Roger Canfield’s Americong #27

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

 Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

******************************************************

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

 ***************

Chương 27

 Di sản Bratislava

 

Các thành tựu của hội nghị  Bratislava đã đúc kết tình đoàn kết với bọn Việt Cộng nhưng không đúc kết cho hòa bình. Có một điện tín vô vị lạt lẽo của Bộ Ngoại Giao mà Hayden đã vui mừng lặp lại trong các bộ hồi ký được thanh lọc kỷ càng của y:

19 tháng 9 năm 1967

Tiêu đề: Mỹ – Bắc Việt Nam họp tại Bratislava

A. Bên Mỹ  đã thất vọng khi thấy không khoan nhượng về việc ngừng không tạc trước khi đàm phán.

B. … Nhiều nhóm nhỏ hổn hợp để thảo luận  …trong vòng một hay hai ngày … nhưng đã không có kết quả gì cả.

C. Không khí rất lạt lẽo bấtkể ý định rõ ràng của các nhà tài trợ Hoa Kỳ và Việt Nam hầu phát triển những liên hệ cá nhânsâu đậm.

Người Mỹ không thể nào thuyết phục được người Việt  tiếp xúc nhằm tạo ra được những tình bạn như đã mong muốn.

[Tường trình] phóng viêncác cảm tưởng là hội nghị này chỉ là buổi gặp gở chính thức  việc những tên Tân Ttham dự chỉ là màn hỏa mù để che dấu sự kiện  này mà thôi.  1905

“Phe Mỹ” bao gồm bọn Tân Tả và bọn hoạt động cho “hòa bình” mà đa số đã được lựa chọn bởi Tom Hayden, kẻ mà đã đồng ý với chương trình nghị sự  của Hà Nội. “Cả “hai” bên trong hội nghị  đoàn kết này đều cùng ủng hộ việc Mỹ phải đơn phương ngưng không tạc, rút quân về và đầu hàng.

Bức điện của Bộ Ngoại giao quả rất sai lầm trong kết luận là  “đã không có gì xẩy ra”  sau các cuộc thảo luận hay các nỗ lực để  “phát triển … những mối quan hệ sâu sắc.”  Sol Stern đã nói với tác giả là đã có các chuyến đi  cả ngày và đêm trên sông Danube, đã có những bài diển văn, những cuộc hội thảo và các cuộc họp riêng rẻ.  1906  Chỉ còn thiếu điều là leo lên giường ăn nằm với mụ Bình,  “mối quan hệ ”  Mỹ-Việt đã không thể nào sâu đậm hơn được. Theo quan điểm của Bắc Việt thì đã  “chính thức”  thực hiện được liên lạc với các bạn bè  “anh em”  của Việt Nam ở Mỹ.  Phong trào hòa bình của Hoa Kỳ đã phần lớn trở thành một công cụ giúp cộng sản chiến thắng ở Việt Nam và một số thì cũng hy vọng có thể làm được như  vậy ở Mỹ.

Một báo cáo của CIA đã kết luận, “có rất ít tin tức thu lượm được về những gì đã xẩy ra tại Bratislava,  ngoài chi tiết về cuộc thảo luận cho các vụ biểu tình được dự tính.”  1907  Mặc dù được giao nhiệm vụ để theo dõi ngay cả  “các liên lạc tình-cờ  chỉ vì cùng chung quyền lợi”, 1908  rỏ ràng là phúc trình của CIA đã chỉ lướt qua việc  “tham khảo và phối hợp” quốc tế thay vì chuyên chú vào chi tiết “không có được bằng chứng về việc chỉ huy hay kiểm soát” nào cả. 1909

CIA đã dứt khoát không chịu nhìn thấy cái con voi đang ngồi  chình ình trong phòng họp – 35 cán bộ Cộng sản – ngay chỉ  sự  hiện diện của chúng cũng đã nói lên tính cách “tham khảo và phối hợp” quốc tế rồi.

Vậy mà vào đầu tháng 10 năm 1967, Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk đã nói với các ký mục gia Evans và Novak,  “Mặc dù đã có tin tình báo rất chi tiết về việc CS kiểm soát phong trào hòa bình,  chúng tôi đã vẫn không công bố tin thu lượm được của chúng tôi.  Chúng tôi đã không muốn gây ra một phong trào McCarthy mới. ”  1910

Bây giờ thì CIA đang điên cuồng kiếm cách để chứng minh các hành vi về hạt nhân của Iran là vô hại,  là các tên khủng bố Palestin một ngày nào đó sẽ chịu đổi đất đề có được hòa bình và việc giao thương sẽ biến Trung cộng thành một quốc gia dân chủ tự  do.  Chỉ là mơ tưởng, tâm trạng sợ hiểm nguy và luôn luôn cố xoa dịu càng chứng minh một thái độ cố tình tự bịt mắt để không nhận ra một thế giới đầy hiểm nguy  trong khi những kẻ khác thì lại có một tầm nhìn chiến lược nhằm đưa đến một nước  Mỹ mà sức mạnh và ảnh hưởng sẽ bị suy  giảm rất nhiều.

Trong khi Bộ Ngoại giao thì rất thiển cận và bất kể các báo cáo CIA, nhiều điều đã nhanh chóng xảy ra trong hội nghị Bratislava và ngay sau đó.

Chẳng hạn Gitlen đã viết là người Việt Nam “đã biểu lộ lòng biết ơn với phong trào phản chiến một cách mạnh mẻ.”  Và  “Một (người Mỹ) đã tuyên bố là phong trào phản chiến đúng thật là ” Mặt trận Giải phóng Quốc gia sau các phòng tuyến của LBJ” – ám chỉ cái mà bọn Việt cộng gọi là hậu phương.

Christopher Jencks đã  viết trong tờ The New Republic,  “Chất keo nối liền Tân Tả và MTGPQG là … một kẻ thù chung: chính phủ Hoa Kỳ, cái hệ thống, cái Định Chế.  Sự ngưởng mộ của bọn trẻ cấp tiến đối với MTGPQG đã bắt nguồn từ  ý tưởng là MTGPQG đã thàng công chống lại Kẻ Thù , trong lúc không phải như  vậy”.  1911

Nhóm Quaker Ross Flanagan đã hối tiếc khi so sánh  “tính cách nông cạn … của cuộc phản đối của chính chúng ta”  với  “nhiệt tình cống hiến cả sinh mệnh” của người  Việt .  Tay chủ hòa Quaker đã chỉ mong muốn nhữngt hành động bạo lực mà thôi.  1912

Bọn Việt cộng đã rất là từng trải, ngay  từ đầu nhất định muốn có một lịch trình chặt chẽ mặc dù mọi người tham dự đều mệt mỏi . Việc thiếu ngủ và mệt mỏi đã khiến các tay bạn bè Mỹ của chúng  liền chịu nghe theo.  Những phiên họp không bao giờ chấm dứt mà bọn cán bộ  SDS  từng mệnh danh là nền dân chủ có  “sự tham gia”  là một phương cách để làm mỏi mệt mọi người cho đến khi bọn lãnh đạo có được những gì chúng muốn.

Phương pháp của phe tả này vẫn cứ tiếp tục cho tới ngày hôm nay trong nhiều  cơ quan và tổ chức. Một số lớn các chương trình của chính phủ đòi hỏi phải để công chúng  góp ý kiến ​​đã nhấn mạnh vào sự  hợp tác của nhiều nhóm có mục tiêu khác nhau, các bên liên hệ mà cần phải họp triền miên hàng ngày lại thêm  kéo dài từ tháng nọ đến năm kia. Các điều hợp viên biết nghề thì dể thuê thôi .  Một công dân bình thường mà quan tâm đến thì sẽ bị chối từ  và rốt cuộc thì chỉ các tay sinh hoạt vì lý tưởng mới trụ lại lâu dài, đủ thời gian để đưa ra các quyết định mang lại lợi ích cho chúng mà lại rất là lãng phí cho nguồn lực công cộng.

Bọn Mỹ Đã Đem Nạn Đĩ Điếm Tới Việt Nam

Tại Bratislava, bọn Việt cộng đã nói với đám Quakers là chính người Mỹ đã đem nạn tham nhũng và đĩ điếm vô Việt Nam.  1913

Trên thực tế, bọn thảo khấu Bình Xuyên ở  Sài Gòn đã từng khai thác trong nhiều thập niên cái Hall of Mirrors (Hành Lang Các Gương Soi), với 1.000 phụ nữ  đủ mọi màu da, mọi chủng tộc, mọi ngôn ngữ “,  1914  một loại nhà thổ lớn nhất thế giới. 1915  Năm 1967, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã bác bỏ lời cực kỳ gian dối này bằng cách so sánh “tổng số kinh khủng về hãm hiếp, phá rối trật tự  công, ấu đả, kình lộn và say rượu khi 10.000 người Pháp ở đây với con số rất ít ỏi về những tệ nạn này khi 400.000 người Mỹ ở tại đây. ”  1916

Tại Paris, cái bọn đàm phán Bắc Việt mà đã từng đổ lỗi cho người Mỹ về nạn mãi dâm thì lại đã có đầy đủ đĩ được đưa từ Việt Nam sang ngay tại cư  sở cao cấp của chúng ở  Rue Jules Lagaisse thuộc Choisy-le-Roi .  1917

Theo lời Gabriel Kolko, một tên bạn của Hà Nội,  “Năm 1996 đã có nhiều đĩ  ở thành phố Hồ Chí Minh [Sài Gòn] hơn là ở thời kỳ cao điểm của cuộc chiến tranh.”  1918  Đi vào thế kỷ 21, nạn buôn người lao động và gái mãi dâm Việt Nam đã lại là một trong những dịch vụ xuất cảng lớn nhất của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam và cũng là nguồn thu nhập lớn nhất của chúng .

Mỹ đã không hề mang lại nạn mãi dâm tới Việt Nam;  việc này đã từng là một ngành thương mại lớn được thành lập có quy củ ngay trước khi họ đến.  Tuy vậy, Mỹ sẽ mãi mãi bị đổ lỗi là từng làm hư  hỏng người nông dân Việt Nam vô tội với kỷ nghệ mới về mãi dâm.

Cả Bệnh Sốt  Rét  Luôn

Cũng một kiểu đó, Tiến sĩ Pfiffer của Ủy ban Đặc Trách về  Nhiệm vụ  Xã hội (Committee for Social Responsibility) dường như  đã tin rằng nước Mỹ cố tình nuôi muỗi để truyền bệnh sốt rét trong các hố bom của B-52. 1919  Nước Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới thì đã không bao giờ thiếu nước ấm cho muỗi sanh sản dể dàng.

Loại người mà đã sẳn sàng để tin là Mỹ phát minh ra tệ nạn mãi dâm và bệnh sốt rét thì cũng đáng tin đưọc là sẽ chấp nhận  bất cứ  điều gì Hà Nội nói với chúng. Carol McEldowney đã chấp nhận là Mỹ cố tình ném bom Trường Hữu nghị Ba Lan cho tới 50 lần.  1920

Bất chấp các tuyên bố đầy tự  hào của Osama bin Ladens chịu nhận trách nhiệm, sau 9/11 thì vẫn có một số người Mỹ cứ  tin là cuộc tấn công Jihad đã được dàn xếp bởi Tổng thống Bush, Phó Tổng thống Dick Cheney và  Công ty Halliburton.

Mụ Nguyễn Thị Định, với cái khã năng cố hữu luôn luôn huênh hoang nói láo mà không ngượng mồm của loại con rối tuyệt nhất của Hà Nội,  đã cho biết là 1.000.000 quân đã  “sa lầy” tại Việt Nam cũng như  là  MTGPQG đã đang mở rộng các vùng mình kiểm soát cùng với ảnh hưởng của chúng.  Trong thực tế thì chỉ  trong vòng sáu tháng, các cán bộ Việt Cộng sẽ bị quét sạch trong trận Tết Mậu Thân khi mà các “tổ cảm tử” và các “nhóm quyết tử” được giao cho nhiệm vụ để “tiêu diệt … (các bạo chúa và gián điệp)”  1921  và người dân tại các thôn làng miền Nam đã sẽ quyết định không tham gia “cuộc nổi dậy” của Việt Cộng “.

Nguyễn Minh Vỹ,  khi lưu ý về hành vi tuyệt vọng của Mỹ trong việc gần đây đã phải hy sinh tới ba phi cơ  cùng phi hành đoàn để chỉ dội bom phá xập một cây cầu nhỏ, mà ngay sau đó cũng đã nhanh chóng được tu sữa lại xong, đã không nói lên sự kiện là người Mỹ đã hy sinh như  vậy trong những nỗ lực để tránh giết thường dân nếu phải dùng những quả bom lớn hơn.

Chiến thắng của Việt Cộng thì đã chắc chắn. 1922  Nhưng chiến thắng tối hậu sẽ phải phụ thuộc rất lớn vào các cuộc họp với bọn bạn Mỹ của Hà Nội tại Bratislava, Paris và Hà Nội,  ngõ hầu lót đường cho chiến thắng trên các chiến trường ở Nam Việt.

Một số tên từng đến Bratislava và Hà Nội đã có mang về những lưu-niệm.  Chúng đeo những  “chiếc  nhẫn bằng nhôm đúc” , mà chúng đã được cho biết  làm từ  phế liệu của một phóng pháo cơ Mỹ bị bắn rơi trong một cuộc không kích. Một bọn ít hơn thì đã có được các vỏ bom và những viên bi chống cá-nhân. ”  1923

Vài tuần sau buổi hội đoàn kết của Hayden tại Bratislava,  Ủy ban Đoàn kết Á-Phi Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 10 năm 1967.  Hoàng Bắc, một cán bộ của Ủy ban, đã lên tiếng ca ngợi  “việc biểu hiện hùng hồn của tình đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc châu Á  nhằm chống lại kẻ thù chung, bọn chủ nghĩa đế quốc xâm lược  Mỹ “.

Hoàng Bắc tường trình:

Hội nghị nhất trí thông qua một nghị quyết lên án các cuộc diễn tập tân thực dân đầy tính phản trắc và tàn bạo của bọn đế quốc Mỹ … để duy trì ách thực dân của chúng  ở châu Á … [Cái] nghị quyết  nói lên  lòng nhất trí của nhân dân Việt Nam để đánh bại hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược … “  1924

Đám cổ võ Mỹ từng binh “Việt Cộng”,  tuy là một thực thể tưởng tượng thì lại được đánh giá cao tại Hà Nội.  Bratislava đã giúp đem phong trào phản chiến gần lại hơn với bọn cộng sản, trong cả về chiến lược lẫn chiến thuật.

*****

1905   Điện tín Bộ Ngoại Giao được đăng lại trong tờ Reunion, trang 208-209.

1906   Canfield  phỏng vấn Sol Stern.

1907   Hồ sơ CIA số EO-2000-00054, “International Connections of Peace Groups,” 15 tháng 11 năm 1967, trang 27.

1908   Sách về các công điện CIA gởi từ Phó Giám đốc Đương nhiệm về các Kế hoặch tới nhiều nhiệm sở, tháng 11 năm 1967, trang 1-2 nêu ra trong tài liệu Church Commission, trang 692, ghi chú 26.

1900   Như trên, Church Commission, trang 692.

1910   Evans và Novak, “The Unvarnished Rusk Reveals Pique of Pseudo-Intellectual Critics of War,”  Washington Popst, 11 tháng 10 năm 1967.

1911   Gitlen, trang 263-4.

1912   Ross Flanagan năm 1967 nêu ra trong tài liệu của Hershberger, trang 141.

1913   Christopher Jenks, “Negotiations Now? Reflections on a meeting with the Enemy,” The New Republic, 7 tháng 10 năm 1967.

1914   Anne Miller, “Land of the Open Fly,”  trong sách của Santoli, To Bear Any Burden, trang26.

 1915   Mark Moyar, Triumph Forsaken, trang 41.

1916   Thiệu lặp lại lời LBJ, Bộ 044 nêu trong sách của Stephen Sherman và Bill Laurie, “A Brief Overview of the Vietnam National Army and the Republic of Vietnam Armed Forces (1952-1975),” 1967, http://www.virtualarchive.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?7FITJFRq49eVidf6r@jtQThI9RPJ8FknVylzv1drwkkO2eo4TAZ0AjVqqu8LidLQE93mdH3DrXGU3re9@bFIA6pSGg0KQmpmNt4c3RSej7tCt6m.2FySMg/1-ShermanLaurie.ppt

 1917   Larry Berman, No Peace, No Honor, trang 62.

 1918  Gabriel Kolko, Vietnam; Anatomy of a Peace, London:  Routledge, 1997, trang 108.

 1919   Steve Halliwell, “how to read the boozh press” , “New Mobilization Committee to End the War in Vietnam”,  “Moratorium Mushrooms. Builds Momentum for November 13-15,”  New Mobilizer, Số  3 và  8 tháng 10  năm 1969.

 1920   Carol McEldowney, Hanoi Journal, trang 47.

1921   “(268) Directive from Province Standing Committee to District and local Party Organs on Forthcoming Offensive and Uprisings,”  1 tháng 11 năm 1967,  tài liệu số  28, Viet-Nam Documents and Research Notes ,  tháng 4 năm 1968, History of Vietnam War on Microfilm, 011159, trang 478-9.

1922   Bronson Clark, “Quaker exchanges in Bratislava,” DG-74, hộp số 2, Bratislava. 5-13 tháng 9 năm 1967, Swarthmore College Peace Collection, nêu trong sách của  Hershberger, trang 141.

1923   Gitlen, Sixties, trang 264.

1924   “Hanoi Meeting,” Hanoi, VNA, Chương trình Quốc tế Anh ngữ ~ International Service in English, 0242, GMT, 5 tháng 10, trang 67B.

 *****

One Response to “Roger Canfield’s Americong #27”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #27 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.