Roger Canfield’s Americong #151

image002

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

******

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

 *****

Chương 151

Tự Nguyện Gác Đồn Cho Bắc Cộng

Tháng 8 Năm 1972

 

Henry Kissinger từng nói với Tổng Thống Thiệu “tại Hoa Kỳ tất cả các báo chí,  giới truyền tin và trí thức đều mong muốn sẽ hưởng lợi nếu chúng ta thất trận”. Trong khi các viên chức như Kissinger cứ tuyên bố mong muốn có được một phương thức trong “danh dự” để rút ra khỏi Việt Nam, tức là giải pháp hòa bình, thì ngược lại đám Jane Fonda, Tom Hayden, Cora Weiss và những bọn  khác thì lại chỉ chủ trương một “chiến thắng” cho kẻ thù.

 Fonda and Hayden 2

Hình: Tom Hayden và Hanoi Jane (Internet)  *

Chỉ thẳng mặt và gọi ra tên kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc Mỹ, Tom cùng  Jane và hãng IPC Films vẫn cứ tiếp tục một loại chiến tranh Việt Nam khác, ngay tại Mặt trận thứ hai, bên trong quốc nội Hoa Kỳ.

David Horowitz, chủ bút tờ Ramparts có ghi nhận cách thức mà “Tom đã viết rất là chi tiết về nhiều điều bí mật có vẻ như đã nằm sẳn trong đầu y trước đó rồi. Rõ ràng chứng minh được là do Bắc Việt từng cung cấp cho y trước đó”. 4570

Trong tờ Ramparts số Tháng 8 Năm 1972, ngay ở đoạn đầu thì Hayden đã nêu lời  một quan chức Việt Nam: “Từ đầu cuộc tấn công cho đến phút cuối của chiến thắng cuối cùng thì chúng tôi vẫn coi đó như là một giai đoạn trong cuộc đấu tranh liên tục, cả về quân sự lẫn chính trị và ngoại giao”. 4571  Đây là đoạn định nghĩa ngắn về khái niệm đấu tranh – một loại chiến tranh vừa chính trị vừa vũ trang mà trong đó các hoạt động tuyên truyền chống địch ở ngoại quốc đều không thể nào thiếu được. Sau đó, với một văn bút rất là lắt léo và đầy gian ác, Hayden bày đặt thảo luận về chiến tranh tâm lý và cách thức tuyên truyền của Mỹ cùng chung luôn với đề tài bọn chính ủy của MTGPMN (Việt Cộng). Y đã viết về “chiến lược trong chiến tranh nhân dân” và “sự sáng chói cả về quân sự lẫn chính trị của bộ đội giải phóng”.  4572

 Fonda and Hayden

Hình: Tom Hayden và Hanoi Jane (Internet)  *

Hayden đã chấm dứt bài viết trên số Tháng 8 tờ Ramparts bằng hàng loạt tấn công tới tấp vào chủ nghĩa đế quốc Mỹ: “Có một mực độ căn bản mà dựa theo đó, các viên chức Mỹ đã tin vào ngay chính tuyên truyền của họ, một mực độ nằm tận đáy căn cốt của Đế quốc chủ nghĩa, tới tính cách hoang tưởng của Đế quốc chủ nghĩa, tới nổi sợ hãi triền miên của Đế quốc chủ nghĩa”. Y đã viết về “tính cách giả định của nét ưu việt do “Con người Đế Quốc” nghiển đặt ra” và về “cuộc đấu tranh chống lại Đế quốc chủ nghĩa”. Không những y đã quyết định nhập bọn với địch mà y cũng còn đã học hỏi luôn được luôn kiểu ăn nói cùng lý thuyết chiến tranh của chúng nữa.

Suốt toàn bài viết, Hayden đã mô tả trong chi tiết việc bố trí và hoàn cảnh của các lực lượng Việt cộng và Mỹ trong chiến dịch Tổng Tấn công Mùa Phục sinh năm 1972. Làm sao y đã có được những tin tình báo này?  Một lần nữa, có thể là từ các cuộc thảo luận của y tại Ba-lê mà cũng có thể ở một nơi nào đó khi gặp Việt cộng.

Vài sự kiện đáng chú ý đã lại trùng hợp với số Ramparts Tháng 8. Ngày 12 tháng 8 năm 1972, người bộ binh Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Các đối thủ phản chiến đã từng nghỉ là Nixon cố tình kéo dài việc rút quân Mỹ cho đến một thời kỳ thuận tiện hơn về chính trị vào gần trước cuộc bầu cử tháng 11. Và tháng 8 năm 1972 đã chấm dứt với sự kiện “các lực lượng thân thiện” trong Hội đồng Thành phố Berkeley đề nghị cung cấp nơi trú ẩn cho đào binh Mỹ cũng như là hạ xuống lá quốc kỳ Mỹ. 4573 Còn ở Pháp thì phe Eldridge Cleaver thuộc đảng Black Panther Party đã cho trình chiếu một bộ phim Bắc Việt về “những ảnh hưởng của chiến tranh vào nhân dân Việt  … thiên Bắc Việt và Việt Cộng”, theo một điện báo của nhân viên FBI  từ Legat, Ba-lê. 4574

Rồi tạp chí Ramparts lại cho đăng bàiU.S. Electronic Espionage ~ Điệp vụ Do thám Điện tử Mỹ”, một Hồi ức của Winslow Peck (bí danh của Perry Fellwock) nhằm tiết lộ một trong những bí mật quan trọng nhất của Mỹ là Cơ quan An ninh Quốc gia, NSA đã có khả năng chận và giải mã để nghe được toàn bộ các thông tin liên lạc điện tử của Liên Xô, thậm chí ngay cả với chiếc xe ‘limousine’ của Brezhnev. Trước khi quyết định cho đăng bài viết thì David Horowitz cũng đã nghĩ, “Mỹ thua trận mất rồi … mà Mỹ thua thì có nghĩa là Việt cộng lợi”. Tuy nhiên, ngoài ra thì vẫn có nguy cơ sẽ bị truy tố về tội phản quốc mà phải vào tù.

Vì vậy, Horowitz bèn xin tham khảo ý kiến ​​với giáo sư tại Harvard mà cũng là luật sư của Daniel Ellsberg là Charles Nesson, kẻ đã khuyên Horowitz khọng nên cho biết nguồn gốc của câu chuyện Fellwock. Luật gián điệp đã chỉ dành cho những tài liệu và giấy tờ từng bị đánh cắp mà thôi. “Tôi đúng ra đã vừa được hướng dẫn làm sao phạm tội phản quốc mà vẫn không bị rắc rối với luật pháp”.  4575 Dạo 2006 và 2007, Đạo luật Foreign Intelligence Surveillance Act, FISA (Giám sát Tình báo Ngoại quốc), đã được tu chính để thêm vào các kỷ thuật về Internet cùng điện thoại di động mà dạo 1978 vẫn chưa được phổ biến cho lắm.

Đại Hội Đảng Cộng Hoà – 21 tới 23 Tháng 8 Năm 1972

Bọn biểu tình đã tập trung tại bãi biển Miami, nơi xẩy ra Hội nghị đảng Cộng hòa và cáo buộc Tổng thống Nixon là một tên tội phạm cũng như là một kẻ sát nhân tại Việt Nam, trong ý đồ làm gián đoạn tiến trình đề cử Nixon cho nhiệm kỳ thứ hai. Các tổ chức chính đã tới tham gia thì có VVAW, PCPJ, các Yippies cùng SDS, và các bộ mặt quen biết vẫn là Jane Fonda, Dan Dellinger, Rennie Davis, William Kunstler, Linh mục Groppi, Shari Whitehead, Alan Ginsberg, Jeff Night Byrd và Delia Alvarez.

 ngo vinh long 1

 ngo-vinh-long

Hình: Ngô Vĩnh Long (Internet)  *

 

Đại diện cho đám Việt cộng thì là Ngô Vĩnh Long còn mụ Nguyễn Thị Bình thì gọi  điện thoại qua từ Paris. Các nhóm phản chiến đã cáo buộc chính quyền Nixon từng dội bom đê điều và gieo loại mưa nhân tạo để gây lụt lội cho Bắc Việt cùng đòi hỏi Mỹ phải chấp nhận đề xuất hòa bình Bảy điểm của MTGPMN. Chúng đã dựng lên một con đê bằng cát để làm biểu tượng ngay giữa một đường phố. Chúng cầm cờ Việt Cộng và lại đốt cờ Mỹ. Lực lượng cảnh sát đã phải cố gắng giữ bọn biểu tình phản chiến xa cách với các người chống Cộng Cu-ba gồm những  người cao niên mang bản hiệu ủng hộ cho chiến thắng của Mỹ tại Việt Nam, và tổ chức Vietnam Veterans for a Just Peace (Cựu chiến binh Việt Nam cho Hòa bình Chính đáng) thì cũng có tới ủng hộ Tổng thống Nixon.

Bọn VVAW, vì đã từng có tới tám trong số lãnh tụ bị truy tố và cũng thường hay cổ xúy bạo động, kỳ này đã ráng sức một cách đáng kể để giữ kỷ luật mà lại còn giúp cảnh sát kiểm soát đám đông và đã về sớm vào ngày cuối cùng hầu tránh xa các hành vi bạo loạn tồi tệ nhất của các nhóm khác, như là đập tan các cửa sổ, dung gậy trợt tuyết bằng sắt đâm lũng các bánh xe hơi cũng như là ném cây, đá, thùng rác, chai lọ và trứng. Một số thì lại sử dụng loại ná ‘wrist rocket’ cùng và ná cao su thường, nhưng chúng không phải là thành viên của VVAW như các điềm chỉ viên của FBI và cảnh sát đã buộc tội là thi hành theo kế hoặch soạn trước của VVAW. Vào đêm cuối thì các lực lượng cảnh sát  (thành phố, quận, tiểu bang) đã dùng hơi cay để dẹp các cuộc tụ họp và đã bắt giữ hơn 1.000 tên trong vòng hai ngày trời. Đa số đều đã được sớm phóng thích sau khi đã đóng một số tiền tại ngoại phải chăng. 4576

Nhưng phong trào phản chiến lại đã lan tới những nơi thật là bất ngờ khác.

*****

*  Hình và phụ đính của người chuyển ngữ.

4570  Phỏng vấn David Horowitz bởi tác giả.

4571  Tom Hayden, “The Prospects of the Vietnam Offensive”, Ramparts, số Tháng 8 Năm 1972, trang 21-25, 51-56.

4572  Tom Hayden, Ramparts, số Tháng 8 Năm 1972, trang 24.

4573  Reuters, “Berkeley Council Bars U.S. Flag on City Hall”, N.Y. Times, 25 tháng 8 năm 1972, trang L-42.

4574  Đương nhiệm Giám đốc FBI gởi cho SAC, Boston, “Black Panther Party-Cleaver Faction, Extremist Matters, BuFile 157-22627”, 18 tháng 8 năm 1972. 

4575  David Horowitz, Radical Son, trang 198-201.

4576  Ralph G. Lewis và Jerome R. Corsi, Making the World Safe for Picnics: The 1972 Conventions in Miami Beach, bản thảo chưa được xuất bản dành cho Ford Foundation và  Russell Sage Foundation, 1974, trang 13-4, 5, 21, 30, 35, 38, 44, 48, 49, 50, 73, 79, 81, 82, 90, 108.

 *****

One Response to “Roger Canfield’s Americong #151”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #151 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.