Roger Canfield’s Americong #80

image002

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

******************************************************

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

 *****

Chương 80

Kế Hoặch Huston:

“Tình Báo Chìm . . . Do Ngoại Quốc Chỉ Huy”

Tháng 6 Năm 1970

 

Sau vụ đẫm máu tại Đại học Kent State trong tháng 5 năm 1970, các vụ bom nổ, các cuộc biểu tình quần chúng và những lần chiếm ngụ các khuôn viên đại học thì chính quyền Nixon đã quyết định cần phải có những hoạt động chìm mạnh mẻ hơn so với trước đó.

Ngày 5 tháng 6 năm 1970, Nixon đã triệu tập tất cả những người đứng đầu các cơ quan tình báo tới Toà Bạch Ốc. Ông đã chỉ trích họ nặng nề về sự thiếu hiệu quả trong việc cung cấp thông tin tình báo dính líu tới các phong trào phản chiến.

Cơ Quan An Ninh Quốc gia: Theo Dõi Các Liên Lạc Ở Ngoại Quốc Của Công Dân Mỹ

Ngày hôm đó, Tổng thống đã ký một bản ghi nhớ “Eyes Only ~ Chỉ Đọc” cho phép Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency, NSA) theo dõi các “thông tin liên lạc của các công dân Mỹ khi họ sử dụng những phương tiện quốc tế.” 3540  Nixon thực sự chỉ đã tái chuẩn y các hoạt động của NSA đối với các trạm chót ở ngoại quốc, MINARET chuyên phụ trách chuyển tin liên lạc của người Mỹ với các chính phủ và các điệp viên nước ngoài.

NSA đã không hề nhắm vào những người Mỹ mà đã không hề có thực hiện loại  liên lạc như vậy. “Danh sách Theo dõi” của NSA đã ghi nhận được khoảng 300 cá nhân đáng  chú ý khi theo dõi điện đàm của khoảng 168 người. Quả không có thể xem đó như là một mớ lưới mờ ám gì cả.

Báo cáo Tình báo Liên Ngành: Các Cơ Hội Ở Ngoại Quốc Trong Số Bất Đồng Chính Kiến

Một báo cáo tình báo liên ngành trong tháng 6 năm 1970 đã cho thấy: “Các lãnh tụ của những nhóm sinh viên biểu tình “khi ra ngoại quốc đều được” xem là có tiềm năng để bị tuyển dụng và tham gia vào hoạt động tình báo do nước ngoài chỉ huy”. Báo cáo cũng lưu ý “các tên phản chiến quá khích” mà “thường xuyên đi ra nước ngoài” đã được coi như “là có tiềm năng để tham gia vào công việc thu lượm tin tình báo trực tiếp cho ngoại quốc”. CIA đã tiết lộ, “… Các dịch vụ tình báo của Liên Xô và cùng khối của họ đã được thực hiện về phương diện  chính trị nhằm khai thác mọi kẻ bất đồng chính kiến ​​quốc nội ở bất cứ nơi nào mà có thể tìm ra được”.

Báo cáo này đã cho biết,

Phong trào cực đoan người da đen đã có ‘một tiềm năng đáng kể’ để bị ‘khai thác bởi các sở tình báo ngoại quốc thù địch …

Các sở tình báo cộng sản có khả năng trong việc sử dụng nhân sự, cơ sở và điệp viên để gây ảnh hưởng trong môi trường cực đoan của người da đen …

Tình trạng chia rẻ và bạo lực tại Hoa Kỳ hiện nay đang cung cấp cho các sở tình báo địch những cơ hội tuyệt vời nhất trong vòng bốn mươi năm qua”. 3541

Hoover, Giám đốc FBI đã đứng đầu một ủy ban để phát triển một kế hoạch nhằm tăng gia việc theo dõi các nhóm phản chiến.

Tổng Thống, FBI, Quân Đội: Bác Bỏ Các Điệp Vụ Tình Báo Mở Rộng

Hoover, 3542 Quân Đội 3543 và cả Nixon đều đã bác bỏ  3544 kế hoạch Huston mà đã từng bị mang tiếng trong công tác mở rộng các hoạt động tình báo nhắm vào các nhóm Panthers Black, White Hate Groups và Weather Underground. Tất cả ba mục tiêu này từng đã hãnh diện ủng hộ công khai các vụ ám sát và đặt bom. Ngày 22 tháng 9 năm 1970, Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers đã gửi một “văn kiện thảo luận” cho H.R. Haldeman ngõ ý tán đồng một kế hoạch của Hoover để âm thầm tổ chức các trạm FBI dưới danh hiệu là tùy viên pháp lý tại các tòa Đại sứ, với tên gọi là ‘Legats’, mà không cho CIA biết vì Tổng thống “không hề tin họ”. 3545

Tuy chính thức đã bị bác bỏ nhưng kế hoạch Huston vẫn được thi hành và đã được bành trướng vượt  xa ngay cả mục tiêu ban đầu. Theo Tướng Palmer, các hoạt động quân báo sau đó cũng đã được mở rộng để theo dõi nhiều tên quá khích. 3546 Christopher Pyle, kẻ đầu tiên đã báo động về việc này và cũng là chuyên gia, có tuyên bố là quân đội [ít nhất] đã ngưng mọi công tác theo dõi vào mùa hè năm 1970. 3547 Thật ra thì Quân đội quả đã thu thập được một số lượng lớn về tin tức công khai mà giá trị thì lại không có gì là đáng kể.

Nguồn Tin Tình Báo Bị Tiết Lộ

Việc cứ tiếp tục đăng báo và truyền thanh các bí mật quân sự cùng ngoại giao cũng là một nguồn tin tình báo công khai để cung ứng cho các kẻ địch ngoại quốc – thường vẫn coi như là những tiết lộ cho báo chí. Nhiều vụ như vậy đã khiến Dân biểu Richard Ichord, Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc nội từng đã phải yêu cầu CIA cho biết họ phản ứng ra sao đối với những gì được coi là bí mật nhưng lại bị đăng công khai trên báo chí về liên hệ của Campuchia với bọn Cộng sản.

Một số biện pháp tuyệt vọng nhằm chống việc lộ tin đã được thi hành.

Vào cuối tháng 11, H.R. Haldeman bèn thay mặt cho Tổng thống Nixon gọi J. Edgar Hoover. Haldeman đã muốn có một “danh sách tóm tắt về những người được biết hay là bị nghi là đồng tính trong giới báo ở Washington”. Hoover viết, “tôi có nói với ông Haldeman là tôi sẽ làm việc này sau đó ngay lập tức … không trể hơn là ngày thứ sáu”. 3548 Văn thư trả lời của Hoover đã bị tiêu hủy và cả Haldeman với Erlichman đều phủ nhận đã không hề nhận được tài liệu này. 3549 Hoover có giữ những tin tức về những người đồng tính trong các hồ sơ riêng của mình, 3550 kể luôn về các phóng viên chuyên giúp phổ biến các tin đồn sai trái của nhau. 3551

Adam Schesch Dẫn Đầu Dân Minnesota Đi Gặp Bọn Đại Biểu Việt cộng , Lào cộng và Miên cộng tại Ba-lê Trong Tháng 6 Và 7 Năm 1970

Từ 25 tháng 7 đến 2 tháng 7 năm 1970, “tên chai đá Cộng sản” Adam Schesch đã dẫn đầu một nhóm 31 cư dân Minnesota, tự phong là “một bồi thẩm đoàn” đi tiến hành một “vụ điều tra”.

Ủy ban và bồi thẩm đoàn đã gặp và trao đổi trong nhiều ngày với bọn đại diện của Bắc Việt, Việt Cộng (MTGPMN), Mặt trận Dân tộc Thống Nhất Campuchia, NUFK  và Mặt trận Ái Quốc Lào, Pathet Lào ở Ba-lê. Tên James Dennis của Ủy ban Wisconsin Committee to Stop the War đưa ra một báo cáo do Schesch viết cho Robert Kastenmeir (Dân chủ -Wisconsin) mà đã được nhập chung trong Báo cáo Quốc hội ngày 28 tháng 9. Bọn tham dự viên Mỹ và Đông Dương, trừ mụ Bình, đã không hề được liệt kê trong báo cáo của Schesch. Bọn Pháp mà có tham dự đã là Jean Chesneaux, Anneck Levy và Philippe Devillers.

Báo cáo đã thảo luận kỹ lưỡng và ủng hộ Kế hoạch 10 Điểm của MTGPQG  nhằm giải quyết cho hòa bình cùng mọi tuyên truyền chính yếu của Việt Cộng, những tuyên truyền mà đều đã bị chứng tỏ là gian dối qua những hành động trước đó cũng như là qua các sự kiện về sau này:

• MTGPQG và CPCMLT đã là những lực lượng quân sự và chính trị độc lập không hề “tuân theo chỉ thị” của bọn Cộng Sản Bắc Việt ;

• CPCMLT là một liên minh rộng lớn nhưng chỉ có 2% là Cộng sản mà thôi;

• CPCMLT chủ trương bầu cử tự do, bảo vệ phụ nữ, bảo vệ dân tộc thiểu số và tự do tôn giáo cho Thiên Chúa giáo, Phật giáo và các giáo phái khác với việc Cộng Sản Bắc Việt  sẽ “rất rõ ràng đứng ngoài trong mỗi tiến trình (hòa giải)”;

• CPCMLT chủ trương hòa giải với tất cả mọi bên kể cả các công chức cùng quân nhân Nam Việt  và không chủ trương báo thù hay trừng phạt đối với những cộng tác viên;

• CPCMLT có kế hoặch cải cách ruộng đất, đất  ruộng sẽ được phát cho người cày;

• CPCMLT muốn có một giai đoạn chuyển tiếp trong hòa bình bằng một liên minh và từng bước thống nhất trong hòa bình hai miền Bắc và Nam;

• CPCMLT tranh luận là đồng minh đã thua trận trên chiến trường, là chương trình bình định nông thôn đã thất bại và chiến thuật không kích “khủng bố” của không quân Mỹ đã đều chỉ nhắm vào dân thường;

• CPCMLT quyết đoán là rồi thì chỉ sẽ có một vài ngàn kẻ bỏ chạy trốn sau khi cuộc chiến chấm dứt  để mang theo “những va li đầy đô la Mỹ”;

• Hoàn toàn hhông có nói gì tới “cuộc tắm máu” ở Việt Nam.

Phái đoàn Hà Nội có nói với Mỹ là Sài Gòn đang giam giữ 500.000 tù nhân chính trị. 3552

Hoàn cảnh của tù nhân chính trị, dù các con số quy kết vẫn cứ luôn thay đổi, đã là mối quan tâm của Mỹ và đã có một giá trị tuyên truyền lớn đối với Hà Nội.

*****

3540 James Bamford, “Statement, NSA Lawsuit Client (of ACLU),” tại  aclu.orgsafefree/nsaspying/2347res20060116.html

3541 Báo cáo Đặc Biệt, Ủy ban Liên Ngành Interagency Committee on Intelligence (Chuyên Biệt ~ Ad Hoc), Tháng 6 năm 1970; nhiều phần quan trọng của báo cáo này đã có trong các Phiên Điều Trần Hearings, Bộ 2, trang 141-188, được nêu trong “Church Committee Report”, 25 tháng 3 đến 12 tháng 4 năm 1971, “Intelligence Coverage, Domestic and Foreign” có phần phúc trình về kỷ thuật của FBI technical (gắn dây nghe lén ‘wiretap’) và máy vi âm theo dõi các người trong các nhóm da đen với Tân tả quá khích, như là thông tin về lý lịch trong phiên họp với Richard Helms thuộc CIA, NSA’s Admiral Noel A. Gaylor và A.G. John N. Mitchell thuộc NSA. Cũng có phúc trình của Hoover báo cáo là Helm mong muốn bành trướng các điệp vụ và các lời phản đối của Hoover về nguy cơ có khã năng dư luận biết được việc này.

3543  Robert O’Harrow phỏng vấn Chris Pyle, “No Place to Hide,” PBS, http://americanradioworks.publicradio.org/features/noplaceto hide/pyle.html; John P. Finnegan, Military Intelligence, đúc kết bởi Romana Danysh, loạt Army lineage series, Trung Tâm Quân Sử  Center of Military History, Quân Đội Hoa Kỳ, Washington, D. C., 1998, Chương  9: Vietnam and Beyond, trang 163. http://www.history.army.mil/books/Lineage/mi/ch9.htm

3544  Court TV, Crime Library, “J Edgar Hoover,” “Nixon.”

3545  Văn thư thảo luận của Bộ Trưỏng Rogers gởi cho H.R. Haldeman, 22 tháng 9 năm 1970.

3546  Tướng Bruce Palmer, Jr, The 25-Year War; America’s Military Role in Vietnam, New York: Simon Schuster, 1985.

 

3547  Robert O’Harrow phỏng vấn Chris Pyle, “No Place to Hide,” PBS, http://americanradioworks.publicradio.org/features/noplaceto hide/pyle.html

3548  Phúc trình Hoover gởi cho Tolson, 4:34 PM ngày 25 tháng 11 năm 1970. Hoover cũng có thu lượm tin về cuộc sống trai gái của Martin Luther King. 

3549 LOU CHIBBARO JR., “White House disavows ‘smear’ of gay reporter: Gay Drudge Report  says  Bush  staff  leak  called  attention to ABC journalist”, Washington Blade, Thứ sáu 25 tháng 7 năm 2003.

3550  Hồ sơ của Hoover  về  Joseph Alsop gồm có “các bản sao phúc trình giữa Hoover và CIA thu băng các lần trò chuyện của Hoover với … các Chưởng Lý Herbert Brownell, Jr.…và William Rogers về chi tiết Alsop đã công nhận với CIA là y nguyên đồng tính và đã bị bọn cảnh sát Liên Xô bắt tại trận ở Moscow, 00:28 , Ngăn hồ sơ 26. http://www.lexisnexis.com/documents/academic/upa_cis/10756_FBIFileHooverOffConfFile.pdf

3551  Hồ sơ của Hoover về Richard Nixon 06:22, Ngăn hồ sơ 119, 13 tháng 6 đến 3 tháng 7 năm 1969, gồm có những ám chỉ từ Jack Anderson mà đã nhận dạng được những kẻ đồng tính cũng như là những lời chối bỏ của họ.

 3552 116 Cong. Rec. 34001-005,  28 tháng 9 năm 1970.

 *****

One Response to “Roger Canfield’s Americong #80”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #80 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.