Roger Canfield’s Americong #62

image002

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

 

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

******************************************************

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

 ********

Chương 62

Phóng Thích Tù Binh – 4 Tháng 8 Năm 1969

 

 Vào ngày 1 tháng 7 năm 1969, Xuân Oanh đã đánh điện cho David Dellinger từ  Ba-lê nói là Hà Nội sẽ phóng thích một số tù binh để vinh danh cuộc cách mạng 4 tháng 7 Mỹ.

Mặc dù vẫn đang bị truy tố về các vụ bạo loạn tại Đại hội đảng Dân chủ, Bộ Ngoại giao vẫn phê duyệt cho y đi. Dellinger đã trải qua ba ngày với Xuân Oanh, Đại tá Hà Văn Lâu và Bà Nguyễn Thị Bình và sau đó trở về New York để tụ hợp lại một toán Mỹ mà dẫn đầu là Rennie Davis, tay từng trải thời Bratislava, Hà Nội và Đại hội đảng Dân chủ, đại diện cho New Mobe, Bộ Ba Fort Hood và Newsreel theo chủ trương của SDS. 2978

Ngoài Rennie Davis, đoàn bảy tên này gồm Linda Sue Evans thuộc Weatherman, Norm Fruchter của Newsreelers , Robert Kramer và John D. Douglas. Ngoài ra còn có Grace Paley (nhà văn dấn thân 2979) và James A. Johnson, Jr (Bộ 3 Fort Hood). Fruchter, một cán bộ ở Newark, đã từng là một thành phần trong đoàn tùy tùng của Hayden đi Bratislava và Hà Nội trong tháng 9 và tháng 10 năm1967. 2980

Những Chuyện Kể Kinh Khủng về Tàn Phá, Tàn Sát và Tận Diệt 

Đến Hà Nội vào ngày 8 tháng 7 và trong khi ở Bắc Việt, nhóm đã dùng xe Jeep đi thăm vùng phi quân sự trong sáu ngày, nơi họ đã nhìn thấy được bằng chứng của các vụ không tạc đường xá và cầu cống (dọc theo cùng các con đường tiếp tế mà cũng là đường để xâm lược Hà Nội). Rennie Davis tuyên bố, “Độ 80% của các nhà tranh và rơm đã bị phá nát.” 2981

Robert Kramer, Norm Fruchter và John D. Douglas của Newsreel đã liên tục dùng tới ba máy quay phim và sau đó đã thực hiện bộ “People’s War ~ Chiến tranh Nhân dân”, một phim buồn về những người công dân lính chỉ có vũ khí cá nhân nhỏ để bảo vệ ven biển, các nông dân Việt Nam và những người thợ mộc phải làm việc với những dụng cụ thô sơ, những cô gái xinh đẹp và đám trẻ em luôn luôn hát ca. Với âm thanh đệm của tiếng súng, của những hồi còi hụ báo động và những tuyên bố của Hồ Chí Minh, bộ phim “People’s War ~ Chiến tranh Nhân dân” đã công bố cam kết của Việt cộng cho dân chủ và hòa bình trong khi một phát ngôn viên thông thạo tiếng Anh thì tuyên bố Mỹ đã đang tiến hành không ngừng nghỉ một cuộc chiến tranh hủy diệt .

Robert Kramer đã là một tên SDS chuyên tổ chức về cộng đồng ở Newark cùng với Tom Hayden, được biết đến từng đã ưu ái nói chuyện về “những thời gian anh hùng trong thời quá khứ của đảng (Cộng sản)” 2982 và đã sẽ trở thành một tên cách mạng Weatherman. 2983

Rennie Davis thì đã báo cáo về một buổi họp với Phạm Văn Đồng mà đã nói với y về hai mục tiêu của Hà Nội là toàn thắng và gây ra một số thương vong cao cho Mỹ – giết thật là nhiều bọn Mỹ. 2984 Không có một tài liệu nào có thể cho thấy được là Davis hoặc bất cứ ai đã phản đối việc giết chết thêm nhiều người Mỹ nữa . . .

Phóng Thích Tù Binh: Hegdahl, Fishman và Rumble

Sau một “buổi tiệc chia tay rất là xa hoa” với đầy rượu đế, 2985 ngày 4 tháng 8 năm 1969, Hà Nội đã thực hiện việc phóng thích tù binh lần thứ tư cho phái đoàn Dellinger-Davis. Bùi Thị Cẩm thì tuyên bố là trong khi đế quốc Mỹ đã “tàn sát … phụ nữ, trẻ em và những người già,” 2986 tù binh đã được “đối xử phù hợp với chính sách nhân đạo của chính phủ VNDCCH “. 2987

Đã có ba tù binh là Doug B. Hegdahl, Hải quân Trung úy Robert F. Fishman và Đại úy Không quân Wesley L. Rumble. Hegdahl đã mất 75 cân Anh trong khi bị giam cầm, Fishman thì bị liêt một cùi chỏ cũng như mất 65 cân Anh và Rumble thì bị bó bột toàn thân vì bị gãy xương sống. 2988 Một tháng trước đó vào ngày 4 tháng 7 năm 1969, nhà báo Ý Oriana Fallaci và những người khác đã phỏng vấn Frishman, Rumble và Hegdahl trong lúc họ đang ăn và uống bia với trà. Cát, tên quản giáo trưởng trại Plantation đã nói trước với cả ba là họ sẽ được thả nếu chịu hợp tác.

Trong tháng kể từ khi được báo chí phỏng vấn, họ đã được cho ăn bỗ béo, phơi rám nắng và đầu độc về ý thức hệ.

Trong lần họp báo giả từ, Việt cộng đã đưa ra ba tù binh khác là Robbie Risner, Roger Ingvalson và Edwin Miller để nói lời tạm biệt và tiếp chuyện với báo chí. Khi được hỏi về thực phẩm, Risner đã cho biết ông hy vọng sẽ có được công thức nấu ăn trước khi về nhà. 2989 Sau đó Risner cho biết là các khách phản chiến “chỉ khuyến khích Việt Nam, chỉ làm cuộc chiến tranh kéo dài thêm, chỉ làm tồi tệ hơn tình trạng của chúng tôi và khiến mất them nhiều sinh mạng Mỹ hơn trên chiến trường mà thôi”. 2990

Dagmar Wilson và Tom Hayden của Women Strike for Peace WSP đã dẫn đầu các đoàn đại biểu mà đã gặp Hegdahl tại Hà Nội vào tháng 9 và tháng 10 năm 1967. Hegdahl và Hayden đã tục tĩu chưởi nhau và Hayden đã phản bội lời hứa của y là sẽ đem dùm về một cuộn băng ghi âm sẵn để giao lại cho cha mẹ của Hegdahl. Các phái đoàn Wilson và Hayden trong năm 1967 cùng đều đã ca ngợi lối xử nhân đạo với tù binh của Bắc Việt. Weatherman Linda Evans bây giờ thì còn cho đó là “một cách đối xử cực kỳ nhân đạo …” 2991

Hegdahl “đã phá nát toàn bộ kịch bản bài phát biểu của mình” và cuối cùng cũng đã ăn cắp được hộp đựng thuốc hút của tên Cát. Thằng ngốc Douglas Hegdahl đã có được lý do hợp lý rất là hoàn hảo. Hegdahl đã có một trí nhớ phi thường tới tên hơn cả 300 đồng tù binh, luôn cả số an sinh xã hội của họ và cả các đặc điểm nhận dạng cá nhân, ví dụ như tên thú nuôi trong nhà . 2992

Hãy Đem Chiến Tranh Về Nhà

Đối với bọn Mỹ này, các điều kiện giam cầm của tù binh không có gì đáng phải quan tâm.

Evans và Fruchter đã cực vui mừng – Fruchter để “thấy được bằng cách nào họ đã đang tiến hành một Cuộc Chiến tranh Nhân dân” và tay Weatherman Evans để thấy được là Việt cộng “đang hoàn toàn chiến thắng”. 2993 Sau đó tại nhà thờ Episcopal của St Joseph và trong Fifth Estate, một tờ báo lậu, Evans đã cho biết, “Việc rút quân tức thời là điều mà người Việt Nam xem như là thắng lợi hoàn toàn. Đây là điều mà chúng tôi đang đòi hỏi …”  Điều đó bao gồm các hành vi chính trị ngay trong quân đội Mỹ; “Chúng tôi đang bày tỏ sự ủng hộ và tình đoàn kết với … các cuộc nổi loạn của quân nhân GI, trên toàn khắp đất nước và đặc biệt là tại Việt Nam. ” 2994

Evans và Fruchter đã gia nhập phía bên kia. “… [Đó] là trách nhiệm của chúng tôi … để giúp (người Việt) trong cuộc chiến của họ bằng cách mở một mặt trận khác tại quốc nội. Chúng ta cần phải đem cuộc chiến về lại nhà. ” 2995 Khi trở về nhà, Evans đã sẽ nói là y thị được cho nhìn và ngồi tum húm vào ghế một súng phòng không, “Đầu thì cầu mong: ước gì có được một phi cơ Mỹ bây giờ bay đến ” 2996 Linda Evans đã ủng hộ toàn bộ chương trình – rút quân toàn bộ và tức khắc, một  chiến thắng của Việt Cộng và mở một mặt trận ngay tại Mỹ. 2997

Rennie Davis và các Bức Thư của Tù Binh

Ngày 9 tháng 8 năm 1969, Rennie Davis đã gửi điện cho thân nhân một số tù binh được lựa chọn trước để chuyển các tin nhắn trích ra từ những thơ gởi không niêm của các tù binh. Một lá thư đã viết: “Con hy vọng là hè này mọi người đều khoẻ mạnh và hạnh phúc. Con thì rất khỏe. Kính gởi lời chúc mừng trể Ngày Ba và Ngày Mẹ tới Ba và Mẹ, và một ngày sinh nhật thật vui gởi tới mọi người vào mùa Thu này. Xin gởi thương yêu và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất cho tất cả mọi người trong nhà. 7 tháng 7 năm 1969 [SỮA LẠI]. … Rennard C. Davis.”

Rennie Davis và tạp chí Time đã liên lạc với một người vợ tù binh để xin phép liệu tạp chí Time có thể đăng bức thư người chồng gởi cho bà ta hay không. Bà đã từ chối. 2998

Tại quốc nội, trong một cuộc họp báo ở Bệnh viện Hải quân Bethesda, Hegdahl và Frishman đã cùng bác bỏ mọi tuyên bố của họ trước lúc được thả về nước vì lý do đã bị “ép buộc và bày đặt ra” rồi trong những tháng kế tiếp đều cùng mô tả từng bị tra tấn, hoàn toàn khác xa với cái gọi là “nhân đạo và khoan dung.” 2999

Phóng Thích Tù Binh: Bản Đánh Giá

Tù binh Sam Johnson đã nói là Hồ Chí Minh, “bắt được chúng ta phải nhảy múa quay cuồng trên khán đài công luận thế giới và đã trình diển được cho toàn thế giới màn công tác tuyên truyền tuyệt nhất có thể thấy được trong thế kỷ này”.  Johnson nói, “Tôi thấy không thể tin được là các phái viên hòa bình Mỹ và các nhà hoạt động phản chiến lại có thể ngây thơ như vậy.” Rochester và Kiley thì nói, “mãi cho đến khi Frishman và Hegdahl chịu đưa ra những lời tường trình hoàn toàn ngược lại mà đã thuyết phục được mọi người, thì chỉ có các bài viết của đám khách chủ hòa đều từng đã bị tẩy nảo, cũng như là của đám nhà báo từng được tiếp đón săn sóc ve vãn tối đa và được phục dịch một cách cực kỳ xa hoa không thể nào diễn tả nổi được.”

Sự tương phản giữa việc đối xử rất “nhân đạo” của Việt Nam đối với các tù binh  tại Phòng Biểu Diễn ~ Show Room tại khu Đồn Điền ~ Plantation so với chết  chóc và tàn phá gây ra bởi chính sách không tạc của Mỹ dường như đã cung cấp cho Bắc Việt một lợi thế về đạo đức. 3000

Việc giúp đỡ của Tom Hayden, David Dellinger, Cora Weiss và những người khác để giúp phóng thích các tù binh chắc chắn đã là việc được chờ đợi và, có lẽ, giúp được một số ít đã không phải bỏ mạng khi ra sớm khỏi được Bắc Việt.

Tuy nhiên, để công bằng mà nói, thì đã ít điều đạt được qua sự kiện phóng thích  nhỏ giọt các tù binh. Ở Việt Nam, đã có không ít hơn là 725 người được xác nhận là tù binh, bất chấp tuyên bố ban đầu của Hà Nội với COLIFAM là đã có tới 182, rồi sau đó là 336 người. Trước Hòa ước Ba-lê vào tháng giêng năm 1973, cộng sản Việt Nam, cả phía bắc và phía nam, đã cho phép tổng cộng chỉ có 76 tù binh được thả về. Gần phân nữa, với tổng số là 34, đã đào thoát xuyên qua lãnh thổ thù địch.

Tuyên truyền Đề Cao Các Kết quả Nhân đạo

Khi nhìn theo các khía cạnh này thì cả tá lần phóng thích tù binh của Hayden, qua sự sắp xếp của y, chỉ là một đóng góp rất nhỏ – trừ phi nếu nghe tuyên truyền Bắc Việt. Các tù binh đã là những con tin của Bắc Việt, mà cả Hayden, Weiss và những tên khác đã luôn luôn sẵn sàng để khai thác. Hơn nữa, thật sự giá trị nhân đạo của những nỗ lực của Hayden đúng ra chỉ là con số không khi đem ra so sánh với cái con số kinh khủng 60 triệu người Nam Đông Á mà cuối cùng ta đành phải nhập chung vào tổng số thiệt hại.

Các gia đình tù binh đã tuyệt đối cố gắng không liên lạc bọn điệp viên Mỹ của Hà Nội – Hayden, Davis, Dellinger và Weiss,  khi ráng tìm biết là người thân yêu của mình có vẫn còn sống hay đã chết hay vẫn còn lành mạnh.

Gia Đình Tù Binh Được Cho Biết Phải Tiếp Xúc Với Rennie Davis, Cora Weiss hay COLIFAM

Vào ngày 14 tháng 9, một nhóm người thuộc gia đình các tù binh, với sự giúp đở của Dân Biểu Olin Teague đã bay đi Ba-lê gặp đám Việt cộng để tìm thư từ và tin tức. “Tom” – cũng là Tâm – nói là họ phải liên lạc với Rennie Davis. Y cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã tịch thu thư từ của các tù binh và đã cho họ một bộ phim trong đó cho thấy các tù binh đã đang sống một cách tốt đẹp là làm sao. 3001

Ngày 28 tháng 9 năm 1969, bà Edwin A. Shuman III, bà Dale Doss và những người khác từ Maryland, Texas, California và Minnesota đã đến Ba-lê tại nơi cư trú của bọn Việt cộng ở Choix La Roche để đòi hỏi Bác Việt phải thả các tù binh bị bệnh và bị thương, phải đưa thư từ đến cho người thân yêu của họ và phải công bố hoàn cảnh của các tù binh.

Họ đã thảo luận trong ba giờ với ba tên Việt. Một tên gọi là Xuân Oanh đã giận dữ biểu họ phải tiếp xúc với Rennie Davis, Cora Weiss hay COLIFAM. Y biểu về nhà đi và phải đi biểu tình phản chiến. Một người Texas trong gia đình một tù binh đã bị ra lệnh phải về lại Mỹ và “câm mồm đi, còn nếu không thì phải ráng tập hợp quần chúng để phản đối sự can thiệp của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.” 3002 Bà Shuman đã nói, “Họ chỉ ra lệnh cho chúng tôi là phải đi khỏi nhà mà biểu tình.”

Trong khi đó tại Hà Nội, tù binh Shuman và Doss, mấy người chồng của những  người vợ nạn nhân vụ Việt Nam mà đang thách đố họ, thì lại bị đe dọa và Shuman đã bị tra tấn khi từ chối gặp các phái đoàn phản chiến. 3003

“Một Đám Nhỏ Phản Phúc”

Khi nghe điều trần về những lời khai này vào tháng 6 năm 1970, Dân Biểu William J. Scherle đã gọi đám Mỹ đi theo giám sát các gia đình tù binh tại Hà Nội là “một đám phản quốc” mà đã lợi dụng khai thác các gia đình này hầu chỉ để tuyên truyền cho Cộng sản mà thôi. 3004

Earl Cobeil bị mưu sát

Vào ngày 10 tháng 10 năm 1969, một tù binh vừa mới được phóng thích – rất có thể là Doug Hegdahl – đã gọi Bà Earl Cobeil để cho biết là chồng bà mà đã từng bị liệt kê như mất tích trong khi đang hành quân thì nay lại được nhìn thấy còn sống trong một trại tù. Bà ta cũng được biết là các tù binh chỉ cầm cự qua ngày với súp bí ngô, hai lát bánh mì và một chút ít mở heo. 3005  Cứ mổi tuần, bà ta đã viết hai bức thư để gởi đi nhưng chưa bao giờ nhận được hồi âm. 3006 Tù binh Earl Cobeil thì đã qua đời, bị đánh đến chết trong khi bị giam giữ 3007 và đã không bao giờ trở về lại được từ Việt Nam. 3008

Một số đã cứ trở về lại Hà Nội về sau này để chỉ xoa dịu bọn cộng sản và thực hiện vài hành vi biểu tượng cho hòa bình.

Bọn Quakers Ráng Xoa Dịu Bọn Việt Cộng

Joseph Elder đã trở về từ Hà Nội sau chuyến đi từ ngày 10 đến 17 tháng 10 năm 1969, với lời hứa của American Friends Service Committee ~ AFSC là sẽ giúp đở về trang thiết bị y tế mà chính quyền Nixon đã chuẩn phê. Y đã lại nêu ra vấn đế hòan cảnh của những tù binh cùng đưa ra một danh sách tù binh và bàn về vấn đề gởi thơ từ.

Y nói nếu Việt cộng không muốn tiếp xúc với Hội Hồng Thập Tự Quốc tế (IRC) thì cũng đã có sẳn nhóm các Quakers với lịch sử 300 năm chủ hòa mà có thể làm trung gian cho các tù binh. Hơn nữa, AFSC cũng đã từng lên án Mỹ về chiến tranh. Hội Hồng Thập Tự Quốc tế  IRC và Thụy Sĩ đều cùng không chấp nhận lời  tố cáo của hai bên như là một điều kiện để có thể theo dỏi chăm sóc sức khỏe cho tù binh. Hà Nội đã không cho phép Hội tới kiểm tra điều kiện các nhà tù trong khi Nam Việt thì lại đồng ý chuyện này.

Một tên Toàn nào đó đã đón nhận 200 lá thư mà Elder mang về cho gia đình các tù binh. Ngày 16 tháng 10, bọn Việt cộng đã giảng dạy cho Elder là đám tù binh “thù địch” đã từng tấn công người dân thường Việt Nam, trong khi “những nhà nhân đạo cách mạng” Việt Nam thì lại rất là tự chế.

Họ tuyên bố: “Chính phủ của quý vị đang sử dụng gia đình của những người mất tích và của tù binh cho các mục đích tuyên truyền”. Elder đã trả lời: “Cứ công bố  danh sách tù binh thì loại công tác tuyên truyền này sẽ phải kết thúc”. Sau đó, Elder có đặt vấn đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, nhưng đã không được trả lời. Việt cộng bèn cảm ơn số Mỹ đã tham dự trong các cuộc biểu tình ‘moratorium’ và rồi tuyên bố chấm dứt buổi hội kiến.

Khi về lại Mỹ, Elder đã nói với một cử tọa đông đảo tại Đại học Hamline rằng người Việt Nam là những công chức nên chắc chắn đã cập nhật hóa rất chính xác danh sách tù binh. Y than phiền là dù đã chuyển dùm được thơ của các gia đình cho Hà Nội nhưng số thơ của tù binh mang được về đã quá là ít. 3009 Tuy nằm trong số những kẻ phản chiến nhưng thái độ hoài nghi người Việt Nam của  Joseph Elder quả là độc nhất vô nhị. Elder đã đưa các bức ảnh của Marge Nelson, một thành viên AFSC bị bắt giam, chụp chung ở Nam Việt Nam với mấy người bạn Bắc Việt mới quen của y thị . Bọn Bắc Việt đều im lặng xấu hổ – chúng vẫn hằng tuyên bố là không hề có bộ đội ở miền Nam.

Đêm Không Ngủ do  Gia Đình Các Tù Binh Tổ Chức Vẫn Tiếp Tục

Gia đình các tù binh trở lại Paris và Stockholm trong tháng 11 và tháng chạp. Trong tháng 11 thì nhóm gia đình tù binh đi vào tháng 9 đã trở lại Ba-lê. Bo Văn Mỹ thì đã thay thế Xuân Oanh. Bo Văn Mỹ tuyên bố các tù binh chỉ là “bọn không tặc và  tội phạm chiến tranh nên không xứng đáng để được đối xử một cách nhân đạo” và gọi các người vợ tù binh là “những điệp viên của chính phủ Mỹ”. Các thân nhân bèn bay đến Stockholm. Họ đã quay phim Lể Ký Giải về đề tài quy cố hương, về lệnh phải liên hệ với Rennie Davis và về việc phải phản đối sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến. 3010

Sau khi đối xử một cách khinh miệt với gia đình các tù binh, bọn Cộng sản đã chuyển giao cho các đồng minh Mỹ của chúng để giải quyết vấn đề này.

Hà Nội Yêu Cầu Davis, Dellinger, Kunstler Giúp Giải Quyết Vụ Tù Binh

Tới tháng 10, sau khi đã bác bỏ thỉnh cầu của Joseph Elder thuộc AFSC và của  gia đình các tù binh, Bắc Việt đã triệu hồi Rennie Davis và David Dellinger đến Ba-lê để đối phó với vấn đề tù binh. Vì đang bị khởi tố là thành viên của bọn Chicago Seven, Davis và Dellinger đã bị cấm từ đi Ba-lê. Luật sư William Kunstler Moses của chúng phải thay mặt đến đó. 3011

Ngày 27 tháng 10 năm 1969, Frank Reynolds của ABC News loan tin là tù binh  Pfc. Coy R. Tinsley quê ở White Oak, Tennessee là một trong 3 tù binh được  phóng thích bởi Việt Cộng. Reynolds cũng thêm là Luật sư William Kunstler của bọn Chicago Seven, nhiệm cách cho National Mobe, đã đang họp tại Ba-lê với Bắc Việt và đã cho biết họ có thể sẽ công bố những tin tức về tù binh mà trước đó từng bị dấu kín.

Từ Chicago, Kunstler loan báo là Bắc Việt đã nói với ông rằng họ sẽ chỉ tiết lộ thông tin về tù binh thông qua các nhóm chủ hòa, đại diện bởi National Mobilization. Phóng viên John Scali nói một số đã hài lòng với tin này nhưng lại buồn nôn với việc khai thác  gia đình các tù binh. Việc công bố tin tức về các tù binh đã chỉ nhằm đem lại uy tín cho các nhóm chủ hòa mà thôi. 3012

Việt Cộng Phóng Thích Các Tù Binh “Tiến Bộ” vào Tháng 11 Năm 1969

Tinsley, Strickland, Watkins

Ngày 5 tháng 11 năm 1969 cùng với Coy Tinsley, Việt Cộng đã phóng thích tù binh Pfc. James Henry Strickland và Willie A. Watkins tại Campuchia. Strickland và Watkins đã bị bắt từ tháng giêng năm 1968. Watkins là một người đàn ông da đen khỏe mạnh “luôn luôn trong tay có một cuốn Thánh Kinh và một cây rựa”. Strickland, một người đàn ông nhỏ thó nhưng gan lỳ lại là một người làm việc rất siêng năng. Việt cộng đã xem cả hai như là tù binh “tiến bộ”. 3013 Họ chỉ đã phải làm những gì họ cần phải làm để tồn tại qua được sự tàn bạo, cảnh bỏ đói và bệnh tật mà hầu hết các tù nhân của Việt Cộng đều phải chịu đựng.

Việt Cộng đã tuyên bố Watkins được phóng thích là nhờ những cuộc biểu tình sắp tới vào tháng 11. Trong một băng ghi âm sẳn, Watkins đã cảm ơn Mặt trận Giải phóng và lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Mỹ. 3014  Strickland thì nói bóng gió rằng binh sĩ đã ‘fragged ~ giết chết’ viên chỉ huy bị thù ghét của họ. Cả hai đều đã ký và thực hiện những tuyên bố, nhưng họ đã sống sót được qua khỏi trại tù Việt Cộng, nơi mà hầu hết đều bị mất hơn phân nửa cân và một nửa trong số bị Việt Cộng bắt giam đã chết vì suy dinh dưỡng, sốt rét, kiết lỵ, phỏng cháy. 3015 Sự sống còn của họ quả  không thể dễ dàng bị đem ra mà lên án, nhưng dù sao thì những lời tuyên bố phản chiến của họ cũng đã phục vụ đúng ý muốn của kẻ thù.

Cái đám khác mà đã tình nguyện để chiến đấu giúp địch trên các đường phố của Mỹ thì lại quả quá được ưu đãi vì vẫn đã cộng tác với địch dù không bị nằm trong một hoàn cảnh tuyệt vọng như là các tù binh.

 *****

2978  Hạ viện, ủy ban Committee on Internal Security, Investigation of Students for a Democratic Society, Phần  7-A, 9 tháng chạp năm 1969, trang  2185-6.

2979  Writer Paley cũng không có xuất bản gì nhiều. Y thị đúng thiệt là một em bé mang tả đỏ, tự nguyện cho những lý tưởng tả khuynh: Greenwich Village Peace Center, War Resisters League, chống lại quân dịch, Allende của Chí Lợi, bọn Sandinistas của Nicaragua và đại hội 1974 World Peace Congress tại Moscow nơi mà Paley (theo như kể lại) đã tố cáo Liên xô ngăn cấm các nhà bất đồng ý kiến lên tiếng và Đại hội đã bác bỏ lời tuyên bố của y thị. Có thể.

2980  Hạ viện, ủy ban Committee on Internal Security, Investigation of Students for a Democratic Society, Phần 7-A, trang 9-10, 16 tháng chạp năm 1969,  Phụ đính A, tang vật số 1 của ủy ban, Passport Office, Department of State, trang 2317. Xem thêm: Kirkpatrick Sale, SDS, trang 592.

2981  “How the Prisoners Were Released,” Time, 15 tháng 8 năm 1969.

2982  G. Roy Levin, “Phỏng vấn Robert Kramer và John Douglas, Reclaiming our past, reclaiming our beginning,” Jump Cut, số 10-11, 1976, trang 6-8.

2983  Carl Oglesby, Ravens in the Storm: A Personal History of the 1970s Antiwar Movement, New York: Scribner, 2008, trang 285-98.

2984  Bob Phillips và Artur Berg, “New Mobe’s November action: The Reds, the Doves and the Gulls,” Combat, Bộ 1, Số 30, 15 tháng 11 năm 1969. 

2985  “How the Prisoners Were Released,” Time, 15 tháng 8 năm, 1969.

2986  Vietnamese News Agency viện dẫn trong tài liệu của Louis R. Stockstill, “The Forgotten Americans of the Vietnam War,” Air Force Magazine, Tháng 10 năm 1969, Bộ  52, Số 10.

2987  CIA, FOIA, Hồ sơ EO-1995-00063, “FBIS Trends-Vietnam-Introduction: Paris talks,” 6  tháng 8 năm 1969.

2988  Trung tá Hải Quân John S. McCain III, U.S. Navy, “How the POW’s Fought Back,” US News & World Report, 14 tháng 5 năm 1973.

2989  Stuart I. Rochester và Frederick Kiley, Honor Bound, American Prisoners of War in Southeast Asia 1961-1973, Annapolis: Naval Institute Press, 1999, trang 373; Oriana Fallaci, “Two American POWs,” Look Magazine, 15 tháng 7 năm 1969.

2990  James Banerian và ủy ban Vietnamese Community Action Committee, Losers Are Pirates: A Close Look at the PBS Series “Vietnam: A Television History,” Phoenix: Tiếng Mẹ Xuất bản, 1984, trang  227.

2991  FBI, FOIA, Weather Underground. Nguồn tin chính là phúc trình Đương nhiệm SAC Chicago gởi Giám đốc, “Foreign Influence-Weather Underground Organization,”  20 tháng 8 năm 1976, trang  284.

2992  Bethanne Kelly Patrick, “Seaman Apprentice Douglas Hegdahl: Young Seaman’s Remarkable Memory Brought Home News of Fellow POWs,”  Military.com

2993  Sale, SDS trang 414; cũng được nêu ra trong FBI, FOIA, Weather Underground. Nguồn tin chính là phúc trình Đương nhiệm SAC Chicago gởi Giám đốc, “Foreign Influence-Weather Underground Organization,”  20 tháng 8 năm 1976, trang 2-3.

2994  FBI, FOIA, Weather Underground. Nguồn tin chính là phúc trình Đương nhiệm SAC Chicago gởi Giám đốc, “Foreign Influence-Weather Underground Organization,”  20 tháng 8 năm 1976, trang 284-285.

2995  Tài liệu điện tử FBI, FOIA, Weather Underground, gồm có: FBI, FOIA, Weather Underground. Nguồn tin chính là phúc trình Đương nhiệm SAC Chicago gởi Giám đốc, “Foreign Influence-Weather Underground Organization,”  20 tháng 8 năm 1976, trang 181-182 ghi chú 48.

2996  FBI, FOIA, Weather Underground. Nguồn tin chính là phúc trình  Đương nhiệm SAC Chicago gởi Giám đốc, “Foreign Influence-Weather Underground Organization,”  20 tháng 8 năm 1976, trang 109, 286.

2997  FBI, FOIA, Weather Underground. Nguồn tin chính là phúc trình  Đương nhiệm SAC Chicago gởi Giám đốc, “Foreign Influence-Weather Underground Organization,”  20 tháng 8 năm 1976, trang 286.

2998  FBI, Oklahoma City, interview of [VIẾT LẠI] 2, 15 and 16 tháng chạp năm 1970, trang FD-302,  28 tháng chạp năm 1970.

2999  Stuart I. Rochester và Frederick Kiley, Honor Bound, American Prisoners of War in Southeast Asia 1961-1973, Annapolis: Naval Institute Press, 1999, trang 374-5.

3000  Stuart I. Rochester và Frederick Kiley, Honor Bound, American Prisoners of War in Southeast Asia 1961-1973, Annapolis: Naval Institute Press, 1999,  trang  376-7.

3001  FBI, Dallas, phỏng vấn [VIẾT LẠI], 31 tháng 8 năm 1970, trang FD-302, 2 tháng 9 năm 1970.

3002  FBI, Dallas, phỏng vấn [VIẾT LẠI], trang FD-302, 1 tháng 9 năm 1970;  phúc trình FBI, Dallas, chỉ một đoạn, DL 100-12009, [sau tháng chạp 1969], trang 2 (được chụp lại với số 17 trong toànb bộ).

3003  Hạ viện, Phúc trình về Restraints on Travel to Hostile Areas: Hearings before the Committee on Internal Security, Quốc hội Nhiệm kỳ 93, Khóa 1, 1973, trang 4-5 nêu ra trong Rothrock Divided… trang 188-96 ghi chú 11.

3004  “Band of Traitors; Rep. Scherle Assails POW Liaison Group,” Washington Evening Star, 11 tháng 6 năm 1970; FBI, Norfolk, Phỏng vấn [VIẾT LẠI], 26 tháng 6 năm 1970, trang FD-302, 30 tháng 6 năm 1970; FBI, Norfolk (NF-100-6833),phân đoạn, LHM,  [trước tháng 10 năm 1969]; FBI, Dallas, Phỏng vấn [VIẾT LẠI], 31 tháng 9 năm 1970, trang FD-302, 1 tháng 10 năm 1970.

3005  “Family in Waterford Awaits POW Return,” The Pontiac Press, 29 tháng giêng năm 1970 nêu ra trong FBI, Detroit, LHM, “Re: COLIFAM,” 13 tháng 11 năm 1970.

3006  “Family in Waterford Awaits POW Return,” The Pontiac Press,  29 tháng giêng năm 1970 nêu ra trong FBI, Detroit, LHM, “Re: COLIFAM,” 13 tháng 11 năm 1970.

3007  Stuart I. Rochester và Frederick Kiley, Honor Bound, American Prisoners of War in Southeast Asia 1961-1973, Annapolis: Naval Institute Press, 1999, Phụ đính 3, trang 604.

3008  Một danh sách các tù binh đã trở về hay đã vượt ngục có tại Phụ đính số 3 của bài phỏng vấn của Dieffenbach (người phỏng vấn) với Thomas Hanton (người được phỏng vấn) “Vietnam: A POWs Survival Story,”  tại  http://members.aol.com/_ht_a/Pbylin/73retutn.?mtband=aOL_us

3009  “Các ghi chú của Bác sỹ Elder về lần gặp gở ngày 12 tháng 11 năm 1969 tại Đại học Hamline University, viết xuống cùng ngày.”

3010  Hồ sơ FBI, Dallas, Dallas 100-12009, Phỏng vấn với [đàn ông, sữa lại], 19 tháng 8 năm 1970, FD-302, 28 tháng 8 năm 1970; phúc trình FBI, Dallas, một đoạn, DL 100-12009, [trước tháng chạp 1969], trang 2 (sao lại như là trang 17 trong toàn bộ).

3011  FBI, Norfolk, Phỏng vấn của [SỮA LẠI ~ REDACTED], 26 tháng 6 năm 1970, FD-302, 30 tháng 6 năm 1970.

3012  Vanderbilt Television News Archive  http://openweb.tvnews.vanderbilt.edu/1969-10/1969-10-27-ABC-3.html

3013  http://www.pownetwork.org/bios/s/s132.htm

 

3014  Craig Howes, Voices of the Vietnam  POWs: Witnesses to Their Fight, New York: Oxford University Press, 1993, trang 131.

3015  Craig Howes, Voices of the Vietnam POWs: Witnesses to Their Fight, New York: Oxford University Press, 1993, trang 211-15.

 *****

One Response to “Roger Canfield’s Americong #62”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #62 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.