 Tháng Mười 1962 – Một thiếu niên VC đã tung lựu đạn vô đám đông đang vui chơi ở ngay trung tâm thành phố Sài Gòn và giết chết sáu người, trong đó có hai trẻ em, và khiến 38 người khác bị thương .

4 Tháng Mười Một 1962 – Một tên khủng bố đã tung lựu đạn vô một con hẻm ở Cần Thơ, giết chết một quân nhân Mỹ và hai trẻ em Việt Nam. Một đứa trẻ thứ ba Việt Nam thì bị thương nặng.

25 tháng Giêng 1963 – VC gài chất nổ một đoàn xe lữa chuyển chở hàng hóa cùng hành khách gần Qui Nhơn, giết chết tám hành khách và làm bị thương 15 người khác. Chuyến đó thì đoàn tàu hỏa chỉ chở gạo mà thôi.

4 Tháng Ba 1963 – Hai nhà truyền giáo Tin Lành, Elwood Forreston, một người Mỹ và Gaspart Makil, một người Phi, đã bị chận dọc đường và bị bắn chết giữa đường Sài Gòn – Đà Lạt. Cặp bé sinh đôi của Makil cũng bị bắn trọng thương.

16 Tháng Ba 1963 – Khủng bố VC đã ném lựu đạn vào một ngôi nhà tại Sài Gòn, nơi một gia đình người Mỹ đang dùng buổi ăn tối và giết chết một người khách thương gia Pháp và gây thương tích cho bốn người khác mà trong số đó đã có một phụ nữ.

3 Tháng Tư 1963 – Khủng bố VC ném hai lựu đạn vào một tư thục gần Long Xuyên, tỉnh An Giang, giết chết một giáo viên và hai người lớn khác. Các học sinh chỉ đang trình diển chương trình văn nghệ hàng năm của các em vào lúc đó.

4 Tháng Tư 1963 – Khủng bố VC ném lựu đạn vào khán thính giả tham dự một buổi chiếu bóng ngoài trời tại làng Cao Lãnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, giết chết bốn người và làm bị thương 11 người khác.

23 Tháng Năm 1963 – Hai vụ nổ dữ dội bởi bọn khủng bố VC đi xe đạp đã giết hai người Việt và làm trọng thương mười người khác ở Sài Gòn. Cảnh sát đã cho biết là vụ nổ xẩy đã ra quá sớm không như chúng đã dự trù.

12 Tháng Chín 1963 – Cô Võ Thị Lộ , 26 tuổi, một giáo viên ở An Phước, tỉnh Kiến Hòa, bị tìm thấy gần làng với cổ họng bị cắt đứt. Cô đã bị bắt cóc ba ngày trước đó.

16 Tháng Mười 1963 – Khủng bố VC đặt mìn nổ hai chiếc xe buýt dân sự trong các tỉnh Quảng Tín và Kiến Hòa, giết chết 18 nguời dân thường Việt và gây trọng thương  cho  23 người Việt.

9 Tháng Mười Một 1963 – Ba lựu đạn bị ném tại Sài Gòn, làm bị thương tổng cộng là 16 người, trong đó có bốn trẻ em; trái đầu bị ném giữa một đường phố chính còn trái thứ hai thì ném dọc bờ sông và trái thứ ba thì trong Chợ Lớn.

9 Tháng Hai 1964 – Hai người Mỹ bị thiệt mạng và 41 người khác bị thương, trong đó có bốn phụ nữ cùng năm trẻ em khi một trái bom của VC gài trong một sân vận động nhân một trận đấu bóng chày đã phát nổ. Một bom nổ thứ hai đã không có phát nổ. Các viên chức ước tính nếu nổ thì ít ra cũng sẽ phải có cho tới cả năm mươi người khác đã có thể bị thiệt mạng.

16 Tháng Hai 1964 – Ba người Mỹ bị chết và 32 người khác thì bị thương, hầu hết trong số đó đều là thân nhân của họ, khi bọn khủng bố VC đặt bom rạp chiếu bóng Kinh Đô ở Sài Gòn.

14 Tháng Bảy 1964 – Phạm Thảo, Chủ tịch Ủy ban Hành động Thiên chúa giáo tại Quảng Ngãi, đã bị hành quyết khi trở về làng cố hương là Phổ Lợi, tỉnh Quảng Ngãi .

Tháng Mười 1964 – Các viên chức Mỹ ở Sài Gòn đã báo cáo là từ tháng Giêng đến tháng Mười năm 1964, cộng sản đã giết chết 429 công chức địa phương Việt Nam và bắt cóc 482 người khác.

24 Tháng Chạp 1964 – Một vụ nổ bom vào đêm Giáng Sinh tại chung cư Brink của các sĩ quan Mỹ đã giết chết hai người Mỹ và làm bị thương 50 người Mỹ khác cùng với 13 người Việt Nam.

6 Tháng Hai 1965 – Đài phát thanh bọn Giải phóng thông báo là chúng đã xử tử  hai tù binh Mỹ để trả thù việc chính phủ Việt Nam vừa kết án tử hình hai tên khủng bố VC.

10 Tháng Hai 1965 – Khủng bố VC đặt bom nổ tung doanh trại mấy người tân binh ở Qui Nhơn và giết chết 23 người Mỹ.

30 Tháng Ba 1965 – Một quả bom phát nổ bên ngoài tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn giết chết 2 người Mỹ, 18 người Việt Nam và làm bị thương 100 người Việt Nam và 45 người Mỹ khác.

24 Tháng Sáu 1965 – Đài phát thanh bọn Giải phóng thông báo đã xử tử một tù binh Mỹ .

25 Tháng Sáu 1965 – Khủng bố VC đặt chất nổ nhà hàng Mỹ Cảnh ở Sài Gòn , giết chết 27 người Việt Nam, 12 người Mỹ, hai người Phi, một người Pháp, một người Đức và có hơn 80 người đã bị thương tích.

Tháng Sáu 1965 – Chính phủ VNCH báo cáo là tỷ lệ các vụ ám sát và bắt cóc các công chức ở nông thôn đã tăng gấp đôi trong tháng Sáu, so với tháng Năm và tháng Tư; 224 công chức đã hoặc bị giết hoặc bị bắt cóc dẫn đi mất.

18 Tháng Tám 1965 – Một quả bom đã nổ tại trụ sở Nha Cảnh Sát ở Sài Gòn và giết chết sáu người cùng gây trọng thương cho 15 ngươi khác .

4 Tháng Mười 1965 – Một trong hai quả bom bị đặt đã phát nổ tại sân vận động thể thao quốc gia Cộng Hòa, giết chết 11 người Việt Nam, trong đó có 4 trẻ em, và làm bị thương 42 người khác.

5 Tháng Mười 1965 – Một quả bom đã phát nổ, rõ ràng sớm hơn được dự trù, trong một chiếc taxi trên đường phố chính ở trung tâm thành phố Sài Gòn, giết chết hai người Việt Nam và làm bị thương 10 người khác.

4 Tháng Chạp 1965 – Tại Sài Gòn, một quả bom cùa khủng bố VC đã giết chết 8 người khi phát nổ trước một chung cư của các quân nhân Hoa Kỳ; 137 người đã bị thương, trong đó có 72 người Mỹ, 3 người Tân-Tây-lan và 62 người Việt Nam.

12 Tháng Chạp 1965 – Hai trung đội khủng bố VC đã giết chết 23 công nhân xây dựng kinh đào Việt đang ngủ trong một ngôi chùa Phật giáo ở Tân Hương, tỉnh Định Tường và gây trọng thương cho 7 người khác .

30 Tháng Chạp 1965 – Chủ bút tại Sài Gòn tên Từ Chung của báo Chính Luận bị công khai bắn chết khi về đến nhà vào buổi trưa để ăn trưa. Trước đó ông đã từng cho công bố các thơ hăm dọa mà ông đã nhận được của bọn VC.

7 Tháng Giêng 1966 – Một trái mìn Claymore đã nổ tại cổng Tân Sơn Nhứt  (lối vào phi trường Sài Gòn) và giết chết 2 người cùng làm bị thương 12 người khác.

17 Tháng Giêng 1966 – VC đặt mìn nổ một chiếc xe đó ở Kiến Tường và giết chết 26 thường dân, mà 7 nạn nhân đã là trẻ em. Có 8 người bị thương và 3  người thì bị xem như là mất tích.

18 Tháng Giêng 1966 – VC đặt mìn nổ một xe buýt trong tỉnh Kiến Tường , giết chết 26 thường dân .

29 Tháng Giêng 1966 – Khủng bố VC đã giết chết một linh mục Thiên chúa giáo là Cha Phan Khắc Dầu, 74 tuổi, ở Thanh Trì, tỉnh Kiến Tường. Năm người dân thường khác, kể cả một chức sắc nhà thờ, cũng bị giết chung. Bọn cướp đã gây ô uế cho nhà thờ cùng phá hủy các kiến trúc và tượng đúc tại đó.

2 Tháng Hai 1966 – Một toán VC đã phục kích một chiếc xe jeep chở các công chức  Ty Thông Tin và giết chết 6 người cùng gây thương tích cho một người khác trong tỉnh Hậu Nghĩa .

14 Tháng Hai 1966 – Hai trái mìm đã phát nổ bên dưới một chiếc xe buýt và một xe lam ba bánh trên một con đường gần Tuy Hòa và giết chết 48 nông dân cùng làm bị thương 7 người khác .

18 Tháng Ba 1966 – Mười lăm thường dân Việt Nam đã bị thiệt mạng và 4 người khác bị thương bởi một vụ mìn tự chế nổ trên một con đường ruộng cách  tám cây số về phía tây Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

22 Tháng Năm 1966 – Khủng bố VC đã giết 18 người đàn ông đang ngủ, một phụ nữ và 4 đứa con nhân khi tấn công vào một trung tâm gia cư của các công nhân đang xây kinh đào thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc tỉnh An Giang. “Tụi tao làm điều này để dạy cho tụi mày một bài học “, một cán bộ VC được cho biết là đã tuyên bố như vật trước khi y bóp cò nổ súng giết người đồng bào của y.

10 Tháng Chín 1966 – Vào đêm trước của cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến của miền Nam Việt Nam, VC đã phát động 166 vụ riêng rẻ hầu đe dọa, bắt cóc và ám sát, và các thùng phiếu ở nhiều nơi cũng đã bị chúng phá hủy.

11 Tháng Chín 1966 – Vào ngày bầu cử, VC đã giết 19 cử tri và gây trọng thương cho 120 người khác, qua hành vi đốt phá các địa điểm bỏ phiếu, đặt mìn các lộ trình người dân dùng đi bầu và cũng đã ám sát các cá nhân khác .

24 Tháng Chín 1966 – Quân đội Mỹ giải thoát 11 người khỏi một trại “tù” VC tại tỉnh Phú Yên và những người này cũng đã báo cáo là đã có cho tới 70 tù nhân từng bị cố tình bỏ đói cho đến chết và 20 người khác thì đã bị tra tấn cho đến khi họ qua đời.

11 Tháng Mười 1966 – Nhờ báo cáo của một cậu bé 14 tuổi, quân đội đồng minh đã phát hiện ra được một hệ thống nhà tù trên địa bàn tỉnh Bình Định mà có chứa thi thể của 12 người Việt từng đã bị xử từ bằng đại liên và lựu đạn khi cố bỏ trốn khỏi tù.

22 Tháng Mười 1966 – Một công chức phụ trách về giới trẻ tại Bình Chánh, tỉnh Gia Định, đã bị bọn VC tới nhà bắn chết trong khi đang ngủ tại nhà của mình.

24 Tháng Mười 1966 – Một xe đò Huế – Quảng Trị đã bị mìn nổ tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên khiến 15 hành khách bị thương .

27 Tháng Mười 1966 – Một trái lựu đạn bị ném vào một ngôi nhà ở Ban Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc, giết chết một người đàn ông 63 tuổi và một em bé chỉ mới 9  tháng; 7 người khác, 6 người trong số đó đã là phụ nữ, thì đều bị trọng thương .

28 Tháng Mười 1966 – Một cảnh sát viên đề cao cảnh giác đã bắt giữ một nữ cán bộ VC  đang sắp đặt bom cho nổ theo giờ định dưới một khán đài ở Khánh Hưng (Sóc Trăng), tỉnh Ba Xuyên.

1 Tháng Mười Một 1966 – VC  trực tiếp tác xạ bằng pháo không giật tầm xa vào trung tâm thành phố Sài Gòn nhân lễ kỷ niệm Quốc Khánh, giết chết và gây thương tích cho tới 51 thường dân.

2 Tháng Mười Một 1966 – Một quả lựu đạn do khủng bố VC ném ở trường đua ngựa Phú Thọ, Sài Gòn đã giết chết 2 người và làm bị thương 8 người khác mà trong số đó có 2 trẻ em.

2 Tháng Mười Một 1966 – Một toán du kích vũ trang VC đã tấn công một ngôi làng tại huyện Châu Thành, tỉnh Phong Dinh , sau đó khi tút lui đã giật nổ 10 ký  thuốc nổ để phá hủy một cây cầu sắt trên kinh Dầu Sáu . Một người phụ nữ lớn tuổi và 2 em bé đã bị thương.

3 Tháng Mười Một 1966 – Các đặc công VC đã xâm nhập vùng ngoại ô Sài Gòn, bắn 24 đạn pháo không giật vô thành phố. Trong số địa điểm bị trúng pháo thì đã có Chợ Bến Thành ở Trung tâm Sài Gòn, Bệnh viện Grall, Nhà thờ Sài Gòn, một nhà nguyện trong chủng viện và nhiều tư gia. Tám thường dân đã bị thiệt mạng và 37 người khác thì bị trọng thương.

4 Tháng Mười Một 1966 – VC dã pháo kích bằng đạn cối vào một ngôi làng ở tỉnh Hậu Nghĩa, giết chết một thường dân và làm bị thương 8 người khác.

4 Tháng Mười Một 1966 – VC đã tấn công một tiền đồn ở tỉnh Tây Ninh, giết chết 6 thường dân và gây thương tích cho các thành viên trong toán Phát triển Nông Thôn.

7 Tháng Mười Một 1966 – Một toán VC đã chận bắt cóc một trưởng thôn và phó thôn trên Tỉnh lộ 8, tỉnh Quảng Đức.

8 Tháng Mười Một 1966 – Tại tỉnh Châu Đốc, VC đã bắt một phụ nữ 53 tuổi để  tra tấn rồi bắn chết; một tấm giấy ghim trên áo nạn nhân đã cáo buộc tội bà ta chỉ là đã ủng hộ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

16 Tháng Mười Một 1966 – Một xe đạp gắn đầy chất nổ bởi khủng bố VC trên đường Nguyễn Văn Thoại , Sài Gòn, đã phát nổ và giết chết 2 quân nhân Nam Việt và gây trọng thương cho một thường dân khác.

19 Tháng Mười Một 1966 – VC pháo 8 đạn cối vào Cần Giuộc, tỉnh Long An , giết chết 2 trẻ em; có 12 dân thường đã bị thương khi chúng pháo độ 20 đạn cối  vô Cần Đước, làm bị thương 5 người dân.

20 Tháng Mười Một 1966 – Hai cảnh sát viên đã bị thương khi họ cố gắng để tháo bỏ một số biểu ngữ của VC mà đã bị gài sẳn thuốc nổ.

23 Tháng Mười Một 1966 – Ba tên khủng bố VC ngụy trang bằng quân phục Nam Việt Nam Cộng Hòa đã giết chết được một cảnh sát viên đang bảo vệ một cây cầu tại Khánh Hưng (Sóc Trăng), tỉnh Ba Xuyên. Trong khi trốn thoát, chúng đã ném trả hai lựu đạn và gây thương tích cho 7 thường dân cùng 2 quân nhân.

26 Tháng Mười Một 1966 – Một mìn Claymore đặt ở sân chơi trường nam sinh Trịnh Hoài Đức,  An Thạnh, tỉnh Bình Dương đã phát nổ. Lúc đó, Quân đội Nam Hàn đang huấn luyện binh sĩ tại một khu vực lân cận. Ba binh sĩ Đại Hàn bị thiệt mạng và 1học sinh Việt thì bị thương.

30 Tháng Mười Một 1966 – VC pháo kích chợ Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, giết chết 3 thường dân và làm bị thương 7 người khác.

4 Tháng Chạp 1966 – Một thôn trưởng ở tỉnh Gia Định bị 4 tên tới bắt cóc khỏi nhà ở Phú Lâm và rồi ám sát bằng súng.

7 Tháng Chạp 1966 – Trần Văn Văn, Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến, đã bị ám sát trong khi đang trên đường tới Quốc hội; vũ khí được dùng đã là một khẩu súng lục cỡ nòng 0.32 của Đông Đức; bọn ám sát ông đã bị bắt giữ sau đó.

10 Tháng Chạp 1966 – Khủng bố VC ném một lựu đạn vào sân chơi của toán Chiêu Hồi Quận, thành phố Bình Dương, gây trọng thương cho 3 trẻ em.

10 Tháng Chạp 1966 – Một xe taxi trên quốc lộ 29, tỉnh Phong Dinh đã bị mìn nổ. 5 hành khách, tất cả đều chỉ là phụ nữ, đều chết và tài xế thì bị trọng thương.

13 Tháng Chạp 1966 – Nhân khi các toán Phát Triền Nông Thôn đang tham dự một khóa học tại một ngôi trường ở Cà Mau, tỉnh An Xuyên, bọn VC đã gài mìn cho nổ phòng học, giết chết 3 nhân viên và gây thương tích cho 9 nhân viên khác.

20 Tháng Chạp 1966 – Một toán khủng bố VC đã xâm nhập một làng ở tỉnh Quảng Tín để bắt cóc một chiêu hồi viên Việt Cộng vừa mới đào thoát, rồi đem ông đến một vị trí khác và xử tử ông  tan hay tại chổ.

27 Tháng Chạp 1966 – Dân biểu Quốc gia Lập hiến, BS Phan Quang Đán, suýt thoát chết khi mìn phát nổ lúc xe ông chạy qua ở tỉnh Gia Định. Một gói thuốc nổ đã bị gài bên dưới chiếc xe và đã phát nổ khi BS Đán mở cửa xe. BS Phan Quang Đán đã thoát chết và chỉ bị vài vết thương nhỏ nhưng một người phụ nữ qua đường lại bị thiệt mạng và 5 người thường dân khác đã bị trọng thương.

6 Tháng Giêng 1967 – Một thân nhân của một cảnh sát viên Nam Việt tại Tân Chủ, tỉnh Kiến Phong, bị bắn chết trong khi gia đình thì bị VC bắt phải chứng kiến cảnh man rợ này.

7 Tháng Giêng 1967 – VC đặt bom nổ phá hủy một trường học và trạm y tế ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong .

8 Tháng Giêng 1967 – Tại tỉnh An Xuyên , khủng bố VC ném lựu đạn vào nhà của một trưởng thôn. Một đứa con của ông bị tử thương  và 3 thường dân khác thì bị trọng thương .

12 Tháng Giêng 1967 – Ba dân thường thiệt mạng và 3 quân nhân VNCH bị thương trong một cuộc phục kích một xe đó trên quốc lộ 14, hai cây số về phía Nam của làng Tân Cảnh .

15 Tháng Giêng 1967 – Tại Thanh Thọ, tỉnh Quảng Tín, VC đã xử tử một thương gia khi ông ta không chịu giao chúng hai con bò của ông đang nuôi.

21 Tháng Giêng 1967 – VC  tấn công vào Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc và bắt dân tề tựu lại để tuyên truyền và sau đó thì bắt cóc dẫn đi 6 thanh niên.

6 Tháng Hai 1967 – VC tấn công Liêu Trì, tỉnh Quảng Tín và bắt cóc một giáo viên cùng 1 công chức địa phương. Vị giáo viên sau đó thì cũng đã bị giết.

6 Tháng Hai 1967 –  VC quăng lựu đạn vô hiên nhà nơi vị Phó tỉnh trưởng tỉnh Kontum đang đón tiếp một phái đoàn công chức Nam Việt. Ty Trưởng Ty Giáo dục Tỉnh chết ngay tại hiện trường; Trưởng Ty Phụ Trách Người Sắc Tộc và 1 công chức khác đã chết vì các thương tích vào ngày hôm sau. Tám người khác thì đã bị thương nặng .

4 Tháng  Ba 1967 – Chỉ còn có 2 tù nhân bị trọng thương còn lại khi bọn canh tù phản bội đi theo VC gần Cần Thơ đã trói 12 tù nhân Nam Việt khác lại với nhau, rồi bắn cùng đâm họ  trước khi bỏ chạy trốn khỏi các binh sĩ Nam Việt đang hành quân tới; cả hai vẫn sống sót dù đã bị cắt cổ .

5 Tháng Ba 1976 – Trong một cuộc đột kích ban đêm, khủng bố VC đã giết 2  nhân viên Bình định và Phát triển Nông thôn ở Vĩnh Phú , tỉnh Phú Yên. Bảy nhân viên khác đã bỏ mạng trong cuộc giao tranh sau đó và 4 người thì bị trọng thương. Đây là trận tấn công  thứ 113, kể từ đấu năm, vào các nhân viên của chương trình Bình định và Phát triển Nông thôn.

30 Tháng  Ba 1967 – VC trực xạ bằng pháo không giật vào nhà của gia đình binh sĩ VNCH, phá nát  200 ngôi nhà và giết chết 32 người đàn ông lẫn phụ nữ và trẻ em ở thủ phủ tỉnh Bạc Liêu.

13 Tháng Tư 1967 – Một đoàn văn nghệ Nam Việt đã là mục tiêu của một cuộc tấn công ban đêm ở làng Lữ Sông, gần Đà Nẵng. Trưởng làng và vị phó làng đều đã bị giết; 2 công chức khác thì đã bị trọng thương.

14 Tháng Tư 1967 – Khủng bố VC đã bắt cóc ông Nguyễn Văn Sơn tại huyện Bình Chánh, tỉnh Gia Định ; ông là một ứng cử viên trong cuộc bầu cử hội đồng làng.

16 Tháng Tư 1967 – Một toán du kích đã xâm nhập vào Cẩm Hà, tỉnh Quảng Nam và xử tử một ứng cử viên trong đợt bầu cử đang xẩy ra. Một trẻ em cũng bị giết và 3 thường dân thì bị bắn trọng thương .

18 Tháng Tư 1967 – Ấp Sùi Chơn (?) phía đông bắc Sài Gòn bị tấn công và đốt phá, 5 nhân viên chương trình Bình định và Phát triển Nông thôn đã bị xử tử, 3 người khác bị  bắn trọng thương và 7ngườikhác thì đã bị bắt cóc dẫn đi mất; 3  trong số bị xử tử đều là thiếu nữ mà cả hai tay đã bị cột lại ở phía sau trước khi bị bắn vào đầu. Một phần ba nhà cữa trong ấp đã đốt cháy.

26 Tháng Tư 1967 – Nguyễn Cẩm, trưởng ấp Ba Đàn, tỉnh Quảng Nam, đã bị một tên khủng bố VC bắn chết. Ông Cẩm từng là một ứng cử viên trong các cuộc bầu cử trước đó.

10 Tháng Năm 1967 – Một chiếc xe đò chở thường dân Nam Việt đã bị nổ vì mìn đắp mô gần Thân Bạch Thạch (Trại Buôn Thạch?), tỉnh Phú Bổn. Một hành khách bị chết; tài xế và 5 hành khách khác thì bị trọng thương .

11 Tháng Năm 1967 – Bộ trưởng Y tế miền Nam Việt Nam  là bác sỹ Trần Văn Lữ Y đã cho Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva biết là hơn 200 bác sĩ và nhân viên y tế của Việt Nam Cộng Hoà đã từng là nạn nhân của bọn VC trong 10 năm qua. Ông nói là có tổng cộng 211 nhân viên của ông đã bị giết hoặc bắt cóc đem đi; 174 trạm xá, nhà hộ sinh  cùng bệnh viện đã bị phá hủy; 40 xe cứu thương thì đã bị đặt mìn cho nổ hay bị tấn công bằng đại liên.

16 Tháng Năm 1967 – Trong hai vụ tấn công riêng biệt ở các tỉnh Quảng Trị và Quảng Tín, VC đã giết 8 nhân viên thuộc chương trình Bình định và Phát triển Nông thôn, cùng gây trọng thương cho 5 người khác.

24 Tháng Năm 1967 – Một công chức Ty Thông Tin ở Phú Thành, tỉnh Biên Hòa, cùng 2 đứa con của ông đã chết khi bị lựu đạn ném vào nhà lúc 3 giờ sáng

29 Tháng Năm 1967 – Đặc công người nhái VC từ sông Hương ở Huế đã đặt bom cho nổ một khách sạn nơi các thành viên của Ủy Ban Kiểm soát Quốc tế đang trú ngụ. Không có thành viên Ấn Độ hay Gia-nã-đại nào bị gì cả nhưng  5  thường dân Nam Việt đã bị thiệt mạng và 15 người khác thì bị trọng thương. 80 phần trăm khách sạn đã bị phá hủy.

2 Tháng Sáu 1967 – Trang bị bằng toàn vũ khí tự động, hai trung đội VC đã tấn công vào lúc nửa đêm một trại Chiêu Hồi tại Long An, gây trọng thương cho 5 quân nhân và 5 dân thường Nam Việt .

27 Tháng Sáu 1967 – Hai mươi ba thường dân đã thiệt mạng khi xe đò chở họ đụng mìn đắp mô ở tỉnh Bình Dương, phía đông nam Lai Khê.

6 Tháng Bảy 1967 – Một số trẻ em đang đi bộ trên đường đến một ngôi chùa ở ấp Cam Phổ, tỉnh Quảng Nam đã bị trọng thương khi một chiếc xe vận tải chạy qua và phát nổ vì đụng phải một quả mìn chống tăng mà VC đã chôn trên đường. Một trẻ em sau đó đã chết vì các vết thương .

13 Tháng Bảy 1967 – VC đặt mìn nổ một nhà hàng ở Huế và giết chết mất 2  người Việt. Mười hai người Việt khác, cùng 7 người Mỹ và 1 người Phi thì đã bị trọng thương .

14 Tháng Bảy 1967 – Khủng bố VC ngụy trang đồng phục quân VNCH đã chiếm được một trại tù ở tỉnh Quảng Nam rồi phóng thích khoảng 1.000 trong số 1.200 tù nhân; chúng cũng đã xử tử 30 người ngay trong sân tù. Mười thường dân đã bị thiệt mạng và 29 người khác bị trọng thương khi bọn khủng bố chống trả trên đường rút lui khỏi khu vực.

25 Tháng Bảy 1967 – VC đột nhập các nhà tư nhân ở Bình Triệu, tỉnh Long An và bắt cóc 4 người đàn ông cùng 1 phụ nữ với đức con trai 16 tuổi. Tất cả 6  người đều bị tìm thấy vào sáng hôm sau,  xác họ bị bỏ dọc theo quốc lộ 13, tay thì bị trói sau lưng với một viên đạn trong mỗi đầu nạn nhân.

5 Tháng Tám 1967 – Trong một lớp huấn luyện về việc sử dụng các thiết bị đặc biệt cho cấp trung học ở tỉnh An Xuyên, một phần trong chiến dịch “Dân Hãy Đi Bầu” trong tháng 9, một tên khủng bố đã dụ một em gái nhỏ cẩn thận đem trình cô giáo một quả lựu đạn mà chốt an toàn đã bị rút trước ra rồi. Nhưng khi  vừa mới tới cữa lớp thì em bé gái làm rớt lựu đạn khiến mình bị tử thương mà cũng gây trọng thương cho 9 học sinh khác.

24 Tháng Tám 1967 – Khủng bố VC đã giết 1 nạn nhân và làm trọng thương 4 người khác khi đặt nổ mìn tại nhà của một cảnh sát viên Nam Việt ở Cần Thơ, tỉnh Phong Dinh.

26 Tháng Tám 1967 – Hai mươi hai thường dân bị thiệt mạng và 6 người khác thì bị trọng thương khi xe đò của họ đi bị trúng mìn ở tỉnh Kiến Hòa .

27 Tháng Tám 1967 – Một tuần trước các cuộc bầu cử Tổng Thống và Thượng viện, bọn khủng bố VC đã đẩy mạnh hoạt động phá rối. Một trận tấn công bằng  súng không giật và pháo kích vào Cần Thơ đã giết chết 46 thường dân và làm bị thương 227 người khác. Mười người thì đã thiệt mạng và 10 người khác bị trọng thương nhân một cuộc tấn công vào một toán Bình định và Phát triển Nông thôn   trong tỉnh Phước Long. Mười bốn thường dân mà trong đó có 5 trẻ em, đã bị thiệt mạng khi bị trúng đạn cối ở phía đông nam Ban Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc. Hai thường dân thì đã chết và 1 thì bị trọng thương trong  trận tấn công vào một làng ở tỉnh Bình Long. Sáu dân thường đã bị bắt cóc dẫn đi mất khỏi làng Phước Hưng tại tỉnh Thừa Thiên .

29 Tháng Tám 1967 – Các nhóm VC đã xâm nhập vào bốn ấp ở huyện Thanh Bình, tỉnh Quảng Nam và giết chết 2 thường dân cùng bắt cóc 6 người khác, kể cả 1 liên gia trưởng.

1 Tháng Chín 1967 –  Khủng bố VC đặt chất nổ đào sáu lổ sâu trên Quốc lộ số 4 trong tỉnh Định Tường khiến mọi xe không lưu thông được, ngoại trừ một chiếc xe cứu thương của quân đội miền Nam Việt Nam nhưng lại đã phát nổ khi chạy qua một quả mìn đã từng được chôn trước ở một đoạn gần đó, giết chết 13 hành khách cùng gây trọng  thương cho 23 người khác .

3 Tháng Chín  1967 – Một thời gian ngắn sau khi các thùng phiếu khai trương ở Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, VC đã cho nổ một quả bom giấu trong một phòng phiếu. Ba cử tri bị thiệt mạng và 42 người khác thì đã bị trọng thương. Các cuộc tấn công vào buổi sáng bầu cử, kể cả pháo kích tầm xa, cũng đã giết chết 48 người.

8 Tháng Mười Một 1967 – Trung tâm tỵ nạn Kỳ Chánh ở tỉnh Quảng Tín bị bọn VC xâm nhập giết chết 4 người, gây trọng thương cho 9 người khác và bắt cóc đi mất thêm 9 người nữa; chúng cũng đốt và thiêu hũy mất ngôi trường của trại.

5 Tháng Chạp 1967 – Một cái tên cần phải được tưởng nhớ đến như là Lidice  * đã từng bị tưởng nhớ đến, đãlà Đắc Sơn, một ngôi làng của người Thượng với dân số độ 2.000 người trong tỉnh Phước Long, hiện trường có thể nói của hành vi man rợ tồi tệ nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh đầy bạo tàn nầy. Độ 300 bộ đội cộng sản đã mở một cuộc tấn công trả đũa vào Đắc Sơn. Vũ khí chính chúng sử dụng đã là súng phun lửa , tổng cộng 60 khẩu như vậy. Mục đích chỉ là để đe dọa khủng bố. Kết quả thì thành một giải pháp loại ‘carthaginian’, mà tựu chung chỉ là như gieo rắt muối mà thôi.  **

Sau khi đánh xuyên qua được cái hàng rào phòng thủ mỏng manh của lực lượng dân quân, bọn cộng sản đã liền ra tay tàn sát làng cùng dân cư một các có hệ thống. Các gia đình đều bị đốt sống ngay trong những túp lều với mái lợp bằng cỏ của họ, hay ngay lúc còn đang núp trong các giao thông hào trú ẩn được đào bên ngay dưới giường của họ. Mọi thứ cháy được đã đều bị đốt đi: nhà cữa, gạo thóc mới thu hoặch còn phơi trên mặt đất, gia súc, hàng rào, cây cỏ và luôn cả mọi người dân làng.

Một trong những người Mỹ đầu tiên đến được hiện trường vào ngày hôm sau đã kể lại: “Khi chúng tôi đến gần thì tôi nghĩ là tôi đang nhìn thấy than củi bị đốt cháy chất đống như từng đã được chất gọn gàng bên lề đường lâu nay. Nhưng khi tới gần hơn thì tôi mới có thể nhận ra được đó chỉ là xác người bị thiêu với cả hàng tá trẻ sơ sinh. Mùi thịt người bị đốt cháy, mà thực sự không ai có thể quên được trong cả cuộc đời của họ, đã bắt đầu có khi chúng tôi đến bên ngoài làng và dĩ nhiên đã trở thành rất nặng nề khi tới trung tâm làng. Mọi người đều phải cố gắng dùng lá bắp cải che trước mủi để ráng thở …

Tôi đã thấy một em bé trai và một em bé gái, có lẻ là em gái của đứa trai, gần như là đang ôm nhau trong vòng tay ôm của nhau trước khi bị đốt cháy thành than. Tôi có thấy một bà mẹ thân thể cháy đen mà vẫn còn trong tư thế ráng che hai con mà cũng bị đốt cháy đen thui. Mọi thứ đều đã bị đốt cháy và đen thui. Điều đau đớn nhất đã là tiếng than khóc của những người còn sống sót đang lục tìm trong các đống đổ nát mà vẫn còn đang âm ỉ khói. Một người đàn ông đã cứ khóc than đau đớn và khóc than đau đớn như điên dại. Và cứ suốt một tiếng đồng hồ thì ông ta cứ như vậy thôi. Rỏ ràng tôi thấy ông ta không hề bị thương tích gì cả. Ông ta cứ la than mãi cho đến khi bác sĩ phải đành chích cho ông một mủi thuốc ‘ morphine’  hay một loại gì đó … Tôi bị biết được là lửa làm phồng cơ thể con người lên, và sau vài giờ thì da bị nứt ra rồi tróc và cong queo lại …Phía xa cuối làng thì đã không bị đốt cháy; bọn cộng sản đã xài hết nhiên liệu phun lửa trước khi chúng tới tại chổ đó … “.

Con số được ước lượng: 252 người chết, khoảng hai phần ba là phụ nữ và trẻ em; 200 bị bắt cóc đem đi để không bao giờ còn trở lại nữa.

14 Tháng Chạp 1967 – Bùi Quang San, dân biểu Hạ viện Việt Nam Cộng Hòa, đã bị bắn chết tại nhà riêng gần Sài Gòn. Hai ngày trước khi bị giết, ông San có cho bạn bè biết mình đã nhận được một lá thư của bọn VC đe dọa mạng sống của ông. Mẹ ông và người vợ trước cùng sáu đứa con đã từng thiệt mạng trong một cuộc tấn công của VC vào thành phố Hội An.

14 Tháng Chạp 1967 – Sài Gòn  báo cáo có tổng số 232  thường dân đã bị thiệt mạng do các hành vi khủng bố chỉ trong một tuần lể thôi.

16 Tháng Chạp 1967 – Nhân khi chuyển mục trong một buổi trình diển bi kịch cổ điển tại Đại học Sài Gòn, một tên VC đã chạy lên sân khấu và bắt đầu phát biểu tuyên truyền cho Mặt Trận Giải Phóng. Một sinh viên dã cố gắng để leo lên sân khấu chận lại và đã bị bắn vào bụng. Hai sinh viên khác thì đã bị trúng đạn trong  cơn hỗn loạn xẩy ra sau đó.

20 Tháng Giêng 1968 – Một nhóm vũ trang tuyên truyền VC xâm nhập Tam Quan, tỉnh Bình Định và tập hợp gần 100 dân để tuyên truyền; một bô lão trong làng đã phản đối nên bị bắn chết liền tại chổ.

30 Tháng Giêng 1968 – Vào đêm trăng rằm đánh dấu năm âm lịch mới trong thời gian hai bên thỏa thuận ngừng bắn, một lực lượng VC khoảng 12.000 bộ đội đã đánh chiếm Huế để nhanh chóng biến nó thành một trong những thành phố buồn đau nhất trên trái đất. Bọn cộng sản đã ở lại được 26 ngày và trong thời gian đó, chúng đã xử tử gần 6.000 thường dân Huế mà Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng Quốc gia đã lập trong danh sách đen bị xem như là kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản. Sau khi chúng bị buộc phải rút lui khỏi Huế, chính quyền Nam Việt Nam đã tìm thấy được thi thể của hơn 3.000 người đàn ông và phụ nữ bị chôn vùi trong một lòng sông với hai tay đều bị trói phía sau lưng. Rất nhiều người thì đã bị chôn sống .

6 Tháng Tư 1968 – Một bọn VC xâm nhập Thạch Vĩnh Đông (?) , tỉnh Tây Ninh để bán “trái phiếu chiến tranh” trị giá vài ngàn đồng và sau đó đã ra đi mang theo 1 giáo viên, 2 cô con gái và cháu trai của vị trưởng thôn cùng 6 thiếu niên độ 15 hay 16 tuổi .

5 Tháng Năm tới 22 Tháng Sáu 1968 – Một số 417 hỏa tiễn đã được bắn bừa bãi vào Sài Gòn, chính yếu là quận 4 rất đông dân cư. Chúng dều là loại 107 ly do Trung cộng  sản xuất và 122 ly do Liên Xô chế tạo. Kết quả: 115 người chết và  528 người phải nhập viện.

29 Tháng Năm 1968 – Một toán VC đã chận lưu thông trên Đường số 155 ở tỉnh Vĩnh Bình và  bắt cóc 50  thường dân, trong đó có 1 mục sư Tin Lành; chúng cũng đã phóng hỏa 2 xe đò và 28 xe lam ba bánh.

28 Tháng Sáu 1968 – VC mở cuộc tấn công quy mô vô Trung tâm Tỵ nạn mà cũng là làng chài Sơn Trà, phía nam Đà Nẵng. Tựu chung, 88 người đã bị giết và 103 người bị trọng thương bởi súng cối và súng máy cùng lựu đạn và thuốc nổ. 450 ngôi nhà đã bị phá hủy, khiến 3.000 trong toàn dân cư 5.000 người trở thành vô gia cư. Sau đó, khi dân làng đi cùng nhau tìm tre để tạm xây lại trung tâm thì lại vẫn bị phục kích giết chết thêm nhiều nữa.

28 Tháng Bảy 1968 – Bốn tên khủng bố VC mà trong đó là hai phụ nữ, đã đặt độ 60 cân Anh thuốc nổ để phá hủy văn phòng tại Chợ Lớn của tờ Cholon Daily News, tờ báo nổi tiếng nhất trong 7 tờ báo tiếng Trung hoa của thành phố, sau khi gọi loa ra lệnh mọi người ra khỏi tòa nhà; cả bốn đã trốn thoát trước khi cảnh sát đến.

1 Tháng Chín 1968 – Bác sĩ tại Bệnh viện Sư đoàn 27 Hoa kỳ đã báo cáo có 2 người phụ nữ Thượng đã được đưa đến để điều trị bịnh thiếu máu trầm trọng. Họ đã phát giác ra được là Bắc cộng đã có một chính sách lấy máu của người Thượng để điều trị cho ngay các thương binh của chúng.

12 Tháng Chín 1968 – Một báo cáo của VC ( bị tịch thu tại tỉnh Bình Dương ) của An ninh Huyện Ủy Châu Thành gởi đến Ủy ban Trung ương Tỉnh đảng cho biết 7 tù nhân đang bị giam giữ đã bị bắn trước khi địch càn quét tới​​: “Chúng ta đã giết họ để có thể thoát an toàn thoát thân”.

26 Tháng Chín 1968 – Một quả lựu đạn đã bị quăng vô ngôi chợ đông đúc tại trung tâm Sài Gòn, giết chết 1 người và làm bị thương 11 người khác.

11 Tháng Chạp 1968 – Một toán khủng bố VC tới tư gia Trưởng Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ tại Tri Tôn, tỉnh Châu Đốc; chúng bắt trói tay ông ta lại bằng dây thừng và đưa ra cách nhà độ 50 thước Anh để xử tử bằng súng tiểu liên.

6 Tháng Giêng 1969 – Bộ trưởng Bộ Giáo dục VNCH là TS Lê Minh Trí, đã bị ám sát khi hai tên khủng bố VC trên một chiếc xe gắn máy ném lựu đạn qua cửa sổ xe hơi của ông.

7 Tháng Hai 1969 – Một bao đựng thuốc súng đã phát nổ tại khu Chợ Cần Thơ và giết chết 1 thường dân cùng làm bị thương 3 người khác.
16 Tháng Hai 1969 – VC đã đánh và chiếm giữ được làng Phước Mỹ, tỉnh Quảng Tín trong vài ngày. Sau đó, những người sống sót đã có mô tả lại một loạt các hành vi tàn bạo: một bô lão 78 tuổi đã bị xử tử vì từ chối không chịu cho chặt một cái cây trong vườn của mình để tăng cường phòng thủ; một bô lão 73 tuổi khác cũng cùng số phận khi không thể hay không chịu bỏ nhà ra đi, dù đã van xin mình không đủ sức để bỏ nhà và phải đi bộ; một em bé chỉ 11 tuổi thì lại bị đâm chết; một số gia đình đã bị quăng lựu đạn vô nhà để tàn sát họ .

19 Tháng Giêng 1969 – Một chiếc xe đạp có gài bom đã phát nổ trước một cửa tiệm ở Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa và giết chết 6 thường dân cùng làm trọng  thương 16 người khác.

24 Tháng Hai 1969 – Khủng bố VC đã tràn vô nhà thờ Thiên chúa giáo ở tỉnh Quảng Ngãi và ám sát vị linh mục cùng em bé phụ lể.

26 Tháng Hai 1969 – Một chiếc xe đạp có gài bom đã phát nổ trước một cửa tiệm ở tỉnh Kiến Hòa và giết chết 1 trẻ em cùng gây trọng thương cho 3 người khác.

4 Tháng Ba 1969 – Khoa trưởng Đại học Sài Gòn là Giáo sư Trần Anh đã bị khủng bố VC chạy xe gắn máy ám sát; trước đó ông đã từng được thông báo là ông đã bị nằm trong “danh sách tử hình” của một cái gọi là “Trung đoàn Quyết tử Thành đoàn Bảo vệ Sài Gòn”.

5 Tháng Ba 1969 – Đã có một mưu toan để ám sát Thủ tướng Trần Văn Hương bằng cách ném một bao đầy thuốc nổ vô xe hơi ông đang đi. Âm mưu bất thành và hầu hết bọn khủng bố VC đều đã bị bắt.

6 Tháng Ba 1969 – Một lượng thuốc súng đã phát nổ ở góc tường ở một bệnh viện trong thành phố Quảng Ngãi, giết chết 1 thai phụ và phá nát 2 xe cứu thương .

9 Tháng Ba 1969 – Khủng bố VC đã vô làng Xóm Làng, tỉnh Gò Công, đem bà Phan Thị Trị khỏi nhà đến một ruộng lúa gần đó, nơi chúng đã chặt đầu bà chỉ vì lý do chồng bà đã từng hồi chánh.

9 Tháng Ba 1969 – Một toán khủng bố VC đã tấn công 2 làng Lộc An và Lộc Mỹ  ở tỉnh Quảng Nam và giết chết 2 người lớn cùng bắt cóc đem đi 10 thiếu niên.

13 Tháng Ba 1969 – Kon Sitiu và Kon Bobanh, hai làng Thượng ở tỉnh Kon Tum , đã bị khủng bố VC càn quét; 15 người đã bị thiệt mạng; 23 bị bắt cóc đem đi mà 2 người sau đó đã bị xử tử; 3 dãy nhà sàn, 1 ngôi nhà thờ và 1 trường học đều đã bị đốt cháy đi. Một trưởng thôn bị đánh đập đến chết. Những người sống sót cho biết là VC đã cảnh cáo là: “Chúng tao cảnh cáo cho biết là không được hợp tác với chính phủ”.

21 Tháng Ba 1969 – Một trung tâm tỵ nạn tỉnh Kontum đã bị tấn công lần thứ nhì  bởi một tiểu đoàn bộ đội Bắc cộng bằng súng cối và hỏa tiễn B -40. Mười bảy  thường dân đã bị thiệt mạng và 36 người khác bị trọng thương, mà nhiều người trong số đó đã là phụ nữ và trẻ em. Một phần ba của trung tâm đã bị phá hủy.

4 Tháng Tư 1969 – Một ngôi chùa Phật tại tỉnh Quảng Nam đã bị đặt bom cho nổ và giết chết 4 người cùng gây trọng thương cho 14 ngưòi khác.

9 Tháng Tư 1969 – Khủng bố VC đã tấn công trung tâm tỵ nạn Phú Bình, tỉnh Quảng Ngãi và đã đốt cháy 70 ngôi nhà khiến 200 người trở thành vô gia cư. Bốn người khác thì đã bị bắt cóc mang đi.

11 Tháng Tư 1969 – Một túi đầy thuốc súng đã phát nổ trong đền thờ Dinh Thành, xã Long Thành, tỉnh Phong Dinh ,gây trọng thương cho 4 trẻ em.

15 Tháng Tư 1969 – Khủng bố vũ trang tuyên truyền VC đã tràn vào một trung tâm tỵ nạn tại An Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi và cố gắng để buộc mọi người phải bỏ trung tâm ra đi ở chổ khác; 9 người đã bị giết chết và 10 người khác thì bị trọng thương .

16 Tháng Tư 1969 – Khủng bố vũ trang tuyên truyền VC đã xâm nhập Trung tâm tỵ nạn Hòa Đại ở tỉnh Bình Định. Những người tỵ nạn bị bắt buộc phải trở về cố hương ( nơi VC đang thống trị ), nhưng mọi người đều từ chối; cộng sản bèn đốt cháy 146 ngôi nhà.

19 Tháng Tư 1969 – Trung tâm Tỵ nạn quận Hiếu Đức, tỉnh Quảng Nam đã bị tràn ngập  và 10 người đã bị bắt cóc đem đi.

23 Tháng Tư 1969 – Trung tâm Tỵ nạn quận Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, bị tràn ngập và 2 người phụ nữ bị bắn chết, cùng 10 người khác thì đã bị bắt cóc đem đi mất.

6 Tháng Năm 1969 – Lê Văn Giờ, 37 tuổi, đã bị bắt cóc mang đi và sau đó, đã bị xử tử vì không chịu đóng “thuế” cho một tên cán bộ VC tại làng Vĩnh Phú, tỉnh An Giang.

8 Tháng Năm 1969 – Đặc công VC đặt bom cho nổ tòa nhà Bưu Điện tại Quảng trường Kennedy ở Sài Gòn, giết chết 4 thường dân và làm bị thương 19 người khác.

10 Tháng Năm 1969 – Đặc công VC dùng thuốc nổ ‘plastique’ cho nổ tại Dương Hồng, tỉnh Quảng Nam và giết chết 8 thường dân cùng và gây trọng thương cho 4 người khác.

12 Tháng Năm 1969 – Một đội đặc công VC đã tấn công Phú Mỹ, tỉnh Bình Định bằng những bao thuốc nổ, hỏa tiễn và lựu đạn; 10 thường dân đã bị thiệt mạng, 19 người khác thì bị thương; 87 ngôi nhà đã bị phá hủy tan tành.

14 Tháng Năm 1969 – Năm đạn pháo VC loại 122 ly đã bị rót vào khu dân cư của Đà Nẵng, giết chết 5 người dân và làm bị thương 18 người khác.

18 Tháng Sáu 1969 – Ba trẻ em đã bị trọng thương khi đạp phải mìn VC chôn gần nhà các em ở thành phố Long Quân (Cà Mau), tỉnh An Xuyên.

19 Tháng Sáu 1969 – Tại Phú Mỹ, tỉnh Thừa Thiên, VC đã ám sát một người đàn ông 54 tuổi và người mẹ 70 tuổi của ông ta.

24 Tháng Sáu 1969 – Một đại pháo 122 ly của VC đã bắn trúng  bệnh viện Thanh Tâm Hố Nai, tỉnh Biên Hòa và giết chết 1 bệnh nhân .

30 Tháng Sáu 1969 – Đạn cối VC đã bắn và phá hủy chùa Phước Long tại Chánh Hiệp, tỉnh Bình Dương; một tu sĩ Phật giáo bị giết chết và 10 thường dân thì bị trọng thương.

30 Tháng Sáu 1969 – Ba thành viên Lực lượng Nhân dân Tự vệ đã bị bắt cóc mang đi tại Phú Mỹ, tỉnh Biên Hòa.

2 Tháng Bảy 1969 – Hai tên sát thủ VC xâm nhập một văn phòng ấp Thái Phú, tỉnh Tây Ninh và bắn trọng thương vị Trưởng ấp và vị phó ấp.

17 Tháng Bảy 1969 – Một trái lựu đạn đã bị ném vào khu Chợ Cồn, Đà Nẵng, làm gây trọng thương cho 13 dân thường, mà hầu hết đều chỉ là phụ nữ thôi.

22 Tháng Tư 1969 – Một đơn vị bộ đội VC đã tấn công vào Trung tâm Chiêu Hội tỉnh Vĩnh Bình, giết chết 5 thường dân, trong đó có 2 phụ nữ và 1 thanh niên,  cùng gây trọng thương cho 11 thường dân khác.

18 Tháng Bảy 1979 – Cảnh sát VNCH báo cáo có 2 vụ trong đó VC đã bắn B -40 vào các xe đò trên Quốc Lộ, một ở tỉnh Quảng Đức, gây trọng thương cho 3  thường dân, và một ở tỉnh Đắc Lắc, giết chết người tài xế xe đò.

19 Tháng Bảy 1969 – VC đã bắt và bắn Lương Văn Thạnh, một Nhân dân Tự vệ tại Tân Hội Đông, tỉnh Định Tường.

30 Tháng Bảy 1969 – VC đã nã pháo vô Trung tâm Tỵ nạn Mỹ Hưng, tỉnh Bình Dương, gây trọng thương cho 76 người dân thường.

5 Tháng Tám 1969 – Hai trái lựu đạn đã bị quăng vô một trường tiểu học ở Vĩnh Châu, tỉnh Quảng Nam, nơi một cuộc họp Hội đồng nhà trường đang diễn ra. Năm người đã chết tại hiện trường và 21 người khác thì bị trọng thương .

7 Tháng Tám 1969 – Đặc công VC cho gài độ 30 lô ‘Plastique’ thuốc nổ  trong chu vi Bệnh viện Di tản số 6 Mỹ (U.S. Sixth Evacuation Hospital) tại Vịnh Cam Ranh và giết chết 2 bệnh nhân cùng gây trọng thương cho 57 bệnh nhân khác.

13 Tháng Tám 1969 – Chính quyền Sài Gòn có báo cáo một tổng số là 17 vụ tấn công khủng bố của VC vào các trung tâm tỵ nạn ở tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam, khiến 23 người chết, 75 người bị thương và một số lớn nhà cữa đã bị phá hủy hoặc bị hư hỏng .

26 Tháng Tám 1969 – Một hài nhi chỉ mới chín tháng trong vòng tay mẹ vẫn bị bắn vào đầu bởi bọn khủng bố VC bên ngoài Hòa Phát, tỉnh Quảng Nam; cũng có tìm thấy được sau đó ba tử thi của trẻ em chỉ ở độ từ 6 đến 10 tuổi, 1 người đàn ông trung tuần, 1 phụ nữ trung niên và tổng cộng là 7 nạn nhân, tất cả đều bị xử tử chỉ bằng một viên đạn vào ót.

6 Tháng Chín 1969 – VC nã hỏa tiễn và cối vào Trung tâm Huấn Luyện Cảnh sát Dã Chiến Quốc gia tại Đà Lạt, giết chóc 5 học viên và gây trọng thương cho 26 người khác.

9 Tháng Chín 1969 – Chính quyền VNCH có báo cáo là gần 5.000 thường dân  Nam Việt đã bị giết bởi bọn khủng bố VC trong năm 1969.

20 Tháng Chín 1969 – Trung tâm Tỵ nạn Tú Văn trong tỉnh Quảng Ngãi đã bị VC tấn công khiến 8 người chết và 2 người khác thì trọng thương, tất cả đều là gia đình của Lực lượng Nhân dân Tự vệ của địa phương. Gần đó, tại vùng lân cận Bình Sơn, 8 thân nhân của một cảnh sát viên đều đã bị giết chết sạch.

24 Tháng Chín 1969 – Một chiếc xe đò đã trúng mìn VC chôn Quốc lộ số 1, phía bắc Đức Thọ, tỉnh Quảng Ngãi; cả 12 hành khách đều bị thiệt mạng.

13 Tháng Mười 1969 – Một trái lựu đạn bị quăng vô Trung tâm Chiêu Hồi thành phố Vị Thanh, giết chết 3 thường dân và làm bị thương 46 người khác; khoảng một nửa những người bị trọng thương đều chỉ là các thân nhân của học viên.

13 Tháng Mười 1969 – VC đã bắt cóc một linh mục Thiên chúa giáo, cùng một người phụ tá thường dân tại nhà thờ Phú Hội, tỉnh Biên Hòa.

27 Tháng Mười 1969 – VC gài mìn vô xác của một Nhân dân Tự vệ mà chúng đã giết. Khi  thân nhân đến để nhận xác thì bị nổ, giết thêm chết 4 người nữa.

 

Phụ lục IV

Các Con Số Thiệt Hại Vào Năm 1975

Toàn Bộ Cuộc Chiến

 

Lực Lượng    Tử Thương     Bị Thương         Mất Tích        Bắt  Làm Tù Binh

Hoa Kỳ              47,378 (1)        304,704 (2)          2,338 (3)                 766  (4)

VNCH                223,748           1,169,763                NA                   NA

BV/VC            1,100,000            600,000                    NA                 26,000  (5)

(1) : có thêm 10.824 người chết không trong chiến trận, nên tổng cộng là 58.202
(2) : trong số 304.704 này thì có 153.329 phải nhập viện
(3) : con số này cứ giảm đi với các hài cốt được phát giác và nhận diện được
(4) : 114 đã thiệt mạng trong khi còn đang bị tù
(5) : không tính số 101.511 Hồi chánh viên

 

Nếu chấp nhận một tổng dân số Việt Nam vào khoảng 38 triệu người trong giai đoạn 1954-1975 thì con số thương vong của Việt Nam đã tới 12% hay 13% tổng dân số. Nếu so sánh với dân số 220 triệu của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam thì sẽ tương đương với con số 28 triệu người Mỹ đã phải chết. 5454

Miền Nam Việt Nam đã bị cho tới 230.000 quân nhân Tử trận / Mất tích trong chiến trận và 1.169.763 thương phế binh.

Số bộ đội Bắc Việt chết không vì đụng trận như là sốt rét, té núi, chết đuối và rắn cắn trên đường mòn Hồ Chí Minh cũng như trong rừng núi chắc chắn phải bội phần nhiều hơn là con số tử vong vì chiến trận. Giống như Mao, Hồ và bọn thừa kế đã dững dưng không thương tiếc, từng  thí bộ đội Bắc cộng một cách còn tàn khốc nhiều gấp hơn cả  con số thiệt hại của cả số dân Việt Nam vì lý do không tạc của Mỹ, chương trình Phượng Hoàng cùng những thãm sát rãi rác. Do đó, cũng không hề có ai thắc mắc là nhiều bộ đội của Hà Nội đã xăm dòng chữ  “Sinh Bắc Tử Nam” và ngay cả một số cũng đành tự đứng ra tổ chức tang lễ cho chính mình trước khi vô Nam. 5455 Và đó lại thêm là một chuyện khác nữa mà chưa từng bao giờ được kể lại về cuộc chiến Việt Nam.

 

Phụ lục IV

Số Lần Gài Máy Nghe Lén Và Máy Vi-Âm

1963- 1974

 

Năm               Nghe Lén         Máy Vi-âm

1963                  244                      83

1964                   260                        106

  1965                233                         67

  1966                174                         10

 1967                 113                          0

 1968                   82                           9

  1969                123                         14

  1970                102                         19

  1971                101                         16

  1972                108                         32

  1973                123                         40

  1974                190                         42

*****

image004

 Hình: TS Roger Canfield, Đồng Bằng Sông Mê-kông, Doug Shoffner.

Việt Nam Tháng 3 Năm 2008

 

Sau khi phục vụ trong Hải quân, Roger Canfield  “đã vẫn ‘tham dự cuộc chiến Việt Nam’ ngay tại các khuôn viên đại học và trong cơ quan lập pháp tiểu bang California”.

Ông đã đậu bằng Cử nhân Bachelor of  Arts, Cao học Master of Business Administration và tiến sĩ Doctor of Philosophy Ph.d., là Giáo sư Phụ giảng Assistant Professor  tại phân khoa John Jay College về Hình Luật của đại học CUNY, Chỉ Huy Trưởng Đơn vị Dịch vụ của Lực Lượng Cảnh sát San Mateo, Trưởng Phòng Nhân viên, Phát ngôn viên với báo chí và Cố vấn về Chính sách cho các thượng nghị sĩ và dân biểu đảng Cộng hòa tại Quốc hội Tiểu bang California, phụ trách mục bình luận chính trị “Under the Dome” cho tờ Sacramento Union.

Ông là Giám đốc Chấp hành của U.S. Intelligence Council (Hội đồng Tình báo Mỹ), một nhóm vận động tư nhân. Ông đã từng viết về đề tài bạo loạn dân sự, về đề tài nước uống và nước dùng, về chính trị California, về vấn đề đi du lịch trên thế giới, về bảo vệ môi sinh, về Trung Cộng và Việt Nam.

Ông là tác giả của bốn sách về các điệp vụ chính trị và tình báo của Trung Cộng tại Hoa Kỳ, China Doll ( viết chung với Richard Delgaudio , 2000) , Stealth Invasion (2002), China Traders (2000), và China’s Trojan Horses (2002) với cả 2 triệu ấn bản đã từng được bán ra.

Sách này, quyển Comrades in Arms đã được hoàn thành, căn cứ vào một nghiên cứu được bắt đầu vào năm 1986 và là một nỗ lực để “lấp chổ trống đen tối trong lịch sử” trong vấn đề cộng tác của phong trào chủ hòa với kẻ thù địch trong thời Chiến tranh Việt Nam và hệ quả của nó đối với cuộc chiến chống khủng bố và chống lại cường quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

*****

5447  Với vài sữa đổi từ: Clinton, James, The Loyal Opposition: Americans in North Vietnam, 1965-1972, đại họcUniversity of Colorado, 1995. Đăng bởi điều hợp viên  redvet Facilitator, Vietnam Veterans against the War/Anti-Imperialist
http://www.oz.net/~vvawai/   Phân bộHawaii Chapter

http://groups.google.com.vc/group/alt.gossip.celebrities/msg/428da4d0fc9af29b

5448  http://www.biocrawler.com/encyclopedia/Weathermen; cũng như chiếu theo tờ Daily Kos 2005/3/8, CHRONOLOGY OF BOMBINGS AND ACTIONS CARRIED OUT BY THE WEATHER UNDERGROUND ORGANIZATION“, mọi chi tiết trong [cái] danh sách những vụ đặt bom nổ của bọn WUO đều lấy ra từ các nguồn tin sau:

 1) Dohrn, Bernardine, Bill Ayers, Jeff  Jones và Cecilia Sojourn.  Prairie Fire: The politics of Revolutionary Anti-Imperialism.  San Francisco: Prairie Fire Organizing Committee, 1974. 2) Gilbert, David.  Students For A Democratic Society and the Weather Underground Organization.  Toronto: Arm The Spirit Press, 2002 được nêu ra tại http://www.diyzine.com/weatherundergroundarticle3.html thuộc  http://www.dailykos.com/story/2005/3/8/01927/77742 – 107k

5449  Chiếu theo tờ Daily Kos 2005/3/8, CHRONOLOGY OF BOMBINGS AND ACTIONS CARRIED OUT BY THE WEATHER UNDERGROUND ORGANIZATION”, mọi chi tiết trong [cái] danh sách những vụ đặt bom nổ của bọn WUO đều lấy ra từ các nguồn tin sau: 1) Dohrn, Bernardine, Bill Ayers, Jeff  Jones và Cecilia Sojourn.  Prairie Fire: The politics of Revolutionary Anti-Imperialism.  San Francisco: Prairie Fire Organizing Committee, 1974. 2) Gilbert, David.  Students For A Democratic Society and the Weather Underground Organization.  Toronto: Arm The Spirit Press, 2002 được nêu ra tại http://www.diyzine.com/weatherundergroundarticle3.html thuộc  www.dailykos.com/story/2005/3/8/01927/77742 – 107k

5450  FBI, FOIA, Weather Underground. Nguồn tin chính là bản phúc trình của Đương nhiệm Giám đốc SAC Chicago, “Foreign Influence-Weather Underground Organization”,  20 tháng 8 năm 1976, trang 183.

5451  Như trên.

5452  Chiếu theo tờ Daily Kos 2005/3/8, CHRONOLOGY OF BOMBINGS AND ACTIONS CARRIED OUT BY THE WEATHER UNDERGROUND ORGANIZATION”, mọi chi tiết trong [cái] danh sách những vụ đặt bom nổ của bọn WUO đều lấy ra từ các nguồn tin sau: 1) Dohrn, Bernardine, Bill Ayers, Jeff  Jones và Cecilia Sojourn.  Prairie Fire: The politics of Revolutionary Anti-Imperialism.  San Francisco: Prairie Fire Organizing Committee, 1974. 2) Gilbert, David.  Students For A Democratic Society and the Weather Underground Organization.  Toronto: Arm The Spirit Press, 2002 được nêu ra tại http://www.diyzine.com/weatherundergroundarticle3.html  thuộc  www.dailykos.com/story/2005/3/8/01927/77742 – 107k

5453  Ted Sampley và Xuân Nhị, Vietnamese American Youth, “Vietnamese Communist Party’s Crimes Against Humanity, một thỉnh nguyện thư gởi cho bà Mary Robinson, Cao Ủy Trưởng về Nhân quyền và các Tổ chức Nhân quyền Liên Hiệp Quốc,  2002

*       Lidice  là một ngôi làng thuộc Cộng hòa Tiệp ở phía Tây Bắc của thủ đô Prague mà nguyên trước kia, theo lệnh của Hitler và Himmler, đã bị xóa sổ để trả thù việc viên Đặc ủy của Đức-quốc-xã là Reinhard Heydrich đã bị  ám sát vào cuối mùa Xuân 1942 trong điệp vụ Operation Anthropoid. (Chú thích của người chuyển ngữ)

**     Đế quốc và Thành phố Carthage sau 3 trận chiến được gọi là ‘Punic Wars’, vào năm 145 BC với đế quốc La-mã đã thất trận và cả thành phố đã bị phá hũy, đa số dân cư bị giết chết và các người còn sống sót thì đều bị bắt làm nô lệ. Nhiều giai thoại về sau này đã kể là La-mã từng cày nát toàn thành phố rồi rắc rải muối khắp mặt đất. (Chú thích của người chuyển ngữ)

5454  Bản tin của Thông Tấn Xã Pháp AFP của ngày 4 tháng 4 năm 1995, liên hệ vụ Chính phủ Việt Nam công bố các con số chính thức về tử  thương và thương binh trong Chiến cuộc Việt Nam đã là 1.100.000; Tucker, Spencer, Encyclopedia of the Vietnam War, 1998; Công bố VN [1954-75]: 3 tháng 4 năm 1995, AP; 3 tháng 4 năm 1995, Washington Post. Herald Sun, 5 tháng 4 năm 1995; Plain Dealer (Cleveland, Ohio), 1 tháng giêng năm 1996; Financial Times (London), 5 tháng 4 năm 1995; Xinhua News Agency, 3 tháng 4 năm 1995; UPI, 25 tháng 2 năm 1997 tại http://www.rjsmith.com/kia_tbl.html http://users.erols.com/mwhite28/warstat2.htm#Vietnam

5455  TướngWilliam C. Westmoreland,  A Soldier Reports, New York: Dell, 1976, trang 330.

*****

 

 

2 Responses to “Roger Canfield’s Chương Cuối”

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.