Roger Canfield’s Americong #72

image002

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

******************************************************

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

 

*****

– Bộ II –

Chiến thắng ngoài trận chiến 

Thua tại Mặt trận thứ nhì ở quốc nội Hoa Kỳ

Từ Tết Mậu Thân 1968 tới các vụ dội bom tháng chạp 1972

      Phần 5 –  1970

 72. Debutants: COLIFAM, Weiss, Dellinger and Le Duc Tho.

73. Jury Convicts Chicago Conspirators: Wives Tour Communist Capitols.

Venceremos, Weathermen, and Mad Bombers.

74. POW Families Appeal to Vietnamese, COLIFAM, Attorney General.

75. Antiwar Activists Meet Vietnamese: Stockholm, Hanoi, Vientiane, Paris: POW Families, Drop Dead.

76. Nixon Violates North Vietnam’s Cambodian Sanctuary.

77. Students Killed at Kent State and Jackson State.

78. Organizing GIs and Deserters.

79. Huston Plan: Potential… Foreign-Directed Intelligence, June 1970.

80A. Congress “Finds” the “Tiger Cages” July 2, 1970.

80. Jane’s F— The Army Tour of Military Bases.

81.Eldridge Cleaver’s Cavalcade in Hanoi and Beyond.

82. Operation RAW (Rapid American Withdrawal) September 4-7, 1970.

83. Americans and Vietnamese Coordinate Fall Actions and Themes, 1970.

84. From Santa Barbara to Boston: WUO Fall Offensive 1970.

85. Fonda’s Excellent Canadian Adventures.

86. Vietnamese Dribble Out MIA/POW News, Letters, Threats to Families, November 13-24, 1970.

89.Fonda: Communism—Pray on Your Knees, Nov.-Dec. 1970.

90. Rescuing POWs: The Son Tay Raid-November 28, 1970.

91. Mass action, Coordination: Stockholm Conference on Indochina- Nov. 28-30, 1970.

92. South Vietnam Taking Back Villages.

93. People’s Peace Treaty.

94. COLIFAM’s Christmas 1970 Crew.

95. Influencing U.S. Public Opinion: Soviet Report, U.S. Intelligence Evaluations of 1970.

  

*****

Quân đội  Mỹ Chấm Dứt Thu Thập Tin Tình Báo Quốc Nội

Trong một bài báo đăng trên số tháng Giêng 1970 của tờ Washington Monthly, một cựu sĩ quan tình báo, Christopher Pyle, đã lên tiếng báo động bật mí về các hoạt động tình báo của quân đội nhằm chống lại phong trào phản chiến: “Quân đội Mỹ đã từng theo dõi chặt chẽ các sinh hoạt chính trị dân sự. Gần 1.000 điều tra viên mặc thường phục … vẫn theo dõi mọi cuộc biểu tình … ” 3287

Cả đám ACLU, WSP, National Mobe, CALC cùng nhiều bọn khác đã khởi tố về dân sự trong tháng 2 để cáo buộc là quân đội đã làm tê liệt khã năng hành xử các quyền quy định bởi Tu Chính Án Số Một của chúng. 3288

Pyle và những tên khác 3289  cuối cùng thì cũng sẽ nhận ra là bộ máy hành chính quân sự đã chỉ thu thập được cả đống dữ liệu vô hại cho một nhiệm vụ rất  hợp pháp là nhằm tái lập trật tự công cộng.

Thật vậy, vào mùa xuân năm 1969,  David McGifford, Luật sư Cố Vấn Trưởng của quân đội đã nói với William H. Rehnquist  tại  Bộ Tư pháp là quân đội muốn chấm dứt việc theo dõi không chính đáng về các người dân sự, nhưng Rehnquist, Chưởng Lý AG John Mitchell và Trưởng An ninh Quốc nội là Robert Mardian thì đã lại vẫn muốn tiếp tục chương trình này. 3290

Sau những tiết lộ Pyle và các tiết lộ không tốt trên báo chí, ngày 19 tháng 2 năm 1970, quân đội đã ra lệnh phải hủy bỏ mọi dữ liệu về lý lịch và phản kháng dân sự. 3291 Vào ngày 12 tháng 6 năm 1972, Alliance to End Repression (Liên minh Nhằm chấm dứt Đàn áp), một nhóm tiền phong cộng sản, sẽ đã nói với các đại biểu soạn thảo cương lĩnh của hội nghị đảng Dân chủ là quân đội Mỹ đã từng có lý lịch tới trên 28 triệu người Mỹ. 3292

Bớt được một cơ quan tình báo tính ra thì cũng không làm bớt lòng căm thù của  bọn Hà nội, bọn gián điệp Mỹ của chúng cùng giới báo chí hay ít ra khiến chúng bớt công khai hợp tác với kẻ thù.

Giáo sĩ “Thiên Chúa Giáo” căm ghét kẻ thù của họ: Đế Quốc Tư Bản

Vào tháng giêng năm 1970, tổ chức Clergy and Laity Concerned  phổ biến một tuyên bố cho biết họ đã tìm cách “không chỉ để kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhưng là một cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ … trên khắp hang cùng ngõ hẻm toàn thế giới … Nhiệm vụ của chúng tôi là gia nhập với những người đang căm hận và thù ghét … sức mạnh của các đại công ty thương mãi …. ” 3293

Tại Sài Gòn, Jean Pierre Debris và Andre Menras, thành viên của French Red Youth International Cooperation Mission ~ Phái bộ Hợp tác quốc tế của Giới Trẻ Đỏ, 3294 đã leo lên đầu của một tượng tưởng niệm người Thủy Quân Lục Chiến VNCH trên Quảng trường Lam Sơn, giương cờ Việt Cộng ra và thả tung 6.000 tờ truyền đơn kêu gọi Mỹ rút quân ngay lập tức và lật đổ chế độ Thiệu. 3295 Debris và Menras đã bị bắt giữ, truy tố, kết án và cuối cùng, lại rất là ngẫu nhiên, bị tống giam tại đảo Côn Sơn. Ngoài Hayden, Fonda và Don Luce, một trong những kẻ trong tương lai sẽ bênh vực hai tên này một cách hiệu quả nhất đã là Secours Populaire francais (Viện trợ Nhân dân Pháp). Đó là một tổ chức viện trợ y tế và nhân đạo mà trong nhiều thập niên (Sacco và ViVanzetti, Dimitrov, bọn đảng viên Cộng hòa Tây Ban Nha, Henri Martin) đã từng chỉ dành sự phẫn nộ của chúng cho những vi phạm nhân quyền riêng chỉ đối với bọn cộng sản hay cảm tình viên của chúng mà thôi. 3296 Một số lớn lãnh đạo và thành viên của tổ chức này đều là Cộng sản.

Chương 72

Bọn Khởi Xuất:

COLIFAM, Weiss, Dellinger và Lê Đúc Thọ

Phát Động COLIFAM

 

 Ủy Ban Liên Lạc với Gia Đình Tù Binh Bị Giam Giữ tại Bắc Việt

Ngày 15 tháng giêng năm 1970, Cora Weiss và David Dellinger, với tư cách đồng chủ tịch đã công khai chính thức ra mắt Committee of Liaison with Families of Servicemen Detained in North Vietnam, COLIFAM (Ủy ban Liên lạc với Gia đình Tù binh bị giam giữ ở Bắc Việt).

Các thành viên trong Ủy Ban gồm đại diện của nhiều tổ chức khác nhau như là Rennie Davis, Linh mục Richard Fernandez, Maggie Geddes, Stewart Meacham, Giáo sư Bea Seitzman, Ethel Taylor, Barbara Webster và Trudi Young. Cả WSP và AFSC đều kịp thời thông báo cho gia đình các tù binh là từ nay nơi phải liên lạc chính thức là COLIFAM. Và COLIFAM đã chuyển tiếp các thơ từ mà AFSC đã thu nhận vào đầu tháng giêng.

Tờ New York TimesAP rất cần mẫn liền tường trình là Bắc Việt đã “đồng ý” hay “chấp nhận” việc sắp xếp cho COLIFAM chịu trách nhiệm về thơ từ tù binh. 3297

Hanoi  Điều  Khiển COLIFAM

Thật vậy, từ nhiều năm nay, Bắc Việt vẫn tích cực từ chối sự giúp đỡ của Hồng Thập Tự Quốc Tế, của Bưu Điện Thụy Sĩ và cả của Bưu Điện Hoa Kỳ. Tờ Daily World  có tường thuật là theo lời của tay kỳ cựu Steve Halliwell từng tham dự tại Bratislava thì COLIFAM đã được thành lập theo chính yêu cầu của Bắc Việt. Bản Thông tin (tháng giêng) cho biết, “Ủy ban Liên lạc đã được thành lập để đáp ứng với một sáng kiến ​​từ Bắc Việt.” (Phủ nhận về pháp lý) “Dù trong bất kỳ ý nghĩa nào thì tổ chức vẫn không phải là đại diện của chính phủ Bắc Việt.”

Trong một bản giải thích, “ủy ban sẽ chỉ giao tiếp với chính phủ Bắc Việt … Ủy ban sẽ hoạt động hoàn toàn bên ngoài Chính phủ Hoa Kỳ.” Trong một bức thư gởi cho gia đình các tù binh, “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam đã quyết định sử dụng ủy ban của chúng tôi như là một đường dây liên lạc … ” 3298 Dĩ nhiên,

“Gia đình của các tù nhân đang kẹt ở giữa của một mưu đồ tuyên truyền của chính phủ (Mỹ) … nhằm kéo dài chiến tranh bằng cách làm tăng lòng hận thù đối với người Việt Nam.” Chủ trương của COLIFAM là việc trở về an toàn của các tù binh “chỉ có thể đi kèm với một quyết định … rút quân khỏi Việt Nam.” 3299

Các Tù Binh Bị Thành Con Tin Của Hà-nội và Điệp Viên Của Họ Là COLIFAM

Tất cả các tù binh đểu đã bị xem như không khác gì là những con tin của COLIFAM và Bắc Việt. Và Chính phủ Hoa Kỳ thì đang phải đàm phán với các kẻ giam giữ họ như là những con tin. Phân Bộ Hải quân có lưu ý là danh sách các tên xem ra giống y bản tên biên soạn bởi COLIFAM – (chứ không phải là do Việt cộng liệt kê). “Hành động của Bắc Việt … là một thủ đoạn tuyên truyền rõ ràng nhằm tăng cường khã năng đáng tin của những tên đang chống đối quan điểm của Hoa Kỳ về vụ Việt Nam.” Tuy nhiên, Hải quân Mỹ sẽ không cản trở các tiếp xúc, 3300 cho dù gì đi nữa.

Weiss Giới Thiệu COLIFAM  Và Thuyết Trình Về Những Tội Ác Chiến Tranh Của Mỹ Tại Văn Phòng Quốc Hội

Cora Weiss đã mời thân nhân các gia đình tù binh tới tham dự nghe bài phát biểu của y thị vào ngày 27 tháng giêng năm 1970 tại tòa chung cư Văn phòng Cannon trong Quốc hội. Chỉ có hai người vợ cùng một con gái đã tới để nghe Weiss nói tràn giang đại hải về các hành vi tàn bạo và các vụ không tạc của Mỹ. Qua một bài phát biểu dài và trong một tài liệu phát tay được quay ‘stencil’, Weiss chỉ đã tập trung gần như hoàn toàn vào các tội ác cáo buộc cho Mỹ trước khi quay qua chỉ để đề cập phớt thôi tới vấn đề tù binh.

Các trại tù thì đều tốt đẹp và tù binh thì được đối xử rất tốt. Y thị chỉ trích ngay cả cựu tù binh Robert Frishman và Hegdahl mà đã từng bị “giam kín” mãi cho đến khi “bịa đặt” cho xong những tuyên bố về bị tra tấn và về các hoàn cảnh nghiệt ngã. 3301 Sau đó, Weiss bèn cáo buộc là Hegdahl và Frishman đã giả tạo ra các nhận xét kinh khũng … chỉ để nhằm gây ảnh hưởng khiến người dân Mỹ thêm ghét Bắc Việt mà thôi. 3302 Em gái của một tù binh tại Baltimore đã có ghi chép mọi tuyên bố này và ghi lại để lưu niệm ngay vào ngày hôm sau đó.

Một người vợ tù binh tại Minnesota có nói với FBI bà ta nghĩ COLIFAM là một công cụ của chính phủ Bắc Việt. Bà rất tức giận là COLIFAM đã có quyền tiếp xúc tự do với tù binh và có được tin tức về những quân nhân Mỹ từng bị mất tích. Các gia đình của tù binh và quân nhân mất tích đã bị từ chối không cho tiếp xúc với những người thân yêu của họ và cũng không có được tin gì về việc liệu họ đã chết hay hãy còn sống.

COLIFAM chỉ là đại diện cho một số điệp viên của Hà Nội mà thôi.

Phối hợp Giữa Quebec và Vancouver, Hội Họp Với Việt Cộng Chuân Bị Cho Tổng Công Kích Mùa Xuân, Tháng Giêng – Tháng 2 Năm 1970

Quebec

Ngày 31 tháng giêng năm 1970, một số cộng sản và chủ hòa đại diện cho những nhóm phản chiến như Chicago Peace Council (Sylvia Kushner, thuộc đảng CS Mỹ CPUSA) and bọn New Mobe (Katherine Camp, Arnold Johnson với Stewart Meacham) đã gặp bọn Bắc Việt và bọn đại diện của World Peace Conference (Hội nghị Hòa bình Thế giới) do Liên Xô kiểm soát ở Quebec, Montreal, Canada để lập kế hoạch mùa xuân 1970 cho New Mobe bằng những cuộc xung đột vào tháng 3 và tháng 4 tại Mỹ. 3303 Chương trình nghị sự sẽ đã là: những cuộc biểu tình về quân dịch, thuế má và phản chiến.

Những tên Mỹ khác tại Quebec thì có Stanley Faulkner, Joseph Crown, Pauline Rosen, Linh mục Richard Norford của New Mobe. 3304

Carlton Goodlett, Irving Sarnoff và Ron Young cũng đã đẻ ra một cuộc hội họp tại Vancouver nhân khi tham dự buổi họp World Peace Council trước đó ở Phi  châu vào đầu tháng giêng.

Vancouver: World Peace Council, Ngày 7 và 8 Tháng 2 tại Vancouver,  Gia-nã-đại  3305   

Ngày 7 và 8 tháng 2 năm 1970, World Peace Council  ~ Hội đồng Hòa bình Thế giới tổ chức một cuộc họp tại Vancouver, British Columbia, Canada do Carlton Goodlettt và Irving Sarnoff  3306 khởi xướng mà 100 tên Mỹ đã được New Mobe mời tới dự.

Đám Việt cộng tham dự thì có các tên trong đoàn đàm phán Ba-lê là Trần Công Tường và Hà Huy Oanh. Đại diện WPC đã là Krishna Menon, Mục sư Martin Niemoller và Romesh Chandra.

Hội nghị đã thông qua ủng hộ các cuộc biểu tình và đình công vào ngày 15 tháng 4, việc rút ngay lập tức các lực lượng Mỹ và một hội nghị về tội ác chiến tranh. Sau đó New Mobe đã gian dối tuyên bố “Hội nghị đã có tính cách lịch sử vì đây là lần đầu tiên mà các đại diện của chính phủ Bắc Việt đã gặp gỡ với các công dân Mỹ …”. 3307

Sự kiện vài quân nhân Mỹ quả đã hành động một cách tàn bạo lại đã càng không giúp được thêm gì cả.

Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Tại Sơn Thắng: Chiến Tranh, Tội Ác Và Hình Phạt

Theo Gary D. Solis, tác giả của Son Thang: An American War Crime thì: “Không thể chối bỏ là đã có hàng triệu lần quân nhân Mỹ đã đi tuần tra và tiếp xúc với thường dân Việt Nam mà không có gì xẩy ra”.

Nóng Bức, Kiệt Sức, Dơ Dáy và Tức Giận

Ấy vậy, những hành vi gây tội ác chiến tranh của một vài quân nhân Mỹ, dù không thường xuyên, đã khiến dân làng xa cách họ. Xã Sơn Thắng nằm trong khu bị xếp loại là “Arizona Territory,” tức là vùng của Việt Cộng, nơi Trung đoàn  7 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ phải đi tuần tra ngày đêm và các đại đội đã phải luân phiên thay nhau hành quân mổi lần kéo dài đến chín mươi ngày nào là bị mất ngủ, nào là thiếu ăn và dơ dáy dưới cái nóng 100 độ vùng nhiệt đới ngột ngạt mà làm kiệt sức người rất nhanh.

Các Du Kích Quân

Trong số dân địa phương, có nhiều người đã là du kích quân. Các bà lão thì đi chôn mìn bẫy. Trẻ em thì bị dùng làm mồi nhử để phục kích quân đội. Trung tá Jim King từng mô tả vấn nạn, “Trong cuộc chiến không ranh giới này, nơi ta không thể phân biệt được giữa ai là bạn, ai là thù và ai thì trung lập, và nơi mà chính phụ nữ và trẻ em lại đã thường đi đặt bẫy mìn … ‘, thì khái niệm nhằm giảm thiểu số thương vong dân sự’ đã được thi hành tại chiến trường, dù đúng hay sai … là phải bắn hạ bất cứ gì mà nhúc nhích vào ban đêm … ” 3308

Vào ngày 12 tháng 2 1970, chín quân nhân của Đại đội B, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 7 Thủy quân Lục chiến Mỹ đã thiệt mạng khi bị phục kích ròng rã bằng súng cối và M-79 trong khi đang đi hành quân trong khu vực bất an bao quanh làng Sơn Thắng 4 gồm toàn là nhà tranh ở phía nam Đà Nẵng.

Nội vụ khởi đầu với một thiếu phụ đang dẫn một em bé thì tự nhiên bỏ chạy đi để dụ các quân nhân theo lọt vào một cuộc phục kích. 3309 Hai ngày sau, vào ngày 14, một du kích Việt Cộng chỉ 11 tuổi đã bị bắt. Ngày hôm sau, vào ngày 15 tháng 2, Thủy quân lục chiến đã giết chết một nữ Việt Cộng có mang vũ khí. Hai ngày sau đó, vào ngày 17, một đứa trẻ đã dụ một đội đi tuần lọt vào một cuộc phục kích khiến hai Thủy quân lục chiến thiêt mạng. 3310 Và vào sáng 19 tháng 2 năm 1970, một bẫy mìn đã cướp đi Binh nhất Pfc. Richard Whitmore trong Đại đội B mà mọi người đều rất yêu mến, nhưng vẫn không tìm thấy được địch đang ở đâu. Toàn thể binh sĩ đều sôi sục lòng đầy căm thù.

Chuyền tuần tra để phục hận

Chỉ sau chạng vạng tối hôm đó, một đội tuần tra năm người – Hạ sĩ Lance corporal Randall Dean Herrod, Binh nhì Michael A. Schwarz, Binh nhất Pfc. Thomas R. Byrd, Binh nhất Pfc. Michael S. Krichten và Binh nhất Pfc. Samuel A. Green, Jr đã lên đường phục kích đêm.

Các Thủy quân lục chiến đã vô làng Sơn Thắng 4 và tuần tự giết chết 16 phụ nữ và trẻ em.

Các nạn nhân đã là: một người 50 tuổi, một người mù 20 tuổi, một 16 tuổi cùng bé 5 tuổi, một phụ nữ 43 tuổi, một cậu bé 12 tuổi, hai bé gái 10 tuổi và hai bé trai – 1 tuổi và 3 tuổi – cùng với sáu thiếu phụ và trẻ em.

Họ là Nguyễn Thị Anh 50 tuổi, Lê Thị Nguyên, mù 20 tuổi, Nguyễn Thị Ngọc 16 tuổi, Nguyễn Thị Trịa 5 tuổi, Lê Thị Lâm 43 tuổi, Dương Đông 12 tuổi, Ngô Cẩm 10 tuổi, Nguyễn Thị Liêm 10 tuổi, Ngô Miên 5 tuổi, Ngô Cu 3 tuổi, Nguyễn Thị Và 40 tuổi, Huỳnh Thị Nhân 12 tuổi, Võ Hải 6 tuổi, Võ Khương 10 tuổi, Võ Thị The 50 tuổi, Võ Thị Minh 5 tuổi.

Cuộc điều tra được tiến hành ngay lập tức

Cuộc điều tra liền ngay sau đó đã không tìm thấy được bằng chứng là toán tuần tra đã từng bị địch tấn công. Những người vô tội không vũ khí đã bị giết hại . Vài kẻ trong số đó đã có thể là Việt Cộng – như theo lời của các giới chức địa phương Nam Việt  3311 – nhưng tất cả đều không hề có mang vũ khí. Cho dù là thường dân hay tù binh thì mọi người tay không phải được tôn trọng bảo vệ.

Thiếu tá Dick Theer mô tả là làng Sơn Thắng về đêm “cực kỳ thù địch. Những người dân trong làng đó là những cán bộ VC … và họ hỗ trợ tích cực các lực lượng địch”. 3312 Một nhân chứng bên công tố tên Lê Thị Thương sẽ làm chứng và khai là đứa con trai đã bị giết là Việt Cộng, một người khác thì từng ở tù, một người khác đã là thành viên của một mặt trận VC và một người còn lại đã đang là du kích VC. 3313 Tuy nhiên, chính cuộc điều tra đầy thiện cảm của Theer mới  đã gợi được sự chú ý của giới thẩm quyền cao cấp hơn.

Tới tháng 9 thì bốn tòa án quân sự đã cùng thỏa thuận miển tố Binh nhất Pfc. Krichten để đánh đổi lấy lời khai chứng của y. Trong số bốn bị can: Schwarz và Green bị tuyên án có tội. Binh nhì Herrod và Byrd đều đã được tha bổng.

Oliver North và James Webb: Các Nhân Chứng về Cá Tính

Lời khai chứng của Oliver North là Herrod đã từng cứu mạng ông đã giúp Herrod được tha bổng.

James H. Webb, mà sau này sẽ là Bộ Trưởng Bộ Hải quân cũng như là Thượng nghị sĩ Mỹ đã tranh đấu để thay đổi cái quyết định sa thải khỏi quân đội vì lý do bất xứng của Green nhưng tiếc là đã quá trể không ngăn chận được Green phải tự tử. Webb đã kêu gọi và biện hộ cho một phán quyết khoan hồng. Green chỉ đã có mặt tại Việt Nam mới có 11 ngày, có mực độ trí tuệ thấp và Đại đội B của đương sự đã từng bị “ba cuộc đụng độ trực tiếp mà trong đó đã có phụ nữ và trẻ em tham dự.” 3314

Triệu Chứng Kiệt Lực Vì Chiến Trận

Oliver North có lập luận: “Chỉ những ai từng đã thực sự chiến đấu thì mới có thể đánh giá cao được những áp lực mà Herrod đã phải chịu đựng.” 3315 Tiến sĩ Hayden Donahue, một bác sĩ tâm thần, đã chẩn đoán là Herrod bị triệu chứng “kiệt lực vì chiến trận  ~ battle fatigue” khi nội vụ giết người xẩy ra. Herrod và những người khác – thì đã từng có kinh nghiệm chiến đấu dạn dày và từng phải đối mặt với cái chết ngày này qua ngày khác. Donahue giải thích là ngay vào lúc đó, bản năng đã thay thế cho lý trí. 3316

Triệu chứng kiệt lực vì chiến trận  ~ battle fatigue thường đi kèm với mệt mỏi về thể xác do phải hành quân nhiều giờ trong những điều kiện nóng bức, ẩm thấp và khắp đầy côn trùng chỉ với những lần được ngủ thất thường ngay trên mặt đất cứng hay cả đất ẩm ướt. “Quý vị không còn như là một người dân sự đang ở Mỹ  hay đang ngồi tại quầy ‘bar’ rượu trong khách sạn ở Sài Gòn.” 3317 Lời chứng về tâm thần này đã đặt ra những nghi vấn như là về yếu tố luật định mens rea ~ cố tình của một bị can  trong khi đang chiến đấu.

Các Quy tắc về Đạo đức và Chiến tranh

Dù sao, bất cứ ai mà đã phạm các tội ác thì cũng đã vi phạm mọi tiêu chuẩn đạo đức của con người, kể cả các quy tắc về chiến tranh. Các thủy quân lục chiến đó đều bị truy tố như những ai khác mà đã bị tìm thấy phạm các tội ác chiến tranh. Trong số hai mươi bảy Thủy quân lục chiến bị kết tội giết người và các tội phạm khác trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì đa số đã bị tuyên án y như những người dân sự đã phạm những tội tương tự ở quê nhà, 3318 một thời kỳ mà tiêu chuẩn đã luôn luôn là tuyên án nhẹ và chuyên chú hy vọng vào việc cải hóa sau đó.

Thăm Dò của Perot: Không Thể Nào Tin Hà-nội và Các Đám Phản Chiến

Vào tháng 2 năm 1970, tổ chức United We Stand của Ross Perot đã thuê Viện Gallup làm một cuộc thăm dò về các nhóm chủ hòa và về cách đối xử của Cộng sản đối với binh sĩ Hoa Kỳ .

Độ 51% cho rằng các nhóm chủ hòa đã không hề phản ảnh được trung thực tình hình tại Việt Nam. Cứ 10 người thì 6 người đã tin là Nam Việt sẽ bị bức tử hay sẽ trở thành một nhà tù nếu Mỹ rút lui. 3319

Trong số 68% những người đã nghe hay đã đọc về đề tài tù binh đã bị đối xử ra sao thì chỉ có 7 %, cứ 1 trong 9 người, thì chỉ mới tin là các tù binh đã được “đối xử tốt”. Trong số có ý thức thì họ đã tin là đã có những hành vi ngược đãi đặc biệt xảy ra: 77% tù binh bị cấm viết thư cho gia đình; 61% bị đau khổ vì biệt giam, 60% bị tra tấn, 46% bị bỏ đói, 33% thì bị xử tử. Chỉ có 2% nói là các tù binh không hề bị như vậy.

Một cách thật kỳ lạ, các chính khách lãnh đạo Mỹ quả đã không hề hiểu được luồng công luận này và do đó, Hà Nội đã lợi dụng được tình hình này.

Vào Lúc Khởi đầu: Việt Cộng Muốn Mang Công Luận Mỹ Vào Các Cuộc Hòa Đàm Bí Mật Ba-lê

Ngày  21 tháng 2 năm 1970, các cuộc đàm phán bí mật tại Ba-lê đã bắt đầu  giữa Henry Kissinger và Bắc Việt. Sau buổi ăn trưa, Kissinger và Lê Đức Thọ đã có những trao đổi hăng say với nhau. Kissinger có đề nghị là Thọ không nên đưa vấn đề công luận Mỹ vào các cuộc đàm phán.

Thọ: “Chúng tôi phải đề cập tới nó”.

Kissinger: “Chúng tôi sẽ lo phần dư luận Mỹ, quý vị thì lo dư luận Bắc Việt đi”.

Thọ: “Được rồi, nhưng chúng tôi cũng phải đánh giá công luận Mỹ mà thôi”.

Sau đó, Larry Berman, sử học gia chuyên chú về các cuộc đàm phán, đã tường trình là Thọ đã liên tục nêu ra “công luận, bất đồng chính kiến​​ hay các lịch trình của Quốc hội … Phong trào phản chiến là một trong những đồng minh quan trọng nhất của họ và y ta cũng đã biết điều đó.” 3320

Vào tháng 4, Lê Đức Thọ nói với Kissinger là số người Mỹ muốn rút quân ngay lập tức gần đây đã tăng từ 21 % đến 35 %. Kissinger có cảm giác là mình “bị nằm giữa, trên thì là búa tạ phản chiến và dưới là đe Hà Nội.” 3321

Vài tuần sau đó, trong một cuộc họp lúc tháng 3 với Ellsworth Bunker, Đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam, Tổng Thống Thiệu có nói với Bunker, “Mục tiêu chính của Hà Nội vẫn có tính cách tâm lý hơn là quân sự, chúng đang cố gắng gây ảnh hưởng đến dư luận thế giới tự do và Mỹ.” Bắc Việt đã là một xã hội bưng bít và là một nhà nước độc tài, giới truyền thông Mỹ không thể nào hiểu được công luận ở đó và do đó không có được một chút ảnh hưởng gì đối với cuộc chiến đang xẩy ra. 3322

Có lẽ một phản ảnh khác của người dân thường thì chính là qua bồi thẫm đoàn.

*****

3287  Christopher H. Pyle, “CONUS Intelligence: The army Watches Civilian Politics,” Washington Monthly, Tháng Giêng 1970; Robert O’Harrow phỏng vấn Chris Pyle, “No Place to Hide,” PBS, http://americanradioworks.publicradio.org/features/noplaceto hide/pyle.html

3288  Ralph Michael Stein, Laird v. Tatum: The Supreme Court and a First Amendment Challenge to Military Surveillance of Lawful Civilian Political Activity, School of law, Faculty Publications, Pace University 1973 tại http://digitalcommons.pace.edu/lawfaculty/285.

3289  Paul Cowan, Nick Egelson và Nat Hentoff,  State Secrets: Police Surveillance in America (New York: Holt, Rinehart, and Winston, 1974), trang 13.

3290  Robert O’Harrow phỏng vấn Chris Pyle, “No Place to Hide,” PBS, http://americanradioworks.publicradio.org/features/noplaceto hide/pyle.html

 

3291  John P. Finnegan, Military Intelligence, đúc kết bởi Romana Danysh, loạt Army lineage series, Center of Military History, United States Army, Washington, D. C., 1998 Chương 9: Vietnam and Beyond, trang 163. http://www.history.army.mil/books/Lineage/mi/ch9.htm

3292  Tiểu ban Thượng viện Senate Internal Security Subcommittee, các Phiên Điều trần, The Nationwide Drive Against Law Enforcement Intelligence Operations, phần  2, 14 tháng 7 năm 1975, trang 115.

3293  Information Digest, Bộ XIII, Số #6,  21 tháng 3 năm 1980, trang 86.

 3294  “First foreigner granted Vietnamese citizenship,” tại  http://vietnamese language.wordpress.com/2011/06/first-foreign…

3295  “Frenchman  interned in Nam speaks on ‘Thieu prisoners’, Jambar, Youngstown State University,  2 tháng 11 năm  1973, trang 5.

3296  Observatoire de l’action humanitaire, “Secours populaire français (French People’s Aid),” www. Observatoire-humanitaire.org/fusion.php?1=GB&id=2

 

3297  “Foes of War Form Group to Forward Letters to P.O.Ws,”  New York Times, 16 tháng giêng năm 1970;  “Antiwar Group Seen as Liaison to U.S. POWS,” AP, San Diego Union, 19 tháng giêng năm 1970.

3298  Richard Fernandez (CALC), Stewart Meacham (AFSC) và Ethel Taylor tuyên bố với gia đình các tù binh, COLIFAM, không tựa, không ngày tháng.

3299  “Ready to Assist POW Families,” Daily World, 19 tháng giêng năm 1970; News Release, COLIFAM, 15 tháng giêng năm  1970; Information Sheet, COLIFAM không ngày tháng; Functions of the Committee.

3300  D.H. Chinn tuyên bố với Vợ và Cha Mẹ của binh sĩ Hải quân, 21 tháng giêng năm 1970.

3301  FBI, Norfolk, phỏng vấn với [Bị kiềm duyệt], 11 tháng 6 năm  1970, FD-302,  22 tháng 6 năm 1970; FBI, Baltimore, phỏng vấn với [Bị kiềm duyệt], 16 tháng chạp năm 1970, FD-302, 19 tháng chạp năm 1970.

3302  “A Chosen Few Tread a Productive Path,” Virginian-Pilot, 26 tháng 6 năm 1970.

3303  Hồ sơ của Ủy ban Max Friedman Lawyers Committee gởi cho tác giả.

3304  HISC, Staff Study, Subversive Involvement in the Origin, Leadership and Activities of the New Mobilization Committee to End the War in Vietnam And Its Predecessor Organizations, 1970, trang 34, 35, 47-48.

3305  FBI Information Digest Special Report on VVAW,  25 tháng 8 năm  1972 được nêu ra bởi Fedora tại FreeRepublic.comhttp:/http://www.wintersoldier.com/staticpages/index.php?page=InfoDigestonVVAW;

British Columbia Peace Council, Library of University of British Columbia, Hộp 8-11a, có phần liên hệ  World Peace Council: Conference Vancouver 1970.

3306  HISC, Staff Study, Subversive Involvement in the Origin, Leadership and Activities of the New Mobilization Committee to End the War in Vietnam And Its Predecessor Organizations, 1970, XII-XIII.

3307  “Vancouver Peace Conference,” New Mobilization Committee West, Bản tin Newsletter  số 4, 13 tháng 2 năm  1970 nêu ra trong HISC, Staff Study, Subversive Involvement in the Origin, Leadership and Activities of the New Mobilization Committee to End the War in Vietnam And Its Predecessor Organizations, 1970, trang 48.

3308  Trung tá Jim King, Điều 32 trong Báo cáo Tạm cho Cấp Chỉ Huy, Thủy quân lục chiến, 18 tháng 4 năm 1970 được nêu ra trong sách của Gary D. Solis, Son Thang: An American War Crime, New York: Bantam, 1998, trang 114 ghi chú 17.

3309  Gary D. Solis, Son Thang: An American War Crime, New York: Bantam, 1998, trang 165.

3310  Nhật ký Hành Quân của 1/7, Thứ tự ngày tháng bộ Chỉ huy, Tháng 2 năm 1970 mục số 171315H,  trang 20; 151115H, trang 19; 141620H, trang 18; được nêu ra trong sách của Gary D. Solis, Son Thang: An American War Crime, New York: Bantam, 1998, trang 163.

3311  Được viện dẫn trong sách của Gary D. Solis, Son Thang: An American War Crime, New York: Bantam, 1998, trang 87 ghi chú 27

3312  Gary D. Solis, Son Thang: An American War Crime, New York: Bantam, 1998, trang 107.

3313  Gary D. Solis, Son Thang: An American War Crime, New York: Bantam, 1998, trang 163-164.

3314  James H.  Webb, “The Sad Conviction of Sam Green: The Case for the Reasonable and Honest War Criminal,” Res Ipsa Loquitar, Georgetown University Law School, trang 26 (Mùa Đông) 1974): trang 11 viện dẫn trong sách của Gary D. Solis, Son Thang: An American War Crime, New York: Bantam, 1998, trang 320.

3315  Tác giả Gary D. Solis đã nêu nghi vấn trong sách, Son Thang: an American War Crime, Annapolis: Naval Institute Press, 1997, trang 247.

3316  Gary D. Solis, Son Thang: an American War Crime, Annapolis: Naval Institute Press, 1997, trang 247

3317  Theo lời của Armond Noble, Army Signal Corps, trong khi phục vụ tại Việt Nam kể với Time magazine Westinghouse Broadcasting.

 3318  Tướng Chỉ Huy của Sư đoàn 1 TQLC gởi  II MAF Da Nang, Fleet marine Forces, dành riêng để Chỉ huy Commandant, Marine Corps, Specat Marine Corps đọc mà thôi, Daily Report #2, 27 tháng 2 năm 1970 nêu ra trong sách của Gary D. Solis, Son Thang: an American War Crime, Annapolis: Naval Institute Press,1997; Robinson O. Everett, điểm sách của Solis, Did Military Justice Fail or Prevail? Michigan Law Review, Bộ 96, Số 6, Tháng 5 năm 1998   http://www.law.duke.edu/lens/publications/050698.html

3319  Tù binh Mỹ Trong Chiến Trận tại Đông Nam Á, Tiểu ban Subcommittee on National Security Policy and Scientific Developments of the Committee on Foreign Affairs, Hạ viện, Nhiện kỳ 91, Khóa 2, 29 tháng 4, 1 và 6 tháng 5 năm 1970, trang 128-30.

3320  Larry Berman, No Peace, No Honor, trang 66-67

3321 Henry Kissinger, Whitehouse Years, Boston: Little Brown, 1979, trang 444, 260-261 nêu ra trong sách của Rothrock Divided… , trang 282-283.

3322  Larry Berman, No Peace, No Honor, trang 71-72.

*****

One Response to “Roger Canfield’s Americong #72”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #72 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.