Roger Canfield’s Americong #90

image002

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

******************************************************

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

 *****

Chương 90

Giải Cứu Tù Binh: Cuộc Đột Kích Sơn Tây

28 Tháng 11 Năm 1970

 

 Rất sớm rạng sáng ngày 28 tháng 11 năm 1970, một lực lượng 101 cảm tử quân phối hợp chung giữa Không quân và Bộ Binh đã nhảy trực thăng xuống vào một trại có tháp canh bao quanh ở Sơn Tây, chỉ cách có 23 dặm về phía tây của Hà Nội.

Một Việt Cộng hồi chánh đã cho biết có những tù binh ở đó và các không ảnh trước đó cũng đã xác nhận sự hiện diện của họ nơi đó, nhưng trại lại trống rỗng vào ngày cuộc tấn công xẩy ra. Trại đã được dọn sạch vào ngày 14 tháng 7 khi  dự đoán sẽ có lũ lụt hàng năm trong tháng 8 của sông Hồng. Thật vậy, một năm sau đó, vào năm 1971 trong tháng 8 và tháng 9, tại vùng đó nhiều công trình dùng để kiểm soát lũ lụt đã phá hủy cùng nhiều công trình ngăn chận nước lũ cũng như ít nhất  thì cũng có một trung tâm trang bị hỏa tiển phòng không cũng bị tàn phá. 3684

 

Bị Lộ Hay Tình Báo Quá Bết?

Mặc dù kế hoạch đã được xúc tiến rất ư là bí mật, ngay cả đối với Tổng thống, 3685 đã có một suy luận hoang tưởng và sai lầm là chi tiết về an ninh bí mật đã bị lộ. Một ví dụ, Edward J. Emering khi viết quyển “Orders, Decorations and Badges of the Socialist Republic of Vietnam” (Quân Lệnh, Huy Chương và Phù hiệu của CHXHCN Việt Nam) đã cho biết,

Mọi người đã tin (nhưng không được xác nhận) rằng Huy Chương Sao Vàng đã được trao cho Tướng Trần Bá Thành của Quân Đội Nhân Dân, người đã từng phục vụ với tư cách một sĩ quan QLVNCH trong ban nhân viên Nam Việt của vị Thủ tướng trong thời chiến và đã từng cung cấp tin tức tình báo vô giá về cho Hà Nội.

Người ta tin là chính riêng y đã chịu trách nhiệm về vụ thất bại ở Tây Sơn khi tấn công trại tù để ráng cứu các quân nhân  Mỹ đang bị giam . 3686

Vụ đột kích Sơn Tây đã bị xem như là một thất bại về tình báo.

Ấy vậy, Bộ Trưởng Quốc phòng Melvin Laird vào tháng 12 vẫn tuyên bố, “Những tin tình báo cho cuộc đột  kích này đã rất là tuyệt vời, trừ việc uổng ra là chúng tôi đã không có được một máy chụp hình có khã năng cho thấy xuyên qua được mái các tòa nhà giam”.  3687

Tù Binh Phấn Khởi, Hà Nội và Đồng Bọn Tức Giận

Các gia đình cùng tù binh đều đã rất phấn khởi. Hàng ngàn điện tín đã được gởi tới tràn ngập Tòa Bạch Ốc ca ngợi mưu toan giải cứu này. Một cuộc khảo sát của Opinion Research Corporation (Công ty Nghiên cứu Công Luận) trong số gia đình các tù binh và các binh sĩ liệt kê mất tích trong chiến trận MIA đã cho thấy là 81% tán đổng nỗ lực giải cứu này và 84% cũng sẽ sẳn sàng ủng hộ một sứ mệnh tương tự trong tương lai. 3688

Phong trào phản chiến đã điên cuồng lên. Một người mẹ bất đồng chính kiến của một tù binh là bà Jane G. Dudley đã tuyên bố  “cuộc công kích thật dể sợ và làm tôi buồn nôn”. Bà ta sẳn sàng để “tàn phá hoàn toàn cả một quốc gia” chỉ để giải thoát con trai của mình thôi. 3689 Cora Weiss đã viết cho các gia đình tù binh là có thể sẽ không bao giờ có tù binh nào về lại được nếu Nixon còn tiếp tục những màn kịch nguy hiểm như vậy. Weiss đã soạn thảo một bản kiến ​​nghị được gửi đến các tù binh “… cách duy nhất để giúp bạn về lại nhà là phải chấm dứt chiến tranh – chớ không phải bằng những cuộc công kích cảm tử như vậy … Tổng thống của chúng ta đã ma giáo khai thác mối quan tâm sâu sắc của người dân Mỹ … Quyết  Định Tân Niên của tôi là sẽ không ngày nào mà không hối thúc chính phủ của chúng ta phải ấn định ngày 30 tháng 6 năm 1971 là …”. 3690

Ai Biết Ít Hơn?

Cora Weiss cũng đã gửi đến các gia đình tù binh một đoạn tin của Seymour Hersh, tay phóng viên của New York Times  và từng là chuyên viên bươi móc về vụ Mỹ Lai, mà theo đó y đã chê trách hết chổ nói Cơ quan Tình báo Quốc phòng DIA là đã không phân tích nổi được ngay cả những không ảnh.

Đây cũng là điều lạ vì ngay nhiều phóng viên của tờ Times như là Homer Bigart, David Halberstam, Harrison Salisbury cũng đã có nhiều khó khăn cá nhân khi ráng giải thích nhiều việc ở ngay dưới đất  trước mắt của họ. Bọn nhà báo tờ Times thì thường đã lấy tin dựa trên những lời bàn truyền miệng tại quầy rượu khách sạn Hotel Continental hay những lần thuyết trình của tên gián điệp kiêm nhà báo CS là Phạm Xuân Ẩn tại quán cà phê Givral. Dĩ nhiên, mổi lần như vậy thì Hà Nội hay điệp viên của chúng, chẳng hạn như Phạm Xuân Ẩn, đều thường cung cấp luôn cho các phóng viên cả hình ảnh và bài viết sẳn. Hersh, cũng như nhiều tên khác, đã luôn luôn được tin tưởng để giúp chuyển đăng một cách đều đặn tin từ Hà Nội ngay trên trang nhất  của tờ New York Times. Seymour Hersh sau này sẽ nhận được một giải thưởng Pulitzer nhờ những bài tường thuật về Việt Nam mặc dù y đã chưa hề bao giờ  đặt chân đến đó. 3691

Hủ Quyên Tiền Cornucopias Cookie Của Cora: 170$81 Ngân Sách Để Đi Khắp Toàn Cầu

Tới ngày 10 Tháng 12 năm 1970 thì Cora Weiss sẽ phổ biến trong nội bộ bản báo cáo tài chính dài một trang cho thấy còn lại được là 170,81$ trong tổng số  5.323,40 $ quyên được trong năm 1970 của COLIFAM . Một số lớn lần đi khắp thế giới được nêu ra ở trên và ở dưới rõ ràng là đều đã được trang trải bằng tiền không thuộc cái ngân sách của COLIFAM. Một chuyến đi về Hà Nội phải tốn độ 1.500$ cho mỗi người.

Ai Đã Trang Trải Phí Tổn Cho Các Chuyền Đi Khắp Toàn Cầu Đó?

Fernandez làm cho CALC thì cho biết có những người nổi tiếng đã chịu trả tiền. Al Hubbard của  VVAW thì lại cho biết CPUSA  (do Liên Xô tài trợ) đã phải thanh toán các hóa đơn đó. Nhiều chuyến bay đã được đặt thông qua hãng Anniversary Tours của đảng CS Mỹ nhằm giúp cho đảng tài trợ cho một số di chuyển. Một số nhân viên mật vụ Liên Xô và Rumani sau này đào ngũ có cho biết World Peace Council và Stockholm Conference (Hội đồng Hòa bình Thế giới và Hội nghị Stockholm) đã trả các hóa đơn cho việc thường xuyên đi lại trên khắp thế giới và vòng quanh vũ trụ chính trị này.

Những người khác thì nói thêm là các khoản tiền trên mặt nổi của Liên Xô đã được tẩy rửa qua trung gian của Russian Orthodox Church (Giáo Hội Chính Thống Nga Xô) để trả cho World Council of Churches (Hội đồng Thế giới của các Giáo Hội) do Liên Xô kiểm soát  cùng các hội nghị hòa bình đủ loại. Dùng tiền các tín hữu, một số giáo hội dòng chính có quy chế miển thuế như United Methodists, United Church of Christ, United Presbyterian Church và Episcopal Peace đã trao tiền trực tiếp cho các nhóm chủ hòa hay đã rửa được hàng triệu đô la qua các tổ chức được miễn thuế như là National Council of Churches, World Council of Churches cùng các chi nhánh tại Mỹ 3692 với cả luônYouth Project. 3693  Ruth Gage-Colby đã từng chỉ thị là tất cả doanh thu quảng cáo được miển thuế nhân một bữa ăn tối tổ chức để y thị thuyết trình sẽ phải được trao hết cho các hoạt động phản chiến. 3694

Thành ra cũng không có gì đáng ngạc nhiên là nhiều người đã từng nghi ngờ Cora Weiss của WSP không hề là một Nữ Hướng Đạo chỉ đang ráng đi bán kẹo bánh để gây quỹ. Y thị đã có sẳn tài sản trong Rubin Foundation của cha mình cùng các mặt trận liên hệ để tài trợ cho lý tưởng của chúng mà không qua ngân sách báo cáo bởi COLIFAM với số kết thu là 170,81$.

Bằng chứng: “Không có đủ để làm căn bản cho một đòi hỏi”

Đã có quá nhiều khói, nhiều manh mối, nhưng tiếc là lại không có lửa, không có vụ đốt nhà nào cả mà có thể gán cho COLIFAM được?

Vào tháng chạp, Phụ tá Chưởng Lý thuộc Chi nhánh An ninh Quốc nội có thông báo cho FBI là “bằng chứng khã chấp nhận hiện có … đã không đủ để để làm căn bản cho một đòi hỏi phải ghi danh theo luật  Foreign Agents Registration Act  hay để truy tố về hình sự chiếu theo Đạo Luật Logan đối với COLIFAM. Mọi văn phòng từ nay được quyền chấm dứt các cuộc phỏng vấn kế tiếp với thân nhân các tù binh đang bị giam giữ tại Bắc Việt”. 3695

Các luật sư của Bộ Tư pháp đã quyết định, “Bỏ cuộc. Bỏ nó đi. ”

Bọn địch Bắc Việt thì đã cứ tiếp tục linh tính được là Mỹ đang hèn nhát nên sẽ thất trận và rồi thế nào mình cũng sẽ chiến thắng trong tương lai.

*****

3684  Dale Van Atta, With Honor: Melvin Laird in War, Peace and Politics, Madison: University of Wisconsin, 2008, trang 211-15.

3685  Schemmer, Benjamin F. The Raid, Harper & Row, Nhà Xuất bản, 1976, trang  206-210; Gargus, John, The Son Tay Raid: American POWs in Vietnam Were Not Forgotten, Texas A&M Press, 2007, trang 249-251.

3686  Edward J. Emering, The Gold Star Order”“Orders, Decorations and Badges of the Socialist Republic of Vietnam”

http://www.vwam.com/vets/nvameds/goldstar.html

3687  Dale Van Atta, With Honor: Melvin Laird in War, Peace and Politics, Madison: University of Wisconsin, 2008, trang 215.

3688  “Son Tay Raid“,  EHistory Archive, http://ehistory.osu.edu/vietnam/essays/sontay/0012.cfm

3689  “A Letter to ‘Another Mother for Peace”,  Peace Newsletter, Syracuse Peace Council, Tháng 2 năm 1971, SPC 657, trang 2,7.

3690  Thỉnh nguyện không ghi ngày tháng . Đọc thêm: CALC, American Report, Review of Religion and American Power, 4 tháng chạp năm 1970.

3691  Peter Braestrup, Big Story, trang 521.

3692  David Jessup, “Preliminary Inquiry Regarding Financial Contributions to Outside Political Groups, by Boards and Agencies of the United Methodist Church 1977-79,” (trên giấy), 7 tháng 4 năm 1980; David Emerson Gumaer, “Apostasy: The National Council of Churches at nccwatch/articles/apostasy.htm?200815; ucc.org/aboutus/short-course/the_united_Church_of_Christ.html; Rael Jean Isaac, “Do You Know Where your Church Offerings Go?”,  Reader’s Digest, Số Tháng Giêng 1983, trang 120-125; Robert L. Wilson, Biases and Blind Spots: Methodism and foreign Policy Since World War II, tại cmpage.org/biases/; Max Friedman, Council for Inter-American Security, bản nghiên cứu thay thế khai trình với Chủ Tịch ùy ban Hạ viện Chairman of House Ways and Means Committee, Lobbying and Political Activities of Tax-Exempt Organizations, Các Phiên Điều Trần, tiểu ban Committee on Oversight, 12-13 tháng 3 năm 1987, trang 398.

3693  “Methodist Church Funding examined,” Information Digest, May 16, 1980, trang 161.

3694  Ruth Gage-Colby Testimonial Committee, thư gởi về buổi cơm tối ngày 20 tháng giêng năm 1972.

3695  Giám đốc gởi cho New York, COLIFAM IS—Misc, AIRTEL, 24 tháng chạp năm 1970; phúc trình Chicago gởi cho Giám đốc, COLIFAM IS—Misc, Sac, 16 tháng chạp năm 1970; New York gởi cho Giám đốc, COLIFAM IS—Misc, AIRTEL  29 tháng chạp năm 1970; 

 

*****

One Response to “Roger Canfield’s Americong #90”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #90 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.