Roger Canfield’s Americong #125

image002

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net

tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

******************************************************

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

 

*****

Chương 125

 

Các Trận Chiến Trong Năm 1971

Tại Baray Cambodia

 

 Ngày 1 tháng chạp năm 1971 là ngày cao điểm của một cuộc hành quân tại Campuchia tên đặt là Chenla II (Chân Lạp II) mà đã được phát động vào ngày 20 tháng 8 năm 1971 nhằm chiếm lại các vùng lãnh thổ đã từng bị hàng chục ngàn quân Bắc Việt dùng làm hậu cứ an toàn và cũng là phần lãnh thổ bị chiếm đóng bởi quân nổi dậy cộng sản Khmer.

Các lực lượng Campuchia di chuyển dọc theo Quốc lộ 6 để tấn công các lực lượng chiếm đóng Bắc Việt và đám Campuchia được chúng đở đầu là bọn Krahom Khmer (Đỏ), trong vùng lãnh thổ phía bắc và phía đông của thủ đô Nam Vang của Campuchia. Tới ngày 26 tháng 8 thì người Cam Bốt đã chiếm lại được Baray mà đã từng bị CS Việt chiếm lâu nay và vào ngày 1 tháng 9 thì cũng đã lấy lại được Kompong Thmar.

Pon, một nhân chứng tại Baray, cho biết quân Khmer Đỏ “đã ném lựu đạn [Trung cộng] vào nhà của những người từng chứa chấp người Việt Nam … Trong một số trường hợp, chúng đã giết toàn bộ gia đình đó”. Tại Baray,  lực lượng của Tổng thống Lon Nol của Campuchia đã phát hiện được 62 ngôi mộ cùng hố chôn tập thể của 180 tử thi. 4148

Những điều càng tàn tệ hơn nhiều sẽ xẩy ra sau đó.

Ngày 5 tháng 10, lực lượng Cam Bốt đã phải chiến đấu cận chiến với Cộng sản tại Phnom Santuk và tuyên bố đã chiến thắng vào ngày 25. Quá sớm. Các tiểu đoàn Campuchia gồm khoảng 20.000 với khoảng 40.000 tới 50.000 người tị nạn đã phải bỏ chạy trốn không những pháo kích và hỏa tiển Bắc Việt mà còn luôn cả súng đạn từ bọn sát nhân Cộng sản Khmer Khrom.

Ngay sau đó, bọn Khmer Khrom mà từng bị gọi một cách không chính xác là Khmer Đỏ, đã đốt và cưởng bách 400 thôn làng phải sơ tán đi khỏi nơi nguyên quán. 4149  Những chiếc cầu bị phá nổ đã khiến “hàng ngàn và hàng ngàn” người nông dân bị kẹt cứng tại chổ. Người già tàn tật cùng đám trẻ nhỏ bé tí kéo nhau lê lết dọc theo 70 cây số đường Quốc lộ 6 từ Bắc xuống Nam xuyên qua các thị trấn Kompong Thmar, Puk Yuk, Tang Krasang, Baray, Rumlong, Tang Kouk, Pa Kham và Skoun để xuôi Nam. 4150

Vào đêm 26 tháng 10, quân Bắc Việt tấn công lực lượng Cam Bốt đang bị trải mỏng dài dọc Quốc lộ 6 và đã bao vây được một tiểu đoàn. Ngày 27 tháng 10, quân đội Cam Bốt đã cố gắng phản công và bị nhiều thương vong lớn trước Sư Đoàn 9 của Bắc Việt. 4151

Trong suốt những ngày đó, quân Bắc Việt đã đổ dập pháo gồm đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly, súng cối 120 ly xuống những người dân bất lực đang bị mắc kẹt – 9.000 tại Pa Kham, 8.000 tại Tang Kouk, 12.000 tại Rumlong 4152  và có lẽ thêm tới 8.000 người tị nạn đang chạy trốn về Rumlong. John Del Vecchio có viết, “Việc tập trung của pháo binh vào mục tiêu Rumlong nhỏ bé lại còn nhiều hơn nếu so với tổng số pháo trên thành phố kiên cố Stalingrad dạo những năm 1941-1942” và cái hỏa lực bừa bãi này đã tàn sát không ít hơn là 8.000 người dân thường. 4153

Sau ba tháng cố gắng ‘giải phóng’, ngày 1 tháng chạp năm 1971 thì Bắc Việt và lực lượng Khmer Đỏ một lần nữa lại đẩy được quân đội Campuchia ra khỏi Kompong Thmar và Baray ở gần đó. Theo John Del Vecchio thì pháo binh Cộng Quân đã biến khu vực Baray thành đống đổ nát và đã giết chết cho tới 20.000 người dân thường. 4154  Những thường dân bị tàn sát hay các binh sĩ Campuchia từng anh dũng chiến đấu đã không hề được báo chí nói tới. Những vụ thất trận  khủng khiếp ở Kompong Thom, Baray, Tang Kouk, v. v. . . đã không hề được mô tả với đầy đủ chi tiết nào là thịt, xương và máu, nhưng chỉ được nói tới rất đơn giản qua sự kiện những quân nhu quân liệu như là các thiết giáp, xe vận tải và súng của người Campuchia bị bỏ rơi lại khi họ bỏ chạy để thoát thân. 4155 Hòa bình thì đã có nhưng không hề trong danh dự chút nào.

Mục CBS Evening News với Roger Mudd ngày 1 tháng chạp năm 1971 đã dành chỉ 20 giây cho vụ thảm sát của Bắc Việt tại Baray và Kompong Thmar ở  Campuchia. Thất bại của đồng minh Campuchia của Mỹ đã mới là thú vị hơn mà.

Một ngày sau vụ thảm sát của Bắc Việt tại Baray thì Harry Reasoner  của ABC dành cho nó chỉ 30 giây, Walter Cronkite của đài CBS thì 30 giây và John Chancellor của NBC thì 10 giây để tường thuật việc quân đội Campuchia chạy trốn bỏ Baray. Ngày 3 tháng chạp, Harry Reasoner của ABC dành thêm 20 giây để tường thuật cảnh người dân Campuchia chạy trốn khỏi bọn Bắc Việt. 4156

Kiểu truyền tin y khuôn của giới báo chí đều chỉ đã là các bọn chống Cộng, dù là Mỹ hay Nam Việt hay Campuchia, thì đều đã luôn luôn bỏ chạy trốn như những tên hèn nhát … người cộng sản thì đã luôn luôn chiến thắng, chúng đã luôn luôn là những người anh hùng cho dù đã có biết bao nhiêu là cả ngàn phụ nữ và trẻ thơ vô tội từng đã bị bọn chúng cố tình thảm sát.

Và nếu khi mà giới truyền tin đã chịu nói tới việc ai phải chịu trách nhiệm tàn sát  dân thường thì vào ngày 5 tháng chạp, Garrick Utley của NBC đã dành 50 giây cho một nghiên cứu của General Accounting Office, GAO (Văn phòng Tổng Kế toán) mà đã quy kết hoàn toàn con số thương vong dân sự và con số những người tị nạn tại Campuchia cho việc không tập của Mỹ. GAO đã hoàn toàn không phân biệt sự kiện pháo binh Bắc Việt tàn sát tại Baray hay bất cứ ở nơi nào khác. Dù sao thì cũng đã có được một lời giải thích cho việc GAO không hề để ý gì tới nỗi  khổ đau của nhân loại.

Thượng nghị sĩ Edward Kennedy đã yêu cầu GAO, một hình thức tôn kính của Quốc hội dành cho các dân cử của đảng chiếm đa số phiếu, nghiên cứu đề tài này. 4157 Thượng nghị sĩ Ted Kennedy đã trang trải chi phí cho báo cáo này của GAO và giới truyền tin đã ‘hồ hởi phấn khởi’ đề phồ biến nó hoàn toàn miễn phí.

Khi các binh sĩ thiếu kinh nghiệm và kém hỏa lực Campuchia phải rút lui thì Mỹ bèn không kích bọn Bắc Việt với Khmer Khrom mà lúc đó đang tăng gia áp lực vào thủ đô Nam Vang. Có độ 25.000 quân đội Nam Việt Nam đã đang chiến đấu trong các đồn điền cao su ở phía đông Campuchia. Người Campuchia quyết định thành lập một chiến tuyến tuyệt vọng cuối cùng hầu bảo vệ thủ đô Nam Vang. 4158

Ngày 7 tháng chạp, Garrick Utley của NBC đã tường trính là cộng sản đang nả hỏa tiển vào Nam Vang. Các phim hình đều tập trung vào cảnh các phụ nữ Campuchia đang cố sức bảo vệ thủ đô  … mặc nhiên có nghĩa là bởi vì bọn đàn ông hèn nhát đều đã bỏ chạy đi mất hết rồi. Utley đã không hề đề cập đến pháo binh Bắc Việt đã từng thảm sát người thường dân tại Baray chỉ vài ngày trước đó. Ở Stalingrad dạo Thế chiến II thì các người tiền nhiệm của Utley chắc chắn  đã đề cao việc phòng thủ oai hùng mà trong đó có cả các phụ nữ. Ở Việt Nam thì muốn là anh hùng thì phải là và mãi mãi là chỉ bọn Cộng sản mà thôi.

Trong biến cố này, quân đội Nam Việt đã làm giảm được áp lực trên thủ đô Nam Vang của Campuchia để giải cứu một thành phố mà nay đã bị tràn ngập bởi người tị nạn. Thảm họa từ từ tan dần đi sau khi bọn Cộng sản đã bị đẩy lui. Một bản tin ngày 9 tháng chạp của Howard K. Smith thuộc ABC đã tường thuật quân đội Nam Việt sử dụng máy bay trực thăng Mỹ đã tràn ngập một căn cứ cộng sản ở Campuchia. Một tường trình sau đó của Denis Cameron thì là về những người còn sống sót tại làng Kompong Thom.

John Chancellor của NBC đã chỉ dành có 10 giây về việc cuối cùng người Campuchia đã thành công bảo vệ được Nam Vang và Nam Việt  vừa mới chiến thắng tại biên giới. Mất vào tay Cộng Sản thì mới đáng là tin tức mà . Việc đánh bại bọn Cộng Sản thì lại không phải là tin tức đáng đề mà loan báo. Mà dù đó có quả là tin tức thì nó cũng không thích hợp để in hay truyền đi hầu phổ biến cho mọi người biết được.

Ngày 17 tháng chạp, Walter Cronkite của đài CBS và John Chancellor của NBC loan báo việc suy sụp về phòng thủ của Campuchia dọc theo [một trăm cây số] cũa Cao tốc Highway (sic) 6 và việc thiết quân luật tại Nam Vang. Vào ngày 20 tháng chạp thì Cronkite lại tuyên bố là tin tức về chiến trận tại Đông dương không được tốt. Cộng Sản đã đang bao vây quân đội chính phủ gần Nam Vang.

CBS Bob Schieffer thì phỏng vấn Giáo sư Raphael Littauer mà đã giải thích chính là việc không kích của Mỹ vào đường mòn Hồ Chí Minh mới đã tạo ra những người tị nạn. Lịch sử sẽ ghi lại các bản đồ cho thấy B-52 không tạc nơi những người tị nạn đang định cư 4159 đã không lưu ý là Mỹ đã đang nhắm vào ba sư đoàn Bắc Việt đang tiến tới và việc không tạc chỉ xẩy ra sau khi các thường dân đó đã bỏ chạy đến nơi an toàn rồi.

Mãi cho đến ngày nay, ngoại trừ bài tường thuật của John DeVecchio với tựa là For the Sake of All living Things (Vì Hồn Thiêng của Mọi Sinh Linh) thì đã luôn luôn có một sự câm lặng đến độ điếc tai về chủ trương của Bắc Việt nhằm pháo kích bừa bãi  không phân biệt vào thường dân vô tội ở Campuchia, cả vô số những sự kiện mà đã từng bị bỏ qua hay bị đánh giá thấp. Đó cũng là một sự thực rất điên đầu khiến ta á khẩu tê liệt trước sự thật là trong bao nhiêu là trận chiến lớn, bọn Bắc Việt đã từng sử dụng đại pháo bắn ngay vào thường dân trong những năm 1964, 1968, 1972 và 1975.

Dự án Project Air War của Fred Branfman nhằm bảo vệ cuộc sống bất khả xâm phạm và nguyên sơ trong sạch của các dân làng hiền hòa dọc theo đường Hồ Chí Minh thì nay thành bản tin chính vào buổi tối. Ngày 21 tháng chạp, Denis Cameron của ABC đã dành tới gần 2 phút để loan tin Bắc Việt đánh chiếm Kompong Thom, với 80% thành phố bị tan hoang và biết bao nhiêu là thương vong thường dân.

Sau khi cho thấy các hình ảnh của sự tàn phá thì tiếp theo liền là các hình của đơn vị US 7th Air Force với ngụ ý gian ác là chính Hoa Kỳ đã phá hủy Kompong Thom và tàn sát người dân ở đó. Ngày 23 tháng chạp, Garrick Utley của NBC có tường trình về khã năng của không quân Mỹ ở Campuchia mà không hề đề cập gì đến pháo binh Cộng Quân Bắc Việt. Thời gian còn lại của phần tin ngày hôm đó đã được dành cho việc chậm trễ công bố một báo cáo của quân đội Mỹ về vụ thảm sát ở Mỹ Lai , 4160 một chuyện đã quá cũ liên hệ đến số tử vong của vào độ hàng trăm thường dân, chỉ nhằm để tránh loan tin về thảm cảnh lúc đó của cả hàng chục ngàn thường dân ở Campuchia mà đã bị tàn sát.

Trong tháng chạp năm 1971, tại Hà Nội trong phiên họp thứ 20, Bộ Chính trị đã phê duyệt việc dùng chủ lực quân để xâm lược miền Nam Việt Nam với thiết giáp và pháo binh Liên Xô vào năm 1972 tới. Một Nghị quyết Trung Ương Cục Miền Nam, tướng Giáp và cả Trương Như Tảng đều cho thấy là mục tiêu chính của cuộc tổng  tấn công là vấn đề đấu tranh chính trị, “thúc đẩy phản chiến để gây chia rẻ tại Hoa Kỳ”. 4161

Rất đặc biệt là bất kể tất cả các chiến dịch tuyên truyền từ Hà Nội và New York, thì  50% tới 55 % người dân Mỹ vẫn ủng hộ chính sách của Tổng thống Nixon về Việt Nam vào cuối năm 1971. 4162  Có lẽ đó là vì đúng vào mùa Giáng sinh chăng?

*****

 

4148  Ke Pauk: Một trong những tên chỉ huy cao cấp của Pol Pot đã phải chịu trách nhiệm về vụ tàn sát nhiều ngàn người dân Kampuchia nhưng đã không hề bị xét xử. Ben Kiernan, Guardian, Thứ 5 ngày 21 tháng 2 năm 2002

http://www.guardian.co.uk/Archive/Article/0,4273,4360122,00.html

4149  John M. Del Vecchio, For the Sake of All living Things, New York: Bantam 1991, trang 472-3.

4150  John M. Del Vecchio, For the Sake of All living Things, New York: Bantam 1991, trang 418, 436

4151  “In for the Duration,” Time Monday,  20 tháng chạp năm 1971, http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,878972,00.html?promoid=googlep

4152  John M. Del Vecchio, For the Sake of All living Things, New York: Bantam 1991, trang 440, 442.

4153  John M. Del Vecchio, For the Sake of All living Things, New York: Bantam 1991, trang 435, 473.

4154  John M. Del Vecchio, “Cambodia, Laos and Viet Nam? The Importance of Story Individual and Cultural Effects of Skewing the Realities of American Involvement in

Southeast Asia for Social, Political and/or Economic Ends”, 1996 Vietnam Symposium “After the Cold War: Reassessing Vietnam”, 18 tới 20 tháng 4 năm 1996.

4155  John M. Del Vecchio, For the Sake of All living Things, New York: Bantam 1991, trang 455, 458.

4156  Vanderbilt Television News Archive,

http://openweb.tvnews.vanderbilt.edu/1971-12/

4157  Vanderbilt Television News Archive,

http://openweb.tvnews.vanderbilt.edu/1971-12/

4158  “In for the Duration”, Time số thứ hai ngày 20 tháng chạp năm 1971 http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,878972,00.html?promoid=googlep

4159  John M. Del Vecchio, For the Sake of All living Things, New York: Bantam 1991, trang 472.

4160  Vanderbilt Television News Archive, http://openweb.tvnews.vanderbilt.edu/1971-12/

4161  Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, The Easter Offensive of 1972,  Indochina Monograms, Washington DC: U.S. Army Center of Military History, 1980,  trang 157; Tang Vietcong Memoir (Hồi ký Trương Như Tảng), trang 210; được nêu ra trong tài liệu của Phillip B. Davidson, Vietnam At War: the History: 1946-1975, New York: Oxford University Press, 1991, trang 676.

4162  John M. Del Vecchio, For the Sake of All living Things, New York: Bantam 1991. 

 

*****

 

One Response to “Roger Canfield’s Americong #125”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #125 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.