Cuộc Chiến Việt Nam Và Hành Vi Lấn Quyền của Lập Pháp Hoa Kỳ

Cuộc Chiến Việt Nam

Hành Vi Lấn Quyền của Lập Pháp Hoa Kỳ

*****

Chuyển ngữ từ Bài Thuyết Trình dài 74 trang của GS Robert F. Turner, Doctor of Juridical Science (Tiến sĩ Luật Học), đồng sáng lập viên của CENTER OF NATIONAL LAW ~ TRUNG TÂM LUẬT QUÓC GIA tại Đại học Virginia, Phân Khoa Luật , thuyết trình trước Subcommittee on International Organizations, Human Rights, and Oversight ~ Tiểu ban về các Tổ Chức Quốc Tế,  Nhân Quyền và Giám Thị thuộc House Committee on Foreign Affairs ~ Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 4 năm 2008.

bởi Lê Bá Hùng

https://lehung14.wordpress.com/about/

*****

War Powers in the Twenty-First Century:

The Executive Branch Position

 Các Thẫm Quyền Thời Chiến Trong Thế Kỷ 21

Vị Trí Của Ngành Hành Pháp

 • • • •

A TRAGIC LEGACY OF SERIOUS HARM

TO THE CONSTITUTION AND AMERICAN SECURITY

RESULTING FROM LEGISLATIVE USURPATION

OF EXECUTIVE POWER

 

HỆ QUẢ BI THẢM XÂM PHẠM TRẦM TRỌNG

HIẾN PHÁP VÀ AN NINH HOA KỲ

HẬU QUẢ CỦA VIỆC LẬP PHÁP LẤN QUYỀN

CỦA HÀNH PHÁP  

 • • • 

Prepared Statement of

Prof. Robert F. Turner, SJD

Cofounder

CENTER FOR NATIONAL SECURITY LAW

University of Virginia School of Law

before the

Subcommittee on International Organizations,

Human Rights, and Oversight

of the

House Committee on Foreign Affairs

Thursday, April 24, 2008 • 2:00 PM

2172 Rayburn House Office Building

*****

Thuyết Trình của

Giáo Sư Robert F. Turner, SJD

Đồng Sáng Lập Viên

TRUNG TÂM LUẬT AN NINH QUỐC GIA

Phân Khoa Luật Đại Học Virginia

trước

Tiểu Ban về các Tổ Chức Quốc tế,

Nhân Quyền và Kiểm Soát

thuộc

Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện

Thứ Năm 24 Tháng 4 Năm 2998, lúc 2 giờ chiều

2172 Rayburn House Office Building

*****

Về Thuyết Trình Viên

 

image002

 

Giáo sư Robert F. Turner từng tốt nghiệp với các văn bằng tiến sĩ vể chuyên khoa và luôn cả về giáo dục tại Đại học Virginia, School of Law ~ Phân Khoa Luật, nơi mà vào năm 1981, ông đã cùng đồng sáng lập Center for National Security Law ~ Trung tâm Luật An ninh Quốc gia. Ông cũng đã từng giảng dạy với tư cách là giáo sư Charles H. Stockton về Luật Quốc tế tại Trường Naval War College và cũng là Giảng viên Khách Mời (Distinguished Lecturer) tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point. Ngoài các môn Cao học về Luật An ninh Quốc gia, trong nhiều năm qua, ông cũng đã giảng dạy môn Công Pháp Quốc tế, môn Chính sách Đối ngoại của Hoa Kỳ, cũng như đã từng tổ chức nhiều buổi hội thảo về Cuộc Chiến Việt Nam trong đề tài Chính sách Đối ngoại và Luật Pháp tại phân khoa mà nay được gọi là Woodrow Wilson Department of Politics tại Đại học Virginia.

Ngoài khả năng khoa bảng, ông còn lại có được thêm kinh nghiệm nhờ từng đã phục vụ nhiều năm trong chính quyền, mà trong đó thì đã có 5 năm giữa dạo thập niên 1970 trong chức vụ cố vấn an ninh quốc gia cho  Thượng nghị sĩ Robert P. Griffin thuộc Ủy ban Đối ngoại, và rồi sau đò là trong ngành hành pháp với tư cách là Phụ tá Đặc biệt của Thứ Trưởng Quốc phòng Đặc trách về Chính sách, cũng như là Cố vấn của Hội đồng Giám thị về Tình báo của Tổng Thống (President’s Intelligence Oversight Board) tại Tòa Bạch Ốc, và rồi là đương nhiệm Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về các Đề tài Luật pháp và Liên Bộ (Assistant Secretary of State for Legislative and Intergovernmental Affairs) trong hai 1984-85. Nhiệm sở công vụ cuối cùng  của ông đã là Giám đốc đầu tiên của U.S. Institute of Peace (Viện Hòa Bình Hoa kỳ), cách đây cả hai mươi năm, mà để rồi, sau đó, ông đã về lại với Đại học Virginia.

Trong cương vị của một cựu chiến binh từng phục vụ tới cả hai nhiệm kỳ tại Việt Nam, Tiến sĩ Turner đã dành phần lớn cuộc đời của mình để nghiên cứu cái đề tài là làm sao phải phân quyền về an ninh quốc gia, chiếu theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ John Tower đã viết lời tựa cho cuốn sách của ông, mà từng được xuất bản vào năm 1983, với tựa là The War Powers Resolution: Its Implementation in Theory and Practice, và cựu Tổng thống Gerald Ford thì cũng đã viết lời tựa cho quyển Repealing the War Powers Resolution: Restoring the Rule of Law in U.S. Foreign Policy (1991) của ông sau đó. Giáo sư Turner nguyên là tác giả của các chương về đề tài phân quyền và quyền lâm chiến trong tác phẫm gối đầu về luật, dài cả 1.400 trang với tựa National Security Law,  mà ông đã cùng biên tập với Giáo sư John Norton Moore. Phần nghiên cứu thâm sâu toàn diện nhất của TS Turner về những vấn đề này, với tựa National Security and the Constitution, đã được xuất bản trong tập gồm 3 bộ bởi Carolina Academic Press và đã được dựa trên luận án tiến sĩ dài cả 1.700 trang, với 3.000 phụ chú của ông.

Giáo sư Turner đã phục vụ trong suốt cả ba nhiệm kỳ trong tư cách là Chủ tịch của Ủy ban lừng danh ABA Standing Committee on Law and National Security vào dạo cuối thập niên 1980 và 1990, cũng như trong nhiều năm, đã là biên tập viên của  ABA National Security Law Report. Giáo sư cũng đã chủ trì Committee on Executive-Congressional Relations of the ABA Section of International Law and Practice and the National Security Law Subcommittee of the Federalist Society.

*****

Nhập Đề

Thưa Chủ Tọa, đây quả là một vinh dự cho tôi khi được lại mời để ra thuyết trình trước Ủy ban này, về đề tài các quyền hạn khi lâm chiến mà đã từng được quy định trong Hiến Pháp.
Trước khi tiếp tục, tôi cần phải nói rỏ là vào lúc ban đầu, tôi đã được ban tổ chức tiếp xúc cách đây hai tuần để xin  góp ý về thành phần khoa bảng sẽ tham dự buổi điều trần; nhưng vì một lời cam kết đã hứa trước đây mất rồi, tôi đã không có thể tham dự được buổi điều trần đó. Tôi đã có đọc qua các bài viết trước của các nhân chứng tại phiên điều trần vào ngày 10 tháng 4, và tôi sẽ, trong vài chổ, bình luận về những bài viết đó trong bài thuyết trình của tôi, mà tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn và cũng yêu cầu được chính thức đưa vào biên bản.
Như mọi người đang hiện diện trong buổi chiều hôm nay, tôi cũng đã từng phục vụ với Hành pháp – ở Ngủ-giác-đài, Toà Bạch Ốc và luôn cả Bộ Ngoại giao. Nhưng cho dù tôi đã từng phục vụ tại các nhiệm sở đó, mà cũng chỉ chuyên về các đề tài thẫm quyền thời chiến, tôi không muốn bất cứ ai lại có thể đi xem những quan điểm của riêng tôi trong ngày hôm nay, như cũng là nhất thiết của chính quyền đương nhiệm hay bất kỳ chính quyền nào trước đó cả. (Toàn thể thời gian công vụ của tôi với Hành Pháp 1 đã là với Chính Phủ Reagan).
Tuy nhiên, có một điều mà mọi chính quyền đều cùng đồng ý, kể từ thời Richard Nixon cho tới George W. Bush (và luôn cả Jimmy Carter với Bill Clinton, như tôi được biết), đó chính là Nghị quyết 1973 War Powers Resolution quả thật đã là vi hiến. Chắc chắn là tôi cũng sẽ chấp nhận và binh vực luôn kết luận đó; nhưng để đi xa hơn, tôi cũng sẽ lưu ý với quý vị là những quan điểm cụ thể do tôi đưa ra chỉ hoàn toàn có tính cách cá nhân mà thôi. (Trên thực tế, quan điểm của tôi về cái đạo luật đó đã từng được phần lớn  hình thành trong những năm đã qua trong thời gian mà tôi đang phục vụ trong tư cách một nhân viên của Thượng viện thuộc Ủy ban Đối Ngoại dưới thời Nixon, Ford và Carter).
Đây là vấn đề rất ư là quan trong và riêng tư lẫn chuyên nghiệp đối với tôi. Tôi đã từng phục vụ cả hai nhiệm kỳ tại Việt Nam như là một sĩ quan lục quân, và tôi đã từng buồn đau chứng kiến những lời tuyên bố, nếu không nói là không suy nghĩ mà lại còn cực kỳ sai lạc ngay từ các vị Dân Cử của Quốc Hội mà đã từng phá nát tinh thần chiến đấu của quân đội chúng ta, để rồi khuyến khích và còn thúc đẩy kẻ thù của chúng ta, để rồi, cuối cùng đưa đến việc “snatching defeat from the jaws of victory ~  giật mất đi chiến thắng đang trong tầm tay để mà chấp nhận chiến bại  2  trong một cuộc chiến mà mãi cho tới nay, tôi vẫn tin tưởng là rất ư là tối cần. 3  
Khi Nghị quyết War Powers Resolution từng được ban hành, cho dù Tổng Thống đã phủ quyết, trong tháng 11 năm 1973, và lúc đó, tôi đã đang là một nghiên cứu sinh tại Đại học Stanford thuộc viện Hoover Institution on War, Revolution and Peace, trong một những vai trò như là chuyên gia thâm niên về Cuộc Chiến Việt Nam. Một vài tuần sau đó thì cũng do học bổng này, tôi đã đến điện Capitol Hill, và tôi đã làm việc tại Thượng viện trong tư cách là cố vấn an ninh quốc gia cho Thượng nghị sĩ Robert P. Griffin (Cộng Hòa, Tiểu Bang Michigan) trong suôt 5 năm đầu tiên sau khi Nghị quyết War Powers Resolution được ban hành. Sau đó, tôi phụ trách về các vấn đề những quyền hạn trong thời chiến, nhân khi phục vụ như là Phụ tá Đặc biệt của Thứ Trưởng Quốc Phòng đặc trách về Chính sách, trong tư cách luật sư thuộc Toà Bạch Ốc của Reagan, và trong khi phục vụ như là Phụ Tá Đương Nhiệm của Ngoại trưởng, đặc trách về Các Vấn Đề Luật Pháp và Liên Bộ trong hai năm 1984-85.
Kể từ khi rời khỏi chính phủ liên bang vào năm 1985, tôi đã vẫn tiếp tục quan tâm về chủ đề các thẫm quyền khả chấp trong thời chiến trong tư cách của một học giả, cũng như đã xuất bản cuốn sách thứ hai chuyên chú vào đạo luật vào năm 1991 và cũng đã cứ càng đi sâu vào các vấn đề đặt ra thuộc các thẫm quyền trong luận án thi Tiến Sĩ Luật Học (Doctor of Juridical Science S.J.D.) dài 1.700 trang, với tựa đề là National Security and the Constitution ~ An ninh Quốc gia và Hiến pháp, mà cũng đã được chọn để xuất bản như là một bộ sách gồm ba quyển bởi Carolina Academic Press. Tôi đã từng thuyết trình về đề tài các thẫm quyền trong thời chiến một cách liên tục trong những năm qua trước chính Ủy ban này, House Armed Services Committee (Ủy ban Quân Sự Hạ Viện), và trước các ủy ban Senate Foreign Relations and Judiciary Committees (Ủy ban Đối Ngoại và Ủy ban Tư pháp của Thượng viện).
Nếu không đượm nét độc chiếc,  thì số kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực này cũng quả là không bình thường chút nào cả. Lần đầu tiên mà tôi đã tham gia tranh luận về Cuộc chiến Việt Nam là vào năm 1965, khi còn là một sinh viên tại Đại học Indiana, nơi mà trong niên khóa 1966-1967, tôi đã viết luận án độc lập ‘honors thesis’ dài 450 trang về cuộc xung đột đó. Sau khi tốt nghiệp, tôi đã bỏ qua một cơ hội tạm hoãn dịch nếu chịu ghi danh vào phân khoa Luật, để được nhập ngũ và phục vụ  trong quân đội sau khóa Reserve Officers’ Training Corps ROTC, và ngay sau khi mãn khóa, đã lập tức tình nguyện đễ nạp đơn xin đi phục vụ ở Việt Nam. Với tư cách là một người lính lẫn một học giả, tôi đã thật sự tận mắt chứng kiến  tại hiện trường, trong khoảng thời gian dài cả bảy năm trời (1968-1975), đã từng phục vụ tại tới cả 42 của 44 tỉnh của miền Nam Việt Nam, cũng như Lào và Campuchia trong thời gian đó. Rồi nhân khi phục vụ như là một nhân viên cao cấp của Thượng viện, tôi đã nhận trả lời nhiều lần những lần điện thoại xin “ý kiến” chiếu theo Mục 3 của Nghị quyết War Powers, từ các vị đặc trách về pháp lý của Tòa Bạch Ốc, những khi vị Thượng nghị sĩ mà tôi đang cộng tác với mà lại phải vắng mặt.
Với tư cách là một luật sư của Ngũ-giác-đài, vào năm năm 1981, tôi đã đệ trình một bản đánh giá ‘memorandum’ dài 74 trang, nhằm thảo luận về quyền hạn của Quốc hội khi phải “tuyên chiến”, 4  cùng sự thích đáng  của nó trong thời hiện đại.  5 Với tư cách là một luật sư tại Tòa Bạch Ốc, tôi cũng đã soạn thảo một bản đánh giá ‘memorandum’ về các nghĩa vụ phải tuân theo, mà đã từng được quy định trong Nghị quyết Powers Resolution vào thời kỳ trước vụ hành quân giải cứu Grenada trong tháng 10 năm 1983; và tôi cũng đã từng theo sát các cuộc tranh luận tại Quốc hội, cũng như là các tin tức tình báo chận kiểm nghe được của các kẻ thù của chúng ta trong thời điểm của vụ đánh bom ở Beirut cùng trong tháng đó. Là một học giả và giáo sư chuyên về hiến pháp, tôi đã từng dạy và được mời thuyết giảng về cả hai khía cạnh lý thuyết cũng như là thực tiễn, của các vấn đề này trong suốt hơn ba mươi năm qua tại một số các trường luật và các trường đại học hàng đầu trên toàn quốc. Tuy nhiên cũng thật rõ ràng, mọi điều đó thì cũng chỉ bảo đảm được là tôi đúng, nhưng tôi tin rằng như vậy thì cũng giúp đặt được tôi, trong một vị thế có lợi hơn trong việc ráng đi tìm chân lý trong lãnh vực này. Và tôi cũng xác nhận là tôi đặc biệt tự hào về sự kiện là cho dù đã từng có biết bao nhiều đổi thay, với biết bao nhiêu là Tổng Thống của biết bao nhiêu đảng phái chính trị khác nhau mà vẫn đã cứ tiếp nhau kế tiếp tại Tòa Bạch Ốc, thì các phiên diễn của chính tôi về Hiến Pháp đã vẫn không hề đổi thay mà thôi. 6
Do tôi nghỉ đây mới là mối quan tâm chính yếu của quý vị trong buổi điều trần ngày hôm nay, tôi xin sẽ bắt đầu bằng việc thảo luận sơ qua về bối cảnh lịch sử năm 1973 của cái nghị quyết War Powers Resolution và trình bày lý do tại sao tôi hằng tin là nó quả đã trắng trợn vi hiến. Sau đó, tôi sẽ thảo luận rộng ra và đi sâu hơn, bằng việc giải thích tại sao các cơ sở mà dựa theo đó, nghị quyết đã được ban hành, thì cũng đều là sai lầm, và rồi cũng sẽ phân tách một số tác hại cực kỳ bị gây ra đối với nền an ninh quốc gia của chúng ta, đối với biết bao là sinh mệnh của quân nhân các lực lượng của chúng ta, và đối với danh dự quốc gia của chúng ta, đều cùng bị gây ra bởi cái Nghị quyết War Powers Resolution này, cùng các đạo luật tương tự.
Để hiểu được mô hình hiến pháp mà chiếu theo đó ta sẽ có thể phán đoán được Nghị quyết War Powers Resolution, thì chúng ta cần phải đi ngược lại dòng lịch sử, về lại cái lúc ban đầu của đất nước chúng ta và ráng hiểu những gì mà các Vị Cha Già Lập Quốc đã từng quyết tín, khi họ đã viết và rồi phê chuẩn Hiến pháp của chúng ta.
Quan Niệm Nguyên Thủy về Phân Quyền khi liên hệ đến Chiến Tranh, Tình Báo và Ngoại Giao
Điều đầu tiên cần phải ghi nhận là các vị từng soạn thảo ra Hiến pháp của chúng ta đều đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các bài viết của Locke, Montesquieu và Blackstone – mà vẫn thường được xem như là “các thánh kinh của các vị Cha  Già Lập Hiến”. 7 Và mỗi người trong số lừng danh đó thì cũng chủ trương là, vì những lý do mà ta có thể gọi là “thẫm quyền định chế ~ institutional competency”, thì thẫm quyền mà Locke đã mô tả như là “gây chiến, cam kết hòa bình, tham gia đồng minh cùng gia nhập liên minh” thì cần phải được trao cho nhà vua hay vị thẩm phán và đó cũng chính là một thành phần tối yếu của quyền hành pháp”. Đúng như Locke đã từng giải thích trong luận đề Second Treatise on Civil Government~ Luận Đề Thứ Nhì về Chính Quyền Dân Sự:
Hai thẫm quyền đó, Hành Pháp và Liên bang, cho dù thực sự khác biệt ngay trong căn nguyên, nhưng lại tự chúng giải thích được đề mục Execution of the Municipal Laws of the Society ~ Chấp Hành các Luật Thành Phố, để có giá trị hơn cả mọi điều luật liên hệ; thẫm quyền kia là quản lý về an ninh và lợi ích công cộng, với, hay không với, tất cả những người mà có thể sẽ nhận lợi hay cũng có thể sẽ bị thiệt hại, tuy nhiên thì vẫn gần như là cùng thống nhất chung với nhau mà thôi. Và cho dù cái thẫm quyền Liên Bang này, dù được hành xử tốt hay xấu, thì cũng đem lại nét hào quang cho sự thịnh vượng chung, nhưng nó lại rất ít có khả năng để được hướng dẫn bởi những án lệ, những luật hiện hành và tích cực, hơn là [bởi] nghành Hành Pháp; và do đó, sẽ tùy thuộc vào Thái độ Cẩn Trọng cùng Sự Khôn Ngoan của giới cầm quyền, hầu đem lại phồn thịnh cho người dân . . . 
“[Việc] cần phải làm khi ta nói về những Người Ngoại Quốc, mà sẽ tùy thuộc rất nhiều vào các hành vi của họ, cùng từng mức độ của các ý đồ với lợi ích nhắm tới của họ, một phần lớn phải được để tùy nghi đối xử theo khả năng Cẩn Trọng của những người đang có cái thẫm quyền được giao phó, mà sẽ cần phải được xử lý một cách hiệu quả nhất, chiếu theo Khả Năng của họ, hầu giúp cho Quyền lợi Quốc Gia mà thôi.  8
Không như Montesquieu và Blackstone, mà đã từng chủ trương thẩm quyền đối xử với những biến cố ngoại quốc như là thuộc “quyền hành pháp”, Locke đã từng đẻ ra thuật ngữ thẫm quyền “liên bang”, nhưng rõ ràng thì, nếu căn cứ vào những gì đã trình bày trước rồi, thì ông cũng chia sẻ quan điểm đương thời là quyền hạn này quả đúng thuộc ngành Hành Pháp.
Vị giáo sư đại học lừng danh Quincy Wright – người từng là Chủ tịch American Society of International Law ~ Hội Luật Học Mỹ về Công Pháp Quốc tế, cùng luôn cà American Political Science Association ~ Hiệp Hội Khoa Chính trị Học Hoa Kỳ International Political Science Association  ~ Hiệp Hội Quốc tế về Khoa Chính trị Học (và cũng là người từng viết luận án quan trọng đầu tiên về The Control of American Foreign Relations ~ Việc Kiểm Soát các Giao Tiếp Quốc Ngoại của Hoa Kỳ vào năm 1922) – đã giải thích như sau: “Như vậy , khi quốc hội lập hiến đã giao “quyền hành pháp” cho Tổng thống, thì quả thẫm quyền về bang giao với ngoại quốc phải đúng là thành phần cốt yếu của sự ủy nghiệm này, nhưng họ cũng đã cẩn thận tránh trước, hầu không đề cái quyền này sẽ bị lạm dụng, bằng những quy định cho phép thượng viện với hạ viện được quyền phủ quyết”.  9 Tương tự như vậy, giáo sư Louis Henkin cũng có phụ thêm vào năm 1972, trong bài viết gối đầu của ông, tựa đề là Foreign Affairs and the Constitution ~ Đối Ngoại và Hiến Pháp: “Quyền hành pháp. . . đã từng không được định nghĩa bởi vì nó đã được hiểu rõ bởi các nhà soạn thảo mà trước đó thì Locke, Montesquieu và Blackstone cũng đã từng cùng nêu lên rồi”.   10
Sự kiện đặc điểm Hiến pháp đã trao độc quyền “hành pháp” cho Tổng Thống, mà cũng không hề từng đã đuợc ghi nhận rõ ràng ở bất cứ nơi nào khác, đã được xác định nhân các cuộc tranh luận tại Quốc hội trong năm 1789 về vấn đề làm sao để cách chức vị Ngoại Trưởng. Hiến pháp thì cũng đã không có đề cập đến vấn đề này, và một số dân cử thì suy luận là đó quả là một chức vụ trọn đời hay là, nếu là trường hợp bổ nhiệm, thì Tổng thống sẽ cần sự khuyến cáo và sự đồng ý của Thượng viện để mới có thể cách chức viên chức đương nhiệm. Nhưng Madison đã từng giành phần thắng ở cả Hạ viện và Thượng viện với lập luận này:
Hiến pháp có khẳng định là quyền hành pháp thì thuộc Tổng thống. Liệu có chăng những trường hợp ngoại lệ trong đề xuất này? Có, quả đã có. Hiến pháp có quy định là, khi bổ nhiệm, các Thượng nghị sĩ sẽ phải bị liên kết với Tổng thống, không như trường hợp đối với các nhân viên cấp dưới, khi luật pháp khả dĩ quy định khác hơn. Liệu chúng ta có quyền nới rộng ngoại lệ này hay không? Tôi thì không tin vậy. Nếu hiến pháp đã từng giao toàn quyền hành pháp cho Tổng thống, tôi cũng xin đưa ra nhận xét là Lập pháp không hề có quyền làm suy yếu hay sửa đổi thẫm quyền hành chánh của Tổng Thống cả. 11
Hiện nay thì Quốc hội có quyền để nhanh chóng kết thúc một cuộc chiến tranh quy mô bằng việc chỉ đơn giản không cho tuyển quân hay cung cấp kinh phí cần thiết – các chiến tranh lớn thì đều rất ư là tốn kém  – nhưng ở đây có thể sẽ xảy ra một hoàn cảnh như là, liệu chăng Quốc hội sẽ có quyền quyết định, trong khi Tổng thống thì lại đang có  sẵn ngân quỹ cùng các phương tiện khác, để đơn giản ra luật kết thúc một cuộc chiến tranh. Các Vị Soạn Thảo Hiến Pháp (Framers) đã xem chiến tranh như là một chức năng thuộc Hành Pháp và Quốc hội thì đã không được ưu tiên, chiếu theo Hiến Pháp, chỉ riêng về thẫm quyền “tuyên chiến”. Tôi quả có nghi ngờ vấn đề ở đây phần lớn chỉ có tính cách khoa bảng thôi, bởi vì vẫn còn những khả năng khác của Quốc hội hầu đi  phá nát một cuộc chiến dù đang đang được chiến thắng, nhưng song le, cách lý luận của Madison * thì cũng lại có thể giải thích được một phần nào đó thôi.
Trong một bức thư gửi cho Edmund Pendleton hầu phân tách về cuộc tranh luận là thẫm quyền nào mới có thể cách chức một nhân viên nội các, Madison đã có viết:
[Cái] thẫm quyền Hành Pháp nói chung là thuộc về Tổng thống, với toàn vẹn mọi quyền hạn có tính cách Điều Hành, đặc biệt là không lấy đi những quyền lực từng thuộc bộ phận đó. . . .
Đúng thật, Quyền Lập Pháp thì lại trong căn nguyên rất khó có thể lại bị hạn chế bởi Hiến pháp hay ngay bởi chính nó. Và nếu Chính phủ Liên bang bị lộn xộn nội bộ, tôi tin chắc là hậu quả cũng sẽ ảnh hưởng tới luôn cà ngành Lập pháp thôi. 12
Vì vậy, khi mà Hiến pháp, tại Điều II, Mục 1, có quy định là “Quyền Hành Pháp phải được giao cho Tổng thống của Hoa Kỳ” thì có nghĩa là Tổng thống tuyệt đối có quyền quyết định về ngoại giao, về tình báo, 13  và tiến hành chiến tranh mà chỉ bị hạn chế một cách rất ư là giới hạn, chỉ trong những trường hợp ngoại lệ mà đã từng được giao trách cho Thượng viện hay Quốc hội. Như Thomas Jefferson đã giải thích trong một bản thuyết trình vào tháng 4 năm 1790 cho Tổng thống Washington (mà đã hỏi liệu Hiến pháp đã quyết định giao phó mọi thẫm quyền về ngoại giao cho ai, khi mà việc này đã không được quy định cụ thể trước rồi):
Hiến Pháp. . . . đã tuyên bố rằng “Quyền Hành Pháp phải được dành cho Tổng thống”, trong khi chỉ đưa ra chỉ vài đề mục đặc biệt đi ngược lại với quan điểm này cho Thượng viện mà thôi . . .
Giao tế với ngoại quốc là thuộc về Hành Pháp, cũng có nghĩa là thuộc vị lãnh đạo của quyền đó, sau đó thì sẽ là người đứng đầu bộ đó, trừ những quyền hạn mà đã được đặc biệt quy định giao cho Thượng Viện trước rồi. Các ngoại lệ thì đều sẽ phải được phân giải một cách rất ư là cứng rắn.  14
Chỉ ba ngày sau đó, Washington đã có ghi lại trong nhật ký là ông đã thảo luận bản ‘memo ~ đệ trình’ của Jefferson với dân biểu James Madison và Chánh Nhứt John Jay, và họ đã cùng đồng ý với Jefferson là Thượng viện “không có quyền hiến định nào cả hẩu can thiệp” vào các vấn đề ngoại giao, ngoại trừ cái quyền minh thị là “tán thành hay không tán thành nhân vật được chỉ định bởi Tổng thống, còn ngoài ra thì tất cả các phần còn lại thì chỉ thuộc Quyền Hành Pháp và được giao cho Tổng thống, chiếu đúng theo Hiến pháp”.  15
Ba năm sau đó, đối thủ chính trị của Jefferson (và, cùng với Madison và Jay, nguyên là người  tác giả thứ ba của bộ Federalist Papers ~ Hồ Sơ Liên Bang), Alexander Hamilton cũng đã rỏ ràng minh thị cùng một quan điểm, mà lần này thì với một viện dẫn đặc biệt về thẫm quyền của Quốc hội để “Tuyên chiến”:
Chủ thuyết chung của Hiến pháp của chúng ta. . . là quyền Hành Pháp của quốc gia được giao phó cho Tổng Thống; chỉ bị ràng buộc bởi các ngoại lệ và đòi hỏi mà đã từng được minh thị rỏ ràng trước trong văn kiện đó rồi . . . .
Ta cũng cần lưu ý là, sự kiện Thượng viện cũng có tham dự trong tiến trình ký kết các hiệp ước, và thẫm quyền tuyên chiến của Lập Pháp, đều chỉ là những trường hợp ngoại lệ trong bối cảnh chung của “quyền hành pháp” được giao cho Tổng thống, thì những ngoại lệ này phải được hiểu đúng sát với định nghĩa của chúng, và không thể lại được nới rộng thêm hơn là điều cần thiết để có thể thực thi chúng mà thôi.
Trong khi, từ đó, chỉ Lập Pháp mới có quyền tuyên chiến, chỉ mới có quyền quyết định đưa đất nước từ thái bình qua thành chiến chinh, thì chính “Quyền Hành Pháp” mới chịu trách nhiệm vê việc tiến hành đúng theo với pháp luật của các quốc gia. . . nhân khi giao tế với các  nước ngoài. 16
Trong một lá thư vào năm 1804 được gởi đến cho Bộ Trưởng Tài Chánh Albert Gallatin, Tổng thống Jefferson có giải thích về căn nguyên ý nghĩa vai trò của Quốc hội trong việc chuẩn chi ngân quỹ cho công vu bang giao với nước ngoài:
Hiến pháp đã quy định Hành Pháp mới là phần hành phụ trách về các quan hệ của chúng ta với các quốc gia khác . . . .
Từ ngày đầu cho đến nay của đương kim chính phủ  . . .  quan điểm thống nhất chung là trên thực tế, ngân sách đối ngoại đã được Lập Pháp quy định như là một quỹ dự phòng, mà lại không hề quy kết rõ ràng vào những điều kiện nào cả, nhưng còn lại để toàn quyền cho Tổng Thống tùy nghi quyết định mà thôi. 17
Điều này khá dễ để khẳng định khi ta nghiên cứu các đạo luật về lãnh vực này mà Quốc hội đã từng ban hành. Trong khi dự luật nhằm tổ chức Bộ Tài Chánh bắt buộc vị Bộ trưởng phải ra trước Quốc hội mổi khi được yêu cầu và phải báo cáo hàng năm với Quốc hội, thì dự thảo luật do  Madison đề xướng hầu tổ chức Department of Foreign Affairs  ~ Bộ Ngoại Giao (sau đổi tên thành Department of State ~ Bộ Quốc Gia **) lại ngắn và gãy gọn:
Khi được ban hành. . . Thì sẽ phải có một Bộ thuộc Hành Pháp mà sẽ được gọi là Bộ Ngoại Giao, và sẽ có một viên chức lãnh đạo, được gọi là vị Bộ Trưởng  . . , người phụ trách thực hiện và thi hành những nhiệm vụ mà lần lượt, Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ chỉ định và giao phó cho,  đúng với quy định bởi Hiến pháp. . . ; và thêm nữa, viên chức chính yếu này sẽ phải điều hành công việc của Bộ đó làm sao cho phù hợp với chỉ thị của Tổng thống. . . mà sẽ lần lượt được ban ra hay giao phó cho mình.  18
Tiến sĩ Charles Thach, trong một khảo luận rất khoa bảng về những nguồn gốc của Tổng Thống Quyền, cũng đã từng ghi nhận:
Nhiệm vụ duy nhất của phần hành này đã là để thực thi, không phải các chỉ thị lập pháp, như đã được minh thị trong các đạo luật liên hệ, nhưng mà là các quyết định hành pháp. Trong mọi trường hợp, Tổng thống có quyền chỉ huy và kiểm soát, nhưng chính riêng trong “các bộ [quốc phòng và ngoại giao] của tổng thống”, thì ông có thể trực tiếp quyết định phải làm gì, cũng như là làm bằng cách gì. . . . Quốc hội đã cực kỳ cẩn thận để tự quy định thẫm quyền của mình trong việc tổ chức cái Bộ này, để không thể xẩy ra việc là có thể Quốc Hội sẽ rồi lại có thể ra lệnh cho vị bộ trưởng, nên hay không nên làm bất cứ một việc nào đó cả.  19
Ta cũng nên xem xét các dự luật chuẩn chi từng được dành cho lãnh vực đối ngoại. Với cùng thuật ngữ mà rồi sẽ cứ tiếp tục được sử dụng mãi trong nhiều năm sau đó, trong năm 1790, Quốc hội đã biều quyết chuẩn chi 40.000 Mỹ kim (và sớm liền sau đó, thì bèn tăng lên đến 50.000 Mỹ kim, mà vào thời đó, thì chiếm đến cả 14 % của ngân sách liên bang) trong công tác đối ngoại, với những chỉ thị như sau:
[Vị] Tổng Thống phải giữ sổ sách minh bạch đặc biệt cho các khoản chi của tài khoản đó, mà có thể rồi sẽ phải được công bố cho nhân dân am tường, và cả luôn các chi tiêu mà mình nghỉ là không nên giải thích rỏ ràng, và cũng phải cung cấp hàng năm cho Quốc hội một bản phân tách cùng các đề mục chi tiêu  . . .  20
Với tư cách là một Federalist Member ~ Thành viên Liên Bang, *** vào năm 1800, John Marshall đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc tranh luận về việc, liệu quả Tổng thống Adams đã có xử sự sai lầm trong việc từng giao nộp một người Anh đào ngũ bị bắt tại Charleston, South Carolina hay không, cho giới chức quân sự của Anh chiếu theo điều khoản trong Hiệp ước dẫn độ Jay Treaty, mà không cần chờ đến quyết định của cơ quan tư pháp. Biểu lộ minh thị đặc tính tôn kính điển hình về quyền “hành pháp” của Tổng thống về lãnh vực đối ngoại, Marshall đã biện luận: 
Tổng Thống là cơ quan duy nhất của quốc gia trong các quan hệ đối ngoại, và là đại diện duy nhất của quốc gia đối với các nước khác . . .  Tổng Thống nắm toàn quyền về Hành pháp. Tổng Thống nắm giữ và thực thi quyền lực quốc gia. Do đó, mọi hành vi biểu thị quyền lực quốc gia thì cũng sẽ phải do Tổng thống thực thi. Mọi hiệp ước, mà chỉ là một đạo luật, thì chỉ quy định về việc thực thi một vấn đề rỏ ràng nào đó. Viên chức chịu trách nhiệm thi hành nó thì cũng đã được Hiến Pháp quy định ra rỏ ràng, do vì người đó sẽ điều hành các giao tế quốc tế và cũng phải chăm lo cho luật pháp phải được thực thi một cách trung thực . . . .  Cái Bộ được giao phó cho toàn bộ công tác thi hành việc giao tiếp với ngoại quốc . . . thì cũng phải đúng là cái Bộ từng được giao phó cho trách nhiệm thi hành một cam kết của quốc gia, nếu xét kỷ ra . . .
Sau đó thì cũng đã được chứng minh, là, chiếu theo các nguyên tắc quy định về Chính phủ Hoa kỳ, câu hỏi là liệu quốc gia có phải hay bị tự buộc sẽ bị giao toàn quyền lãnh đạo cho bất kỳ cá nhân nào đó, mà dù đã từng bị buộc tội cố sát hay giả mạo chiếu theo luật pháp Anh quốc, nguyên là một đề tài thuộc duy nhất thẫm quyền của Hành Pháp . . . Ở khía cạnh này, Tổng Thống sẽ chỉ là bày tỏ ý muốn của quốc gia chiếu theo hiến pháp . . . Điều này không có thể suy diễn được như là một sự can thiệp vào các phán quyết, cũng như không phải là vi phạm thẫm quyền của tòa án. Đó là việc thực thi một thẫm quyền hiến định bất khả chối cải.  21
Bài phát biểu của Marshall đã thuyết phục thậm chí được cả Gallatin và nhiều dân biểu Cộng hòa khác trong Hạ viện, và quyết định kiểm phạt Adams đã nhanh chóng bị đánh bại. Năm 1936, Tối Cao Pháp Viện đã ca ngợi luận cứ của Marshall và cũng chấp nhận câu văn Tổng Thống là “cơ quan duy nhất đại diện quốc gia trong quan hệ đối ngoại”.  22
Ba năm sau khi bênh vực cho Adams trong trong tư cách một dân biểu, Marshall đả trở thành người Bộ trưởng Tư pháp thứ ba của Mỹ. Trong phán quyết nổi tiếng nhất của tất cả các vụ trước Tối Cao Pháp Viện, vụ Marbury ch. Madison, ông đã được yêu cầu nghiên cứu các thẫm quyền hiến định mặc nhiên (discretionary) của đối thủ chính trị cực kỳ của ông, Tổng thống Thomas Jefferson. Tất cả những ai từng chủ trương là không thể có được những thẫm quyền hành pháp “bất khả kiểm soát” dưới hình thức của một chính phủ cộng hòa, thì đều có lẽ đã chỉ học luật hiến pháp bằng cách sử dụng một trong một số các tác phẫm về án lệ mà lại đã thiếu cái ngôn từ có tính cách rất ư là mẫu mực trong cái án lệ lừng danh đó:
Với Hiến pháp Hoa Kỳ, vị Tổng thống được giao để đãm nhận một số quyền hạn chính trị quan trọng, để có toàn quyền thực thi theo quan niệm riêng của mình, và chỉ chịu trách nhiệm với khả năng chính trị của riêng mình, và chỉ với chính lương tâm của riêng mình mà thôi . . . [Cho] dù chủ trương thế nào là thực thi theo quan niệm riêng của chính mình thì cũng không, hay có thể không có được một thẫm quyền nào khác, hầu kiểm soát cho được cái quan niệm riêng tư đó. 
Các đối tượng đều có tính cách chính trị. Chúng phải tôn trọng quốc gia, thay vì là các quyền của cá nhân, và đã được giao phó cho Hành Pháp, nên quyết định của Hành Pháp thì cũng là tối hậu mà thôi. Vi6ẹc thực thi nhận xét này sẽ được biểu lộ bằng cách đề cập đến đạo luật của Quốc Hội nhằm  thiết lập Bộ Ngoại Giao. Vị Bộ Trưởng tại Bộ này, mà các nhiệm vụ đã được quy định bởi đạo luật đó, phải thi hành đúng theo với ý muốn của Tổng Thống . . . Các hành vi của vị bộ trưởng này, với tư cách như của một công chức, không bao giờ có thể lại bị phán xét bởi ngành Tư Pháp được.  23
Câu cuối cùng này thật là quan trọng, và nó giải thích tại sao Tư Pháp cũng đã vẫn thường viện dẫn cái học thuyết có liên hệ dến đề tài này, mổi khi có rắc rối về chính trị, để tránh khỏi phải phán quyết về cung thức của Tổng thống trong chiến tranh hay về ngoại giao. Do vì loại quyết định đó đã được hiến pháp giao phó toàn quyền cho Tổng thống, các tòa án đã không còn có thẫm quyền để phán quyết về chúng nữa, cũng như không thể phán xét một thành viên của quốc hội về một nhận xét liệu ra xem như có tính cách phỉ báng hay không, nhân khi họ phát biểu tại Hạ Viện.
Đề tài này thì Hiến Pháp cũng đã dành toàn quyền cho một nghành khác rồi. 24
Tôi đề cập đến điều này, bởi vì tôi có ghi nhận là Giáo sư Lobel đã có khuyến cáo là, quý vị nên kèm trong bất kỳ đạo luật mới nào đó để quy định về các thẫm quyền trong thời chiến, một dự khoản để cấm các tòa án không được quyền từ chối đưa ra phán quyết, bằng cách viện dẫn một học thuyết liên hệ đến đề tài đó, mổi khi có khả năng rắc rối về chính trị. Rõ ràng, cho dù các phán quyết đó vẫn dựa trên sự kiện là Tổng thống quả đã được giao phó cho toàn quyền quyết định trong vấn đề này, nhưng một đạo luật như vậy vẫn sẽ là vi hiến.
Các quyền hạn của Tổng Thống về đối ngoại đều có tính cách trọn vẹn và độc quyền – ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ từng được quy định và giao phó rỏ ràng  cho Thượng viện và Quốc hội – mà cũng đã từng nhiều lần được khẳng định bởi Tối Cao Pháp Viện. Cho đến nay, án lệ thường xuyên được viện dẫn vẫn là án lệ của Tối Cao Pháp Viện liên hệ đền là  United States v. Curtiss-Wright Export Corp., mà trong đó Tòa đã phán quyết:
Không những chúng ta đã thấy được là thẫm quyền liên bang về đối ngoại, trong căn nguyên và đặc tính, thì không khác với thẫm quyền về đối nội, nhưng đặc biệt, thẫm quyền hành xử cũng bị hạn chế một cách đáng kể. Trong lãnh vực bao la này, cùng với biết bao là vấn đề quan trọng, phức tạp, tế nhị và đa dạng của nó, thì chính chỉ duy nhất riêng Tông Thống mới có thẫm quyền để tuyên bố hay đại diện quốc gia trong mọi hoàn cảnh. Tổng Thống ký kết các hiệp ước dực trên  những lời khuyến cáo và sự đồng ý của Thượng viện; nhưng chỉ một mình Tổng Thống mới chịu trách nhiệm trong vi6ẹc thương lượng mà thôi. Về phương diện đàm phán, Thượng viện không có quyền can dự vô; còn Hạ Viện thì lại càng cũng không có quyền hạn gì hết cả. 25
Vấn đề không phải chỉ đơn thuần là các ngành hành pháp và tư pháp có phải công nhận đặc quyền ưu tiên của Tổng Thống trong các lãnh vực này hay không, nhưng ngay Quốc hội cũng phải vậy thôi. Hãy xem xét đoạn trích dẫn sau đây từ một báo cáo vào năm 1897 của Thượng viện:
Ta phải ghi nhớ là, để có thể can thiệp một cách hiệu quả về đối ngoại thì đôi khi cũng đòi hỏi sự hợp tác của các quốc gia khác, trong khi về mặt khác, sự quan ngại về những can thiệp khả dĩ sẽ có trong tương lai, đôi khi cũng thúc đẩy các chính phủ ngoại quốc phải lấy những quyết định chuẩn bị phòng ngừa. Hành vi can thiệp, như mọi vấn đề khác về ngoại giao, đôi khi đòi hỏi phải bảo mật nhân khi tiến hành, phải cẩn thận lựa chọn một thời điểm thích hợp, và cũng phải hành động thật là mau lẹ. Đó cũng là lý do vì sao mà việc thống lãnh về ngoại giao đã được tin giao cho Hành Pháp, chớ không cho Lập Pháp . . .
“[Cái] Hiến pháp của chúng ta đã trao quyền cho Tổng thống để bổ nhiệm và nhận ủy nhiệm thư của các đại sứ  … [v.v. . .]. Những giao phó này cũng đã khẳng định quyền hạn của Hành Pháp trong việc điều hành, và cho thấy  ý định dành toàn quyền cho Tổng thống, và chính phủ liên bang mới có quyền kiểm soát toàn bộ chính sách đối ngoại. . . . Quả đúng thật đây là một thẫm quyền rất lớn; nhưng nó là một quyền lực mà mọi chính phủ xứng đáng cần phải có; và, khởi đi ngay từ quan niệm có tính cách hành pháp của các vị lập quốc, và thậm chí luôn cả từ khái niệm là theo bản tánh con người, không thể nào làm việc được một cách có hiệu quả được chỉ bằng những cuộc thảo luận rồi đưaq ra biểu quyết, nên đã được trao lại cho Tổng Thống. 26
Tới năm 1906, một cuộc tranh luận đã xảy ra tại Thượng viện, vềviệc  liệu chăng sẽ có quyền buộc Tổng thống phải cung cấp các tài liệu về tiến trình đàm phán của một hiệp ước. Một trong những nhân vật có uy tín của viện, Thượng nghị sĩ John Spooner Coit, đã đăng đàn để thuyết trình trong chi tiết về các thẫm quyền ký kết hiệp ước chiếu theo hiến pháp, mà theo đó ông đã giải thích:
Thượng viện không có quyền gì để tham dự việc đàm phán về các hiệp định hay về việc tiến hành bang giao quốc tế, ngoại trừ việc hành xử cái phần hành hiến định là cho ý kiến và chuẩn quyết của chúng ta mà Hiến pháp từng đã quy định như ;à một điều kiện tiền quyết để cho một hiệp ước có được hiệu lực  . . .
Trên căn bản để thành lập một Chính phủ, trong thực tế và trên lý thuyết, Hiến pháp đã dành thẫm quyền đàm phán cùng mọi giai đoạn liên hệ – mà cũng rất ư là muôn hình – trong công tác thi hành chính sách đối ngoại độc quyền riêng cho Tổng thống. Và, thưa ngài Chủ Tịch, Tổng thống sẽ không tiến hành trách vụ hiến định, hay bị buộc phải tiến hành nó,  dưới sự đở đầu hay giám sát của Thượng viện hay Hạ viện hay đồng chung Thượng và Hạ viện đâu.
Tôi không phủ nhận thẫm quyền của Thượng viện khi họp bàn về lập pháp hay hành pháp – đó là đề tài về thẫm quyền – để biểu quyết minh thị quan điểm về những vấn đề thuộc chính sách đối ngoại. Nhưng nếu đã đưọc biểu quyết thông qua bởi Thượng viện hay Hạ viện hay bởi cả Lưỡng Viện, thì cũng thật rỏ ràng không thể chối cải là chỉ có tính cách tham vấn mà thôi, và không hề có được chút tí nào là có tính cách ràng buộc về luật pháp hay về tiêu chuẩn lương tâm đối với vị Tổng thống.
… [Cho] nên nếu là liên hệ về đề tài những quan hệ đối ngoại của chúng ta, ngoại trừ chỉ hành vi tham dự của Thượng viện trong tiến trình ký kết các hiệp ước, thì Tổng thống có thẫm quyền tuyệt đối và không thể bị ai kiểm soát hay điều khiển được cả”. 27
Khi Thượng nghị sĩ Spooner ngồi xuống, một nhân vật đầy huyền thoại khác trong Thượng viện, Henry Cabott Lodge, bèn đứng dậy và tuyên bố: “Thưa Chủ Tịch, tôi không nghĩ rằng không còn bất cứ ai có thể tuyên bố thêm gì nữa ho bài phát biểu tuyệt tác về các quyền hạn của Tổng Thống trong việc đàm phán về hiệp ước. . . [là] chúng ta đã nghe đủ từ phía vị Thượng nghị sĩ tiểu bang Wisconsin [TNS Spooner]”. Thượng nghị sĩ Augustus Bacon, mà yêu cầu được thong tri các tài liệu về đàm phán hiệp ước mà đã khiến đưa đến bài phát biểu dài của Thượng nghị sĩ Spooner, bèn trả lời rằng yêu cầu được thông tin của Thượng viện chỉ có tính cách “lịch sự” thôi, chứ không hề căn cứ trên luật pháp nào cả”.  28
Sau khi Thế giới I kết thúc, Tổng thống đã quyết định giữ lại một lực lượng quân sự Mỹ đáng kể ở lại Đức – trong sự ngổ ngàng của biết bao nhiêu là cha mẹ ở quê nhà. Tới năm 1922, một thượng nghị sĩ trẻ đề xuất cho Thượng viện thông qua một đạo luật hầura lệnh cho Tổng thống phải  mang các quân nhân về nhà. Sự trao đổi này đã xảy ra tại Thượng viện giữa Thượng nghị sĩ Reed và vị đồng nghiệp thâm niên hơn nhiều là Thượng nghị sĩ William Borah, một người từng nổi tiếng chủ trương Mỹ không nên dính líu tới các nước khác, người đã tái đắc cử nhiều lần để phục vụ tại Thượng Viện, mà theo đó, ông đã từng nắm Chủ tịch Ủy ban Thượng viện Về Quan hệ Đối ngoại:
Ông Reed ~ Liệu Thượng nghị sĩ có suy nghĩ và liệu ông đã có suy tính từ lâu là quân Mỹ ở Đức nên được đưa về lại nhà?
Ông Borah ~ Vâng, có. … [Nhưng] [cả] tôi và nghịsĩ cũng không hể mang được  họ về lại nhà.
Ông Reed ~ Chúng ta có thể buộc Tổng Thống phải đưa họ về lại.
Ông Borah ~  Chúng ta không thể buộc được Tổng Thống phải làm điều đó. Ông là Tổng tư lệnh Lục quân và Hải quân của Hoa Kỳ, và nếu trong việc thi hành trảch vụ của mình, ông muốn giữ họ ở đó, thì tôi quả không biết với thẫm quyền nào mà chúng ta có thể hành xử để buộc ông phải đưa họ về nhà. Chúng ta có thể từ chối thành lập một quân đội, nhưng khi nó đã hiện diện thì Tổng Thống mới là người chỉ huy nó.
Ông Reed ~  Tôi muốn thay đổi tuyên bố của tôi. Chúng ta không thể buộc Tổng Thống mang quân về lại cố hương.  29
Trong luận án tiến sĩ của tôi, tôi có ghi nhận đây chính đã là sự chấp nhận chung của cả ba ngành của chính phủ của chúng ta, cho mãi cả sau khi đã lâm chiến tại Việt Nam, cho tới khi Quốc hội bắt đầu tự nắm lấy quyền kiểm soát một loạt quyền điều hành của Hành Pháp mà từng lâu nay, đã được xem như thuộc độc quyền của chỉ Tổng thống mà thôi. Vì một trong những người lãnh đạo cuộc tấn công vào cái quyền lực của Tổng Thống này đã là cố Thượng nghị sĩ J. William Fulbright, chúng ta cũng có thể nên nhớ lại bài giảng cũng của vị Thượng nghị sĩ Fulbright đó trong tư cách một Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào năm 1959 tại Cornell Law School ~ Trường Luật Cornell:
“Trách nhiệm nổi bật của Tổng thống trong việc phát họa và thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ thì rất rõ ràng và bất di bất dịch. Ông nắm trong tay, như Alexander Hamilton từng định nghĩa, mọi quyền hạn trong các vấn đề quốc tế mà ‘Hiến pháp đã không hề minh định giao cho ai khác cả'”.  30
 (Lưu ý ở đây là ông không chỉ đề cập đến vai trò của Tổng Thống trong việc giao tiếp với các nhà lãnh đạo ngoại quốc, mà cũng luôn cả về trách nhiệm của Tổng Thống trong việc  ‘phát họa ~ formulation’ chính sách đối ngoại của quốc gia. Rõ ràng, tuy khá đầy đặc tính tiêu cực về đề tài đàm phán hiệp ước, Thượng viện vẫn có ảnh hưởng đáng kể trên một số lãnh vực thuộc chính sách đối ngoại, nhưng nguyên tắc chung là đề tài này chỉ là độc quyền của “hành pháp” và cũng do đó, hoàn toàn thuộc sự phánxét và quyết định của Tổng Thống mà thôi, chiếu theo Hiến pháp).
Tiến sĩ Fisher từng nói với quý vị là các nhà soạn thảo Hiến pháp của chúng ta đã giao “thẫm quyền tuyên chiến cho các đại diện dân cử của Quốc hội”.  31 Trong khi điều này có thể nói là có lý trong bản dự thảo ban đầu, mà đã từng giao cho Quốc hội quyền “khởi chiến”, vào ngày 17 tháng 8 năm 1787, Madison và Gerry đã cùng đệ trình đạo luật nhằm thay thế việc ủy nhiệm này bằng một quyền “tuyên chiến” khá bị giới hạn hơn, mà chỉ đơn giản là lập lại định nghĩa của Law of Nations ~ Luật Pháp Của Các Quốc Gia. Lúc Hiến pháp được soạn thảo, đã có quan niệm là chỉ  cần phải “tuyên chiến” khi quốc gia hoàn toàn chỉ phải đối phó với chiến tranh, với cảnh chiến tranh “toàn diện” hay “tuyệt đối”, và khi đó thỉ mọi công dân trong nước sẽ phải chiến đấu với mọi công dân của một quốc gia khác. Không hề có bất cứ ai trong số các học giả tiếng tăm mà  những tác phẩm vẫn thường xuyên được trích dẫn bởi các Vị Cha Sáng Lập Đất Nước ~ Founding Fathers, đã có  quan niệm là việc “tuyên chiến” sẽ quả cần thiết khi quân lực chỉ đã được sử dụng để mà phòng thủ thôi. Nó sẽ chỉ được coi là cần thiết khi mà hai quốc gia lâu nay vẫn từng sống trong hòa bình nay lại tuyên chiến toàn diện với nhau mà không thể nào biện minh được bởi học thuyết tự vệ. Do đó, Hugo Grotius đã viết:
“[Không] cần phải tuyên chiến khi một quốc gia chỉ hành xử quyền tự vệ hầu đẩy lui một cuộc xâm lược, hy nhân khi tìm cách trừng phạt một kẻđã phạm tội”.  32 Tương tự như vậy, Alberico Gentili đã có giải thích: “[Khi] phải khởi chiến để bảo vệ quốc gia, thì không cần phải khai chiến gì cả”.  33
Thẫm quyền Tuyên Chiến của Quốc hội là một điều lỗi thời
Theo tôi, cái thẫm quyền giao phó cho Quốc hội “để tuyên chiến” của Hiến pháp nay đã lỗi thời cũng như là cái quyền lực nói cũng trong cùng câu hầu cấp “Letters of Marque and Reprisal ~ Giấy Phép Bắt Giữ Tàu Địch  . . . “. Như quý vị bạn cũng có thể nhớ, Các Chứng Chỉ Khen Ngợi hay Khiển Trách đã chỉlà những chứng từ của chính phủ dành cho các chủ tàu tư nhân hầu cho phép họ óquyền bắt giữ các tàu địch ngoại quốc trên biển – ngay nhân một cuộc chiến tranh lớn hay luôn cả trong các vụ được gọi là “gần như giao chiến” như cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Pháp dưới thời Tổng Thống Adams.
Toàn thế giới đã cấm không cho áp dụng chính sách  Letters of Marque and Reprisal ~ Giấy Phép Bắt Giữ Tàu Địch vào năm 1856, và từ đó thì không còn nước nào nữa đã áp dụng nó nữa. Nếu Tổng thống mà quyết định cho phép tư nhân tham gia trong một cuộc chiến tranh, thì chắc chắn Quốc hội sẽ phản dối quyết định đó. Nhưng điều đó sẽ không thể xảy ra, và nếu có xảy ra thì cũng sẽlà vi phạm công pháp quốc tế.
Cũng vậy, tới năm 1928 thì toàn thế giới đã đặt ra ngoài vòng pháp luật việc sử dụng vũ lực đi kèm theo với hành vi chính thức tuyên chiến. Hiệp ước Kellogg-Briand của năm 1928 đã tỏ ra vô hiệu, nhưng các nguyên tắc mà nó áp dụng cũng đã từng được tái khẳng định tại Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hợp Quốc, và không hề có quốc gia nào từng đã rỏ ràng chính thức tuyên chiến kể từ năm 1945 là năm mà Liên Hiệp Quốc được thành lập.
Ta phải nhớ là khi vào ngày 17 tháng 8 năm 1787, Madison đưa ra đề nghị trước Philadelphia Convention ~ Hội Nghị Philadelphia hầu giảm bớt quyền hạn của Quốc hội trong việc “tiến hành chiến tranh” để chỉ còn là quyền để “tuyên chiến” (một dự luật mà đã được phê duyệt chỉ với một phiếu chống duy nhất khi mà có người gợi ý là “tiến hành chiến tranh” lại cũng có thể dành cho Quốc hội một vai trò nào đó trong việc điều khiển (conduct) chiến tranh  34), ông đã sử dụng một định nghĩa cô động (term-of-art) của luật liên hệ giữa các quốc gia (công pháp quốc tế). Và (như tôi đã chứng minh) các học giả nổi tiếng thời đó đã đồng ý rằng các tuyên bố đó quả là không cần thiết khi một bên đã chỉ sử dụng quân đội để tự vệ mà thôi.
Hầu như duy nhất chỉ khi phải tự vệ hay đồng tự vệ chiếu theo điều 51 của Hiến Chương LHQ thì một quốc gia mới có quyền hợp pháp để sử dụng quân lực của mình  35 . Chiếu theo công pháp quốc tế, việc xử sự như vậy đã từng chưa bao giờ đòi hỏi cần phải chính thức tuyên chiến cả. Giống như quyền cấp “Letters of Marque and Reprisal ~ Giấy Phép Bắt Giữ Tàu Địch . . . ” cũng được quy định trong cùng câu, thẫm quyền của Quốc hội để tuyên chiến đã phần lớn bị hủy đi mất theo xu hướng tiến trình của luật pháp quốc tế thôi. Chúng ta không còn có quyền hợp pháp để sử dụng quân đội hầu tấn công như đã từng được liên kết với hành vi chính thức tuyên chiến – và theo quan điểm của tôi thì quả đó là một điều rất tốt. Nhưng, một lần nữa, khi Tổng thống quyết định khởi động một cuộc chiến xâm lược quy mô thì Quốc hội sẽ vẫn giữ được quyền hiến định để mà ngăn cấm.
Nếu nói về đề vấn ban phát các Letters of  Marque and Reprisal  ~ Giấy Phép Bắt Giữ Tàu Địch, tôi nghỉ là cũng nên lưu ý là Giáo sư Lobel đã từng khẳng định trong buổi điều trần ngày 10 tháng 4 như sau, “các thơ Khen ngợi hay Khiển Trách chỉ liên hệ những cuộc chiến tranh không chính đáng, những chiến tranh đặc biệt, những chiến tranh cục bộ, những vụ trả thù – mà tất cả trong số đó chỉ thực sự là những gây chiến thù địch nào đó mà không có tính cách một chiến tranh toàn diện”. Để hỗ trợ điều này, ông đã có trích dẫn James Kent như đã từng đề cập đến “những thơ đặc biệt khen ngợi hay khiển trách như loại “chiến tranh không chính đáng”.  36  Đây là loại ngụy luận mà các học sinh trung học khi tranh luận đã thường dùng: các thơ đặc biệt để khen ngợi hay khiển trách đã được dùng chỉ như là công cụ của loại “chiến tranh không chính đáng”, do đó mọi cuộc chiến không chính đáng thì đều được quy định qua các thơ khen ngợi hay khiển trách – một hình thức non sequitur (lưỡng nghĩa) rõ ràng. Thực tế là Tổng Thống Hoa Kỳ đã từng sử dụng “quân đội để tuyên chiến ~ force short of war” tuy vẫn không được phép của Quốc hội nhiều hơn cả tới 200 lần trong suốt chiều dài lịch sử của chúng ta, mà đa số lần đều đã không hề có dấu hiệu lo ngại nào của Quốc hội cả.
Như tôi đã đề cập trước rồi, một bức thư dùng để khen ngợi hay để khiển trách đã từng là một  công cụ pháp lý được áp dụng thường xuyên mà theo đó Hoa sẽ cho phép các chủ tàu tư nhân được quyền tham chiến chống các tàu của một nước khác mà Nhà nước xem như thù địch. Các văn kiện pháp lý đó đã cho phép các “tư nhân ~ privateers” được quyền bắt giữ các thương thuyền (và đôi khi ngay cả tàu chiến) của các nhà nước khác, và sau đó thì nội vụ sẽ được một tòa án định giá để thẩm phán sẽ xem xét các tài liệu và xác định xem liệu vụ bắt giữ quả có hợp pháp hay không. (Ví dụ, tòa án đã sẽ phán quyết quả chiếc tàu bị bắt giữ thuộc sở hữu của một công dân của Quốc gia liên hệ và bức thơ khen ngợi quả hợp pháp). Nếu hành vi bắt giữ được phán quyết là hợp pháp thì con tàu và hang hóa bị bắt giữ sẽ được mang bán đấu giá mà tổng số tiền có được sẽ được phân chia theo một công thức đã được quy định trước rồi giữa chủ tàu đã bắt giữ, thuyền trưởng, thuyền phó, và cứ thế mà thi hành.
Văn kiện Records of the Federal Convention  thì lại trên căn bản không giúp được gì trong việc cố gắng giải thích điều khoản này, không khác hơn  gì (rõ ràng mà không cần tranh luận) chỉ bổ túc thêm việc ngăn cấm các tiểu bang cấp phát thơ khen ngợi ‘letters of marque’,  37 và ngôn từ này cũng đã được đưa vào trong văn kiện Articles of Confederation vào ngày 18 tháng 8 năm 1787 – và một lần nữa, có vẻ đã không hề có tranh luận hay thảo luận. 38 Sự kiện này gần như chắc chắn bởi vì đã không hề có tranh cãi nào trong việc trao quyền này cho Quốc hội. Ngay cả ở các nước như Pháp và Anh, nơi mà quyền tuyên chiến đã được trao cho nhà vua, việc ban cấp các thơ khen ngợi và khiển trách ‘letters of marque and reprisal’ thì lại được quy định bằng luật lệ.  Nó đã là một quyền lực rất chặt chẽ lien hệ với các quyền sở hữu tài sản của mổi cá nhân công dân, và cũng là một tập quán thùng được cặn kẻ quy định theo cả công pháp quốc tế và tư pháp quốc nội – hầu như luôn luôn liên quan đến thủ tục tố tụng. Vì “luật” cần phải có để quy định các “qui tắc”, để xác nhận trong những trường hợp nào thì quyền tư hữu sẽ được chuyển giao qua cho người khác, và để tuyên phạt kẻ phạm tội, thì cần phải có một thẫm quyền mà các định chế đã không hề chỉ giao cho một mình Hành Pháp.   Nó cũng là một tiến trình mà để thành công lại cần phải có những khả năng theo định chế của Hàn Pháp, chẳng hạn như một nhu cầu thống nhất về kế hoạch, bảo mật, hay nhanh chóng và phân phối.
Nhưng điểm mấu chốt ở đây là cách hành văn “Letters of  Marque Reprisal ~ Giấy Phép Bắt Giữ Tàu Địch” không đồng nghĩa với mọi hành vi của một quốc gia trong việc sử dụng quân lực, như cách mà Giáo sư Lobel có vẻ muốn quý vị tin theo; nó đã là một đặc loại rất cụ thể “sử dụng vũ lực gần như là chiến tranh” mà chiếu theo Hiến pháp của chúng ta chỉ đã được cố ý trao cho Quốc hội mà thôi. Chính phủ Hoa Kỳ đã không còn ban phát thơ khen ngợi nào nữa kể từ cuộc Chiến tranh 1812, và tập quán này cũng đã bị xem như là bất hợp pháp vàongày 16 tháng 4 năm 1856 qua bản Declaration of Paris ~ Tuyên bố Ba-lê mà đã quy định là “[việc] tư nhân hóa nay thì, và sẽ tiếp tục, bị hủy bỏ”. 39
Quyền Hạn của Tổng Thống Trong Thời Chiến
Nay tôi về lại với lới khẳng định của Tiến sĩ Fisher cho rằng Hiến pháp giao toàn “quyền tiến hành chiến tranh” cho Quốc hội. Vô tư mà nói, đây quả thật là phi lý. 40  Việc tiến hành “chiến tranh” đã được chấp nhận bởi Locke, Blackstone, Montesquieu, và các vị Cha Già Lập Quốc là do từ bản chất của nó, phải thuộc quyền “hành pháp” trong chính phủ. Như Hamilton từng ghi nhận, thẫm quyền tuyên chiến của Quốc hội chỉ là một “ngoại lệ” trong quyết định chung nhằm giao quyền này cho Tổng thống và cũng vì vậy, phải được giải thích một cách hạn chế mà thôi. 41
Tương tự như vậy, trong một thơ đề ngày 6 tháng 9 năm 1789 gởi cho Madison từ Ba-lê, Jefferson đã ca ngợi đặc tính khôn ngoan trong Hiến pháp mới, và đã ghi nhận: “Chúng ta đã đưa được ví dụ của việc làm sao kiểm soát cho được cái con Chó chiến tranh bằng cách chuyển giao cái quyền để nó chạy rong  [42]  từ Hành Pháp qua cho Lập pháp, từ những người lo chi tiêu qua những kẻ lo trả tiền”. 43  Do vì thẫm quyền “tuyên chiến” đã từng được quy định chiếu theo văn kiện  Articles of Confederation nhân lần triệu tập Continental Congress ~ Quốc Hội Lục Địa, rõ ràng là  Jefferson đã không nói rằng Hiến pháp đã “chuyển giao” cái thẫm quyền đó, như đã từng được quy định trong Articles of Confederation – ông chỉ đã chỉ nói là cái thẫm quyền đó là “tự nhiên” từ đâu đã có như các vị nội tiếng hàng đầu như Montesquieu và Blackstone. Và như là một thẫm quyền đương nhiên của “hành pháp”; và, như chúng ta đã thấy, Jefferson lập luận là những “hạn chế” nhằm cho Thượng viện (hay Quốc hội) cần phải được “hiểu theo nghĩa hẹp” mà thôi.  44
Tổng thống rõ ràng có những thẫm quyền rất quan trọng về “chiến tranh” vượt ra ngoài vòng kiểm soát trực tiếp  45 của Quốc hội. Trong cách hành văn thật là rõ ràng như Điều I, Mục 8 giao cho Quốc hội thẫm quyền “tuyên chiến”, thì Điều II, Mục 2 đã quy địnhTổng Thống là “Chỉ Huy Tối Cao Của Quân Đội ~ Commander in Chief”. Điều này, cũng vậy, nguyên làmột thành tố quan trọng thuộc “the power of war ~ quyền hạn gây chiến” – và nó đã không được nhìn nhận giao cho Quốc hội, ngoài những điều khác (interalia), vì tầm quan trọng mà các Nhà Soạn Thảo đã cố ý khi muốn tách rời cái túi tiền xa cách với cái lưỡi gươm. Đã có một cuộc tranh luận quan trọng tại cả hội nghị Philadelphia Convention lẫn tại các hội nghị quốc gia để phê chuẩn liên quan đến mối lo sợ là sẽ có khả năng dẫn tới độc tài nếu giao chung cho ai đó cả bị tiền lẫn cây gươm.
Thật vậy, tại một số các hội nghị quốc gia để phê chuẩn, mấy người chống dự luật Hiến Pháp đã lập luận là nếu giao cho tân  chính phủ liên bang cả hai “quyền lực của túi tiền” và “quyền lực của lưỡi kiếm” thì sẽ là vi phạm một cách thật nguy hiểm châm ngôn lừng danh của Montesquieu. Madison đã trả lời chống đối này ở Virginia, 46 cũng như Hamilton ở Nữu-ước. 47 Phân tích của của Hamilton thật là đặc trưng:
Chúng ta đã nghe khá nhiều rồi về vụ cái túi tiền với cái lưỡi gươm. Người ta từng cho là các quyền tự do của chúng ta sẽ gặp hiểm nguy, nếu Quốc hội nắm được cả hai. Chúng ta hãy tìm cho ra ý nghĩa thực sự của châm ngôn mà từng đã được sử dụng quá nhiều, mà lại rất ít được hiểu rỏ là gì cả. Như vậy, chúng ta sẽ không được phép giao phó các thẫm quyền đó riêng mổi cho lập pháp hay hành pháp; cả hai hiến quyền không nên được giao phó cùng lúc cả hai quyền hạn đó, bởi vì như vậy thì sẽ phá hủy ý niệm phân quyền mà ý niệm về tự do chính trị đã dựa vào, và sẽ cung cấp cho riêng một cơ chế mọi phương tiện để trở thành một chính thể chuyên chế. Nhưng khi túi tiền giao cho một bên, và lưỡi gươm thuộc bên khác, thì sẽ không có hiểm họa. Mọi chính phủ đều sở hữu các quyền hạn đó; họ sẽ là những con quái vật nếu không có chúng, và sẽ không có khả năng chỉ huy. 48
Các Cha Già Lập Quốc đã nhấn mạnh cần phải phân biệt rỏ ràng giữa nổi khát vọng chung nhằm tránh khởi động loại chiến tranh tấn công (xâm lược 49), với sự cần thiết phải đủ mạnh để khiến không bị tấn công hay để đánh bại mọi cuộc phiêu lưu gây chiến của các chính phủ ngoại quốc. Trong tờ Federalist số 34, ví dụ, Hamilton đã bàn về việc “trói tay của Chính phủ trong việc khởi chiến trước để tấn công, căn cứ theo lý tính quốc gia”; nhưng cũng chủ trương là “chắc chắn chúng ta không nên khiến quốc gia không còn khả năng tự bảo vệ chống lại nổi tham vọng hay long thù địch của các quốc gia khác”. 50
Sự phân biệt giữa tấn công – phòng thủ này cũng đã rõ ràng trong các lưu bút ghi chú của Madison về các cuộc tranh luận tại Hội nghị Philadelphia về vấn đề này, và tôi cũng khá hài lòng là đa số các học giả tới làm chứng nhân phiên điều trần ngày 10 tháng 4 cũng đã đều ghi nhận như vậy thôi. Về căn bản, vai trò của Quốc hội đối với việc khởi chiến chỉ là một quyền phủ quyết ‘veto’ hay “negative ~ tiêu cực” trước một quyết định của tổng thống nhằm phát động một “cuộc chiến” tấn công một nước có chủ quyền khác trong một hoàn cảnh không hề để tự vệ mà thôi. Chẳng hạn khi Henry Clay và các nhà lãnh đạo quốc hội khác được Tổng thống Jackson loan báo là ông đã quyết định sử dụng quân đội để buộc chính phủ Pháp phải trả một món nợ mà ngay Hành Pháp của nước họ cũng từng đã thừa nhận là hợp pháp (dựa trên các thiệt hại gây cho giới hải vận Mỹ dưới thời của Nã-phá-luân), nhưng mà cho tới nay, Quốc hội Pháp vẫn chưa chịu tháo ngân để trả, Clay và các đồng nghiệp của ông gần như đã cho Jackson biết là phải bỏ qua nội vụ đi và vấn đề này rất nhanh chóng đã kết thúc. Khi không có được sự hỗ trợ của Quốc  hội, Jackson đã phải thừa nhận không thể khởi chiến như vậy được nữa. 51
Một mô tả đủ nghĩa về thẫm quyền của vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Quốc Gia đã được trình bày trên tờ Federalist số 69 bởi Alexander Halilton như sau:
Tổng Thống sẽ là vị “Tổng Tư Lệnh của lục quân và hải quân của Hoa Kỳ, và của các lực lượng dân quân của nhiều tiểu bang, khi được lệnh quân dịch để bảo vệ Hiệp-chủng-quốc. Tổng Thống có quyền ra lệnh đình chỉ thi hành bản án và cũng có quyền ân xá. . . ; có quyền yêu cầu Quốc hội chấp thuận các biện pháp mình nghỉ là cần thiết và thiết thực; có quyền triệu tập những phiên họp đặc biệt đới với cả lưỡng viện lập pháp. . .; có bổn phận khiến luật phápđược thi hành đúng đắn ; và có quyền bở nhiệm mọi công chức của Hiệp-chủng-quốc”.  Trong hầu hết những điểm cụ thể nhằm quy định về quyền lực của Tổng thống thì cũng sẽ giống như của các vị vua của Vương quốc Anh và của Thống đốc New-York. Các điểm đặc biệt khác thì là như sau – thứ nhất; Tổng thống sẽ chỉ thỉnh thoảng mới có quyền chỉ huy các lực lượng dân quân của quốc gia, mà luật đã có quy định sẽ được trưng dụng để phục vụ Liên Hiệp ‘Union’. Quốc Vương Anh và Thống đốc Nữu-ước thì luôn luôn vẫn có toàn quyền chỉ huy mọi lực lượng dân quân thuộc thẫm quyền của họ. Theo bài viết này thì như vậy quyền lực của Tổng thống sẽ kém hơn nếu so với vị vua hay vị Thống đốc. Thứ hai; Tổng thống là Tổng Tư Lệnh của lục quân và hải quân của Hoa Kỳ. Về phương diện này thì trên danh nghĩa, quyền hạn của Tổng Thống cũng như là của các vị vua của Vương quốc Anh, nhưng trong thực chất thì lại kém hơn nhiều. Tựu chung là cũng sẽ không có gì khác hơn là vị chỉ huy tối cao điều khiển lục quân đội và hải quân, y như là Đại Tướng kiêm Đô Đốc của Liên bang; trong khi đó thì quyền hạn của vua Anh mở rộng đến cả quyền khai chiến và thành lập cùng điều khiển các hạm đội và quân đội; và do đó, chiếu theo Hiến pháp, tự chúng đồng nghĩa là sẽ thuộc về Lập Pháp. 52
Tôi xin nhấn mạnh là “thẫm quyền tối cao để chỉ huy cùng điều khiển lục quân đội và hải quân” chính là một quyền hạn rất ư là lớn, và cung cấp cho Tổng thống toàn quyền kiểm soát điều động các cuộc hành quân (cho dù đã được Quốc Hội chuẩn phê hay khi một nước khác gây hấn). Quốc hội có thể chiếu theo luật không thể can thiệp vào việc hành xử quyền chỉ huy tối cao vế quân sự của Tổng Thống. Nhưng Quốc Hội có quyền không cho phép kêu quân cũng như là để tài trợ cho hành vi này, nhưng – như Thượng nghị sĩ Borah từng công nhận – một khi quân đội đã có rồi thì chính Tổng thống mới là người chỉ huy duy nhất.
Chỉ mới cách đây hai năm, Tối Cao Pháp Viện cũng đã tái khẳng định nguyên tắc quan trọng này trong án lệ Hamdan, khi Thẩm phán Stevens đã trích dẫn ngôn từ cổ điển của Chánh Nhất Chase trong án lệ năm 1866 của Ex Parte Milligan:
Hiến pháp quy định Tổng Thống là “Tổng Tư Lệnh” của Quân Đội. Điều II, §2, khoản 1, nhưng lại giao cho Quốc hội quyền để “tuyên chiến… Và ban hành các luật lệ quy định về việc Bắt Giữ trên Bộ và dưới Nước”, Điều I, §8, khoản 11, nhằm “tổ chức và hỗ trợ quân đội”, cũng vậy, khoản 12, để “quy định và trừng phạt… Những vi phạm đối với Law of Nations ~ Công Pháp Quốc Tế”, cũng như khoản 10, và “Để ban hành các Luật về Chính phủ và Quy chế của lực lượng Lục và Hải quân”, cũng vậy, khoản 14. Sự tương tác giữa các thẫm quyền này đã được mô tả bởi Chánh Nhất Chase trong án lệ nổi tiếng từng thường được viện dẫn là  Ex parte Milligan:
“Thẫm quyền tạo ra luật lệ cần thiết thuộc Quốc hội; thẫm quyền thi hành thì thuộc Tổng thống.Lưỡng quyền này ngụ ý cần có nhiều quyền hạn ở cấp dưới để phụ trợ.  Mỗi phần hành đó đều được giao phó đủ quyền hạn hầu chu toàn nhiệm vụ. Nhưng cả Tổng thống, nhứt là trong thời chiến hơn cả trong thời bình, thì không có quyền xâm phạm đến quyền hạn của Quốc hội, cũng như là Quốc hội thì cũng không được đụng chạm đến phạm vi quyền hạn của Tổng thống…. Quốc hội không thể chỉ đạo trong cách thức tiến hành chiến tranh . . .   53
Với tất cả mọi sự kính trọng đối với Quốc Hội, tôi xin gợi ý là các nỗ lực của Quốc hội trong năm ngoái hầu ngăn chặn cái được gọi là “cực tăng ~ surge” – mà nay hầu hết các chuyên gia đều dường như thừa nhận đã giúp cải thiện cực kỳ hoàn cảnh quân sự của chúng ta tại Iraq – đã là một sự can thiệp trắng trợn và bất hợp hiến đến thẫm quyền Tổng Tư Lệnh Quân Đội của Tổng thống.  Bởi vì có rất là ít quyết định trong thời chiến mà lại có tính cách căn bản hơn là quyết định là khi nào mới cần gọi nhập ngũ lực lượng trừ bị từ hậu phương.
Thomas Jefferson và bọn Hải Tặc Thổ Phỉ
Tôi được biết là trong các phiên điều trần trước đây về vấn đề này, đã diễn ra một cuộc thảo luận về vụ Thomas Jefferson và bọn Hải Tặc Thổ Phỉ (Barbary Pirates). Đây là một vấn đề mà tôi đã từng nghiên cứu cặn kẻ, và tôi thấy cần phải cải chính về cái huyền thoại vẫn cứ mãi bám theo đề tài này. Đã từng có một sự hiểu lầm trầm trọng về các sự kiện liên hệ đến bức thông điệp hàng năm đầu tiên mà Thomas Jefferson từng đọc trước Quốc hội, mà theo đó ông đã phát biểu:
Một trong những tuần dương hạm Tripolitan đã gặp và tấn công chiếc thuyền ‘schooner’ Enterprise nhỏ bé, do Trung Úy Sterret chỉ huy, nhân khi đang trong công tác chở đồ tiếp tế cho các tàu lớn hơn của chúng ta, nhưng rồi đã bị ta bắt giữ, sau khi thủy thủ đoàn của họ bị thiệt hại nặng nề, trong khi phía chúng ta thì lại hoàn toàn không bị hề hấn gì cả.
Tuy không hề được Hiến pháp cho phép, mà cũng không từng được Quốc hội phê chuẩn, lại còn hành xử vượt ngoài đòi hỏi chỉ tự vệ mà thôi, tàu địch đó vẫn đã bị vô hiệu hóa để không còn có khả năng gây hấn nữa, còn thủy thủ đoàn thì cũng đã được phóng thích. Cơ quan lập pháp chắc sẽ không còn nghi ngờ gì nữa, hầu chuẫn chấp cho phép các biện pháp tấn công, cũng như là, sẽ cho phép đặt lực lượng của chúng ta trên một cơ sở bình đẳng với các kẻ địch.
Tôi vốn là là một người rất ái mộ Tổng thống Jefferson (người mà, ngoài bao nhiêu là thành tích  khác, cũng đã thành lập cái trường đại học, nơi mà tôi đã hân hạnh được giảng dạy trong suốt 20 năm qua), nhưng trong thực tế, ông đã rõ ràng bóp méo các sự kiện với Quốc hội. Tôi có tìm ra được một bản sao vi ảnh của các ghi chú viết tay của ông nhân cuộc họp nội các đầu tiên của ông vào ngày 15 tháng 5 năm 1801, và họ đã cho thấy thật rất rõ ràng là đã có sự đồng thuận mạnh mẽ là, nếu bọn Hải Tặc Thổ Phỉ Pirates Barbary mà tuyên chiến với Hoa Kỳ thì Tổng Thống có thể đáp ứng toàn lực lại, mà không hề cần ngay cả tham khảo ý kiến với Quốc hội trước:
Ngày 15 tháng 5 năm 1801
Liệu hạm đội tại Norfolk nên được lệnh phải đi Địa Trung Hải không
Và mục tiêu sẽ là gì
[Chưởng Lý  Levi] Lincoln. lực lượng của chúng ta có quyền chống trả một cuộc tấn công đến từ từng tàu một, nhưng sau đó thì không có quyền tiến hành tiêu diệt kẻ thù; . . . .
[Bộ trưởng Tài Chánh Albert] Gallatin. tuyên chiến và đánh giặc thì cũng đồng nghĩa mà thôi. Quyền Hành Pháp ‘Exve’ không thể cho phép chúng ta đặt toàn quốc trong tình trạng chiến tranh, nhưng nếu chúng ta quyết định như vậy, hoặc bởi tuyên bố của Quốc hội hoặc của phía quốc gia kia, thì rồi việc chỉ huy và điều khiển quân đội sẽ thuộc Hành Pháp.
[Bộ Trưởng Hải Quân Đương Nhiệm] Smith. khi một quốc gia lâm chiến, Hành Pháp băt buộc phải dùng quân đội để bảo vệ đất nước.
[Bộ trưởng Quốc Phòng Henry] Dearborne. cuộc khởi hành phải được thực hiện công khai để bảo vệ nền giao thương mại của chúng ta chống lại các hành vi thù địch đầy đe dọa của Tripoli.
[Ngoại trưởng James] Madison. cuộc khởi hành phải được thi hành, và Vấn đề phải được công khai tuyên bố với mọi quốc gia. tất cả đều đồng ý là cuộc khởi hành phải được thi hành một cách thích đáng.
Liệu chăng các hạm trưởng có quyền, trong thời chiến, đi tìm và tiêu diệt địch. . . bất cứ nơi nào mà họ sẽ có thể? tất cả trừ ông L. đồng ý họ cần phải làm đúng vậy, M.G. & S. thì nghĩ là họ có thể đuổi theo cả vào đến tận các bến cảng, nhưng M. thì lại cho rằng họ không được quyền vào mà chỉ được quyền đuổi bắt thôi. 54
Duy nhất Chưởng Lý Lincoln chủ trương là các tàu của chúng ta chỉ có quyền chống trả các cuộc tấn công mà thôi, và xem ra thì ông cũng chỉ là nhân vật it quan trọng nhất trong cuộc tranh luận. (Dạo đó thì vị Chưởng Lý ngay cả văn phòng cũng không có và thậm chí cũng đã không có quyền kiểm soát các luật sư Mỹ. Với tư cách là một đảng viên Cộng hòa từ cái tiểu bang theo phe liên bang là New England, Lincoln chỉ đã được đưa thêm vào nội các của Jefferson như là một phương tiện để lấy tin tình báo về sinh hoạt của các đối thủ  thù chính trị của ông).Sự đồng thuận đã là nếu chúng ta bị tuyên chiến, các tàu của chúng ta có quyền “tìm & tiêu diệt” các tàu địch ở “bất cứ nơi nào có thể tìm thấy được” mà không hề liên quan gì đến Quốc hội cả.
Bây giờ xin quý vị hãy xem bản tin liên lạc này của Bộ Trưởng Hải quân Đương Nhiệm đánh đi cho ‘commodore’ Richard Dale:
Tôi được. . . chỉ thị trực tiếp của Tổng Thống, ra lệnh cho ‘commodore’ phải nhổ neo và mang toàn hạm đội lên đường đi Địa Trung Hải càng sớm càng tốt . . . . Nếu khi đến Gibraltar mà biết được là … bọn Hải Tặc Thổ Phỉ (Barbary Powers) đã tuyên chiến chống lại Hoa Kỳ, thì ‘commodore’ có toàn quyền bố trí lực lượng theo ý mình, làm sao nhằm để bảo vệ tốt nhất nền giao thương của chúng ta và trừng phạt thái độ hỗn láo của chúng – bằng cách bắn chìm, đốt cháy hay tiêu diệt các tàu thuyền của chúng, ở bất kỳ nơi nào tìm thấy được.  55
Đây rõ ràng không phải là báo cáo của Jefferson cho Quốc hội trong tháng Chạp năm đó. (Và tôi cũng nên thêm rằng theo những gì tôi đã có thể để xác định được, trong khi Jefferson đã không hề cố che giấu việc gửi cả hai phần ba lực lượng Hải quân Mỹ đi xa cả nửa vòng trái đât với chỉ thị bắn chìm và đốt cháy các tàu ngoại quốc – và, đúng vậy, các báo chí đều cùng loan tin việc lên đường của hạm đội – Jefferson dường như đã không đề cập đến sự kiện này cho Quốc hội mãi cho đến ngày đọc lần thông điệp hàng năm thứ 8 của ông, tức là gần chín tháng sau khi quyết định và hơn cả sáu tháng sau khi hạm đội đã được triển khai xong).
Chúng tôi cũng có được chỉ thị của ‘Commodore’ Dale gởi đến Trung Úy Sterret:
Trung Úy: Ngay sau khi nhận được thông tri này, yêu cầu Trung Úy xúc tiến đem chiếc Schooner của Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của mình lên đường ngay để trực chỉ đảo Malta, để tích trử [c]àng nhiều nước càng tốt . . . Trong Hải Trình đến và từ Malta đi thì Trung Úy không nên bận tâm vào bất kỳ chuyện gì khác, bởi vì cũng sẽ không còn có đủ nước trên tàu. . . . [T]rong trường hợp đụng độ với bọn Hải Tặc ‘Tripolian’ (Tripolian Corsairs) trong hải trình xuyên Malta, nếu tự tin sẽ có thể thanh toán được địch thì Trung Úy nên phải liệng sạch sẽ mọi súng ống cùa chúng xuống biển, Cắt bỏ đi cột buồm của chúng, và chỉ để lại cho chúng duy nhất khả năng về lại được một bến nào đó mà thôi, tuy nhiên vẫn có quyền bắt mang chúng về nếu nghỉ là sẽ an toàn làm được việc này   . . . “.  56
Do đó, sự việc thật rõ ràng là quyết định cho phép chặt bỏ cột buồm của tàu địch và không bắt giữ để làm giải thưởng đã không hề căn cứ vào bất kỳ điều luật hiến pháp nào cả, nhưng chỉ đơn giản dựa theo thực tế là chiếc Enterprise đang trên đường đi đến Malta thay vì là trở về từ Malta nếu có gặp tàu địch. Jefferson đã làm đúng chiếu theo hiến pháp khi cho phép đánh chìm tàu của đối phương mà không được lập pháp chuẩn phê trước, nhưng cung cách kính trọng tiêu biểu của ông khi giao tiếp với Quốc hội đã bị hiểu lầm bởi các học giả trong suốt nhiều thập kỷ về những sự kiện thực tế trong biến chuyển này.
Khi biết được cuộc họp nội các vào ngày 15 tháng 3, khi mà Alexander Hamilton đã đọc lại bức thông điệp của Jefferson cho Quốc hội, ông ta đã quá ư là ngở ngàng. Để đáp lại, ông đã viết và  xuất bản những gì mà ngày nay, chúng ta có thể gọi là một bài viết độc lập ‘op-ed’, hầu giải thích:
[Hiến pháp từng quy định là] “Quốc hội sẽ có quyền tuyên chiến”; ý nghĩa đơn giản đó chỉ là, chỉ duy nhất Quốc hội mới có cái quyền đặc biệt và độc quyền của, khi đất nước đang trong hoàn cảnh hòa bình, phải quay qua tình trạng chiến tranh; bất kể là từ mưu tính theo chính sách hay do từ những hành vi khiêu khích hoặc những thiệt hại bị phải chịu; nói cách khác, chỉ Quốc hội duy nhất mới có quyền tuyên chiến. Nhưng khi một quốc gia khác tuyên chiến, hay công khai và hiển nhiên đã gây hấn với Hoa Kỳ, do đó, qua hành động cụ thể, họ đã đang giao chiến với chúng ta, và mọi tuyên chiến về phần của Quốc Hội thì cũng là vô nghĩa mà thôi; ít ra thì việc đó cũng chỉ là không cần thiết mà thôi.  57
Chúng ta cũng cần lưu ý là lập luận của Hamilton cũng đã được chấp nhận bởi Tối Cao Pháp Viện trong các Prize Cases (Án Lệ Nổi Tiếng) thời cuộc Nội Chiến Civil War.  58
Tôi cũng thấy có phần nào thú vị khi được nghe Tiến sĩ Fisher tiếp tục cố gắng để dung hòa các  hành vi của Jefferson với khuôn mẫu Fisher về uy quyền tối thượng của lập pháp  đối với tình trạng thời chiến, khi đi khẳng định là Jefferson đã khởi chiến với sự chấp thuận của Quốc hội thông qua một số dự luật cùng đạo luật liên hệ. Tất cả những đạo luật đó thì cũng đã đều được ban hành mãi lâu cả sau khi Jefferson đã từng gửi Hải quân đi lâm trận rồi. Và tài liệu Annals of Congress cho thấy phản ứng của Quốc Hội đối với thông tri ngày 8 tháng chạp của Jefferson gời cho Quốc hội phần lớn có nội dung là sửng sốt – với các dân biểu tranh luận là đất nước không thể nào mà lại đi “tuyên chiến” chống lại “hải tặc”, nhưng cuối cùng kết luận là nếu quả thật Tổng Thống cần một đạo luật thì Quốc hội cũng sẽ thỏa mãn thôi. Để chính thức ghi vào hồ sơ, tôi xác nhận là đã không có thể tìm được bất kỳ một phản đối nào cả của bất cứ thành viên nào của cả lưỡng viện, trong thời gian từ khi các báo chí loan tin là Jefferson đã gửi hai phần ba lực lượng Hải quân Mỹ đến Địa Trung Hải, cho đến khi Tổng Thống thông báo lần đầu tiên cho Quốc hội về việc này, mãi tới cả hơn sáu tháng sau đó.
Cam Kết Tham Chiến của Hoa Kỳ tại Đông Dương 
Thưa Chủ tọa, bởi vì tôi nghĩ là sẽ không thể nào hiểu được một cách cặn kẻ nghị quyết War Powers Resolution  mà lại không năm vững được hoàn cảnh lúc đó, tôi nay sẽ quay về một bản tóm tắt ngắn gọn về đề tài thế nào và tại sao Mỹ đã tham chiến tại Đông Dương và đã từng quả thật quá ư bị cực kỳ chỉ trích, nhân khi chúng ta quyết định như vậy. Tôi hy vọng chứng minh được là cuộc xung đột đó chỉ là một sự tiếp nối của cái học thuyết từng được cả lưỡng viện chấp nhận dưới thời Tổng thống Truman, và là Quốc hội cũng đã từng đóng một vai trò chủ chốt cũng như là tự nguyện, khi gởi quân đội của chúng ta đi tham chiến.
Năm 1955, Thượng viện biểu quyết phê chuẩn Hiệp ước SEATO chỉ với một phiếu chống duy nhất –  để cam kết là Hoa Kỳ sẽ quyết chí bảo vệ Nam Việt Nam, Lào, và Cambodia  59 – và việc cam kết này lại đã được long trọng  tái khẳng định bằng đạo luật trong tháng 8 năm 1964 (mà cũng từng đã được phê duyệt với đa số 99,6% tại Quốc hội), theo đó đã tuyên bố:
Hoa Kỳ chủ trương thiết yếu cho quyền lợi quốc gia của chính mình và cho cả hòa bình thế giới là phải duy trì nền hòa bình và an ninh quốc tế ở miền Đông Nam Á. Phù hợp với Hiến pháp của Hoa Kỳ và cả Hiến chương Liên Hợp Quốc và phù hợp cũng như chiếu theo các nghĩa vụ từng cam kết chiếu theo Hiệp ước Southeast Asia Collective Defense Treaty, Hoa Kỳ đã, do đó, sẳn sàng, chiếu theo những gì Tổng thống sẽ quyết định, để thực hiện mọi việc cần thiết , kể cả việc sử dụng quân  lực, để yểm trợ mọi thành viên hay quốc gia quy định (protocol states) trong Hiệp ước Quốc phòng đó, khi họ yêu cầu được trợ giúp hầu bảo vệ nền tự do của họ. 60
Nếu đã từng có bất kỳ nghi ngờ nào về việc liệu chăng Quốc hội đã có cho phép Tổng thống để khởi chiến bằng đạo luật đó chăng, thì mọi việc cũng đã được giải tỏa qua cả cách hành văn rõ ràng và minh bạch của đạo luật và qua cuộc trao đổi giữa hai vị lãnh tụ đa và thiểu số tại Quốc hội trong các cuộc tranh luận, là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện J. William Fulbright và người chóp bu của đảng Cộng hòa là John Sherman Cooper:
Ông COOPER.
Nay, nếu nhìn xa thêm, liệu nếu Tổng thống quyết định là cần phải sử dụng vũ lực như vậy hầu khả dĩ có thể đưa đến chiến tranh, chúng ta cũng rồi sẽ chấp thuận quyền này qua đạo luật sẽ được biểu quyết?
Ông FULBRIGHT.
Đó đứng là chủ trương của tôi.  61
Và cho dù đã từng cũng có những cáo buộc đầy tức tối của các nhà lập pháp theo khuynh hướng tự do và các biểu tình viên chủ hòa vào năm 1970, đạo luật ủy quyền theo luật định này rõ ràng đã cũng có bao gồm luôn cả Campuchia, cũng như Nam Việt Nam và Lào.
Đúng ra đã chỉ có được hai nhà lập pháp mà thôi – hai thành viên của Thượng viện – đã biểu quyết ‘nay ~ không’ đối với đạo luật ủy quyền cho Tổng thống hầu bảo vệ các nạn nhân trong trận xâm lược của Cộng sản ở Đông Dương, và chúng ta cũng nên lưu ý là cả hai cũng đã nhanh chóng phải đi tìm sinh kế mới ngay sau lần vận động tái tranh cử kế tiếp sau đó.
Thật vậy, một trong rất nhiều huyền thoại của cuộc chiến Việt Nam là Tổng thống Johnson đã khởi chiến bất chấp ý toàn dân Mỹ. Trên thực tế, chỉ số công luận tán thành LBJ chiếu theo viện thăm dò Gallup đã cho thấy đã tăng vọt lên đến cả 58 % (tăng vọt cả đến 30 điểm) ngay trong tháng xẩy ra việc Nghị quyết Đông Nam Á được ban hành và lần đầu tiên mà Johnson sử dụng không lực tấn công Bắc Việt Nam. Bất chấp biết bao nhiêu lần đã có các cáo buộc rằng Việt Nam là một cuộc chiến tranh “bất hợp pháp” mà không bao giờ có được sự ủng hộ của người dân Mỹ, cả hai cáo buộc này sẽ mãi mãi là sai lầm, nếu được xét qua lăng kính của các tài liệu lịch sử từng được lưu trử.
Không có gì khác hơn nữa được, các tài liệu lưu trử có cho thấy là Quốc hội đã kéo Tổng thống Johnson vào cuộc chiến tranh. Thay vì chỉ chấp thuận yêu cầu của Tổng Thống được chuẩn phê thêm cho 125 triệu Mỹ kim về Việt Nam vào thời điểm của nghị quyết 1964, Quốc hội tự mình đã chủ động cung cấp thêm tới cả 400 triệu Mỹ kim. Tám tháng sau, Quốc hội lại bò phiếu chấp thuận thêm 700 triệu Mỹ kim trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 408 chống 7 tại Hạ Viện và 88 chống 3 tại Thượng viện. Tới năm 1966, một ngân quỷ bổ túc khác là 13 tỷ Mỹ kim cũng đã được Hạ Viện thông qua với tỷ lệ 389 chống 3 và Thượng viện với tỷ lệ 87 chống 2. Rồi vào năm 1967, khi rõ ràng đang đã có hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ tham gia trong một cuộc chiến tranh nghiêm trọng ở Việt Nam, một ngân quỷ bổ túc là 12 tỷ Mỷ kim cho Việt Nam cũng lại được thông qua bời Hạ Viện theo tỷ lệ 385 chống 11 và Thượng viện thì 77 chống 3 (một sai biệt chung lớn hơn cả 30 chống 1).  62
Lần cuối mà tôi từng ra trước Ủy ban này để thảo luận về các thẫm quyền thời chiến là độ hai mươi năm trước đây. Lúc đó thì ông Dante Fascell làm chủ tịch Ủy ban, và một người trong nhóm nhân chứng của chúng tôi đã là cựu dân biểu Cộng hòa Paul Findley, người vẫn bị chỉ trích là kẻ thuộc đảng Cộng hòa tại Hạ viện từng ồn ào ủng hộ Nghị quyết War Powers năm 1973 nhất. Ông đã có giải thích với Ủy ban vì sao Quốc hội đã bị buộc phải ban hành Nghị quyết War Powers hầu ngăn chặn việc các tổng thống trong tương lai có thể bắt chước cái quyết định của LBJ để đưa quốc gia lâm chiến ngược lại với ý chí của Quốc hội và nhân dân Mỹ. Cũng vì vậy, khi đến phiên tôi phúc trình thì tôi đã thấy cần phải nhắc nhở Ủy Ban điều mà dạo đó, (nguyên Dân biểu) Paul Findley đã tuyên bố vào ngày 23 tháng 5 năm 1961, để đối đáp lại với một lời nhận xét lúc đó của Phó Tổng thống Johnson khi đến thăm Sài Gòn. Phó Tổng thống đã thông báo với báo chí rằng ông sẽ không khuyến cáo Tổng thống Kennedy gửi quân đội Mỹ đến tham chiến tại Việt Nam, và Paul Findley thì cũng đã không phải cô đơn trong việc thể hiện sự phẫn nộ của mình tại Hạ viện:
Các lực lượng chiến đấu của Mỹ từng đóng vai trò hiệu quả nhất trong việc làm nản lòng bọn xâm lăng, và chúng ta nên công khai ngay tức thì đề nghị cho phép sử dụng họ tại Nam Việt Nam . . . Sẽ không có một người Mỹ yêu nước nào mà sẽ lên tiếng chỉ trích Tổng thống Kennedy khi tham chiến hầu bảo vệ các dân tộc yêu chuộng tự do trước mọi hành vi xâm lăng. Mỗi người ái quốc đều có quyền và bổn phận để chỉ trích sự thiếu khả năng và thái độ quá ít, quá muộn của những chính sách mà tựu chung chỉ là nhằm mời gọi các hành vi xâm lược mà thôi.  63
Nghị Quyết Thẫm Quyền Lâm Chiến Năm 1973
Nghị Quyết Thẫm Quyền Lâm Chiến Năm 1973 đã được ban hành rõ ràng nhằm tránh những “vụ Việt Nam trong tương lai”. Nó đã hoàn toàn dựa theo cái huyền thoại là Quốc hội đã bị vượt quyền khi Hoa Kỳ lâm chiến ở Đông Dương, và do đó cuộc xung đột đã đúng là một cuộc “chiến tranh bất hợp pháp”. Khi Thượng Nghị Sĩ Jacob Javits (Cộng hòa – New York) – người vẫn thường được ghi nhận là tác giả nguyên thủy của Nghị quyết War Powers – có giải thích trong năm 1973:
Đạo luật War Powers sẽ  bảo đảm được là mọi quyết định tương lai cho phép Hoa Kỳ tham chiến đều phải được Quốc hội tham gia thì mới là hợp pháp . . .
Trong khi đã từng liệt kê các quyền hạn về chiến tranh của Quốc hội một cách hết sức rõ ràng và cặn kẻ tại Điều I, Mục 8, các nhà thảo Hiến đã đặc biệt cẩn thận nhằm bảo đảm cho Quốc hội một vai trò đương nhiệm liên hệ đến mọi biện pháp khả dĩ đưa quốc gia lâm chiến. Thông lệ hiện hành, mà đã được áp dụng tối đa [trong] cuộc chiến Việt Nam . . . đã phá vỡ đặc tính về cân bằng hóa của Hiến pháp trong phương diện này.  64
Tuyên bố này, nếu dựa theo các biến chuyển, thì quả là sai lầm, và Thượng nghị sĩ Javits cũng đã có biết như vậy. Trong một bài phát biểu vào tháng 3 năm 1966 tại Thượng viện để chống đối một tu chính đệ trình bởi Thượng nghị sĩ Wayne Morse nhằm hủy bỏ Nghị quyết Đông Nam Á năm 1964 ~ 1964 Southeast Asia Resolution, Thượng nghị sĩ Javits từng đã tuyên bố: “Đó là một thực tế, dù chúng ta có thích hay không, là do từng hành xử chiếu theo nghị quyết của Tháng 8 Năm 1964, chúng ta quả đã đồng ý thi hành cái chính sách hiện nay“.  65  Cũng như vậy, sau đó cùng trong một năm, khi Các Dân biểu thuộc Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ ~ House of Delegates of the American Bar Association đã thông qua một phúc trình luật ‘legal memorandum’ rất ư là dài dòng được soạn thảo bởi người bạn và đồng nghiệp của tôi là Giáo sư John Norton Moore (người mà tôi đã đồng sáng lập Trung tâm Luật an ninh Quốc gia ~ Center for National Security Law cách đây hai mươi bảy năm cũng đúng vào tháng này), mà theo đó, đã tuyên bố cuộc chiến quả là hợp pháp chiếu theo công pháp quốc tế và Hiến pháp Mỹ, Thượng nghị sĩ Javits đã có chêm một đoạn trích dài từ Biên bản Ghi nhớ của Quốc hội ‘Congressional Record’ và đã tuyên bố:
Thưa Chủ Tịch, bây giờ, lần đầu tiên, chúng ta có được một bản phân tích có uy tín về căn bản pháp lý của hành vi viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa. Theo riêng tôi thì quả không còn có thể nghi ngờ gì nữa về tính hợp pháp của chính sách giúp đở của chúng ta cho người dân Nam Việt Nam, chiếu theo quan điểm của bản báo cáo của Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ ‘American Bar Association’ được phân phối trong ngày hôm nay . . . . Tôi chưa hề bao giờ dám nghi ngờ về tính hợp pháp của việc Hoa Kỳ giúp đở Việt Nam Cộng Hòa. Hôm nay, tôi xin hân hạnh trình cho Thượng viện và người dân Mỹ một tài liệu, mà tôi tin là biện minh được một cách bất khả tranh luận về đề xuất này. 66
Tôi cũng muốn thêm là, khi còn trong tư cách Đương Nhiệm Phụ Tá Ngoại trưởng về Lập pháp và về Những Vấn đề Liên Bộ trong tháng 12 năm 1984, tôi đã được vinh dự tham gia cùng nhóm với Thượng nghị sĩ Javits trước Phân bộ Mỹ thuộc Hiệp hội Công Pháp Quốc tế  ‘American Branch of the International Law Association’  tại thành phố New York. Nhân một cuộc tranh luận chủ yếu là về các Thẫm Quyền Thời Chiến ‘War Powers’ giữa hai chúng tôi, Thượng nghị sĩ Javits đã đồng ý với tôi là có một số đoạn của đạo luật năm 1973 quả là vi hiến. Chẳng hạn, ông đã giải thích là Thượng viện đã có muốn công nhận tại Mục 2 của đạo luật thẫm quyền hiến định cho Tổng thống để sử dụng vũ lực hầu bảo vệ thường dân Mỹ ở ngoại quốc, nhưng Hạ viện đã không đồng ý cách hành văn đó.
Kết quả sẽ là, dĩ nhiên, nếu mà bọn al Qaeda hay một tổ chức khủng bố ngoại quốc nào khác sẽ đánh bắt một tàu ‘cruise’ du lịch ngoài biển khơi với đầy khách Mỹ kiều vô tội, hay sẽ bắt cóc các công dân của chúng ta khi họ đi thăm các thánh địa ở Trung Đông, chiếu theo luật thì Quốc hội đã đặt Tổng thống trong vị thế hoàn toàn bất lực không sử dụng được quân đội để giải cứu họ, sẽ phải chờ mãi cho đến khi Quốc hội có thể họp lại và ban hành những luật mới. Phần này của Nghị quyết War Powers không chỉ đơn thuần là trắng trợn vi hiến, mà chiếu theo đòi hỏi của một chính sách công cộng thì phải thật là khôn ngoan, thì lại quả là hoàn toàn ngu si đần độn.
Thực tế là nước Mỹ đã tham chiến ở Đông Dương chiếu theo việc chuẩn phê rất cụ thể và rõ ràng của Quốc hội. Hạ viện đã nhất trí bỏ phiếu, và tỷ lệ chung của lưỡng viện nhằm ủng hộ tham chiến đã lên tới là 99,6 %. Chính Thượng nghị sĩ Thomas Eagleton cũng từng thực sự bỏ phiếu chống lại Nghị quyết War Powers Resolution chỉ vì đã chủ trương nó đã không đi đủ xa. Nhưng ngay cả ông cũng đã thừa nhận: “Tuy là sự hiện thực của Nghị quyết Vịnh Bắc Việt  Tonkin Gulf Resolution đã không thể khiến việc tham chiến của chúng ta ở miền Nam Việt Nam có tính cách khôn ngoan hơn hay có thể biện giải thêm được nhiều hơn, thì nó cũng đã khiến cho đó là một cuộc chiến tranh chính đáng từng được Quốc hội chuẩn phê“.  67 Cũng vậy, cựu Khoa Trưởng Đại học Luật Stanford là Dean John Hart Ely có ghi nhận trong cuốn sách mà ông đã xuất bản trong năm 1993, War and Responsibility ~ Chiến tranh và Trách nhiệm, là – “bất kể sau bao năm cứ chối từ và cứ phát biểu đầy ẩn ý” – Quốc hội quả thật “đã có chuẩn phê” mọi giai đoạn trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và Cambodia.  68
Thật vậy, khi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào năm 1967 phê duyệt “National Commitments Resolution ~ Nghị quyết Cam kết Quốc  Gia” để tuyên bố là Tổng thống không có quyền tự mình đưa quốc gia tham chiến, thì cũng có thừa nhận trong bản phúc trình là: “Ủy ban không chủ trương là những tuyên bố chính thức khởi chiến không chỉ là những phương tiện khả dụng mà Quốc hội có thể dùng hầu ủy quyền cho Tổng Thống để khởi chiến một cách hạn chế hay toàn diện. Việc cả lưỡng viện cần phải biều quyết ra luật như các nghị quyết liên quan đến . . .  Vịnh Bắc Việt đúng là một phương pháp đúng đắn để chuẩn quyền“.  69
Vì vậy, một trong những điểm mà tôi hy vọng quý vị sẽ ghi nhận được từ buổi điều trần này, là Nghị quyết War Powers đã chỉ được ban hành như là một vụ chơi khăm 70 đối với mọi cử tri Mỹ mà thôi. Những người từng bảo trợ và ủng hộ nó thì cũng đã miêu tả đó là một đạo luật hầu giúp để sẽ tránh xẩy ra những vụ Việt Nam khác trong tương lai; nhưng, trong thực tế, dù mà nó cũng đã từng được ban hành nhiều thập kỷ trước đó rồi, thì nó sẽ vẫn đã không thể giúp tránh được cuộc xung đột đó. Phần 2 (c) của Nghị quyết War Powers, có phần nào đã quy định:
Các quyền lập hiến của Tổng thống trong tư cách là vị Tổng-tư-lệnh ‘Commander-in-Chief’ để dùng quân đội Hoa Kỳ tham chiến, hay để dính líu vào những tình huống thực sự đòi hỏi sự tham gia khẩn cấp này thì cũng đã được quy định rõ chiếu theo từng trường hợp, và cũng được thực hiện chiếu theo, (1) việc khởi chiến, (2) ủy quyền cụ thể theo luật định , hay (3) một tình trạng khẩn cấp toàn quốc khi chính  Hoa Kỳ, hay các lãnh thổ, hay tài sản, hay quân lực của mình bị tấn công.  71
Nghị quyết Đông Nam Á Tháng 8 Năm 1964 rõ ràng có minh định “đặc quyền luật định” cho Tổng thống để tuyên chiến. Và nói một cách cho công bằng, thì một số các cựu chiến binh với chủ trương tôn trọng nguyên tắc hơn, đã không chịu chấp nhận việc xét lại này. Thượng nghị sĩ Sam Ervin – có lẽ cũng là học giả về luật hiến pháp được kính nể nhất tại Quốc hội vào thời đó – đã có tuyên bố với Thượng viện vào năm 1970:
Bây giờ, thưa Chủ Tịch, tôi xin minh định là nghị quyết Vịnh Bắc Việt, mà về khía cạnh kỹ thuật được xem như là nghị quyết Đông Nam Á, quả đúng là một tuyên bố khởi chiến đúng với một định  nghĩa về hiến pháp . . . Tôi tin chắc là khi Quốc hội thông qua nghị quyết chung Vịnh Bắc Việt, thì Quốc Hội có nhận thức được là đang giao thẩm quyền gì cho Tổng thống của Hoa Kỳ. . . . Tôi xin xác nhận nghị quyết chung Vịnh Bắc Việt rõ ràng là một lời tuyên chiến. 72
Tính Cách Vi Hiến của Nghị Quyết War Powers
Thưa Chủ tọa, nhân khi đọc qua các khai chứng của các vị học giả thành viên cách đây hai tuần, tôi đã thấy khá thú vị là họ đã bảo đãm chỉ có hai hay ba điều khoản của Nghị quyết War Powers mới đã từng bị tranh luận trên cơ sở vi hiến hay không – và là những vấn đề đó thì cũng dễ dàng đuợc hoàn chỉnh hóa chỉ bằng vài tu chính có hợp lý mà thôi.
Tôi xin được minh định rõ ràng ở đây. Ngoài vấn đề Chadha tại Mục 5 (c), và vấn đề vi hiến của quyết định từ chối thẫm quyền hiến định rõ ràng của Tổng thống để giải cứu công dân đang bị đe dọa ở ngoại quốc tại Mục 2 (c), thì cũng có một vấn đề căn bản hơn nhiều. Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền hạn “khởi chiến”, trong khi đó thì Nghị quyết War Powers đã lại cố gắng quy định hầu kiểm soát mọi hiện trạng mà các lực lượng Mỹ sẽ được gởi “tham chiến, hay tới những nơi khả dĩ giao chiến rất ư là thiết bách chiếu theo những hoàn cảnh lúc đó”. 73 Đây thì quả đúng là một quyền hạn bao rộng hơn nhiều, nếu so với thẫm quyền ban cấp cho Quốc hội chiếu theo Hiến pháp, và cũng vì vậy, ngay từ căn bản thì Nghị quyết cũng đã trắng trợn vi hiến mà thôi.
Tôi nghĩ đúng là vị cựu lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện là George Mitchell đã nắm vững được đặc tính của Nghị quyết War Powers vào ngày 19 tháng 5 năm 1988, khi ông tuyên bố tại Thượng viện:
Tuy từng được mô tả như là một nỗ lực “để chu toàn” – không phải để tu chính, cải thiện hay điều chỉnh – “mục tiêu của các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ”, Nghị quyết War Powers thực sự đã cho Quốc hội thêm quyền để vượt cả ra ngoài quyền tuyên chiến, tới cả cái quyền được quy định hạn chế việc triển khai quân trong các tình huống chưa bị xem như đã là chiến tranh. . . .
Bằng cách cho phép Quốc hội đòi hỏi – ngay chính vì tư thế bất động của mình – phải rút quân ra khỏi một tình hình đầy gây hấn, nghị quyết quả thật đã, một cách bất hợp pháp hạn chế thẩm quyền của vị Tổng Tư Lệnh mà Hiến pháp đã giao cho Tổng thống.
… Nghị quyết War Powers đã không có hiệu quả, vì nó lạm dụng quyền dành cho Quốc hội được kiểm soát quân dội trong tình huống có xẩy ra loại chiến tranh ngắn hạn, mà cũng vì nó có khả năng làm suy yếu khả năng của chúng ta trong việc bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền lợi quốc gia của chúng ta mà thôi.
Do đó, Nghị quyết War Powers đã không chỉ nguy hiểm cho sự phân chia tinh tế về quyền lực chiếu theo Hiến pháp. Nó lại còn tiềm tàng làm suy yếu khả năng của Mỹ để có thể tự bảo vệ một cách có hiệu quả. 74
Nếu để cho tôi phát biểu thì chắc chắn là tôi cũng không thể nào trình bày hay hơn được như trên.
Nhiệm Vụ Nhân Đạo
Tôi đã ghi nhận, khi bắt đầu thuyết trình, là mối quan tâm của tôi về chủ đề này chỉ có tính cách “riêng tư” cũng như là khoa bảng, và vì vậy, mong quý vị sẽ hiểu được cường độ của một số cảm xúc cá nhân của tôi về vấn đề này, mà tôi nghỉ cũng nên thận trọng giải thích thêm chút ít. Từng là một sĩ quan cấp úy vào dạo cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, tôi đã phục vụ hai nhiệm kỳ tại Việt Nam, và sau đó, cũng đã có trở lại đó nhiều lần, trong tư cách nhân viên của Thượng viện. Tôi đã bị mất đi nhiều bạn bè và cũng bị chứng kiến sự ra đi vĩnh viển của bao người lương thiện trong trận chiến đó, và cũng như nhiều cựu chiến binh, tôi vẫn còn mang những vết thương trong tâm tư vì đã phải tận mắt chứng kiến sự phản bội của chúng ta, dù chúng ta đã long trọng cam kết sẽ bảo vệ người dân của các Quốc Gia Quy Định ‘Protocol States’ trong Hiệp ước SEATO 1954 (Nam Việt Nam, Lào và Campuchia), một cam kết mà có lẻ chính ngay Tổng Thống John F. Kennedy cũng đã từng cực kỳ hùng hồn nói lên trong Diễn Văn Nhậm Chức năm 1961:
Hãy thông báo là  từ nay và tại đây, cho bạn cũng như thù của chúng ta, là ngọn đuốc nay đã được chuyển giao cho một thế hệ mới của những công dân Mỹ  – mà từng đã chào đời ngay  trong thế kỷ này, từng đã được trui luyện bởi chiến tranh, từng đã nhận phải một nền hòa bình chai đá và cay đắng, từng đã được dạy dổ cho biết thế nào là kỷ luật, từng đã rất đầy tự hào về di sản lâu đời của mình – và sẽ không chấp nhận phải bị chứng kiến, hay cho phép các nhân quyền mà quốc gia chúng ta vẫn đã mãi mãi cam kết, và cũng là những gì chúng ta cam kết ngày hôm nay tại quốc nội và cho toàn thế giới, sẽ phải bị từ từ tàn lụi mất đi.
Hãy thông báo cho mọi quốc gia được biết là, cho dù họ có ý tốt hay mưu đồ xấu với chúng ta, thì chúng ta cũng sẽ sàng trả bằng bất cứ giá nào, sẽ chịu đựng được mọi gánh nặng, sẽ đối phó được với mọi thử thách cam go, sẽ yểm trợ mọi bạn bè, sẽ chống lại mọi kẻ thù nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và rộng nở của tự do.
Chúng tôi cam kết như vậy – và còn nhiều hơn nữa.
Tôi đã từng là nhân viên cuối cùng của Quốc hội còn ở lại Việt Nam vào thời điểm xẩy ra cuộc di tản cuối cùng, lúc ba mươi ba năm trước đây, cũng vào trong cái tháng này. Nhiệm vụ của tôi lúc đó – mà cũng thật là đáng buồn, đã rồi chỉ là là một thất bại toàn vẹn –  là cố gắng cứu sống mang đi các trẻ mồ côi khỏi Campuchia trước khi bọn Khmer Đỏ Cộng sản của Pol Pot cướp chính quyền. Vào dạo đó, với thời gian, tôi đã từ từ được quen biết Graham Martin, vị Đại sứ cuối cùng của chúng ta tại Sài Gòn  – Tôi được biết ông là một Mỹ  ái quốc vĩ đại, mà cũng là một công chức tuyệt vời – và ông đã có nhã ý để giúp đỡ tôi trong nhiệm vụ nhân đạo đó. Ngày 9 tháng 4 thì Toà Đại sứ tại Sài Gòn thông báo cho tôi được phép đi Nam Vang (xem hình 1  75), việc mà đã từng bị trở ngại do chính sách hạn chế số nhân viên chính phủ Mỹ được phép đi Campuchia trong mọi thời điểm – một giới hạn bị áp đặt, chỉ để thỏa mãn một Quốc hội đang rất ư là hung hăng.
Tám ngày sau đó, sau khi kiên nhẫn nằm chờ ở Sài Gòn để được kiểm tra (trong khi vẫn phụ giúp di tản các trẻ mồ côi Việt), tôi nhận được một tin báo tại khách sạn của tôi từ George Jacobson, Phụ tá của Đại sứ,  Đặc trách về Các Công Tác tại Hiện trường ‘Field Operations’, một nhân vật đầy huyền thoại, mà ngoài nhiều việc, từng được vinh danh là người hùng trong trận Tổng tấn công  Tết  Mậu Thân năm 1968.
Tôi lập tức chạy đến Đại sứ quán để tìm hiểu thêm và cũng hy vọng, tìm phương tiện khả dĩ xin được tái xét. Trong năm trước đó, thì tôi cũng từng đã đi khắp nhiều nơi vòng quanh toàn Campuchia và cũng đã nghiên cứu, cũng như viết về phong trào Cộng sản Campuchia từng xẩy ra trong suốt nhiều năm qua 76 ; và tôi không hề có được chút ảo tưởng nào cả về bản chất tàn bạo của bọn Khmer Đỏ. Ngay khi tôi rẽ vào một góc đướng nơi có một trong những quầy báo rất phổ biến tại Sài Gòn, 77 tôi mới đọc được cái tựa chính lớn được đăng ngay trên trang mặt tờ Saigon Post : “NAM VANG THẤT THỦ”. Tôi đã quá trễ mất rồi. Và cũng vì tôi đã quá trễ, một số lớn trẻ em vô tội đã bị giết hại. Bốn ngày sau đó, tờ Saigon Post  bèn bắt đầu tường thuật về những vụ hành quyết và chặt đầu tại Campuchia, và viện dẫn một trong những nguồn gốc đưa tin chính thức là của đài truyền thanh Khmer Rouge Radio Miên cộng.
Cũng vì chính vai trò tích cực của Quốc hội trong việc đưa đến sự kết thúc này, điều quan trọng là phải hiểu những gì thực sự đã xảy ra ở Campuchia, sau khi Quốc hội cắt đứt toàn bộ ngân sách dành cho quốc phòng của quốc gia đó vào năm 1973. Như người bạn quý của tôi là Giáo sư RJ Rummel đã từng ghi nhận trong bộ sách tiêu biểu, Death By GovernmentChết Dưới Tay Chính Quyền, mà đã được Phó Thủ tướng Thụy Điển viện dẫn để đề cử cho giải Hòa bình  Nobel – “không hề có được một ‘megamurderer – cực đại sát thủ’ nào mà khả dĩ có thể so sánh chỉ hơi hơi được thôi là khá gióng bọn cộng sản Khmer Đỏ tại Campuchia, về mức độ tàn sát đồng loại, trong thời gian chúng cầm quyền từ năm 1975 đến 1978“.  78
Tôi tin là quý vị cũng đã có biết rồi, những trẻ mồ côi mà tôi từng mong cứu sống lại đã bị nằm trong số 1 triệu 7 sinh linh từng bị ước tính –  chiếu theo Yale University Cambodia Genocide  Program ~ Chương trình diệt chủng tại Campuchia của Đại học Yale79  hơn cả 20 % của toàn dân số của cái quốc gia xinh tươi đó – đã bị tàn sát bởi bọn Cộng sản, sau khi Quốc hội Mỹ đã tự động để cho chúng lên cầm quyền, nhân khi quy định là Tổng thống Hoa Kỳ sẽ thâm chí, không có cái quyền hợp pháp, để chỉ chi ra chỉ một ‘nickel ~ đồng 5 xu Mỹ’ thôi, dù chỉ để chu toàn cái lời cam kết long trọng và thường xuyên lặp đi lặp lại của Mỹ, là sẽ bảo vệ họ. 80 Vì vậy, tôi cũng hy vọng quý vị sẽ tha thứ cho tôi, nếu qúy vị ghi nhận được là hệ quả gây ra bởi những người tiền nhiệm của quý vị, quả thật đến ngày nay vẫn còn làm tôi quá ư là đớn đau.
Josef Stalin từng được cho là đã có nhận xét “một người chết quả là một bi kịch; nhưng, một triệu tử vong thì chỉ là một con số thống kê mà thôi”.  81  Người dân Mỹ rồi thì cứ sẽ ngồi dán mắt vào TV mà cầu nguyện cho bé Suzie ở Peoria được cứu sống lên khỏi một cái giếng. Nhưng rất ư là nhiều người Mỹ chỉ đơn giản không thể nào mà hiểu được sự kiện là đang có cả hàng trăm ngàn người đang chết đói ở Ethiopia hay Somalia, hay đang bị tàn sát bởi bọn diệt chủng ở Rwanda hay ở Darfur. Và sự kiện đã có tới cả gần hai triệu người dân ở Campuchia từng bị tàn sát quả thật hoàn toàn không được rất nhiều người Mỹ đếm xỉa tới. Vấn đề chỉ đơn giản là sự việc có vẻ không hợp lý mà thôi.
Tôi có kinh nghiệm là, đôi khi tôi đã có thể giúp người khác hiểu được sự thật về những gì tôi đang nói, khi tôi đưa họ đọc tờ National Geographic Today 2004 về câu chuyện những “Killing Fields ~ Cánh Đồng Để Xử Tử” tại Campuchia, mà trong đó, báo có ghi nhận là, để tiết kiệm đạn, trẻ em đã  thường đơn giản chỉ bị loại bỏ bằng cách nắm chúng lên bằng đôi chân nhỏ bé và rồi dập chúng vô cây cho tới khi cơ thể không còn run rẩy được nữa mà thôi. 82  Và thậm chí cũng đã có càng ít hơn người Mỹ nào mà lại từng hiểu được là, chính Quốc hội Hoa Kỳ, khi chào thua áp lực từ phía các đám “hòa bình” và “nhân quyền”, đã thông qua một đạo luật ngăn cấm chính phủ của chúng ta, ngay cả đến việc ráng  bảo vệ những người đó mà thôi.
Khi còn là một nhân viên của Thượng viện, tôi đã có được đi khắp nhiều nơi trên toàn lãnh thổ Kampuchia trong suốt tháng 5 năm 1974, nhờ đi theo trên một chiếc phi cơ “Air America” loại Pilatus Porter STOAL cánh quạt (có khả năng cất cánh và hạ cánh với phi đạo ngắn). Vì cộng sản đều đã xáp gần lại hầu hết các phi trường ngay trong tầm đạn 0.50, chúng tôi đã phải bay xoay tròn sát xuống phi đạo, để rồi đáp ngay xuống một dải đất cực ngắn, được coi như là “Main Street ~ Phố Chính” của các thị trấn nhỏ tại Campuchia. Mỗi lần cất cánh và hạ cánh đều quả đúng là cả một sự mạo hiểm chết người.
Tôi đã từng khám phá ra Campuchia là một đất nước quá ư là đẹp tươi, với một di sản phong phú và thanh bình, cùng những người dân cư hiền lành nhất mà tôi đã được tiếp xúc. Cũng như hàng chục triệu người Việt mà đã từng bị đày đọa dưới một chế độ độc tài kiểu Sì-ta-lin bởi, cũng chính bởi đạo luật này, họ đều đã là những người mà quốc gia chúng ta đã nhiều lần cam kết sẽ bảo vệ họ. Thay vào đó, chúng ta đã đành đoạn để họ phải bị tàn sát, chỉ bởi vì Quốc hội đã mãi lo để khẳng định các “war powers ~ quyền hạn thời chiến” của mình bằng cách phá hoại cuộc chiến đang xảy ra vào lúc đó.
Bây giờ thì một số quý vị có thể tự hỏi tại sao tôi lại quay qua nói về Campuchia và Việt Nam trong một buổi điều trần về War Powers in the Twenty-First Century (Thẫm Quyền Thời Chiến trong Thế kỷ Hai Mươi Mốt). Câu trả lời chỉ thật là đơn giản – nếu muốn hiểu chế độ pháp lý hiện hành về thẫm quyền thời chiến, thì qúy vị cũng phải hiểu được cuộc chiến Việt Nam, và luôn cả sự kiện Quốc hội đã từng tấn công và vi Hiến vào cuối cuộc chiến, cũng như ngay trong những năm sau đó mà thôi.
Quả cũng thích hợp là chính đây là tiểu ban phụ trách về các vấn đề “nhân quyền”, bởi vì hành vi tiếm quyền hiến định của Quốc hội, mà đã đưa đến sự thất trận của chúng ta ở Đông Dương, thì cũng đã một phần nào đó, từng tự biện minh bằng cách luôn luôn nhân danh “nhân quyền”. Và thật vậy, trong thực tế, tuy vẫn cứ hành xử một cách không thể nghi ngờ là mình chỉ thúc đẩy nhân quyền, Quốc hội Mỹ đã từng là một nhân tố chính yếu trong việc góp phần tạo ra vụ Diệt Chủng vĩ đại nhất, chiếu theo căn bản per-capita ~ bình quân đầu người, của thế kỷ XX. Tôi sẽ bàn thêm về vấn đề này sau, nhưng trước hết, xin được trình bày vài bối cảnh lịch sử mà cũng có thể có thêm phần hữu ích nào đó.
Cam Kết của Hoa Kỳ hầu Bảo Vệ Đông Dương
Thưa Chủ tọa, hiện đang có quá nhiều thông tin sai lạc về vai trò của Mỹ ở Đông Dương, nên thiết nghỉ cũng nên, ít ra phát họa đại cương và giải thích vắn tắt nguồn gốc của sự việc.
Cái “Chủ Trương Ngăn Chận”
Vì từng cùng là đồng minh trong cuộc chiến tranh mà đã đưa đến chiến thắng khi chống lại Adolf Hitler trong Thế chiến II, quốc gia chúng ta cũng đã hy vọng rất nhiều, là sau cuộc xung đột, thì Mỹ và Liên Xô cũng sẽ có thể cùng nhau sống chung trong hòa bình, và thậm chí còn có thể sẽ trở thành bạn bè thôi.
Khả năng này đã nhanh chóng được xem như là ảo tưởng, khi quyền Đại sứ ‘Charge d’Affaires’ George Kennantại tại Tòa Đại sứ Mỹ ở Moscow, đã đánh đi bức “Long Telegram ~ Điện Tín Dài” nổi tiếng 83 về cho Bộ Ngoại Giao, vào 22 tháng 2 năm 1946. Kennan đã báo cáo là cái mục tiêu làm cách mạng trên toàn thế giới – được kêu gọi bởi Quốc tế Cộng sản (Đệ Tam Quốc tế, hay còn được gọi là ‘Comintern’), vốn từng đã được chính thức giải thể vào năm 1943 – nay vẫn còn là mục tiêu quan trọng chính yếu của Đảng Cộng sản tại Liên Bang Xô Viết. Moscow rõ ràng là không hề quan tâm đến một chính sách “chung sống hòa bình” thật sự và dài hạn, mà lại sẽ thu xếp để mở rộng ảnh hưởng bằng mọi giá thuận tiện cho họ, kể cả việc sử dụng quân đội một cách công khai hay núp lén.
Nhận thức này đã được củng cố qua hành vi xâm lăng của Cộng Sản tại Hy Lạp, mà đã bắt đầu từ năm 1946, và đã khiến Tổng thống Truman phải ra trước một phiên họp lưỡng viện của Quốc hội vào ngày 12 tháng 3 năm 1947, để công bố điều mà vẫn thường được mệnh danh là “Học thuyết Truman”:
Tôi chủ trương là Hoa Kỳ phải có một chính sách hầu hỗ trợ các dân tộc yêu chuộng tự do đang cố chống lại để khỏi bị chế ngự bởi các nhóm thiểu số có võ trang, hay bởi việc can dự của ngoại quốc  . . .
[C]húng ta không thể cho phép những thay đổi khả dĩ vi phạm tình trạng được quy định bởi  Hiến chương Liên Hợp Quốc bằng các phương pháp như là áp chế, hay bởi những mưu gian, hay như là gian dối núp lén qua hành động chính trị. . . .
Các dân tộc yêu chuộng tự do toàn thế giới vẫn đang hướng đến với chúng ta, để được hỗ trợ trong việc duy trì nền tự do của họ. Nếu chúng ta chùn bước trong vai trò lãnh đạo của chúng ta, chúng ta có thể rồi sẽ gây  hiểm nguy cho nền hòa bình thế giới – và rồi chắc chắn là chúng ta cũng sẽ gây nguy hiểm cho chính ngay phúc lợi của Quốc Gia chúng ta mà thôi.   84
Ngoài việc cung cấp viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Kế hoạch Marshall tiếp theo sau đó,  85 Hoa Kỳ đã lãnh đạo trong tiến trình thống nhất phần lớn Tây Âu dưới ngọn cờ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 4 năm 1949, với sự cam kết của mỗi mười hai thành viên là sẽ cùng đáp trả mọi hành vi xâm lược vũ trang chống lại bất kỳ thành viên nào của Hiệp ước. Khi biết được là Liên Xô đã thành công cho nổ một thiết bị nguyên tử vào tháng 8 năm 1949, và các bộ đội cộng sản của Mao Trạch Đông đã cướp được quyền kiểm soát Trung Hoa lục địa hai tháng sau đó, Tổng thống Truman đã nhận chân ra là Mỹ cần phải có một kế hoạch chiến lược mới. Ông bèn bổ nhiệm Paul Nitze, người rất có uy tín đang điều khiển Policy Planning Staff (Ban Tham Mưu Soạn Thảo Chính Sách) tại Bộ Ngoại giao, để chủ trì một toán độ nửa tá chuyên gia hầu soạn thảo một văn kiện về chính sách nhằm đối phó với mối đe dọa của Liên Xô, và rồi thì Hoa Kỳ sẽ cần phải đáp ứng ra sao. Sau hai tháng làm việc miệt mài, vào ngày 14 tháng 4 năm 1950, nhóm nghiên cứu đã hoàn tất một tài liệu tuyệt mật dài 58 trang được gọi là “NSC-68” 86 mà trong đó, đã có mô tả một mối đe dọa ngày càng tăng gia và nghiêm trọng từ phía Liên Xô, cùng đề nghị một chính sách gọi là “ngăn chặn”.
Tới ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc xâm lấn của Bắc Triều Tiên tràn xuống Nam Hàn đã tái khẳng định các mối nghi ngờ về những ý đồ của Liên Xô trong tiến trình cố thống trị toàn thế giới, 87 và vào cuối tháng 9 thì Tổng thống Truman bèn chính thức phê duyệt NSC-69. Trong suốt thập niên 1950 và cũng luôn trong những năm thuộc thập niên 1960, đã từng có một thỏa thuận bao quát và được cả lưỡng đảng chấp nhận, về việc Hoa Kỳ cần nên đứng ra lãnh đạo việc bảo vệ các nạn nhân trước mối hiểm họa xâm lăng của Cộng sản .
Các Căn Nguyên của Việc Hoa Kỳ Cam Kết Bảo Vệ Nam Việt nam, Lào và Kampuchia
Gần như lập tức ngay sau khi lên cướp quyền xong vào tháng 10 năm 1949 thì Mao bèn bắt đầu cung cấp viện trợ rộng lớn cho lực lượng “Việt Minh” 88 của Hồ Chí Minh ở Đông Dương thuộc Pháp – kể cả việc cung cấp các cố vấn chính trị và quân sự, cũng như là vũ khí, từ cả loại cá nhân tới cả đại pháo. 89 Việc giúp đở quân bị này đã đóng vai trò chính yếu hầu tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Minh đánh bại được các lực lượng Pháp tại Trận Điện Biên Phủ vào năm 1954. 90
Hồ Chí Minh như là một Nhà Ái Quốc theo kiểu “Tito”
Rất ít những huyền thoại về cuộc chiến Việt Nam mà lại có thể dễ dàng bác bỏ hơn là việc khẳng định rằng Hồ Chí Minh đã thực sự là một người “ái quốc” – có vài tên đã còn đi xa để mà mô tả y cũng là một “George Washington” Việt Nam. Trên thực tế, như muôn trùng bản lý lịch chính thức do Hà-nội đã in ra, hơn cả bốn mươi năm trước khi Hoa Kỳ bắt đầu tham gia thực sự vô cuộc chiến ở Việt Nam, thì Hồ đã đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và trong nhiều thập niên, đã từng đi khắp thế giới trong tư cách của một điệp viên đang ăn lương của Quốc tế Cộng sản, với một thông hành Liên Xô. 91
Thật vậy, theo các tài liệu chính thức của Đảng Cộng sản [“Lao Động”] (Đảng Lao Động Việt Nam), thì  khi Hồ tham dự hội nghị tháng 2 năm 1930 tại Ma-cao mà nhân đó, Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) đã được thành lập, y đã tham dự “trong tư cách như là một đại diện của Quốc tế Cộng sản”, 92 và cũng cùng năm sau đó, thì Đảng Cộng sản Đông Dưong cũng đã được công nhận như là một phân bộ của Quốc tế Cộng sản”. 93
Những kẻ vẫn cứ thường cho Hồ là “độc lập” và “ái quốc” – một kẻ có tiềm năng của một loại “Tito Á châu” – đã rõ ràng tự cho thấy họ cực kỳ nông cạn về thực tại. Thật vậy, liền ngay sau khi Tito của Nam Tư bị khai trừ khỏi Cominform  ***** 94  vào năm 1948, đài phát thanh Việt Minh liền bắt đầu tố cáo Tito là “tên gián điệp của đế quốc Mỹ.”  95 Tới năm 1950, khi Hồ lên tiếng kêu gọi mọi quốc gia hãy thừa nhận cái “Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam” của y, thì chính lại Ti-tô của Nam Tư đã là một trong những người đầu tiên đã đáp ứng và chịu công nhận về ngoại giao. Nhưng cái chính phủ của Hồ Chí Minh – mà đáng lẻ đã phải rất ư là vui mừng, nếu chính là Hoa Kỳ đã chịu nhìn nhận như vậy – thì lại đã từ chối đề nghị của Tito, mà cũng còn chối từ công nhận cả Nam Tư luôn. 96
Bây giờ thì một số người cũng lại có thể biện luận được rằng việc này đã là cần thiết về phương diện chiến thuật, vì hoàn cảnh lệ thuộc của Hồ Chí Minh vào viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung cộng, cũng như là nhân mối ác cảm giữa Sì-ta-lin với Ti-tô. Nhưng cho dù có biện giải như vậy thì mọi người cũng phải nghỉ là Hồ rồi thì cũng sẽ ôm Tito mà hun, y như Nikita Khrushchev đã từng làm sau khi Sì-ta-lin đã ra đi.
Hồ quả đã có ghé Belgrade vào năm 1957, nhân khi y đi xuyên qua Đông Âu, nhưng khi trở về Hà Nội thì một thành viên cao cấp của phái đoàn của y có tuyên bố: “Mọi cuộc tấn công điên cuồng của phía chủ nghĩa đế quốc, dưới mọi hình thức, đặc biệt là dưới chiêu bài ‘cộng sản quốc gia” hay ‘chủ nghĩa xét lại’, để nhằm gieo bất hòa hầu tiêu diệt các lực lượng của chủ nghĩa xã hội,  chắc chắn rồi sẽ bị đập nát tan bởi tình liên đới độc khối của các đảng anh em và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô dẫn đầu“.  97 Tại Đại hội Đảng Lần Thứ Ba ở Hà Nội vào tháng 9 năm 1960, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn cũng tuyên bố “tân chủ nghĩa xét lại hiện đang vẫn là mối nguy hiểm chính yếu cho phong trào cộng sản quốc tế“.  98
Hà-nội Ủng Hộ Hành Vi Can Thiệp Của Liên Xô
 Vào Hung-gia-lợi, Tiệp-khắc và A-phú-hản
Một trong những đề tài vẫn từng chia rẻ các đảng Cộng sản trên thế giới, giữa bọn hoàn toàn trung thành với Moscow (hay chủ trương một chính sách cứng rắn đối với những kẻ bất đồng chính kiến) và những kẻ có thể có thiện cảm hơn với “Chủ thuyết ‘Titoism’”, đã từng là hành vi can thiệp của ngoại quốc hầu để áp đặt một chế độ chính thống khi có một Đảng cầm quyền hay chính phủ nào đó không còn theo đúng đường lối của Moscow. Chúng ta cần lưu ý là Hà Nội thì hoàn toàn ủng hộ sự can thiệp của Liên Xô ở Hung-gia-lợi vào năm 1956, ở Tiệp-khắc vào năm 1968, và ở A-phú-hản vào năm 1979. Thật vậy, khi cái Quốc hội bù nhìn của Hà Nội thông qua một nghị quyết để ca ngợi hành vi can thiệp của Liên Xô, chính Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Tuyên bố này đã chứng minh cho tình đoàn kết quốc tế giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô dẫn đầu . . . Người dân Việt Nam rất vui mừng khi thấy những con người Hungary anh em, với sự giúp đỡ chính đáng của quân đội Liên Xô, đã thống nhất và đấu tranh đánh bại các mưu đồ đen tối của bọn đế quốc“.  99
Về đề tài Chủ thuyết ‘Titoism’, Đệ nhất Bí thư Lê Duẩn cũng đã từng viết: “Bọn xét lại hiện đại do bè lũ Tito ở Nam Tư đại diện, hiện tung hô là thực chất của chủ nghĩa đế quốc đã đổi thay“, để rồi cũng đã kết luận: “nếu chúng ta muốn vạch trần bản chất hung hăng và hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc . . . thì các đảng Cộng sản và Công nhân nhất thiết đều phải cùng giáng đòn phủ đầu vào cái chủ nghĩa xét lại“.  100
Hà-nội Ủng Hộ Lý Thuyết “Chiến Tranh Nhân Dân” của Mao Nhằm Bành Trướng Chủ Thuyết Cộng Sản
Theo tôi, những kẻ chủ trương cuộc chiến Việt Nam là “không cần thiết” thì đều sai lầm thôi. Thật vậy, nếu Hoa Kỳ đã từng chỉ đơn giản quyết định mình sẽ không chu toàn cam kết của chính mình chiếu theo Hiệp uớc SEATO, để bảo vệ các nước không cộng sản thuộc cựu Đông Dương thuộc Pháp trước kia, thì việc này đã rất có thể, chuẩn bị cho việc chúng ta sẽ thua trong Cuộc Chiến tranh Lạnh. Nhận định này quả thật là quan trọng – mà lại  hầu như ngược lại với quan niệm thường được chấp nhận – vì vậy tôi sẽ giải thích như sau.
Sau chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Eisenhower nhận ra được là sẽ không lợi gì cả cho chúng ta, nếu sẽ phải tham chiến trên một lục địa khác, với quân đội Mỹ chống lại các lực lượng Cộng sản Trung cộng. Về nhân số thì rỏ rang là chúng ta thua mất. Vì vậy, ông và Ngoại trưởng John Foster Dulles đã đưa ra cái “New Look Doctrine ~ Tân Chủ Thuyết”, mà trên căn bản, đã thông báo cho Moscow, là mọi xâm lấn trong tương lai, ở bất cứ nơi nào, thì cũng sẽ được đáp ứng một cách không tương đồng qua việc sẽ “đánh trả lại thật ồ ạt” tại một địa điểm và thời điểm đã được lựa chọn bởi chính Mỹ. Nói cách khác, nếu Liên Xô hay Trung cộng xâm lấn một quốc gia nào khác, Mỹ có khả năng sẽ chỉ phản ứng bằng vũ khí nguyên tử đánh vào Moscow. Đó quả đã là một chiến lược hữu hiệu, từng được quy định bởi quyết định NSC-162/2 trong năm 1953, và nó rõ ràng đã ngăn chận được Nikita Khrushchev. Cũng không kém phần quan trọng đối với Eisenhower, nó cũng cho phép Mỹ cắt giảm đáng kể các chi phí quân sự qua việc thu nhỏ lại quân số và dựa gần như hoàn toàn vào Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược ‘Strategic Air Command’ với các khả năng nguyên tử khác.
Nhưng mọi việc đều đã đổi thay trong thập niên sau. Trong khi các lực lượng quân sự cổ điển thông thường của Mỹ đã bị cắt giảm đi một cách đáng kể, thì ngược lại, bên phía Cộng sản đã cứ tăng gia nhanh chóng các kho vũ khí quân sự của chúng ở khắp mọi nơi. Có lẽ còn quan trọng hơn nữa, Liên Xô đã cải thiện được khả năng nguyên tử của chúng, và vào năm 1957, biến chuyển chúng đã phóng lên được Sputnik, cũng đã đưa ra lập trường là có khả năng là đã đang có một “cách biệt về hỏa tiễn”, mà đã đang đặt Mỹ quốc trong một vị trí thua kém Liên Xô về kỹ thuật phóng hỏa tiễn liên lục địa. Cảnh cáo “trả đũa ồ ạt” của Ike thì nay không còn hiệu quả nữa rồi, bởi vì mọi cuộc tấn công nguyên tử phủ đầu đánh vào Liên Xô thì cũng gần như chắc chắn sẽ gây ra một phản ứng nguyên tữ khác hầu đánh trả lại các mục tiêu ở Mỹ. Liệu chăng đó có phải là một khả năng giúp được Hoa Kỳ để cố gắng bảo vệ các quốc gia yếu kém thuộc các Đệ Tam Quốc Gia trước các hăm dọa sẽ bị sử dụng vũ khí nguyên tử bởi Moscow – khi ai cũng biết ra được là cái đáp ứng tức thì cũng sẽ chỉ là các trận tấn công nguyên tử đánh ngay vào Washington, New York và các đô thi lớn khác của Mỹ? Câu trả lời rõ ràng đã là không – Mỹ sẽ không bao giờ dám gây hiểm nguy cho hàng triệu mạng sống công dân của mình ở các đô thị lớn, hầu chỉ để ngăn chặn một cuộc cách mạng của bọn cộng sản, mà rồi sẽ thành công ở Sài Gòn hay Bangkok đâu.
Để làm cho mọi việc càng thêm phức tạp, Mao có đúc kết bằng tuyên bố là nay không còn cần phải gởi hàng chục ngàn binh sĩ vượt các biên giới quốc tế nhằm bảo đảm cho Cộng sản chiến thắng tại từng quốc gia nữa. Nay chỉ cần bí mật tài trợ, huấn luyện và tạo nên những phong trào du kích – mà hầu như mọi nước trong Đệ Tam Thế Giới thì cũng đều có thành phần bất đồng chính kiến nằm ngoài chính quyền và khả dĩ sẳn sàng nhận việc ngoại quốc hứa hẹn rồi sẽ giúp lật đổ hệ thống chính quyền đương nhiệm – bọn Cộng sản sẽ bí mật có thể thành công lật đổ được các chính phủ ngoại quốc, cũng như là đã từng phải gởi đi các sư đoàn bộ binh, nhưng mà nay thì không còn phải chấp nhận rủi ro như xưa nữa.
Vào tháng Giêng năm 1959, Fidel Castro (và tay cố vấn quân sự chính của y là Che Guevara) đã cướp quyền được ở Cu-ba bằng một cuộc cách mạng du kích chiến, chỉ cách có chín mươi dặm Anh phía ngoài khơi bờ biển của Hoa Kỳ. Mỹ đã hầu như hoàn toàn không có phản ứng gì để ngăn chặn sự việc đó đang xẩy ra. Các phong trào Cộng sản thuộc khối Đệ Tam Quốc Gia  nhanh chóng bắt đầu nghi ngờ về tính cách  khôn ngoan của những chỉ thị từ Moscow là cần phải tránh “đấu tranh vũ trang” cho đến khi một tình huống thuận lợi hơn sẽ xẩy ra, và trong rất nhiều các quốc gia đó, bọn lãnh đạo của các đảng Cộng sản theo khuynh hướng Moscow thì nay quay qua đi theo đường lối của Mao / Castro, để chủ trương  là chỉ có thể chiến thắng bằng các chiến thuật du kích chiến, mà không phải sợ một phản ứng có hiệu quả nào từ phía Mỹ nữa. Cuộc xung đột ở Đông Dương bèn nhanh chóng trở thành một đối tượng, để đôi bên xem như là như một “trắc nghiệm” là liệu Hoa Kỳ sẽ có thể ngăn chặn được sự bành trướng trên toàn cầu của chủ nghĩa Mác-Lê hay không, khi chúng dùng vũ lực dưới hình thức của các cuộc “Chiến tranh Giải phóng Quốc gia” hay “Chiến tranh Nhân dân”.
Mao đã biện luận thật là khôn ngoan. Y thừa nhận Mỹ quả có những loại vũ khí nguyên tử rất công hiệu và nói mình cũng không hề cổ võ cho một cuộc chiến tranh nguyên tử. Nhưng, bằng cách chuyển từ hình thức xâm lăng như ở Triều Tiên, qua kiểu của các cuộc bành trướng dưới hình thức “chiến tranh nhân dân” của Cộng sản, mà theo đó thì du kích Cộng sản sẽ sống trà trộn ngay trong nhân dân, và sẽ chỉ đánh những trận nhỏ mà chủ yếu là về đêm, thì Mỹ sẽ không thể nào mà đi sử dụng các vũ khí nguyên tử của họ để không khỏi phải tàn sát nhiều lực lượng bạn (mà Cộng sản vẫn thường gọi là “ngụy”) cũng như là thường dân vô tội hơn là đám quân du kích.
Mao đã giải thích:
Bom nguyên tử chỉ là một con hổ giấy mà bọn phản động Mỹ từng dùng để hăm dọa mọi người. Nó có vẻ thật là khủng khiếp, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Dĩ nhiên, bom nguyên tử là một loại vũ khí giết người hàng loạt, nhưng kết quả của một cuộc chiến thì chính phải lại là do nhân dân quyết định mà thôi , chứ không hề chỉ nhờ một hay hai loại vũ khí mới. Tất cả bọn phản động toàn chỉ là cọp giấy mà thôi. Nhìn bề ngoài thì xem bọn phản động quả thật kinh khủng, nhưng trên thực tế thì chúng không có mạnh như vậy đâu. Trong trường kỳ, chính nhân dân thật sự mới có tiềm năng quyền lực chớ không phải là bọn phản động đâu.   101
Ngay từ dạo 1938, Mao đã từng chủ trương là, thay vì cố gắng để đẩy cuộc cách mạng cộng sản ngay từ trong các thành thị, để rồi, sau đó, mới tiến về vùng nông thôn –  cái lý thuyết từng đã được đề cao bởi các tay cách mạng trong “các nước tư bản chủ nghĩa” phương Tây – thì ngay tại Trung Hoa, tốt hơn thì  “không nên chiếm giữ các thành thị lớn trước và sau đó thì mới đánh chiếm các vùng nông thôn, nhưng chính phải là ngược lại mà thôi“.  102
Tới năm 1965, Lâm Bưu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, bèn áp dụng chiến lược của Mao trên quy mô toàn cầu, để giải thích làm thế nào mà Cộng sản rồi đây sẽ có thể đoạt chiến thắng trong “cuộc cách mạng thế giới”:
Nhìn toàn diện cả thế giới, nếu Bắc Mỹ và Tây Âu có thể được gọi là “những đô thị của thế giới”, rồi thì  Á châu, Phi châu và Mỹ châu La-tinh còn lại chính là “các khu vực nông thôn của thế giới”. Từ Thế Chiến II, phong trào cách mạng vô sản, vì nhiều lý do, đã bị khựng lại trong các nước tư bản Bắc Mỹ và Tây Âu, trong khi phong trào cách mạng của nhân dân ở Á châu, Phi châu và Mỹ châu La-tinh đã vẫn cứ phát triển mạnh mẽ. Trong một ý nghĩa nào đó, cuộc cách mạng trên thế giới hiện nay quả là hình ảnh của việc các đô thị đang bị các khu vực nông thôn bao vây. Trong phân tích cuối cùng, toàn bộ nguyên nhân của cách mạng thế giới đang phải dựa trên cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh mà chính đang là nơi đa số dân số thế giớ đang sinh sống. Các nước xã hội chủ nghĩa phải nên coi như đúng là nghĩa vụ quốc tế của họ, nhằm hỗ trợ các cuộc đấu tranh cách mạng của các nhân dân ở Á châu , Phi châu và Mỹ châu La-tinh. 103
Vào dạo đó, Trung Cộng thực sự đã đang tích cực tham gia “nghĩa vụ quốc tế”, đã nào là huấn luyện, rồi cung cấp vũ khí, tiền bạc cùng rất nhiều loại trợ giúp khác cho các phong trào du kích ở Đông Dương, Thái Lan, Indonesia, Philippines, và cũng mãi xa tận như là cả Madagascar.  Những kẻ mà từng phủ nhận cái mối đe dọa đó, bằng cách lập luận là, mãi một thập niên sau đó, Trung cộng đã không hề đáp ứng với thất bại của chúng ta bằng cách thúc đẩy các cuộc cách mạng trên toàn cầu, thì quả đã tự tiện bỏ qua mà không nói gì tới những đổi thay cực kỳ, mà đã từng cứ xẩy ra trong suốt thập niên đầy biến chuyển đó. 104
Theo quan điểm của Lâm Bưu, cuộc đấu tranh quan trọng nhất trong tiến trình làm cách mạng thế giới, chính là cuộc đấu tranh hiện đang diễn ra ngay tại Việt Nam.
Việt Nam hiện nay là một ví dụ đầy tính thuyết phục nhất của hoàn cảnh một nạn nhân của hành vi  xâm lược mà lại đánh bại được đế quốc Mỹ bằng một cuộc chiến tranh nhân dân. Hoa Kỳ quả đã dùng miền Nam Việt Nam như là nơi để trắc nghiệm cho chính sách dẹp bỏ loại chiến tranh nhân dân. . . . Chúng mà càng nâng cao cường độ cuộc chiến thì chúng sẽ càng nhanh chóng thất bại mà thôi,  và càng tang thương  hơn nhiều nữa mà thôi.  Nhân Dân ở các vùng khác trên thế giới sẽ nhận chân ra là đế quốc Mỹ vẫn có thể bị đánh bạ I được, và khi người dân Việt có thể làm được thì họ cũng có thể làm được mà thôi. [Phần nhấn mạnh thêm là của tác giả].  105
Một cách đơn giản hơn, Chủ tịch Mao đã từng thách thức phản ứng thận trọng của Khrushchev đối với sức mạnh nguyên tử của Mỹ, và “Việt Nam” đã được mọi phía tuyên bố phải là nơi trắc nghiệm trên thế giới, để liệu xem bọn “đế quốc” Mỹ có khả năng ngăn chặn âm mưu lật đổ và “giải phóng” bằng “chiến tranh nhân dân” của Cộng sản hay không. Do đó, vấn đề vấn đã đượm một ý nghĩa quan trọng hơn nhiều, nếu so với giá trị về địa lý chiến lược của vùng đất liên hệ mà mọi người vẫn thuờng nêu ra đó.
Việt Cộng thì rõ ràng đã đứng về phía Trung cộng trong cuộc tranh chấp. Số tháng 9 năm 1963 của tạp chí lý luận Đảng Lao Động Việt là tờ  Học Tập (“Nghiên Cứu”), đã cho đăng một bài chỉ trích việc Khrushchev phủ nhận lý lẻ của Lê-nin chủ trương sẽ không thể nào tránh được chiến tranh:
Chối bỏ làm cách mạng bằng bạo lực cũng như biến cuộc cách mạng vô sản và chuyên chế vô sản thành chỉ là những từ rỗng tuếch – chính là đặc tính tiêu biểu của bọn cải cách kể từ Kautsky cho tới bọn xét lại đương thời . . .
Đã có những kẻ đang cố gắng binh vực lập luận của chúng về cái “lý thuyết” của “chuyển biến trong hòa bình” bằng cách viện dẫn sự kiện là đã từng có vài quốc gia từng dành lại được nền độc lập bằng những biện pháp ôn hòa. Nhưng điều này là hoàn toàn sai, bởi vì các quốc gia đó vẫn cứ nằm trong quỹ đạo và lệ thuộc chủ nghĩa tư bản cả ngay sau khi được độc lập,  và vì vậy thì ta không thể nói là họ đã đạt đến “quá trình chuyển đổi ôn hòa qua chủ nghĩa xã hội” được. Cho đến nay, vẫn chưa hề có được một “tiền lệ” duy nhất nào của quá trình chuyển đổi ôn hòa qua chủ nghĩa xã hội trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân thế giới . . .
Cho dù chúng mang đầy khả năng tận diệt, vũ khí nguyên tử cũng không thể nào thay đổi được nguyen lý về sự phát triển của xã hội loài người . . . Các cuộc cách mạng của Trung Quốc, Việt-Nam và Cuba đã đều là những cuộc cách mạng bằng bạo lực và tất cả đều đã dành được chiến thắng ngay cả sau khi đã có các loại vũ khí nguyên tử. Do đó, quả là hoàn toàn vô căn cứ để khẳng định rằng giai cấp công nhân không nên cướp lấy chính quyền bằng bạo lực sau khi các loại vũ khí nguyên tử ra đời.  106
Ba tháng sau đó thì Đệ Nhất Bí thư  Lê Duẩn đã tuyên bố trước Đại Hội Lần Thứ Chín của Ủy ban Trung ương Đảng Lao Động Việt: “Chính Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu bởi đồng chí Mao Trạch Đông, mới thực sự đã rực rỡ biến thành hiện thực các lời dạy của Ngài Lê-nin vĩ đại“.  107
Nói cách khác, trong cuộc kình cãi Trung / Xô – một tranh chấp chủ chốt mà theo đó thì Khrushchev chủ trương phải thận trọng trước mối đe dọa “trả đũa ồ ạt”  108  của Eisenhower  để thi hành một chiến lược “chung sống hòa bình” cho đến khi tương quan lực lượng sẽ được thuận lợi hơn, ngược lại với chủ trương cần phải phát động “đấu tranh vũ trang” bằng các loại “chiến tranh nhân dân” và “chiến tranh giải phóng dân tộc” của Mao (và cũng như của Fidel Castro , cùng với Che Guevara ở Mỹ châu) – thì Hà Nội hoàn toàn chấp nhận lập trường của Trung cộng.  109  Và trong cuộc đấu tranh vĩ đại này – thách thức lớn lao nhất đối với học thuyết “ngăn chặn” của Mỹ trong dạo những năm 1960 – cuộc xung đột Việt Nam cũng đã từng được xem như là một “trường hợp trắc  nghiệm”,  của mọi phía liên hệ. Đó là lý do tại sao mà cuộc chiến đó lại là quan trọng đến như vậy.
Quyết Định Vào Năm 1959 Của Hà-nội Nhằm Sử Dụng Quân Lực Để ‘Giải Phóng’ Nam Việt Nam
Chúng ta có thể bỏ thì giờ ra hàng ngày, để bàn cải về bao nhiêu là huyền thoại liên hệ đến cuộc chiến Việt Nam, mà thường vẫn đã được phổ biến khắp nơi bởi đám tự xưng là ‘hòa bình’, bọn người mà,  tuy không dối trá,  nhưng cũng đã từng bị nhồi sọ một cách rất ư là sai lầm (mà ban đầu thường thì cũng bị khởi xướng bởi bộ máy tuyên truyền đầy kiến hiệu của bọn Hà Nội). Mỹ đã không hề can dự để “khôi phục chế độ thực dân Pháp” – thật vậy, sau khi Hồ Chí Minh đã mời Pháp trở lại Việt Nam vào ngày 6 tháng 3 năm 1946, các vị chỉ huy của quân đội Pháp ở Sài Gòn bèn đánh điện báo cáo cho thượng cấp ở Calcutta là chính Mỹ mới là một trở ngại lớn hơn cho việc họ có thể trở về lại Đông Dương, nếu so sánh với Việt Minh của Hồ Chí Minh. Trong thực tế, các lực lượng Pháp và Việt Minh đồng tiến hành những chiến dịch hỗn hợp, nhằm tiêu diệt các đảng thật sự quốc gia mà đã phản đối không chấp nhận cho bọn thực dân Pháp, mà toàn dân đều căm ghét,  được có thể trở lại. Đó đã là những đối thủ cho việc dành quyền lãnh đạo phong trào chống Pháp mà Hồ cần loại bỏ, hầu bảo đảm cho Cộng sản sẽ dành được quyền kiểm soát của cuộc cách mạng, nên y chỉ đơn giản tố cáo họ là “những kẻ thù của hòa bình”, và bèn phối hợp lực lượng vũ trang với người Pháp để tiêu diệt các nhóm quốc gia.
Mỹ cũng không từng hề vi phạm các điều khoản của hiệp định Geneva 1954, hay mưu đồ cùng Ngô Đình Diệm để ngăn chặn “các cuộc bầu cử tự do” vào năm 1956, mà ngay cả Tổng thống Eisenhower cũng từng thừa nhận nếu được tổ chức, thì Hồ cũng sẽ đã thành công. (Dạo đó, tôi đã có viết hỏi Tổng thống Eisenhower về vấn đề này, và ông cũng đã xác nhận là mình đã bị trích dẫn sai).
Ấy vậy, vẫn có một huyền thoại thật buồn cười, cho là không hề có “sự xâm lăng từ miền Bắc”,  mà chủ trương là Bắc Việt không có đứng sau cuộc chiến du kích trong Nam và “Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia” chỉ là một nhóm kháng chiến đòi quyền tự trị cho miền Nam Việt Nam mà thôi. (Tôi nay vẫn còn nhớ lúc mình ngồi trên một chiếc ghế trường kỷ ở hậu trường Thượng viện và bị nghe Thượng nghị sĩ Ted Kennedy lặp lại cái tin vịt này – có lẽ ông ta hoàn toàn không thèm đếm xỉa gì đến cái quá trình lịch sử lâu dài của cái chủ nghĩa Mác/Lê-nin về chiến thuật nhằm thiết lập “các mặt trận thống nhất”).
Thời còn là sinh viên dạo năm 1966, tôi đã không gặp khó khăn gì khi sưu tìm tài liệu để soạn luận án Tiến sĩ Danh dự (Honor’s Thesis) về quyết định của Hà Nội vào tháng 5 năm 1959 là sẽ sử dụng lực lượng quân sự để “giải phóng” miền Nam Việt Nam. Tôi đã viết rất ư là cặn kẽ trong chi tiết hơn trong tài liệu năm 1975 về Vietnamese Communism ~ Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam. Nhưng mãi chỉ đến sau khi chiến tranh đã kết thúc, thì Hà Nội mới chịu thú nhận và cho xuất bản một số tài liệu chính thức nhằm tiết lộ là vào ngày 19 tháng 5 năm 1959, Đảng Lao Động đã quyết định mở đường mòn Hồ Chí Minh và bắt đầu gửi bộ đội đi chiến đấu, cùng với một số lượng lớn tiếp liệu (chủ yếu là của Trung cộng và Liên Xô cung cấp cho) hầu xuôi Nam để “giải phóng” toàn Nam Việt Nam.
Cho dù là cái đám chai đá, mà vẫn từng nhân các cuộc tranh luận cũ xưa, để cứ gân cổ cải lại là cả Nam lẫn Bắc Việt Nam, về phương diện lịch sử, thực sự đã từng cùng chung là “một quốc gia”, và không ai chủ trương là việc phân chia năm 1954 sẽ cứ là vĩnh viễn thôi. Cái chi tiết này thì ít ra cũng có phần nào đúng thôi, cũng như quả đúng là không từng hề có ai tuyên bố công khai là tình trạng chia đôi tại Triều Tiên và Đức quốc sau Thế chiến II đã cũng từng được dự định là sẽ vĩnh viễn mà thôi. Nhưng khi Bắc Hàn sử dụng quân lực để cố gắng thống nhất đất nước, hầu đặt toàn quốc dưới sự cai trị của Cộng sản, thì Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tuyên bố là hành động đó quả có tính cách xâm lăng quốc tế và đã thành lập một Bộ chỉ huy Quân đội của Liên Hợp Quốc để chống lại cuộc chiến tranh do chế độ Bình Nhưỡng gây ra. Và, trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, chúng ta cũng đã có những đơn vị chiến đấu Mỹ đóng quân ở Tây Đức, sẵn sàng tham chiến, nếu xẩy ra một nỗ lực nào đó nhằm thống nhất một Đức quốc sẽ nằm dưới sự thống trị một chế độ Cộng sản.
Huyền Thoại “Vị Tổng Thống Hoàng Đế” và Tiền Lệ Đại Hàn
Ông bạn quý Tiến sĩ Lou Fisher của tôi, người từng ra thuyết trình trước quý vị trong danh sách ngày 10 tháng 4, vẫn thích tuyên bố là thói quen thời nay về quan niệm loại “tổng thống hoàng đế  ~ imperial presidents” có thể đem cả nước lâm chiến, ngược lại với ý muốn của ngay Quốc hội và người dân Mỹ, thì đã bắt đầu với cái quyết định của Tổng thống Truman trong tháng 6 năm 1950, khi quyết định trợ giúp Nam Hàn sau khi Bắc Hàn xua quân xâm lấn vào ngày 25 tháng 6. Lou là một người tuyệt vời và nói chung, thì đúng là một học giả có khả năng, và chính nhận thức này chắc chắn đã từng được mọi người bình thường đương thời công nhận thôi. Nhưng rõ ràng, chúng ta có thể chứng minh được là chủ trương này quả ư là sai lầm mà thôi.
Trớ trêu thay, Lou và tôi thì cũng đã từng cùng nhau trao đổi thơ từ về việc liệu Quốc hội quả có đã từng đồng ý tham dự, đúng với nghĩa đó, trong việc khởi chiến ở Việt Nam, vào dạo trước lần cuối khi tôi đã ra trước ủy ban này. Tôi cũng không được biết là trong số thính giả đã có ông Lou, và một vài ngày sau đó, thì tôi nhận được một bức thư đầy thiện cảm của ông ta, nhằm cho tôi biết là vụ thuyết trình khá bao quát của tôi đã thuyết phục được ông là, quả đúng, Quốc hội đã, trên thực tế, từng tham dự đồng ý trong vụ Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý là vẫn còn đề tài Triều Tiên, và ngay sau đó cũng đã viết một bài báo khá đầy đủ trên American Journal of International Law ~ Tạp chí Mỹ về Công Pháp Quốc tế, nhằm giải thích bằng cách nào mà Truman đã từng vi hiến trong năm 1950.
Đó thì cũng không phải là điều mà các vị giáo sư của tôi đã từng có giảng dạy ở đại học, và lúc đó thì tôi cũng chỉ mới lên sáu, và không thể nào mà lại có đủ khả năng để theo dõi được cho sát cuộc xung đột Triều Tiên – dù tôi cũng đã chắc chắn có nhận thức được nó, vì thân phụ tôi, người đã từng là một bác sĩ giải phẫu Không quân tại Chiến trường Âu châu trong thời Thế chiến II, nhân đó, đã được tái trưng dụng. Nhưng ông đã không được bổ nhiệm để đi Đại Hàn (chúng tôi đã có một lần du lịch rất thú vị ở Oslo, nơi ông phục vụ trong tư cách cố vấn y tế cho NATO), và tôi cũng đã không hề lưu tâm nghiên cứu căn nguyên, chiếu theo Hiến pháp, của cuộc xung đột đó.
Dù sao, việc Lou vẫn khẳng định là vẫn còn tồn tại cái vấn đề của một “Tồng Thống Hoàng Đế” nhân vụ Hàn Quốc, đã khiến tôi phải suy nghĩ thêm, và tôi bèn quyết định dành cả nhiều tuần lể, để dò lại tất cả các cuộc tranh luận tại Quốc hội mà đã có liên quan đến Hiến chương Liên hợp quốc và UN Participation Act in 1945 (Luật Quy Định Khi Nào Thì Liên Hợp Quốc Can Dự năm 1945), cùng với các văn bản lưu trử những tranh luận tại Quốc Hội ‘Congressional Record’, và một số lớn tài liệu của Bộ Ngoại giao đã được giải mật thuộc loạt ‘Foreign Relations of the United States’ về các quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ. Và như tôi đã từng chứng minh trong một bài viết dài cả năm mươi trang, từng được xuất bản cả một chục năm trước đây, trong Harvard Journal of Law & Public Policy (Tạp chí Harvard về Luật & Chính sách Công), 110 thì các hồ sơ đều không hề có một chút xíu nào khả dĩ ủng hộ cho cáo buộc là Truman đã từng “không đếm xuể” hay “bỏ lơ qua” Quốc hội. Mà ngược lại, ông đã có nhiều lần đích thân tham khảo ý kiến với các lãnh đạo lưỡng đảng tại cả hai viện của Quốc hội, và cũng đã từng nhiều lần, lặp đi lặp lại ý muốn sẽ ra trước một phiên họp lưỡng viện của Quốc hội, để có thể báo cáo về tình hình chiến cuộc, ngay khi Quốc hội tái hợp sau 10 ngày nghỉ lể 4 Tháng 7.
Chỉ để đề cập đến chỉ chút ít thôi về bằng chứng mà tôi đã tìm thấy được, xin mời quý vị hãy xem xét đoạn trích này từ cuốn tự truyện của Thượng nghị sĩ Tom Connally – xin quý vị ghi nhớ là Connally nguyên là Chủ tịch của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và từng là một thương thuyết gia chính yếu về Hiến chương Liên Hợp Quốc vào năm 1945 – mà có liên quan đến cuộc điện thoại của Truman với ông ta, vào ngày thứ Hai 26 tháng 6 năm 1945:
Ông ta [Truman] vẫn chưa quyết định sẽ phải làm gì … “Ông có nghĩ là tôi sẽ phải đề nghị Quốc hội phải tuyên chiến, nếu tôi quyết định gửi quân đội Mỹ vô Hàn Quốc không?”, Tổng thống đã hỏi tôi. Tôi bèn trả lời, “Nếu một tên trộm đột nhập vào nhà của ngài, thì ngài có thể bắn ngay hắn ta, mà không cần phải đi đến đồn cảnh sát để xin phép đâu. Ngài có thể phải đối phó với một cuộc tranh luận dong dài tại Quốc hội, mà sẽ hoàn toàn chỉ sẽ bó tay ngài thôi. Ngài có quyền làm điều đó, trong tư cách là vị Tổng Chỉ Huy Quân Đội, và chiếu theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.  111
Trong thời kỳ Quốc hội nghỉ họp thì chỉ có duy nhất một lãnh tụ còn ở lại Washington, và đó là Lãnh tụ Khối Đa số Thượng viện Leader Scott Lucas (Dân chủ – Illinois), người cũng là một thành viên lâu dài của Ủy ban Đối ngoại. Truman đề nghị ông ta tới thảo luận tại Blair Houses (vì Toà Bạch Ốc vào lúc đó đang được tu sửa), và vào ngày 3 tháng 7 năm 1950, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau để thảo luận về vấn đề Triều Tiên. Để diễn tả một cách lớp lang chút ít, thì chắc những gì Truman đã thốt ra trước hết, khi từ Missouri trở về Washington, sau khi được thông báo về cuộc tấn công xâm lược của Bắc Triều Tiên (ông cũng đã có chỉ thị cho Ngoại trưởng Acheson để báo cáo cuộc xâm lược đó cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trước khi lên phi cơ), là ông muốn Bộ Ngoại giao thảo một đạo luật cho Quốc hội xem xét, dành cho trường hợp sẽ phải gởi bộ binh đi, và ông muốn tham khảo ý kiến tức thì với cả hai viện của Quốc hội. (Theo đề nghị của Acheson, ông đồng ý để sẽ đích thân gọi điện thoại cho Tom Connally vào sáng thứ Hai).
Một số trong quý vị chắc cũng có thể nhớ, hay biết danh tiếng của Đại sứ Phillip Jessup – một học giả về luật học rất nổi tiếng Mỹ, mà sau đó đã từng phục vụ trong tư cách thẩm phán tại Tòa án Quốc tế. Thật may, lúc đó thì Đại sứ Đương Nhiệm Jessup cũng đã được giao cho nhiệm vụ ghi chú về mọi trao đổi giữa Truman và Lucas. Mọi việc đã khởi đầu với việc Ngoại trưởng Acheson chuyển cho mọi người các bản sao của (theo cách nói hiện nay) văn kiện Authorization for the Use of Military Force AUMF (Quyết Định Cho Phép Sử Dụng Quân Đội). Jessup sau đó đã có ghi lại như vầy:
“Thượng nghị sĩ Lucas nói rằng ông thật sự nghi ngờ liệu có thiệt cần cái đó [AUMF] hay không. Ông nói rằng hiện thì mọi việc cũng tốt thôi . . . Ông tuyên bố Tổng thống đã xử sự đúng đáng, khi cần mà không phải tham khảo ý kiến [sic] của Quốc hội. Ông cho biết nghị quyết là thích đáng và có thể được bỏ phiếu chấp thuận. Ông đề nghị, nếu như cần một giải pháp khác [để phải ra trước một phiên họp lưỡng viện của Quốc hội], thì Tổng thống cũng có thể loan báo thông điệp này qua hình thức một cuộc trao đổi thân mật bên lò sưởi với người dân trong nước … “.
hượng nghị sĩ Lucas nói rằng hầu hết các thành viên của Quốc hội đều chán chê với thái độ của các thượng nghị sĩ Taft và Wherry. . . . Thượng nghị sĩ Lucas nói rằng ông cảm nhận mình hiểu được phản ứng của Quốc hội. Ông nghĩ là chỉ có Thượng nghị sĩ Wherry mới từng lên tiếng chủ trương là Quốc hội phải được tham khảo. Nhiều thành viên của Quốc hội đã có đề nghị với ông rằng Tổng thống nên tránh tiếp xúc Quốc hội và tránh tranh luận . . . Ông không nghĩ rằng Quốc hội rồi đây sẽ đi khuấy động mọi việc lên cả đâu.
Tổng thống có cho biết cần phải rất cẩn thận để cho thấy là mình không có vẻ tránh né, hầu qua mặt Quốc hội và đi hành xử những quyền ngoại Hiến pháp . . . Tổng thống cũng nói là sẽ tùy Quốc hội để xem xét một nghị quyết như vậy nên được đề nghị hay không, và rằng chính mình thì sẽ không đích thân đề nghị nó đâu. 112
Nói cách khác, tài liệu lưu trử rõ ràng có cho thấy là Tổng thống Truman không những không “làm lơ qua” Quốc hội vào thời điểm của cuộc xung đột Triều Tiên – mà ông lại còn liên tục yêu cầu để ra trước một phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội và tự có sáng kiến ra chỉ thị cho Bộ Ngoại giao soạn thảo một AUMF, hầu đệ trình cho Quốc hội cứu xét. Nhưng ở khắp mọi nơi thì các lãnh tụ tại Quốc hội cũng đều bảo đảm với ông là ông có quyền đáp trả sự xâm lăng của Bắc Triều Tiên trong cương vị Tổng tư lệnh Quân đội và chiếu theo Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Chuẩn Y Khởi Chiến Bằng Hiệp Ước
Tuy có vẻ phần nào lạc đề, nhưng vì các nhân chứng trong ngày 10 tháng 4 đã khẳng định một cách tự tin là việc sử dụng quân đội không thể nào lại được chuẩn phê bằng một hiệp định được, 113  nên tôi thiết nghỉ có thể nay là một thời điểm thích hợp để thảo luận về chủ trương đó. Hai mươi hay hai mươi lăm năm trước, tôi đã có thuyết trình cùng với một người bạn quý của tôi là giáo sư Louis Henkin của Trường Luật Columbia, tác giả của bộ tài liệu chuyên ngành căn bản xuất bản năm năm 1972 là Foreign Affairs and the Constitution (Ngoại giao và Hiến pháp). Có lẽ lần này hình như là trước một ủy ban cũng của Quốc hội, hay cũng có thể tại một hội nghị bác học – thời gian đã trôi qua lâu rồi và tôi cũng không nhớ được địa điểm. Nhưng Lou có lưu ý là một số học giả đã lập luận rằng việc khởi chiến thì không có thể được chuẩn phê bằng hiệp ước được, và sau khi về nhà, thì tôi đã gởi cho ông ta một lá thư (đó là trước khi chúng ta có được sự tiện lợi của ‘email’), để trình bày quan niệm ngược lại và cũng để kiểm hỏi phải chăng đó cũng là lập trường của ông. Ông đã có trả lời để khẳng định với tôi là mình chỉ ghi nhận là đã từng có một người nào đó tuyên bố như vậy, và đó không phải là quan điểm cá nhân của mình.
Trước hết, nếu ta nghiên cứu danh sách liệt kê các thẫm quyền về lập pháp từng được giao phó cho Quốc hội chiếu theo Điều I, Mục 8 của Hiến pháp, thì rõ ràng là rất nhiều trong số đó – mặc dù minh thị được trao cho Quốc hội chiếu theo Hiến pháp – thì thường xuyên cũng từng được thực hành qua hình thức hiệp ước ( và đã là như vậy ngay từ những ngày đầu tiên lập quốc của chúng ta trong một số trường hợp). Do đó, tuy Quốc hội đã có quyền để “kiểm soát giao thương” với các quốc gia ngoại quốc, nhưng các hiệp ước vẫn đã được dùng để giải quyết các khó khăn về việc trao đổi và giao thương mãi từ những ngày đầu tiên lập quốc của chúng ta. Một số trong những hiệp ước ban đầu của chúng ta đã nhằm giải quyết việc tổ chức các trạm bưu điện cùng các tuyến đường giao thơ, còn các hiệp ước hiện đại thì lại liên hệ đến những hệ lụy pháp lý quốc tế về phá sản, về quyền sở hữu trí tuệ, về việc thành lập các tòa án, về việc định nghĩa và xử phạt các hành vi hải tặc và hình tội ngoài biển khơi, về quy định việc tổ chức các lực lượng quân sự, v. v. . .  Ấy vậy, đó đều là những thẫm quyền rõ ràng đã được trao cho Quốc hội chiếu theo Điều I, Mục 8 của Hiến pháp chúng ta. Đã không hề có đoạn văn nào trong Hiến pháp để phân biệt những quyền hạn đó với quyền “khởi chiến” cả.
Chuẩn Phê Hành Vi Dùng Võ Lực chiếu theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc – Căn Nguyên việc Quốc Hội Đã Chấp Thuận
Điều thật hoàn toàn rõ ràng là khi Thượng viện chuẩn phê Hiến chương Liên Hợp Quốc vào năm 1945, và Quốc hội ban hành Đạo luật UN Participation Act (UNPA) nhằm thi hành một số quy định trong đó, thì quan điểm đa số – từng được phản ánh trong các báo cáo nhất trí của cả Ủy ban này và luôn Ủy ban Đối ngoại Thượng viện – là Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho phép Tổng thống được quyền đưa các lực lượng vũ trang Mỹ đi chiến đấu để phối hợp cùng với Hội đồng Bảo an.
Thật đáng buồn là ông bạn Lou Fisher của tôi lại khai trình cách đây hai tuần  114  là điều này không đúng, bởi vì Tổng thống Truman từng đã gửi một bức điện nhằm bảo đảm với Quốc hội rằng ông ta sẽ yêu cầu có được một đạo luật nhằm cho phép trước khi làm như vậy. Nhưng Lou đã cực sai lầm. Điều mà Truman đã đang thảo luận chỉ là về việc nhằm được Quốc hội chuẩn chấp cam kết với “Điều 43” cùng Hội đồng Bảo An, mà chiếu theo đó, các đơn vị chiến đấu Mỹ sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của Liên Hợp Quốc, hầu sẽ có thể có mặt ngay lập tức để tham gia trong một cuộc khủng hoảng về tương lai. (chính Đạo luật United Nations Parliamentary Assembly  UNPA đã thỏa mãn mục đích đó, nhưng các tranh luận liên hệ tại Hạ viện thì lại đã không tập trung vào đề tài tẫm quyền “tuyên chiến” của Quốc hội, mà lại là về vai trò của Hạ viện trong việc chuẩn ngân). 115  Bởi vì cuộc chiến tranh lạnh rồi đây đã nhanh chóng khiến Hội đồng Bảo An bất lực mãi cho đến khi khối Liên Xô bị tan tành (Moscow vẫn cứ thường xuyên sử dụng  quyền phủ quyết của họ để khiến cho Hội đồng Bảo an không còn hiệu quả), các quy định của Điều 43 về căn bản đã bị chết non mà không hề có được hiệu lực nào cả.
Có thể sẽ có một số người nghỉ là tôi đang khá nặng lời với Lou, một người hiện đang không có mặt ở đây để tự bào chữa. Vì vậy, tôi cũng xin được chia sẻ với quý vị một vài trích đoạn về những các cuộc tranh luận dạo năm 1945 cùng các tường trình của các ủy ban để cho quý vị tự mình rút ra một kết luận riêng. Ví dụ, ta hãy xem xét cuộc thảo luận này giữa Thượng nghị sĩ J. William Fulbright – một người mà sau đó đã đóng một vai trò chính yếu trong việc Mỹ tham dự vào cuộc chiến ở Đông Dương và sau đó thì đâm ra lại chống đối những gì mình từng đã làm, mà lại còn đổ lỗi cả cho bên Hành Pháp – và vị Thượng nghị sĩ chủ trương biệt lập là Burton Wheeler (Cộng Hòa – Montana), từng diển ra tại Quốc hội, nhân các cuộc tranh luận để chuẩn phê Hiến chương Liên Hiệp Quốc:
Ông Fulbright:
Trong thực tế, liệu Thượng nghị sĩ có quả  thật sự cả quyết  là thẫm quyền tuyên chiến của Quốc hội sẽ rất là quan trọng trong thời chiến tranh hiện đại, phải không?
Ông Wheeler:
Dĩ nhiên là không. Không những là nó không quan trọng trong thời hiện đại, mà cũng sẽ không bao giờ như vậy đâu.
Ông Fulbright:
Tôi thực sự không hiểu được vì sao Thượng nghị sĩ lại cho là cần phải tranh luận là thẫm quyền tuyên chiến lại vẫn phải thuộc Quốc hội, khi đề tài này đã chưa hề bao giờ được xem như là quan trọng cả. 116
Dưới đây là một cuộc trao đổi giữa Thượng nghị sĩ Fulbright và Thượng nghị sĩ Scott Lucas, một đồng viện Dân chủ trong Ủy Ban Đối ngoại, người mà sau này sẽ trở thành Lãnh tụ khối đa số tại Thượng viện, nhân khi thảo luận liệu Quốc hội có nên giữ lại một quyền phủ quyết đối với mọi cam kết của Tổng Thống nhằm cung cấp lực lượng vũ trang Mỹ cho các chiến dịch bảo vệ hòa bình của Liên hợp quốc:
Ông Fulbright:
Liệu Thượng nghị sĩ có đồng ý chăng là nếu Quốc hội đã tiến hành để hạn chế thẫm quyền của Tổng Thống trong việc thực thi quyền lực đó, mà đã được quy định là sẽ tùy theo quan điểm riêng tư của Tổng Thống, trong mục tiêu chỉ để thực thi pháp luật và bảo vệ quyền lợi của chúng ta, thì liệu như vậy là sai lầm chăng?
Ông Lucas:
Tôi xin đồng ý với Thượng nghị sĩ.
Ông Fulbright:
Hiện đã có một số trao đổi nhằm đưa dến việc chúng ta có thể kiểm soát và rồi tuyên bố với Tổng thống là, “Này, Tổng Thống không thể sử dụng các lực lượng đó thôi”.
Ông Lucas:
Tôi hoàn toàn không đồng ý với điều đó. 117
Thật lại càng rõ ràng hơn thì cũng đã có chính tuyên bố này của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Tom Connally, người cho đến nay vẫn đã đuợc xem như là thành viên được kính trọng nhất của cả lưỡng viện về đề tài quan hệ đối ngoại của Mỹ, bên cạnh vị đối xứng của đảng Cộng hòa là Arthur Vandeburg của Michigan:
Về thẫm quyền tuyên chiến, thì đó không phải là một đề tài để nhằm thảo luận ở đây cả. Những lực lượng này không phải nhằm để gây chiến. Chúng chỉ sẽ chỉ được dùng nhằm bảo vệ hòa bình hầu giúp các quốc gia yêu chuộng hòa bình chống lại để khỏi bị xâm lăng và tấn công … Tôi tin chắc rằng việc Tổng thống sử dụng lực lượng vũ trang nhằm tham gia vào một  tiến trình để thực thi một quyết định chiếu theo Hiến chương, sẽ không hề có nghĩa của một sự xâm phạm vào thẫm quyền truyền thống của Quốc hội về tuyên chiến. 118
Quan điểm của Chủ tịch Connally cũng đã được phản ảnh trong bản báo cáo nhất trí của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nhằm khuyến cáo Thượng viện nên chấp thuận biểu quyết phê chuẩn Hiến chương Liên Hợp Quốc:
Hành động ngăn ngừa hay thực thi bởi các lực lượng [Mỹ] đó, chiếu theo  lệnh của Hội đồng Bảo an sẽ không phải là một hành động chiến tranh nhưng sẽ là hành động quốc tế nhằm gìn giữ hòa bình và cho mục đích ngăn chặn chiến tranh. Do đó, các quy định của Hiến chương cũng sẽ không hề ảnh hưởng đến thẫm quyền tuyên chiến riêng dành cho Quốc hội.
Ủy Ban nhận ra là một thái độ dè dặt hay một hành động nào khác của Quốc hội  … cũng sẽ vi phạm tinh thần của Hiến pháp Hoa Kỳ, mà theo đó thì Tổng thống đã được giao phó cho những thẫm quyền cùng nghĩa vụ từng được rõ ràng chấp thuận từ lâu nay, hầu sử dụng các lực lượng quân sự của chúng ta mà không cầnphải  được Quốc hội đặc biệt chuẩn chấp trước. 119
Cách dụng văn này đã được chấp nhận trong bản báo cáo nhất trí của Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện nhằm đề nghị thông qua Đạo luật Tham gia với Liên Hợp Quốc (UN Participation Act) sau đó vào dạo cuối năm, một bản báo cáo mà cũng còn giải thích:
Quyết định căn bản của Thượng viện trong việc cố vấn và rồi chuẩn phê bản Hiến Chương đã đưa đến sự cam kết của quốc gia chúng ta về nhiều nghĩa vụ khác nhau, mà thực sự rồi cũng sẽ được thi hành bởi và chiếu theo thẩm quyền của Tổng Thống, trong tư cách là vị Lãnh đạo về Hành pháp, người phụ trách về ngoại giao và quân sự trong chính phủ. Trong số các nghĩa vụ đó, thì có thẫm quyền cung cấp lực lượng quân sự cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chiếu theo quy định tại Đoạn ~ Section 6.
… [V]iệc phê chuẩn Hiến Chương đã cũng đưa đến việc trao quyền cho ngành hành pháp quyền lực và nghĩa vụ để thực thi các cam kết mà chiếu theo đó, Hoa Kỳ đã từng cam kết . . .   120
Tôi xin tạm ngừng ở đây, để giải thích cái luận chứng trong hiến pháp mà từng đã được nhất trí chấp nhận bởi các vị tiền nhiệm của quý vị trong uỷ ban này, cách đây gần sáu mươi ba năm trước. Chiếu theo Hiến pháp, Tổng thống có quyền và được giao phó cho “đãm trách là Luật phải được thực thi một cách trung thực . . . ”  121 Chiếu theo Supremacy Clause (Điều khoản Tối thượng), thì “mọi hiệp ước đã hay sẽ được ký kết, nhân danh quốc gia Hiệp-chũng-quốc, sẽ trở thành Luật Tối cao của Đất nước (Law of the Land) . . . ”  122  Do đó, vì các hiệp ước đều thuộc các ‘Luật’ đó, nên Tổng thống bắt buộc phải thi hành đúng nghĩa vụ như quốc gia đã từng cam kết mà thôi.
Tại Thượng viện thì không phải mọi người ai cũng đều lo ngại về việc Tổng thống được có quyền ra lệnh cho quân lực Hoa Kỳ tham chiến mà chỉ căn cứ vào một quyết định bởi một nhóm người ngoại quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tuy là, nói một cách cho công bằng, thì những “vị ngoại quốc” đó thì cũng không thể nào cho phép sử dụng vũ lực được nếu Đại sứ Mỹ phản đối). Đảng viên đảng Cộng hòa Burton Wheeler, người chủ trương Mỹ nên đứng cô lập với thế giới, đã đang sắp tái ứng cử (mà cũng sẽ thất cử) vào năm 1946, và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy một sự ủng hộ áp đảo (trên 80%) từ phía nhân dân Mỹ trong việc gia nhập vào tổ chức Liên Hiệp Quốc mới được thành lập và cho phép dùng tiềm năng quân sự của quốc gia để gìn giữ hòa bình. Wheeler đã biết được là vì lợi ích chính trị, mình nên bỏ phiếu chấp thuận phê chuẩn bản Hiến Chương, nhưng khi Luật tham gia Liên Hiệp Quốc ra trước Thượng viện, ông đã cố gắng để làm giảm bớt quyền lực của Hội Đồng Bảo An bằng một Tu chính án, nhằm đòi hỏi phải được Quốc Hội chuẩn phê trước, thì quân đội Mỹ mới thực sự được gởi đi tham chiến để thực thi các quyết định của Hội đồng Bảo an. Tu chính án Wheeler, được đệ trình vào ngày 4 Tháng Chạp năm 1945 – ngày cuối cùng của cuộc thảo luận tại Thượng viện về Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc – đã rất ư là rõ ràng trong mục tiêu của nó:
[T] ổng Thống sẽ không có quyền, để cung cấp cho Hội đồng Bảo an mọi lực lượng quân sự hầu giúp cho Hội đồng Bảo an hành xử chiếu theo Điều 42 của Hiến Chương đó, trừ trường hợp Quốc hội, qua hành động thích hợp hay bằng nghị quyết chung của lưỡng viện, sẽ cho phép Tổng Thống được cung cấp các lực lượng như vậy  … trong một trường hợp cụ thể mà Quốc Hội đề nghị sẽ phải có phản ứng.  123
Chiếu theo quan điểm hiện nay (mà các nhân chứng từng ra trước Ủy ban của quý vị vào ngày 10 tháng 4 đã từng biểu lộ), quý vị chắc sẽ cũng phải ngạc nhiên, khi biết được là ngay chính tu chính này cũng đã từng thậm chí bị phản đối bởi ngay thành viên chủ trương cô lập là Robert Taft – mà đã ghi nhận là Hoa Kỳ thì cũng đã tự cam kết rồi với Liên Hiệp Quốc, là sẽ có bổn phận phụ giúp các chiến dịch duy trì hòa bình – và tu chính đã bị bỏ phiếu bác bỏ với một tỷ lệ lớn hơn cả bảy chống một, mà chỉ có được chín phiếu ủng hộ mà thôi.  124
Như vậy thì các lưu trử về lịch sử đã có cho thấy rõ ràng là, không những Truman đã không hề là một loại “tổng thống đại đế” chuyên không đếm xuể hay cố tình vượt quyền của Quốc hội vào thời kỳ xẩy ra cuộc chiến Triều Tiên, nhưng cũng đã cho thấy khi Hiến chương Liên Hợp Quốc được phê chuẩn, thì quan điểm của đa số áp đảo trong cả lưỡng viện Quốc hội quả đúng đã chấp nhận là Tổng thống sẽ không cần thêm được bên Lập Pháp cho phép, để mới tham gia được vào các hoạt động thực thi hòa bình quốc tế mà đã được Hội đồng Bảo an đề xuất.
Vài Ý Nghỉ về Hành Vi Tội Phạm của Giới Truyền Tin tại Việt Nam 
Phần lớn những gì mà tôi đang trình bày với quý vị chiều nay, thì lại hoàn toàn khác với tất cả những gì đã cứ từng bị giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học của Mỹ, cũng như khác với các tường trình của báo chí gởi đi từ Sài Gòn trong dạo chiến tranh. Các vị dân cử và các cử tri thì đều đã có phần đông tin tức từ các phương tiện truyền thông đại chúng, mà đã tập trung chủ yếu chỉ vào những mẫu chuyện tiêu cực về Hoa Kỳ và các đồng minh và – rất ư là ngây thơ, trong tư cách một phóng viên vẫn thường được Tòa Đại sứ Mỹ mời đến để được thuyết trình về địch – đã hầu như hoàn toàn không hiểu biết gì cả về Bắc Việt hay bọn Việt Cộng. Có đúng là các phóng viên đó đều ngu xuẩn chăng? Liệu họ đã thực sự làm việc cho kẻ thù và mong muốn cho Cộng sản chiến thắng chăng? Tuy có một số ít thực sự đáp đúng với một trong hai định nghĩa trên, thì ngược lại, quả tôi cũng có thể liệt kê được vô trong một hay luôn cả hai loại nêu trên, nhưng đối với đa số còn lại thì đó không phải là cách giải thích hợp lý được.
Tôi tin là có nhiều yếu tố, cùng đóng góp để tạo nên những bài tường thuật của báo chí mà đều hoàn toàn không cho thấy được các sự kiện thực tế của cuộc chiến. Đúng là bình thường thì bản tính con người là hay theo đuổi chính ngay cái quyền lợi cá nhân do chính mình tự nhận thức ra, và các phóng viên tại Việt Nam thì cũng đều biết rằng nếu họ muốn bài viết của họ được đăng trên trang nhứt, và biết đâu rồi cũng sẽ giành được giải Pulitzer – và cũng nhân tiện nhận được những lợi lộc về nghề nghiệp lẫn tài chánh do một thành công như vậy sẽ mang đến – thì họ cần  phải tìm cho ra những bài “đáng giá về tin tức ~ newsworthy” và tránh cứ lặp đi lặp lại những gì giới quân sự hay chính phủ vẫn hằng tuyên bố thôi. Tôi có nhớ một cuộc trò chuyện từng xẩy ra vào một buổi tối tháng Chạp năm 1968 tại Trung tâm Báo chí Đà Nẵng, với một phóng viên mà đã từng viết một loạt bài, mà tôi xem như là quá có thiện cảm với địch mà cũng lại quá ư là khắc nghiệt đối với chính quân đội của chúng ta. (Điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là những bài của đương sự đương nhiên là sai, nhưng chính là vì cái ấn tượng đương sự gây ra cho độc giả đã quá ư là trái ngược với thực tế của những gì đang xảy ra ở Việt Nam). Cũng đã gần hơn bốn mươi năm qua, và tôi không dám nói là có nhớ được từng chữ cung cách trả lời của đương sự. Nhưng nội dung thì tối vẫn cứ nhớ rất rõ:
Nè Bob, vấn đề của bạn, chính là bạn không hiểu được chút ít báo chí là gì cả. Tôi đồng ý với bạn là hầu hết binh lính Mỹ đều đang hành xử một cách đáng kính và với lòng dũng cảm tại đây, cũng như là Việt Cộngthì  thường xuyên cứ  thi hành loại chính sách khủng bố. Nhưng người dân Mỹ đang biết điều đó rồi. Đưa tin báo chí không phải chỉ toàn là về loại tin “xe cán chó”,  nhưng ngược lại thì phải là loại tin “chó mà lại đi cán xe” thì mới  hấp dẫn được người đọc.
Tôi xin nhấn mạnh ở đây, tuy không phải là sao đúng lại nguyên văn, nhưng ít ra thì cũng có một nội dung như vậy. Và thì cũng có lý thôi, nếu quả thật mục tiêu của bạn chỉ là ráng làm sao để được đăng vào trang nhất và để tiếp tục thăng tiến về nghề nghiệp. Nan đề ở đây, là cái phương pháp này, rốt cuộc đã lại sớm thuyết được người đọc là quả thật  cái vụ ”chó mà lại đi cán xe” mới quả thật chính là một sự thật đang xấy ra rất là phổ biến ở Việt Nam.
Đã có một vấn đề nghiêm trọng hơn, là rất ít phóng viên Mỹ tại Việt Nam mà đã ráng chịu khó, thực sự ra sống chung một thời gian dài với các lực lượng tác chiến, ngỏ hầu lấy tin một cách trung thực được. Bởi vì làm được như vậy thì quả thật là nguy hiểm. Nói một cách cho công bằng, thì cũng đã có một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý – như với Joe Galloway, một trong những anh hùng thực sự được miêu tả trong bộ phim của Mel Gibson, We Were Soldiers Once ~ Chúng Tôi Đã Từng Chiến Chinh. Nhưng cũng đã có ư là quá nhiều phóng viên Mỹ chỉ khoái la cà trong các ‘bar’ rượu của khách sạn Caravel hay khách sạn Continental Palace Hotel ở Sài Gòn, nơi họ chỉ là những đối tượng thường xuyên của bọn điệp viên Bắc Việt và Việt Cộng được giao cho công tác “làm việc” với báo chí Mỹ. Thông thạo Anh văn và rất cẩn thận để chuyên đóng một vai, vừa chống Cộng mà cũng vừa bất mãn về tệ nạn “tham nhũng” của Chính phủ miền Nam Việt Nam, và cả của những nhân viên người Mỹ (mà thật sự thì cũng có khá nhiều tham nhũng đang lan tràn vào dạo đó), chúng cẩn thận chuyển đạt bức thông điệp là – cho dù chúng ta không thuộc phe gian ác – nhưng quả thực thì cũng không có gì đáng để mà phải đichiến đấu cho Việt Nam cả.
Trường hợp Phạm Xuân Ẩn quả đúng là cái ví dụ nổi tiếng nhất, y đã làm việc cho tạp chí Time, cho thông tấn Reuters, và được nhiều phóng viên Mỹ khác coi như là một nguồn tin tức đáng tin cậy và đầy hiểu biết. Từng được đào tạo tại ngay Mỹ quốc, tinh tế, và cá nhân thì lại có sức quyến rũ, phải chờ mãi đến năm 1989 khi Morley Safer ráng truy tìm y ra được, nhân chuyến đến thăm Việt Nam để làm phóng sự cho chương trình 20/20, thì mới rõ ràng y từng đã là một gián điệp của Hà Nội trong suốt thời gian đó. Khi y qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9 năm 2006, y được truy thuởng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân” và đã từng nghỉ hưu với cấp bậc thiếu tướng. 125
Là một người đã có tiếp xúc được trong một thời gian khá dài và đủ với báo chí tại Việt Nam suốt bảy năm trời, cái bài viết tuyệt vời, mà cũng là duy nhất tôi đã từng được đọc qua về đề tài này, đã là của phóng viên chiến trường lừng danh song tịch Anh-Mỹ là Robert Elegant , viết cho tờ nguyệt san Encounter  tại Luân đôn vào năm 1981. 126  Không giống như đa số các phóng viên ngoại quốc khác, Bob Elegant cũng là một học giả nghiêm túc, đã tốt nghiệp Cao học về Far Eastern Studies (Các Đề tài về Viễn đông) tại đại học Columbia,  cũng như là cử nhân Hoa văn thuộc đại học Yale và có thể đọc, nói cùng viết cũng cả các thứ tiếng như Nhật, Đức, Ý với vài ngôn ngữ của Indonesia. Lúc viết bài đó thì chỉ ông và nhà báo quá cố Walter Lippmann là hai người duy nhất từng được trao tặng đến cả ba lần giải thưởng Overseas Press Club’s Award dành cho các bài tường trình về loại tin tức ngoại quốc sáng giá nhất – và rồi từ đó đến nay, Elegant cũng lại đã giành được giải thưởng này một lần nữa.
“How to Lose a War ~ Cách Để Thất Trận” đã khiến nhiều phóng viên căm tức, nhưng rất nhiều người trong số chúng tôi, mà đã từng miệt mài nghiên cứu đề tài Việt Nam trong nhiều năm qua, và cũng đã có cơ hội thường xuyên tiếp xúc với số báo chí tại Sài Gòn, thì đều lặng lẽ hoan hô ca ngợi bài viết đó. Elegant đã không hề che dấu điều gì cả trong việc phô bày tình trạng lạm dụng phương tiện truyền tin. Ông ghi nhận là một số tạp chí hàng đầu của Hoa Kỳ đã sẽ yêu cầu ông tường trình về Trung Quốc, nhưng khi ông đề nghị sẽ viết về cuộc chiến tranh ở Việt Nam thì họ cho biết là các quan điểm của ông sẽ không làm hài lòng các nhà biên tập đâu.  127 Đoạn trích này đúng là tiêu biểu cho cả bài viết:
Trung Sĩ John Ash (người anh/em trai của tay quần vợt nhà nghề nổi tiếng thế giới) là một quân nhânTQLC có trách nhiệm tiếp xúc với công chúng. Ông đã từng đưa ra một bản cáo trạng cay đắng về các phóng viên đưa tin non trẻ cùng đám “war freaks ~ kỳ quái trong thời chiến” mà vẫn cứ thường xuyên lui tới Đà Nẵng (một tiền đồn gọi là hẻo lánh với giới truyền tin, nhưng với giới quân sự thì hoàn toàn không phải như vậy). Họ sẽ, ông đã nhớ rõ, hiếm khi dám đi vào các vùng đang có giao tranh, mà cho dù có gan để đi thì cũng không bao giờ dám ngủ lại tại chổ: họ sẽ bèn tự đày đọa để phải đi ra khỏi vùng ngay khi họ bị nghe tiếng súng nhằm giết một ai đó mà trước giờ họ đã chưa từng bao giờ phải bị nghe như vậy – gây hiểm nguy ngay cho chính họ mà cũng luôn cho các quân nhân TQLC; để rồi sau đó bày đặt đánh đi những bản tin mà “chỉ có chút xiú hay thậm chí không hề dính líu gì tới cả” với những gì mà đương sự – hay những người lính đó – đã từng thật sự chứng kiến. Họ không hề muốn biết, Ash nói thêm, những gì đã đang thực sự xảy ra trong Quân Khu I cả . . .  128
Hành tung của báo chí Mỹ tại Việt Nam, cũng một phần nào khả dĩ giải thích được cho sự kiện là, dù đa số lớn lao các cựu chiến binh tại Việt Nam đã ủng hộ cuộc chiến tranh, với cả một tỷ lệ  tới hai chống một, nếu so với số người Mỹ từng chỉ dựa vào giới báo chí để ráng tìm hiểu những gì đang diễn ra tại Việt Nam.  129 Rồi nếu quý vị lại nhập chung vào loại tường thuật thường rất ư là kém khả năng của báo chí, với loại đóng góp của các tay phản chiến kỳ cựu như Thượng nghị sĩ hiện nay là John Kerry (mà rất nhiều tên quay ra thì chỉ hoặc là giả mạo hoặc chỉ là loại anh hùng rơm mà thôi, 130) , thì cũng không có gì phải đáng ngạc nhiên là từng đã có nhiều nhà lập pháp, tuy có thiện chí và với những chủ trương tốt nhất, cũng đã đi đến quyết định là nếu khôn ngoan thì phải từ bỏ lời cam kết lâu nay của Mỹ trong việc ngăn chận tiến trình xâm lăng của Cộng sản. Dù các động cơ của họ ra sao đi nữa, thì hậu quả thiệt hại về nhân mạng, qua hành động của họ, quả thật quá ư là bi thảm.
Nổi Mỉa Mai Đầy Đau Thương – Hoa Kỳ Đã Từng Chiến Thắng Vào Năm 1972 Rồi
Vị Giáo sư rất nổi tiếng tại Đại học Yale là John Lewis Gaddis, chắc chắn có lý khi đã viết trên tờ Foreign Affairs vào năm 2005 là “Các sử gia nay đã thừa nhận rằng các chiến dịch chống nổi loạn của Mỹ ở Việt Nam đã thành công trong những năm cuối cùng của cuộc chiến; vấn đề là sự hỗ trợ cho cuộc chiến này đã bị mất đi từ lâu ở quốc nội mất rồi”.  131 Sách Lost Victory ~ Đánh Mất Chiến Thắng  của người bạn quá cố tôi là Bill Colby, đã cống hiến được một phân tích cực tuyệt về tình hình ở Nam Việt Nam, mà đã biến chuyển thuận lợi ra sao cho chúng ta sau trận thảm bại đau thương của quân cộng sản nhân Trận Tổng tấn công Tết  Mậu Thân năm 1968 (một ví dụ khác của sự sai lầm tuyệt đối của giới truyền tin  132) và việc Tướng Creighton Abrams lên nắm quyền chỉ huy; và những tài liệu đáng giá tuyệt vời khác thì gồm có tác phẫm A Better War ~ Một CuộcChiến Khả Dĩ Tốt Hơn của Lewis Sorley và A Necessary War ~ Một Cuộc ChiếnTối Cần Thiết của Michael Lind. Để phô bày hiện tình tại Hà Nội vào cuối năm 1972, thì tác phẫm của Đô đốc James Stockdale quả đúng là có một giá trị phô thông. Ông đã đưa ra nhận xét cá nhân trong tư cách của một cựu tù binh chiến tranh từng bị giam cầm trong nhà tù Hilton Hà Nội dạo cuối tháng chạp năm 1972 như sau:
Vào bình minh, mọi đường phố tại Hà Nội đều hoàn toàn lặng câm. Loại nhạc ái quốc thường lệ không còn phát lên nữa. Trong tù thì bọn thẩm vấn viên và cai ngục đâm ra cứ lo lắng hỏi thăm chúng tôi có cần gì hay không . Lần đầu tiên, cà phê buổi sáng đặc biệt được ban phát . Chỉ cần nhìn mặt bọn Việt cộng thì cũng hiểu được mọi chuyện thôi. Quả thật chúng đã bị chấn động; ý chí của địch đã bị bẻ gãy nát mất rồi. Điều đáng buồn là chính chúng tôi lại đang chứng kiến cái điều mà từng đã phải chỉ cần thực hiện trong có mươi ngày thôi trong vòng bảy năm trước đó, mà đáng lý đã phải có thể cứu sống được tới cả 57.000 sinh linh quân nhân Mỹ rồi.  133
Tôi cũng xin thêm rằng hiện đang có một số tài liệu của ngay những cựu lãnh tụ Bắc Việt  134 và Việt Cộng  135 chịu thừa nhận là chúng ta đã đánh chúng sắp phải đầu hàng chịu thua vào những năm cuối cùng, và hy vọng duy nhất của chúng chỉ còn là phong trào “chủ hòa” của Mỹ sẽ áp lực được Quốc hội sẽ tự tuyên bố thua cuộc trước khi quân đội của chúng ta tiêu diệt chúng. Đó cũng chính là sách lược của Hà Nội ngay từ ngày đầu của cuộc chiến.  136 Cựu Bộ trưởng Tư pháp Việt Cộng trong cái “Chính phủ Cách mạng Lâm thời” là Trương Như Tảng, cũng đã từng thừa nhận: “Không hề có ai trong chúng tôi mà lại có ảo tưởng về khả năng của chúng tôi là sẽ đạt được một thành quả quân sự khi chống lại nguồn máy chiến tranh cực kỳ hùng mạnh của Mỹ”, và nhấn mạnh rằng “mặt trận chính trị mới là chính“.  137  Rồi nhờ có một Quốc hội Mỹ rất ư là ngây thơ cả tin, chiến lược đó cuối cùng đã thành công được mà thôi.
Những Cân Nhắc về Chính Sách
Nếu qúy vị nghe qua mà có vẻ như tôi nói là Quốc hội không dính líu gì tới chiến tranh thì quả thật là tôi đã bị hiểu lầm. Thẫm quyền của vị Tổng Tư Lệnh là một loại quyền đi kèm với điều kiện, đòi hỏi để được hiệu quả hữu dụng, thì cũng cần một quyết định trước đó của Quốc hội để “thành lập và yểm trợ” một quân đội và “cung cấp với duy trì một Lực lượng Hải quân”.  Nếu không được chuẩn chi thì sẽ không có tiền, mà mậu lúi thì không có Tổng thống nào mà lại có thể theo đuổi một cuộc chiến tranh nghiêm trọng trong một thời gian dài được cả.
Tôi rất đồng ý với vị bạn thân của tôi là Ed Williamson trong lần khai chứng vào ngày 10 tháng 4, là về phương diện chính sách, thì Tổng thống nên được Quốc hội chính thức đồng ý về một số quy định nhằm có thể sử dụng được quân đội, mà theo quan điểm của tôi, thì cũng không cần tranh cải chi nữa là phải cần có một tuyên chiến chính thức. Trong khi phục vụ trong tư cách Quyền Phụ tá Ngoại trưởng về Lập pháp và các Vấn Đề Liên Bộ, tôi thường cực lực phản đối các viên chức Hành Pháp nào mà vẫn gọi điện thoại cho tôi, để thông báo là Tổng thống sẽ đưa ra một thông báo quan trọng về chính sách vào ngày hôm sau, và đề nghị tôi thì cũng nên “tham khảo” với Quốc hội. Và mổi lần như vậy, không cần che giấu sự bực bội, tôi đã sẽ nói với họ là đã quá muộn rồi để cho tôi đi “tham khảo” với Quốc hội. Tôi đã có thể nói hay thông báo cho họ, là nếu đã có ai đó đã đến cho tôi biết trước một hay hai tuần trước rồi, thì có lẽ tôi quả đã có thể tham khảo và rồi sẽ có lẽ biết được một số điều quan trọng, mà sẽ rất lợi ích cho Tổng thống trước khi lấy quyết định tối hậu.
Nên dù tôi vẫn không tin là một Tổng thống có một nhiệm vụ hiến định để phải “tham khảo” với Quốc hội, hay để được chuẩn phê chính thức về những quy định nhằm sử dụng quân đội tham chiến, hoặc để sử dụng quân đội mổi khi Hoa Kỳ bị tấn công, tôi nghĩ rằng đó vẫn là một quyết định khôn ngoan và an toàn. Nhưng trớ trêu thay, một trong những hậu quả tôi đã phải bị chứng kiến nhiều lần trong thập niên 1970 và 1980, đã lại là nỗi sợ hãi của các công chức Hành Pháp cấp cao, là nếu họ cố gắng cộng tác chặt chẽ với Quốc hội, thì điều này có thể bị xem như là một sự thừa nhận rằng War Powers Resolution (Nghị quyết Thẫm quyền Tuyên Chiến) là hợp hiến – do đó, điều luật đã thực sự ngăn cản tiến trình tham khảo trong rất nhiều lần.
Những Hệ Quả của Hành Vi Quốc Hội Vi Pháp
Từ dạo thập niên 1970, Quốc hội đã từng ban hành một số đạo luật vi hiến rất ư là trắng trợn – kể cả những nỗ lực để đoạt cho được những thẫm quyền thuộc Hành Pháp mà đã được công nhận từ lâu nay, như Nghị quyết War Powers Resolution và FISA. Những hành vi này, sau đó, đã có hậu quả rất quan trọng cũng như là bất lợi thôi cho sự an toàn của quân đội chúng ta, cũng như là cho nền an ninh toàn quốc của chúng ta.
Cuộc tranh luận trong tháng 9 năm 1983 nhằm có nên tiếp tục triển khai các lực lượng gìn giữ hòa bình của Mỹ như là một thành phần của một lực lượng đa quốc gia ở Lebanon đúng là một ví dụ tốt thôi. Tình huống đang xẩy ra,  không chỉ là một tình huống mà ta lại có thể tranh luận là liệu chăng rồi thì Tổng thống có đã lại can thiệp vào lãnh vực thuộc quyền hạn của chính Quốc hội “trong thẫm quyến tuyên chiến”. Mỗi quốc gia và quân đội của họ trong khu vực thì cũng đã tán thành việc đưa quân đi này rồi. Nhưng các vị dân cử thuộc đảng Dân chủ tại Quốc hội thì lại đã khai thác đề tài này hầu chiếm lợi thế về chính trị mà thôi (đó chính là kết luận của tờ Washington Post vào thời đó), và thậm chí ngay cả cho tới cả 18 tháng sau khi đã từng được chuẩn phê, và các vị lãnh tụ tại Quốc hội đã tuyên bố công khai là Quốc hội rồi sẽ có thể cứu xét lại vấn đề đó nếu có thêm thương vong. Bằng cách thông báo cho cả thế giới biết được như vậy, quả thật là Quốc hội hầu như đã treo giải thưởng cho bất kỳ ai mà sẽ giết được Thủy quân lục chiến của chúng ta – cũng như là thông báo cho bọn thù địch cực đoan Hồi giáo của chúng ta là, nếu chúng muốn đẩy được Mỹ ra khỏi Beirut, thì chúng chỉ việc cứ giết đi một số thủy quân lục chiến mà thôi. Và cũng đúng như vậy, chúng ta cũng đã từng chận nghe được một tin nhắn giữa hai trong số dân quân Hồi giáo mà đã cho biết là: “Nếu chúng ta giết được 15 tên TQLC thì rồi bọn còn lại sẽ phải ra đi mà thôi“.
Tôi quả từng nghỉ đúng là Quốc hội phải chịu rất nhiều trách nhiệm cho vụ khủng bố đánh bom các trụ sở chính của Toán Battalion Landing Team (Tiểu đoàn Tiền Thám) ở Beirut  trong ngày 23 tháng 10 năm 1983, mà đã từng cướp đi sinh mạng của cả tới 241 TQLC mà lúc đó thì chỉ đang ngủ yên. Và trong tiến trình này, Quốc hội đã cho Osama bin Laden nhận chân ra đưọc là người Mỹ thiếu cương quyết, cũng như là không sẳn sàng để chấp nhận thương vong, nếu có. Và cũng đúng vậy, vào năm 1998, bin Laden bèn tuyên bố rõ ràng với một phóng viên ABC News tại Afghanistan rằng sự kiện Mỹ đã rút quân khỏi Beirut sau vụ đánh bom thì cũng đã cho y nhận ra được là Mỹ không thể nào chấp nhận được những thương vong – và có lẽ đó, cũng  là một yếu tố trong các vụ tấn công 9/11 sau này thôi.
Tướng  Hayden từng công khai tuyên bố là nếu mà FISA (Foreign Intelligence Surveillance Act of 1978 ~ Đạo luật về Theo Dõi Tình Báo năm 1078) đã không ngăn cản Cơ quan An ninh Quốc gia xúc tiến việc theo dõi bằng điện tử bọn thành viên của al Qaeda tại nước chúng ta vào năm 2001, thì ông ta tin là NSA (National Security Agency ~ Cơ quan An ninh Quốc gia) đúng ra  cũng đã có khả năng xác định được trước đó rồi, ít nhất một số tên trong đám khủng bố 9/11 al Qaeda, trước cả khi các cuộc tấn công sẽ xẩy ra. Và chúng ta cũng biết được là chính vì FISA cấm, cơ quan FBI đã không thể xin lệnh tòa để kiểm tra nội dung của máy tính xách tay của tên Zachrias Moussaoui vào trước ngày 9/11 đó. Một lần nữa, cho dù đã không hề cố ý, nhưng Quốc hội đã khiến cho các vụ tấn công 9/11 được dễ dàng hơn, bằng cái chính sách  làm tê liệt cộng đồng tình báo của chúng ta mà thôi.
Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết của vụ tranh chấp FISA, bởi vì các chi tiết mà tôi từng cung cấp nhân khi thuyết trình về đề tài này thì cũng đã có sẳn sàng rồi.  138 Nhưng tôi cũng muốn xin nhấn mạnh là, mọi tòa từng phúc thẩm về vụ này thì đều cùng chủ trương là có một ngoại lệ đối với Tu chính số 4 về công tác thu thập tin tình báo ờ ngoại quốc, và chính các tòa án phúc thẩm được thành lập chiếu theo đạo luật FISA, thì cũng đều đã nhất trí tuyên phán là đạo luật FISA không thể nào mà lại đi tước bỏ đi được cái thẫm quyền độc lập của Tổng thống trong lãnh vực này. Điều này thì cũng đã từng được phiên diễn như vậy mãi từ năm 1788 – khi John Jay đã có giải thích trong Federalist No. 64 là Hiến pháp đã dành cho Tổng thống “khả năng quản lý việc điều hành về tình báo một cách cẩn thận theo nghĩa bình thường” – có nghĩa là Quốc hội không có vai trò thích đáng nào cả trong lãnh vực tình báo. Nhưng sau vụ Việt Nam thì Quốc hội lại đã cố gắng để kiểm soát về tình báo và đã gây tác hại nghiêm trọng cho cộng đồng tình báo của chúng ta.
Nếu quý vị mà lại muốn có được thêm một ví dụ khác về hành vi phạm luật của Quốc hội đương thời, xin hãy ghi nhận cho sự kiện là từ khi Tối Cao Pháp Viện tuyên phán là các “phủ quyết của lập pháp” thì đều là vi hiến, vì thay vì tìm kiếm và thủ tiêu đi các luật lệ hiện hành nào mà chứa đựng các đặc tính vi hiến, thì Quốc hội lại đã còn đi biểu quyết chấp thuận hơn cả là 500 lần phủ quyết mới.  
Quốc hội thì cũng có được nhiều thẫm quyền rất ư là quan trọng, mà rồi họ sẽ có quyền thực thi một cách hợp pháp – chẳng hạn như từ chối gia tăng thêm quân số hay từ chối bỏ phiếu chuẩn chấp tài khoản mới – để thực sự buộc Tổng thống phải bỏ cuộc (hay chịu thất chiến) trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào mà Hoa Kỳ đang tham dự. Nếu mà Quốc hội quyết định theo chiều hướng này, thì quý vị Thành viên cũng nên hiểu là họ sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức (và bị quy kết luôn về chính trị) cho mọi hậu quả sẽ xẩy ra mà thôi.
Điều mà Quốc hội có thể không nên làm, chính là can thiệp vào việc thực sự chỉ huy quân đội hay thực sự lại đâm ra đi điều khiển các cuộc hành quân. Một chủ đề chính yếu trong các cuộc tranh luận về Hiến pháp của chúng ta, là đã từng liên quan đến đòi hỏi cần phải tách riêng bị tiền với thanh kiếm trong việc điều khiển chính quyền. Khi mà Quốc hội, định chế phụ trách về cái bị tiền đó, mà lại đi cố gắng nắm lấy quyền kiểm soát thanh kiếm luôn, thì chúng ta phải nên nhớ lại điều nhận xét của James Madison trong Federalist  No. 47 là việc tập trung quyền lực duy nhất vào chỉ cho một định chế, thì chính đó là cái định nghĩa của cái chế độ chuyên chính độc tài mà thôi.
Tôi xin được kết thúc bằng vài nhận xét, nhằm bổ túc bài thuyết trình trước quý vị cách đây hai tuần lể.
Bởi vì Tổng thống Ford đã từng có nhã ý chấp nhận viết bài ‘foreword’ giới thiệu cuốn sách trong năm 1991 của tôi về chủ đề Nghị quyết War Powers Resolution, và nay thì ông cũng không còn ở đây để tự binh vực hay tự giải bày nữa, tôi không thể không tranh luận về việc giáo sư Glennon đã có gợi ý tại trang 2 của bài đã được viết trước của ông ta, là Tổng thống Ford có thể đã từng chủ trương là Nghị quyết War Powers Resolution quả là vi hiến sau khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt. Giáo sư Glennon đã lập luận: “Còn về Tổng thống Ford, thì mặc dù ông đã lưu nạp các báo cáo theo quy định, sau vụ Mayaguez và nhân các cuộc di tản tại Phnom Pen [sic] và Sài Gòn, Tổng Thống dường như đã cuối cùng đâm ra nghi ngờ tính cách hợp pháp của Nghị quyết, sau khi ông đã rời nhiệm sở”.  Với tất cả sự tôn trọng thường lệ, tôi xin đề nghị Giáo sư Glennon ráng chịu khó đọc các bản báo cáo đó đi. Thay vì báo cáo là “pursuant to ~ chiếu theo” Nghị quyết War Powers Resolution, Tổng thống Ford đã bắt đầu với thông lệ chung bằng cách báo cáo là “consistent with ~ phù hợp với” Nghị quyết War Powers Resolution và chiếu theo mong muốn của Tổng thống nhằm cập nhật hóa cho Quốc hội về vấn đề này. (Thật vậy, tôi cũng muốn nói thêm, là do thái độ quá lo ngại về việc có thể bị xem như đã nhìn nhận đặc tính hợp pháp của Nghị quyết War Powers Resolution, nên thỉnh thoảng cũng từng có những lần Hành Pháp đã phải bỏ qua những cơ hội “tham khảo” trong những tình huống khả dĩ khủng hoảng đang tiềm tàng, dù trong thâm tâm, Hành Pháp vẫn đã luôn luôn sẳn sàng để cộng tác một cách chặt chẽ với Quốc hội mà thôi).
Tôi cũng không đồng ý về việc giáo sư Glennon từng gợi ý là Tổng thống đã lạm quyền, chiếu theo biều quyết Cho phép Sử dụng Quân đội của Năm 2002 ~ 2002 Authorization for the Use of Force (AUMF) ở Iraq (xin xem trang 12 của bản tường trình viết sẳn của ông ta). Đạo luật AUMF đã ủy quyền cho Tổng thống để được sử dụng vũ lực hầu “bảo vệ an ninh quốc gia của Hoa Kỳ để chống lại các mối đe dọa đang tiếp tục bị gây ra bởi Iraq“. Việc thật rõ ràng là, nếu chúng ta chối từ lời cam kết của chúng ta, trong một hoàn cảnh mà tình hình Iraq vẫn không có gì là ổn định được, lại thêm còn có khả năng sẽ bị cai trị bởi những tên thân Ba-tư hay Hồi giáo cực đoan khác, chắc chắn rồi sẽ phải là một mối đe dọa đáng kể cho nền an ninh của Mỹ – đặc biệt là nếu rồi Iraq, một lần nữa, lại trở thành một thiên đường đầy an toàn cho đám khủng bố quốc tế đó mà thôi.
Hơn nữa, như Giáo sư Glennon cũng có lưu ý, luật 2002 AUMF cũng ủy quyền cho Tổng Thống để “thực thi tất cả mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc liên quan về Iraq“.  139  Điều này thì chắc chắn sẽ phải bao gồm luôn cả việc chuẩn phê để thực thi Nghị quyết 678, mà Hội đồng Bảo An từng đã có tuyên bố là vẫn đang có hiệu lực kể cho tới năm 2003, mà cho phép Hoa Kỳ và các đồng minh, không chỉ giải tỏa các lực lượng vũ trang của Iraq ra khỏi Kuwait vào năm 1991, mà lại cũng còn để “tái lập nền hòa bình và an ninh thế giới trong khu vực đó“.  140  Đó quả thật là một ủy nhiệm rất ư là bao quát, và tôi cũng xin nhấn mạnh, đó cũng chính là mục tiêu cốt lũy của chính sách về Iraq hiện nay của chúng ta mà thôi.
Thưa Chủ tọa, tới đây thì tôi xin được chấm dứt bài thuyết trình được soạn trước của tôi.
*****
  1. Tôi đã từng là một nhân viên Hành Pháp Cấp Cao (Senior Executive Service) ở Ngũ-giác-đài, Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao. Tôi sử dụng danh từ “senior ~ cao cấp” là để phân biệt với thời kỳ phục vụ trong vị thế Trung úy và Đại úy Lục quân dưới thời chính phủ Johnson và vào đầu nhiệm kỳ của Nixon.
  1. Tôi đặt nhận xét này trong dấu ngoặc kép để nhấn mạnh đây không hề là một ghi nhận của thuở ban đầu. Tôi đã từng được nghe chính cả cựu Giám đốc Tình báo Trung ương William E. Colby, lẫn Giáo sư Douglas Pike – những nhân vật Mỹ hàng đầu có thẫm quyền trong nhiều thập niên về Việt Cộng – mà đã cùng đồng sử dụng cách diễn tả này, để mô tả cuộc kết thúc bi thảm của trận chiến này.
 3. Tôi ghi nhận là tuyên bố này quả thật mâu thuẫn rất nhiều với quan điểm thông thường, nên tôi sẽ càng sẽ đào sâu các vấn đề này trong chi tiết hơn, trong phần sau của bản thuyết trình của tôi.
  1. U.S. CONST., Art. I, Sec. 8, C l11.
  1. Đọc, chẳng hạn, Memorandum from Bob Turner to Under Secretary of Defense for Policy Dr. [Fred] Iklé, ngày 9 tháng chạp năm 1981, chủ đề: “Utility of a Declaration of War in Today’s World”, có thể sưu tra trên Liên mạng tại: http://www.virginia.edu/cnsl/pdf/Turner1981WarMemo.pdf .
  1. Đọc, chẳng hạn, việc tôi binh vực Tổng Thống Truman và chỉ trích các vị dân cử bảo thủ đảng Cộng Hòa trong bài viết của tôi là Truman, Korea, and the Constitution: Debunking the “Imperial President”Myth, 19 HARV. J. L. & PUB. POL. Trang 533, 577-79 (1996); và việc tôi từng chỉ trích ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa là Bob Dole, trong bài viết của tôi với tựa đề là Foreign Affairs Under the Constitution: Only President Can Move Embassy, LEGAL TIMES, 22 tháng giêng năm 1996 tại trang 46 (liên hệ một tu chánh án mà vị Thượng nghi sĩ đã bảo trợ trong cố gắng ép buộc Tổng Thống phải dời Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Do Thái từ Tel Aviv đến Jerusalem).
  1. Đọc, chẳng hạn, QUINCY WRIGHT, THE CONTROL OF AMERICAN FOREIGN RELATIONS, trang 363 (1922).
*  James Madison, Jr. là một chính khách kiêm lý luận gia về chính trị Mỹ và là vị Tổng thống Thứ Tư của Hoa Kỳ (Chú thích của người chuyển ngữ).
  1. JOHN LOCKE, SECOND TREATISE OF GOVERNMENT (1690).
  1. THE CONTROL OF AMERICAN FOREIGN RELATIONS, trang 147 (1922).
  1. LOUIS FOREIGN AFFAIRS AND THE CONSTITUTION, trang 43 (1972).
  1. 1 ANNALS OF CONG., trang 479-81 (1789).
  1. Madison to Edmund Pendleton, 21 tháng 6 năm 1789, trang 5, WRITINGS OF JAMES MADISON, trang 405-06.
  1. Trong tờ FEDERALIST No. 64, John Jay có giải thích là vì Quốc Hội không bảo đãm là sẽ bảo mật được, nên Hiến Pháp đã dành cho Tổng Thống “khả năng quản lý tình báo một cách cẩn trọng và cần thiết”.
  1. 16 PAPERS OF THOMAS JEFFERSON, trang 378-79 (Julian P. Boyd, ed. 1961).
  1. 4 DIARIES OF GEORGE WASHINGTON, trang 122 (Regents’ Ed. 1925).
  1. 15 THE PAPERS OF ALEXANDER HAMILTON, trang 39 (Harold C. Syrett ed., 1969).
  1. 11 WRITINGS OF THOMAS JEFFERSON, trang 5, 9 và 10 (Mem. ed. 1903).
**  Tuy nhiên, danh gọi Bộ Ngoại Giao vẫn được giữ theo Việt ngữ (chú thích của người chuyển ngữ).
  1. 1 STAT., trang 28 (1789),
  1. CHARLES C. THACH, THE CREATION OF THE PRESIDENCY 1775-1789, trang 160.
*** Thượng Nghị Sĩ (chú thích của người chuyển ngữ).
  1. 1 STAT., trang 129 (1790).
  1. 10 ANNALS OF CONG., trang 613-15 (1800).
  1. United States v. Curtiss-Wright Export Corp., 299 US, 304 và 319 (1936).
  1. Marbury v. Madison, 5 U.S. [1 Cranch], trang 137, 165-66 (1803).
   24.  Dưới Đề mục 1, Đoạn 6, tựa là ‘Speech or Debate Clause’, “Các Thượng Nghị sĩ và Dân biểu . . . đối với mọi Tuyên bố hay Tranh luận tại hai viện . . . thì sẽ không phải trả lời để giải thích nữa ở bất kỳ nơi nào khác cả”.
  1. United States v. Curtiss-Wright Export Corp., 299 US, 304 và 319 (1936).
  1. Phúc trình Thượng viện Mỹ, Memorandum Upon the Power to Recognize the Independence of a New Foreign State, trang 6-7. Tài liệu Thượng viện, trang 54-56, Quốc hội Nhiệm kỳ 54, Khóa Họp thứ 2 (1897).
  1. 40 Cong. Rec., trang 1417 (1906).
  1. EDWIN CORWIN, THE PRESIDENT: OFFICE AND POWERS 1787-1957 tại trang 182 (lần tái bản thứ 4 có bổ túc 1957).
  1. Hồ sơ CONGRESSIONAL RECORD (27 tháng chạp năm 1922).
  1. J. William Fulbright, American Foreign Policy in the 20 th Century Under an 18th Century onstitution, trang 47, CORNELL L. Q. trang 1 và 3 (1961).
  1. Khai trình của Fisher tại trang 3.
  1. HUGO GROTIUS, DE JURE BELLI AC PACIS, bk. III, Ch. 3.
  33. 2 ALBERICO GENTILI, DE JURE BELLI LIBRI TRES, trang 140 (1620 [1933 ed.]).
  1. 2 MAX FARRAND, RECORDS OF THE FEDERAL CONVENTION OF 1787 tại trang 319 (1966).
  1. Đây chỉ là quá đơn giản hóa vấn đề, vì tôi tin là vẫn hợp pháp để sử dụng vũ lực trong những hoàn cảnh nhất định nào đó, để phòng ngừa và tự vệ, và để can thiệp trong mục đích nhân đạo. Điểm tôi đang muốn nhấn mạnh là việc chính thức khai chiến chỉ duy nhất bị bắt buộc khi khởi chiến tấn công (theo định nghĩa pháp lý jus ad bellum) – việc mà ngày nay chúng ta sẽ mô tả như là chiến tranh “xâm lấn” – mà bây giờ đã rõ ràng là bất hợp pháp, chiếu theo công pháp quốc tế.
  1. Tuyên bố viết sẳn của Giáo sư Jules Lobel cho tiểu ban này tại trang 9 và 10.
  1. HIẾN PHÁP HOA KỲ, Điều 10, Đoạn 10, khoản 1.
  1. 2 MAX FARRAND, HỒ SƠ LƯU TRỬ CỦA THE FEDERAL CONVENTION, trang 326.
  1. Được in lại trong 1 THE LAW OF WAR: A DOCUMENTARY HISTORY (Leon Friedman, xuất bản 1972). Hoa Kỳ đã tham gia trong các cuộc đàm phán, nhưng cuối cùng, đã từ chối chấp thuận đặt ngoài vòng pháp luật việc tư nhân hóa – khi lập luận rằng toàn bộ quyền cho phép bắt giữ tài sản tư nhân trên biển cũng phải được bãi bỏ – tuy nhiên, sau đó thì Hoa Kỳ cũng tuân theo các điều khoản của thỏa ước, và không còn ban cấp giấy ‘marque’ nữa trong thời chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ. F. E. SMITH, CÔNG PHÁP QUỐC TẾ, trang 124-25 (1911).
40. Theo lẻ công bằng, trong án lệ Talbot chống Seeman, thì Chánh Nhứt Marshall đã đề cập đến “toàn bộ thực chất của quyền gây chiến, bởi Hiến pháp của Hoa Kỳ, đã trao cho Quốc hội”, nhưng tuyên bố đó, lại vừa mang tính cách dicta ~ lý lẽ mà không mang tính phán quyết và rõ ràng là mâu thuẫn với quyết định minh thị là quyền gây chiến thuộc Tổng thống, mà tôi sẽ thảo luận về sau.
 41. Xin đọc chú thích 16 và đoạn viết đi kèm.
  1. Trước khi mua cái máy dò “nói dối” đầu tiên để làm các bản sao các thơ từ của ông với một cây bút lông thứ hai, Jefferson vẫn cứ thường xuyên tự sao chép thơ từ riêng của mình (và thường cũng tự sao thêm để gửi cho những người khác), và khi làm như vậy, ông thường sẽ sữa chữa để cải thiện phần nào đó các văn kiện đó. Văn từ ở trên là từ bản sao của bức thơ mà đã được tìm thấy trong các giấy tờ của Madison. Bản sao của chính Jefferson thì lại cho biết là chúng ta đã chuyển giao quyền “tuyên chiến” – cho thấy rõ ràng đó là những gì ông đã muốn đề cập. Có lẽ ông ta đã quyết định viết lại về ẩn ý của mình và đã thay đổi bản cuối về ví dụ bung thà các lính đánh thuê ‘dogs of war’ ra tung hoành để giải quyết vấn đề đó.
  1. 15 HỒ SƠ CỦA THOMAS JEFFERSON, trang 397.
  1. Xin đọc chú thích 14 và đoạn viết đi kèm theo.
  1. Trong một hoàn cảnh không phải là tự vệ, nếu Quốc hội từ chối không cho phép tuyên chiến – hoặc trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nếu Quốc Hội từ chối để thành lập và hỗ trợ một quân đội hay các loại lực lượng quân sự khác, hay để cung cấp ngân khoản cần thiết – Tổng thống có thể vẫn đúng là không chiếm quyền của lập pháp, để tham chiến hay để tiếp tục một cuộc chiến tranh.
  1. Xin đọc, chẳng hạn, Madison bình luận tại Hội nghị Virginia vào ngày 14 tháng 6 năm 1788:
Thưa Chủ tịch, vị Dân biểu vừa rồi đã nhấn mạnh rất nhiều về châm ngôn đó, là túi tiền lẫn lưỡi gươm không nên được giao chung cho cùng một thẫm quyền, với quan điểm nhằm vạch rỏ ra việc không thích hợp để giao quyền hạn đó cùng chung cho chính phủ. Nhưng đối với câu hỏi này, thì nó lại hoàn toàn không thể áp dụng được. Châm ngôn này thật sự nghĩa là gì? Liệu nó có nghĩa chăng là lưỡi gươm và túi tiền không thể cùng được giao cho cùng một chính phủ? Nhưng như vậy thì vô nghĩa ..  . . Quan niệm hợp lý duy nhất, chỉ là, lưỡi gươm và túi tiền không thể nào có thể được giao cho cùng một thẫm quyền. Đối với chính phủ Anh quốc, thì đã như vậy khi chúng ta từng đề cập đến. Lưỡi gương thì là của Anh Hoàng. Cái túi tiền thì phải nằm trong tay của Quốc hội. Ở Mỹ thì cũng vậy, nếu ta có thể nêu ra một ví dụ nào đó . . . Tôi không nhận ra được một nguy hiểm nào trong việc thí nghiệm thử một việc, mà dường như được dựa trên những định lý pháp lý hoàn hảo nhất.
5 CÁC TÁC PHẪM CỦA JAMES MADISON, trang 195-97 (Gaillard Hunt, ed. 1904).
  1.  VĂN THƯ CỦA ALEXANDER HAMILTON, trang 20.
  1. 2 CÁC TRANH LUẬN ELLIOT, trang 348-49.
  1. Thuật ngữ “tích cực” có nhiều định nghĩa khác nhau trong luật jus ad bellum (quy định về việc khởi chiến) và jus in bello (quy định về việc điều khiển chiến tranh), và đối với cuộc thảo luận này, thì chúng ta đang dùng định nghĩa đầu. Cũng do đó, khi Tướng Douglas MacArthur, trong Chiến tranh Triều Tiên, đã từng đáp lại sự xâm lăng của Bắc Triều Tiên bằng trận Đổ Bộ Inchon Landing thay vì áp dụng một chiến lược “phòng thủ” hơn, thì hành vi này của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu, đã không hề khiến họ trở thành những “kẻ xâm lược” theo định nghĩa jus ad bellum.
  1. THE FEDERALIST, Số 34, trang 211-12.
51. Chi tiết này được đề cập trong 1 WILLIAM GOLDSMITH, THE GROWTH OF PRESIDENTIAL POWER, trang 489-513.
  1. THE FEDERALIST, Số 69, trang 464-65.
  1. Hamdan c. Rumsfeld, 548 U.S., 326-27 (2006).
  1. Đọc Robert F. Turner, State Responsibility and the War on Terror:The Legacy of Thomas Jefferson and the Barbary Pirates, 4 CHI J INTL L, trang 121 (2003).
  1. 1 OFFICE OF NAVAL RECORDS AND LIBRARY, NAVAL DOCUMENTS RELATED TO THE UNITED STATES WARS WITH THE BARBARY POWERS, trang 465, 467 (GPO 1939).
  1. Như trên.
  1. 25 THE PAPERS OF ALEXANDER HAMILTON, trang 455-56.
  1. “Nếu một quốc gia khác xâm lăng, không những Tổng thống có quyền, mà lại còn phải có bổn phận, chống lại bằng vũ lực. Tổng thống không khởi chiến, nhưng có bổn phận phải đối phó với cái thách thức đó, mà không cần phải được Lập Pháp đặc biệt cho phép trước. Và cho dù đối phương là một nước ngoài, hay các Tiểu bang phối hợp nhau để cùng phản loạn, thì đó cũng chỉ không khác gì là một cuộc chiến tranh, cho dù tuyên bố chỉ là “đơn phương” … Tổng thống có trách nhiệm phải đối phó lại một cách tương xứng, mà không cần chờ Quốc hội chuẩn phê sự việc với một đạo luật với một cái tên nào đó; mà cũng không có được một cái tên nào đề nghị bởi Tổng Thống hay Quốc Hội về đạo luật đó mà lại có thể thay đổi được thực tế đâu”. The Prize Cases, 67 US trang 635, 668-669 (1866).
****  Nguyên bản màu ĐEN, người chuyển ngữ nhấn mạnh bằng màu đỏ với đôc giả Việt.
  1. Điều IV của Hiệp ước SEATO có quy định phần nào: “Mỗi Thành viên công nhận rằng hành vi xâm lấn bằng vũ lực trong khu vực của hiệp ước đối với bất kỳ mọi Thành viên hay nhằm chống lại bất kỳ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào mà các Thành viên thoả thuận nhất trí sau đây, sẽ cũng gây hiểm nguy cho chính nền hòa bình và an toàn của họ, và đồng ý sẽ có phản ứng để đáp ứng với mối nguy hiểm chung, theo đúng với các quy trình của Hiến pháp nước họ”. (phần nhấn mạnh chữ nghiêng là của tôi). Có sẵn trên Liên mạng tại.:
http://www.yale.edu/lawweb/avalon/intdip/usmulti/usmu003.htm.
Quốc gia [Nam] Việt Nam, Lào và Campuchia đã cùng đều được quy định sẽ được bảo vệ bởi các điều ước quốc tế quy định trong một Nghị định thư khi ký kết Hiệp ước SEATO. Có sẵn trên Liên mạng tại:
http://www.yale.edu/lawweb/avalon/intdip/usmulti/usmu004.htm
Xem thêm, Senate Approves SEATO Treat (Thượng viện chuẩn phê Hiệp ước SEATO), trang 82-1, LA TIMES, 2 tháng 2 năm 1955 tại trang 1.
  1. Southeast Asian Resolution, Public Law 88-408, 78 Stat. 384 (phần nhấn mạnh được thêm), tái đăng tại JOHN NORTON MOORE & ROBERT F. TURNER, NATIONAL SECURITY LAW DOCUMENTS 877 (2006).
  1. 110 CONG. REC. 18,049 (1964).
  1. Robert F. Turner, Repealing the War Powers Resolution: Restoring the Rule of Law in U.S. Foreign Policy 21 (1991).
  1. ___ CONG. REC. 8587.
  1. 119 CONG. REC. 1394 (1973), được viện dẫn trong TURNER, REPEALING THE WAR POWERS RESOLUTION, trang 34.
  1. 112 CONG. REC. 4374 (1966), được viện dẫn trong TURNER, REPEALING THE WAR POWERS RESOLUTION, trang 33-34.
  1. Viện dẫn trong TURNER, REPEALING THE WAR POWERS RESOLUTION, trang 87.
  1. Thomas Eagleton, Congress and the War Powers, 37 MO. L. REV. 1, 14-15 (1970). (tác giả nhấn mạnh).
  1. JOHN HART ELY, WAR AND RESPONSIBILITY, trang 12 (1993).
  1. S. Rep. No. 797, 90th Cong., 1st Sess. 25 (1967).
  1. Khi nói vậy, ý tôi là có nhiều người trong số các nhà đồng bảo trợ thâm niên hơn, cũng từng đã biết rất rõ là Quốc hội quả đã là một đồng hành đúng với ý nghĩa toàn vẹn trong cái quyét định của Hoa Kỳ nhằm tham dự cuộc chiến ở Đông Dương, và trong khi họ vẫn cứ bảo đảm với các cử tri rằng đạo luật mới sẽ “ngăn chặn của những vụ Việt Nam trong tương lai”, thì họ cũng đã biết rõ rằng chính mình đã từng nhìn nhận tính cách hợp hiến của các cuộc xung đột vũ trang mà họ đã bỏ phiếu phê duyệt chiếu theo định nghĩa “đặc chuẩn theo luật định”, mà đã rất ư là rõ ràng đã xẩy ra ở Đông Dương. Tuy nhiên, tôi cũng không hề nghi ngờ gì là rất nhiều người trong số các thành viên ít thâm niên hơn, mà khả dĩ cũng ít thân cận hơn với lịch sử của cuộc xung đột, đã trung thực tự tin là mình đang hành xử một cách đúng đáng.
  1. War Powers Resolution, Public Law 93-148 [H.J. Res. 542], 87 Stat. 555; 50 U.S.C. §§ 1541- 1548; từng được chuẩn phê, bất kể phủ quyết ‘veto’ của Tổng Thống vào ngày 7 tháng 11 năm 1973 (tác giả nhấn mạnh). (Nguyên bản bỏ trống).
  1. (Nguyên bản bỏ trống).
  1. Congressional Record, 19 Tháng 5 Năm 1988.
  1. Xem, ví dụ, Điện tín của Bộ Ngoại giao, Saigon 4613, 09117Z Tháng Tư 75, Đại sứ Graham Martin gởi đến Toà Đại sứ Mỹ ở Nam Vang, Chủ đề: “Orphans – Phnom Penh”, có sẵn trên Liên mạng tại: http://www.virginia.edu/cnsl/bio/turner.html
  1. Xem, ví dụ, Robert F. Turner, Cambodia, 1972 YEARBOOK ON INTERNATIONAL COMMUNIST AFFAIRS, trang 457 (Richard F. Staar, ed. 1972); Robert F. Turner, Cambodia, 1973 YEARBOOK ON INTERNATIONAL COMMUNIST AFFAIRS, trang 420 (Richard F. Staar, ed. 1973).
  1. Ngược lại với bao nhiêu là lời đồn đại là Nam Việt Nam đã là một “chế độ độc tài” không có được các quyền tự do dân sự, thì họ vẫn đã có một nền báo chí khá tự do – với khoảng hai tá báo độc lập riêng chỉ tại Sài Gòn mà thôi. Để biết rõ hơn về đề tài này, hãy đọc Daniel Southerland, Free-swinging press keeps Saigon ducking, CHRISTIAN SCIENCE MONITOR, số ngày 18 tháng 9 năm 1970.
  1. R. J. RUMMEL, DEATH BY GOVERNMENT, trang 5 (1994).
  1. Mặc dù nhiều chuyên gia đã ước tính con số thiệt mạng dưới chế độ Pol Pot là khoảng hai triệu hay hơn nữa (xin đọc, ví dụ, cũng như là với Stéphane Courtois cùng mấy người khác, THE BLACK BOOK OF COMMUNISM, trang 588-603 (Harvard University Press, 1999), tôi đã đặc biệt tin tưởng Yale Cambodia Genocide Project, mà đã ước tính con số thiệt mạng đã là ở mức 1 triệu 7. Xem http://www.yale.edu/cgp/
  1. “Không kể đến mọi đạo luật nào khác, vào ngày hay sau ngày 15 Tháng 8 Năm 1973, sẽ không có ngân quỹ hiện nay, hay cả về sau này, mà sẽ được nhân đó duyệt phê, để dùng hay sẽ chi tiêu hầu tài trợ một cách trực tiếp hay gián tiếp các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong hay ngoài khơi bờ biển của Bắc Việt Nam , Nam Việt Nam, Lào và Campuchia”. Public Law, trang 93-52, 87 Stat. trang 130, Continuing Appropriations, 1974, §108, tái xuất bản trong JOHN NORTON MOORE & ROBERT F. TURNER, NATIONAL SECURITY LAW DOCUMENTS, trang 886 (2006).
  1. Khi gõ Google để tìm các trích dẫn của Sì-ta-lin này thì sẽ có cho tới cả hơn 18.000 “hit ~ điễm”, nhưng dường như vẫn có nghi ngờ liệu quả thật Sì-ta-lin có tuyên bố vậy hay không. Tuy nhiên thì cũng không quan trọng gì nữa, vì đã có biết là bao nhiêu người mà từng đã không thể nào hiểu được là làm sao, mà hơn cả một triệu sinh linh đã từng bị tàn sát được như vậy.
  1. Zoltan Istvan, “Killing Fields” Lure Tourists in Cambodia, NATIONAL GEOGRAPHIC TODAY, 10 tháng giêng năm 2003, có thể sưu tra trên Liên Mạng tại: http://news.nationalgeographic.com/news/2003/01/0110_030110_tvcambodia.html .
  1. George Kennan, The Long Telegram, được đăng lại trên tờ NATIONAL SECURITY LAW DOCUMENTS, trang 29, 31, 32 (John Norton Moore, Guy B. Roberts & Robert F. Turner, eds., 2nd ed., 2006).
  1. Harry S Truman, Thông Điệp Đặc biệt gởi Quốc hội về vấn đề Hy-lạp và Thổ-nhĩ-kỳ, 12 tháng 3 năm 1947, được đăng lại trên tờ NATIONAL SECURITY LAW DOCUMENTS, trang 29, 31, 32 (John Norton Moore, Guy B. Roberts & Robert F. Turner, eds., 2nd ed., 2006).
  1. Chương trình Phục hồi Châu Âu (Kế hoạch Marshall) đã bắt đầu vào tháng 7 năm 1947 và đã cung cấp 13 tỷ Mỹ kim để giúp các đồng minh châu Âu củng cố nền kinh tế của họ trong vòng bốn năm tới – với hy vọng rằng những nền kinh tế tăng trưởng hơn sẽ làm cho người dân của các quốc gia này ít nhạy cảm hơn với ảnh hưởng cộng sản.
  1. Được đăng lại trên tờ NATIONAL SECURITY LAW DOCUMENTS, trang 35.
  1. Để biết thêm về vai trò cá nhân của Sì-ta-lin trong việc chuẩn phê cuộc Chiến tranh Triều Tiên, nên đọc một bài đáng chú ý, mà tác giả nguyên đã là một phân tích gia đã về hưu của CIA và DIA, và đã được xuất bản bởi Trung tâm Luật An ninh Quốc gia của chúng tôi, WILLIAM T. LEE, THE WAR KOREAN WAS STALIN’S SHOW (1999).
  1. Cái “League of Vietnamese Independence” (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) được thành lập bởi Đảng Cộng sản Đông Dương, chiếu theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản Comintern là mọi đảng Cộng sản không đang nắm quyền thì đều cần phải liện kết với các tổ chức quốc gia và xã hội trong những “mặt trận thống nhất” bị nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong khi thật sự Hồ và đồng bọn trong Đảng CS Đông dương của y hoàn toàn kiểm soát Việt Minh, thì có khả năng là rất nhiều người từng ủng hộ Việt Minh đã không biết chút gì về điều đó. ROBERT F. TURNER, VIETNAMESE COMMUNISM: ITS ORIGINS AND DEVELOPMENT, trang 29-30.
  1. Như trên, trang 79-86 (1975).
  1. Như trên, trang 82-86
  1. Như trên, trang 1-14
  1. AN OUTLINE HISTORY OF THE VIETNAM WORKERS’ PARTY, (Hanoi: Foreign Languages Publishing House, 1970), trang 14.
*****  Được thành lập vào năm 1947, “Cominform” (Communist Information Bureau) chính là danh xưng chính thức của Information Bureau of the Communist and Workers’ Parties ~ Phòng Thông Tin của các Đảng Cộng Sản và càc Đảng Lao Động. (phụ thích của người chuyển ngữ)
  1. Như trên, trang 30
  1. Communist Information Bureau (Cominform) đã thay thế Comintern.
  1. TURNER, VIETNAMESE COMMUNISM, trang 282 (được trích trên tờ New York Times, 16 tháng 3 năm 1950).
  1. BERNARD B. FALL, THE VIET-MINH REGIME, trang 56 (tái bản năm 1956), được viện dẫn trong ROBERT F. TURNER, MYTHS OF THE VIETNAM WAR: THE PENTAGON PAPERS RECONSIDERED, trang 10-11 (1971).
  1. TURNER, VIETNAMESE COMMUNISM, trang 284.
  1. Như trên, trang 285
  1. 4 HO CHI MINH, SELECTED WORKS, trang 220. Xem thêm, TURNER, MYTHS OF THE VIETNAM WAR, trang 11.
  1. Đủ thêm chi tiết về thái độ của Đảng đối với chủ đề “Thuyết ‘Titoism’” và “Thuyết ‘Xét Lại ~ Revisionism’”, hãy đọc TURNER, VIETNAMESE COMMUNISM, trang 279-86.
  1. COMRADE MAO TSE-TUNG ON “IMPERIALISM AND ALL REACTIONARIES ARE PAPER TIGERS, trang 17-18 (Peking: Foreign Languages Press, 1966).
  1. Mao Tse-tung, Problems of War and Strategy, trong SELECTED MILITARY WRITINGS OF MAO TSETUNG, trang 270 (Peking: Foreign Languages Press, 1966).
  1. LIN PIAO, LONG LIVE THE VICTORY OF PEOPLE’S WAR (Peking: Foreign Languages Press, 1965), trang 48-49.
  1. Các quốc gia như Thái Lan và Indonesia, mà đều đang bị trong tình trạng chín muồi để mà lợi dụng vào dạo 1965, thì một thập niên sau, lại đều đã cường thịnh và an ninh hơn nhiều. Quan trọng hơn, Trung cộng đã phải tự cô lập, để chống trả với cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản (mà nhân đó, Lâm Bưu cũng đã phải thiệt mạng trong một “tai nạn máy bay trực thăng”), và đến năm 1975, thì Bắc kinh cũng không còn kêu gọi phải thúc đẩy cách mạng trên toàn thế giới nữa. Nếu quả thật việc  Mỹ rút quân sớm khỏi Việt Nam sẽ đã chứng minh được tính cách khôn ngoan của chiến lược Lâm Bưu, thì lại đã có rất ít lý do để giả định được là Bắc kinh đã sẽ không theo đuổi cái chủ trương đó đến tận cùng, bằng chính sách tăng gia hỗ trợ cho các phong trào du kích chiến ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh – và ngay cả Liên Xô, rồi thì cũng tự họ, sẽ điều nghiên lại cái loại kế hoạch chiến lược quá ư là tốn kém của họ. (Thật vậy, nếu chiến lược của Mao mà đã được chiếm ưu thế, thì một nguyên nhân chính yếu của sự rạn nứt Trung-Xô cũng có thể đã được loại trừ, mà khả dĩ đã phải đưa đến việc cải thiện rất nhiều giữa hai gã khổng lồ Cộng sản đó thôi.
  1. Như trên, trang 57-58
  1. Viện dẫn trong TURNER, VIETNAMESE COMMUNISM, trang 296-97.
  1. Như trên, trang 297-298
  1. Một tóm tắt có giá trị về chủ thuyết này đã được trình bày tại chương Năm của JOHN LEWIS GADDIS, STRATEGIES OF CONTAINMENT: A CRITICAL APPRAISAL OF POSTWAR AMERICAN NATIONAL SECURITY POLICY (1982).
  1. Tôi không khẳng định rằng Hà Nội đã đứng về phía Mao, trong mọi vấn đề liên hệ đến sự rạn nứt Trung-Xô. Tôi có phần nào đã từng thảo luận về đề tài này trong chương mười của bộ ‘1975 volume’ của tôi (TURNER, VIETNAMESE COMMUNISM, trang 290-304). Trong suốt thời gian đó, Hà Nội vẫn cứ đã liên tục kêu gọi đoàn kết trong một “phong trào cộng sản quốc tế đồng khối” và cũng đã tìm cách đưa hai gã khổng lồ gần lại với nhau; nhưng về vấn đề “đấu tranh vũ trang” và thúc đẩy “những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” trên toàn cầu, thì Hà Nội luôn luôn đã đứng về phía của Bắc Kinh mà thôi.
  1. Robert F. Turner, Truman, Korea, and the Constitution: Debunking the “Imperial President”Myth, trang 19, HARV. J. L. & PUB. POL. trang 533, 577-79 (1996).
  1. Thượng Nghị Sĩ TOM CONNALLY, MY NAME IS TOM CONNALLY, trang 246 (1954).
  1. Biên bản Trao đổi của Đại sứ Đương nhiệm Phillip Jessup, ngày 3 tháng 7 năm 1959, nhân cuộc Họp Blair House Meeting (được giải mật khỏi danh sách Tối Mật), trong VII FOREIGN RELATIONS OF THE UNITED STATES 1950—KOREA, trang 286-91 (1976).
  1. Hãy đọc tuyên bố của Giáo sư Glennon tại trang 14.
  1. Tuyên bố của Lou Fisher trước Tiểu ban Subcommittee on International Organizations, Human Rights, and Oversight, House Committee on Foreign Affairs,10 tháng 4 năm 2008, trang 4.
  1. Turner, Truman, Korea, and the Constitution, trang 543.
  1. 91 TÀI LIỆU LƯU TRỬ QUỐC HỘI (CONG. REC.) 11396 (1945).
  1. Như trên, 8032.
  1. Như trên, 10968.
  1. Turner, Truman, Korea and the Constitution, trang 551.
  1. House Foreign Affairs Committee Rep’t Số 79-1383 (1945).
  1. HIẾN PHÁP HOA KY, Điều II, Mục 3.
  1. Như trên, Điều VI.
  1. Turner, Truman, Korea, and the Constitution, trang 554.
  1. Như trên, trang 555.
******  Nguyên bản màu ĐEN, người chuyển ngữ nhấn mạnh bằng màu đỏ với đôc giả Việt.
  1. Morley Saafer, Spying for Hanoi ~ Làm Gián Điệp Cho Hà Nội , báo NY TIMES MAGAZINE, ngày 11 tháng 3 năm 1990 tại trang 34. Xem thêm, Larry Berman, SPY PERFECT: THE INCREDIBLE DOUBLE LIFE OF PHAM XUAN AN, TIME MAGAZINE REPORTER AND VIETNAMESE COMMUNIST AGENT (2006). Điều cực kỳ mỉa mai, là ngay cả sau khi Ẩn bị lột mặt lộ hình chỉ là một điệp viên cộng sản mà thôi, mấy ông bạn phóng viên Mỹ của y đã chấp nhận sự bảo đảm của y là đã không hề “spin ~ thêu dệt” các tin tức mà y đã từng chuyển cho họ đâu! Đó cũng như là họ xem quy chế một sĩ quan trong Quân đội Nhân dân [Bắc] Việt Nam chỉ là khá ngẫu nhiên, nhân khi y cũng cộng tác với giới báo chí Mỹ đang phụ trách lấy tin về chiến tranh, y như cũng là một thành viên của một hội nhà thờ hoặc một đội thể thao nào đó mà thôi. Sự kiện họ đả không hề nhìn thấy được chính sách của Đảng Lao Động Cộng Sản Việt Nam về chính sách “đấu tranh chính trị” thì quả thực sự cũng đáng để mà ngã mủ kính chào mà thôi. Mà tên Ẩn thì cũng không phải là tên gián điệp cộng sản duy nhất từng được giao trọng trách ảnh hưởng lèo lái các giới truyền tin Mỹ ở Sài Gòn.
  1. Robert Elegant, How to Lose a War, ENCOUNTER (London), số Tháng 8 Năm 1981 trang 73-90, có thể truy cập trên Liên Mạng tại
http://www.wellesley.edu/Polisci/wj/Vietnam/Readings/elegant.htm .
  1. Như trên
  1. Như trên
  1. “Vietnam Yesterday and Today,” Time, số 30 tháng 4 năm 1990, trang 20. Xem thêm, James Webb, “The Media’s War on Vietnam Veterans,” Wall Street Journal, số 15 tháng 7 năm  1998; Barry Sussman & Kenneth E. John, “Poll Finds Veterans Are at Home Again”, Washington  Post., số 11 tháng 4 năm 1985, trang A-11, được trích trong B. G. BURKETT & GLENNA WHITLEY, STOLEN VALOR: HOW THE VIETNAM GENERATION WAS ROBBED (1998).
  1. Một ví dụ điển hình của một sư tổ về nghệ thuật mạo danh đã là tay “Captain” Al Hubbard, một thành viên của tổ chức Black Panthers, mà trong tư cách Giám đốc Điều hành của Vietnam Veterans Against the War (Cựu chiến binh Việt Nam Phản chiến) đã từng ngồi bên cạnh John Kerry nhân buổi gặp báo chí Meet the Press vào ngày 17 tháng 4 năm 1971. Dù y tự khoe mình từng là một cựu phi công Không quân bị thương nặng nhân khi đáp xuống tại Đà Nẵng, hồ sơ Không quân  sau đó thì lại tiết lộ là Trung sĩ Hubbard đã từng được bị bắt giải ngũ sau khi bị thương phải giải phẫu sau một tai nạn, chỉ vì chơi túc cầum, mà cũng hề bao giờ có đặt chân tới Việt Nam cả (đó là không kể khi Đảng Cộng sản Mỹ, sau đó đã có trả tiền cho y đi Hà Nội trong tư cách một viên chức của VVAW). Quý vị thành viên của Ủy ban chắc cũng có thể nhớ lại là hầu hết các sĩ quan thuộc Swift Boat trong các bức hình lúc ban đầu được sử dụng bởi Thượng nghị sĩ Kerry để phát động chiến dịch tranh cử của mình thì đều cũng đã tỏ ra đối lập với việc ứng cử của ông ta, và chỉ có một số rất ít mới chịu chính thức ủng hộ ông ta. Sĩ quan Swift Boat John O’Neill đã viết cuốn sách Unfit for Command trong năm 2004, và nhiều cựu chiến binh khác, cũng đã cùng tham gia cung cấp những tài liệu chứng minh những mâu thuẫn trong tài liệu cực ngắn “thành tích thời chiến” của Thượng nghị sĩ Kerry. Về một tuyên cáo của Vietnam Veterans in opposition to Senator Kerry’s candidacy (Cựu Chiến binh Việt Nam chống đối việc ứng cử Thượng viện của Kerry – một thông cáo không tập trung vào hành vi sai trái của đương sự tại đó, nhưng đúng hơn là thái độ của đương sự sau khi trở về lại Mỹ – hãy xem Vietnam Veterans to Correct the Myths, “The Boston Manifesto”, một tài liệu dài 186 trang, single-spaced (hàng cách khoảng thường), một bản văn có tới gần cả 500 chú thích, mà rất nhiều là từ các nguồn tin Bắc Việt hay Việt Cộng, có thể truy cập trên Liên Mạng tại:
http://www.buttondepress.com/BostonManifesto/Boston_Manifesto.pdf.
Cũng có mộ quyển sách mới xuất bản năm nay, tựa To Set the Record Straight, mà tôi được biết là sẽ cung cấp tin tức đáng giá về đề tài này.
  1. John Lewis Gaddis, Grand Strategy in the Second Term, FOREIGN AFFAIRS, số Tháng Giêng – Tháng Hai năm 2005, có thể truy cập trên Liên Mạng tại:
http://www.foreignaffairs.org/20050101faessay84101-p30/john-lewisgaddis/grand-strategy-in-the-second-term.html
  1. Tường thuật phổ biến về Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân – mà ngay Bộ trưởng Quốc phòng Bắc việt là đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng chấp nhận đã là một thất bại về quân sự của Cộng sản, hãy đọc How North Vietnam Won the War, WALL STREET JOURNAL, số ngày 3 tháng 8 năm 1995, trang 8. – nguyên là bài viết của Peter Braestrup’s, Big Story: How the American Press and Television Reported and Interpreted the Crisis of Tet 1968 in Vietnam andWashington (2 bộ, 1977).
  1. JIM & SYBIL STOCKDALE, IN LOVE AND WAR, trang 432 (1984) (phần nhấn mạnh được thêm).
  1. Ví dụ xem bài phỏng vấn với cựu Đại tá Bắc Việt Bùi Tín, người đã tiếp nhận sự đầu hàng của Miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, và sau đó, đã phục vụ trong tư cách Biên tập viên của tờ nhật báo Đảng là tờ Nhân Dân, tại Hà-nội, trong bài How North Vietnam Won the War, WALL STREET JOURNAL, ngày tháng 8 năm 199, trang 8.
  1. Xin đọc, ví dụ quyển TRUONG NHU TANG, A VIET CONG MEMOIR, trang 58, 142-47.
  1. Xin đọc, ví dụ tờ NEW YORK TIMES, 20 tháng 10 năm 1965 (“Các hy vọng của Cộng sản hầu chiến thắng [ở Việt Nam] … nay quay qua chuyển hơn nhiều về việc Mỹ phải rút quân vì kiệt sức hoặc vì bị áp lực của công luận, hơn là một thành công quân sự bình thường”); và với Stanley Karnow, WASHINGTON POST, 22 tháng chạp năm 1966 tại trang 1 (“các lãnh đạo Việt Cộng vẫn dựa trên một chiến lược trường kỳ, đặt trên sự tin tưởng là Hoa Kỳ không có khả năng và quyết tâm để duy trì một cuộc chiến tranh cứ mãi kéo dài lê thê”).
  1. TRUONG NHU TANG, A VIET CONG MEMOIR, trang 58.
  1. Xin đọc tại:
    http://www.virginia.edu/cnsl/pdf/Turner-testimony.pdf
  1. Tuyên bố tại trang 14 của Glennon.
  1. Nghị quyêt này đã có được đăng lại tại
http://www.fas.org/news/un/iraq/sres/sres0678.htm

*****