Roger Canfield’s Americong #67

image002

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

 Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

******************************************************

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

 

*****

 Chương 67

 

Thãm Sát Mỹ Lai Bị Phát Giác

– 13 Tháng 11 Năm 1969

 

 

Để kích thích phong trào phản chiến thì từng đã luôn luôn có những câu chuyện được lặp đi lặp lại về một số ít hành vi tàn bạo của Mỹ trên chiến trường mà đã  không thể nào cân xứng được nếu mang ra so sánh với hàng trăm vụ tàn ác của Cộng sản.

Phóng  viên Tây Đức Uwe Siemon-Netto sau này đã viết,

“Tôi bây giờ quả bị ám ảnh bởi vai trò của bọn nhà báo chúng tôi  ….”

“(Chúng tôi) đã có biết về bản chất gian tà ác độc của chế độ Hà Nội …

50.000 nông dân bị xử tử … (Chúng tôi đã từng) … nhìn thấy thân xác của đàn ông, đàn bà và cả trẻ em sau khi  tra tấn bị cắt xẻo ra từng phần … [và] những ngôi mộ tập thể ở Huế.”

Câu hỏi được đặt ra đã là:

“Tại sao, Trời Đất ơi, chúng tôi đã không tường thuật về các sự kiện [tàn ác] của cái chiến lược cố tình của Bắc Việt, mà ít ra thì cũng cực kỳ kinh khủng như vụ Mỹ Lai và những vụ rải rác khác mà chắc chắn đã không phải là chính sách của Mỹ tại Việt Nam.” 3190

Trong nội vụ, Mỹ Lai đã là biến cố với tin tức đầy đủ và được tường thuật công khai nhất.

Khoảng 18 tháng trước vụ Moratorium Tháng 10, Trung úy William Calley đã nắm quyền chỉ huy cái trung đội lính Mỹ hung dữ, non dại mà cũng vô kỷ luật. Calley đã bắn phát súng đầu tiên trong việc thãm hại hàng trăm người thường dân vô tội ở Mỹ Lai. Các con số bị sát hại đã từ 109 đến hơn 500 nạn nhân.

Tin đồn về Mỹ Lai đã lan truyền trong giới báo chí nhiều tháng mãi cho đến khi cựu quân nhân mà cũng là sinh viên của đại học Claremont là Ronald Lee Ridenhour phổ biến rộng rãi một bức thư trong tháng 3 tường thuật lại những mẩu chuyện mà mình đã nghe được. 3191 Ngày 5 tháng 9, phóng viên Charles Black của tờ Columbus (Georgia) Inquirer đã phát giác ra vụ Quân đội đang mở cuộc điều tra vụ này tại Fort Benning.

Đám Báo Chí Phục Vụ cho Hà-nội:

Dispatch News Service, Liberation News Service, Los Angeles Times

Vào giữa tháng 10 thì Seymour Hersh của AP đã hợp tác với tên thân Việt Cộng David Obst của Dispatch News Service. James Boyd thuộc Quỹ Stern đã rộng rãi tài trợ một cuộc điều tra mà đã phải dùng các văn phòng và các nhân viên được bố trí trên khắp cả hai lục địa và đã đòi hỏi tới 42.000 dặm đi lại. Các nhân chứng đã được trả hàng chục ngàn đô la khi cho chụp hình và phỏng vấn trên truyền hình cũng như là trên báo chí. 3192

Liberation News Service, được thành lập ngay sau hội nghị Bratislava với Bắc Việt bởi một số ít tên có tham dự cùng Seymour Hersh, đã bật mí cái ‘tin’ củ đã 18 tháng, chỉ hai ngày trước khi xẩy ra các cuộc biểu tình Moratorium vào ngày 15 tháng 10  .

Qua nhiều thập niên, vụ Mỹ Lai đã trở thành câu chuyện tuyệt nhất về tội ác căn bản của Mỹ. Tom Hayden đã phát biểu tại một cuộc biểu tình ở San Diego State College là “nếu có ai nghe được những gì đã xảy ra tại … Mỹ Lai … thì họ sẽ mang một sự thù hận mãi mãi đối với Chính phủ Mỹ … [và] chính sách diệt chủng của kẻ áp bức quả đã thất bại “. 3193

“Hợp-chũng-quốc Hoa-kỳ . . . quả đúng là phạm tội đại hình”

Tờ New York Times có tường thuật là một trung úy Hải quân tên John Kerry đã  nói, “Tuy là Trung úy Calley có tội vì đã thực sự cố sát như vậy nhưng bản án đã không hề nêu rỏ ra thủ phạm thực sự … Hợp-chũng-quốc Hoa Kỳ ” 3194  Mỹ Lai rồi sẽ mãi mãi bị miêu tả như là bằng chứng về tội ác chiến tranh phổ biến rộng rãi của chính sách của Mỹ hay của sự thờ ơ trước vấn nạn man rợ của loài người.

Tường Thuật Quá Lố về Vụ Mỹ Lai

Cora Weiss của New Mobe, WSP và sau này là COLIFAM đã tường trình lại quan điểm của Hà Nội về vụ thảm sát Mỹ Lai – cho tới gấp 5 lần hơn nếu so với các sự kiện trong thực tế. Tuy nó đã có một tầm quan trọng lớn lao về đạo đức đối với việc Mỹ tiến hành cuộc chiến, các tội ác đáng ghê tởm ở Mỹ Lai chỉ đã là 3/1. 000 của một phần trăm (0,0003 của 1%) của các triệu trường hợp tử vong ở Đông Dương từ năm 1963 cho đến năm 1977, nhưng lại là cho tới nguyên 5 % của tất cả các lần tường thuật của truyền hình Mỹ về toàn bộ cuộc chiến 3195  –  15.000 lần hơn ý nghĩa nếu nói về con số. Thật vậy, việc giới báo chí tường thuật một cách quá lố vụ Mỹ Lai đã làm nhẹ cùng giảm thiểu đi ý nghĩa đạo lý của hàng triệu trường hợp tử vong khác.

Đối với nhiều người, sự kiện Mỹ Lai đã rất đáng phẫn nộ về phương diện đạo đức dường như đủ để chẩp nhận những tuyên bố trong mấy năm qua của Hà Nội về tội ác chiến tranh và diệt chủng như là một chính sách cố tình của chính phủ Mỹ. Hơn nữa, cách tường trình rất phổ biến về vụ Mỹ Lai đã gây ấn tượng coi đó như là một việc hàng  ngày vẫn thường xảy ra trong một cuộc chiến tranh vô đạo đức, bất hợp pháp và không thể nào thắng được. Ngay cả Daniel Ellsberg, biểu tượng của sự ngay thẳng chính trực vì nhờ đã ăn cắp và phổ biến các văn kiện bí mật Pentagon Papers cũng đã phản đối, “Vụ Mỹ Lai đã vượt ra ngoài giới hạn của hành vi khã chấp … Đó là lý do tại sao (những kẻ ở Mỹ Lai) đã cố gắng để che dấu mọi việc …”  3196  Trong khi hành vi tàn bạo của Mỹ đã rất hiếm hoi thì lịch sử lại đã ghi nhận chúng một cách rất đầy đủ nhưng lại rất ơ thờ không để ý gì đến những hành vi tàn ác hơn nhiều mà cũng phổ biến hơn nhiều mà Cộng sản Việt Nam đã từng thực sự cố tình thi hành.

Chính phủ Hoa Kỳ điều tra Các Tội ác Chiến tranh

Năm 1968, sau vụ Mỹ Lai thì Tướng Westmoreland đã thành lập nhóm Vietnam War Crimes Working Group để theo dõi và điều tra các cáo buộc về những tội ác chiến tranh. Các điều tra viên quân sự đã tìm được bằng chứng trong 320 vụ liên hệ tới 406 nạn nhân thuộc những trường hợp cố sát, hành hung với trường hợp gia trọng, hãm hiếp và tra tấn. Bảy trong số vụ này dính líu tới nhiều nạn nhân –   tổng cộng đã có 137 thường dân bị sát hại. 78 vụ tấn công vào thường dân khiến 57 người chết, 56 người bị thương, 15 thì bị hiếp dâm. Đã có 141 trường hợp tra tấn. Khoảng 500 vụ bị cáo buộc đã không thể được chứng minh hay đã bị bác bỏ. Đã hoàn toàn không hề có việc Hà Nội và Việt Cộng đứng ra điều tra, nghiên cứu, báo cáo, thống kê, truy tố ra tòa án quân sự, ra tòa dân sự hay bất kỳ bản án nào về các tội ác chiến tranh của chúng.

Trong khi các cuộc điều tra của Mỹ đã rất là triệt để thì việc truy tố lại rất hiếm và các hình phạt nếu có thì rất khoan dung, theo quan điểm của Turse và Nelson ở trên tờ Los Angeles Times. Khoảng 203 binh sĩ đã bị chính thức truy tố, 57 bị đưa ra tòa án quân sự và 23 đã bị kết án. 3197 Đã không ai chịu bỏ công sưu tầm tài liệu về việc Việt Cộng đã ám sát cho tới 35.000 nhà lãnh đạo dân sự, đã đốt sống rất nhiều dân làng và đã khủng bố tàn sát 216.000 thường dân Nam Việt từ 1960 tới 1975.

Nhìn Lại vụ Mỹ Lai: Đã Có Hàng Triệu Lần Tuần Tra Mà Không Hề Có Gì Xẩy Ra

Sau khi giải mật phần hành của lực lượng đặc trách về tội phạm chiến tranh,  như được mô tả ở trên trong tờ Los Angeles Times, cựu chiến binh Việt Nam và cũng là tác giả Bill Laurie đã thách thức Nick Turse và Deborah Nelson phải tiến hành một cuộc nghiên cứu toàn diện về tất cả các tội ác chiến tranh ở Đông Dương, mà tất nhiên đã sẽ phải bao gồm luôn những hành động vô nhân đạo của cộng sản. 3198

Bill Laurie đã nhìn lại các hành vi tàn bạo của Mỹ để phân tích. Quân đội Mỹ đã  thường cố sát, hành hung, hãm hiếp và tra tấn đến mức nào? Các con số có vẻ lớn, nhưng liệu quả chúng có bị phổ biến, liệu chúng đã xảy ra thường xuyên không? Bill Laurie tính ra là 900 trung đội bộ binh tại Việt Nam đã dành 792.000 ngày của trung đội hay 22 triệu ngày của người lính để đi tuần tra. Laurie tính ra là có khoảng 22 triệu ngày mà một người lính có được cơ hội để cố sát, hãm hiếp, hành hung và tra tấn. Cho dù tăng gấp đôi con số 820 vụ bị phát giác, Laurie lập luận là các hành vi tàn bạo đã xảy ra ở tỷ lệ 0.22%, tức là 2 trong mỗi 1.000 lần trung đội đi tuần tra.

Điều này có nghĩa là trong 998 lần tuần tra của tổng số 1.000 lần thì đã không hề có hành động tàn bạo xảy ra cả. 3199

Cũng vậy “nói trắng ra là đã có hàng triệu lần tuần tra mà quân nhân Mỹ đã gặp gở người dân thường Việt Nam mà không hề có gì đã xẩy ra”, theo Gary D. Solis, tác giả của Son Thang: An American War Crime (Sơn Thắng: Một tội phạm chiến tranh của Mỹ).

Nếu tính đến các thương vong do lổi lầm về không tạc hay pháo kích, cộng chung với các vụ tàn bạo đã bị biết đến, thì R. J. Rummel đã tính ra là toàn bộ tử vong của thường dân Việt do Mỹ gây ra đã không cao hơn con số 10.000. Độ một  thường dân Việt Nam đã bị giết hàng tháng đã có thể quy được cho mổi 5.583 quân nhân Mỹ đang chiến đấu tại Việt Nam. 3200

Cách Tường Thuật Về Các Tội Ác Của Mỹ Của Giới Truyền Tin Mỹ Đã Không Tương Xứng Với Thực Tế

Đại tá Jared Schopper, sĩ quan tham mưu hàng đầu chịu trách nhiệm về các hồ sơ tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ đã có nói với Deborah Nelson,

Chúng tôi tin rằng rất nhiều các cáo buộc (tội ác chiến tranh) đã không có căn bản. Chúng tôi nghỉ là chúng đều đã do Bắc Việt và Hà Nội bày đặt ra …

Nhiều con số … đã không có cơ sở chứng minh – khiến ta phải kết luận Bắc Việt và Việt Cộng đã từng sử dụng như một công cụ tuyên truyền những cáo buộc về tội ác chiến tranh để chống lại các đồng minh và để ráng cho thấy là đã có nhiều vụ Mỹ Lai hay Sơn Mỹ. 3201

Quân đội Mỹ đã từng cung cấp dịch vụ y tế và nha khoa cũng như xây các trường học và các trạm y tế. Chính Việt Cộng, chứ không phải là người Mỹ, mà đã hàng ngày tấn công vào người dân.

Việt Cộng và bộ đội Bắc Việt thường xuyên pháo kích làng xã, ám sát dân thường, đặt mìn đường xá, bắn hỏa tiễn vào các trường học và tàn sát những người tị nạn đang chạy trốn. Theo phê bình gia về chiến tranh là Richard Falk thì sự kiện Cộng sản pháo kích một cách bừa bãi và không chính xác vào thường dân cũng đã là một tội ác chiến tranh rồi.

Bill Laurie cũng đã cung cấp tài liệu cho các bài phóng sự trên tờ Los Angeles Times  từ tháng giêng năm 1985 cho tới tháng 8 năm 2006. Tổng số đề mục của tờ Times trên Liên Mạng Internet về Mỹ Lai đã là 695 lần. Tờ Times đã

• không hề có đề mục nào về vụ thảm sát của Việt Cộng khi chúng dùng bom lữa tại Đắc Sơn;

• không hề có đề mục nào về vụ thảm sát ở Huế;

• không hề có đề mục nào về các vụ thủ tiêu và bắt cóc bởi Việt Cộng ;

• không hề có đề mục nào về nạn diệt chủng gây ra bởi cộng sản đối với những người Thượng (Bahnar, Jarai, Rhade, Koho​​) và Hmong.

Laurie đã nói là tờ Los Angeles Times có một “sự ám ảnh quá lố … về những hành vi rỏ ràng không trung thực cho hình ảnh của các lực lượng Hoa Kỳ.” 3202

Người Dân Nam Việt Biết Rõ Khác Biệt Giữa Bạo Lực Của Mỹ và Của VC

Mark Moyar có lưu ý là người dân làng đã tới lúc phân biệt được thế nào là bạo lực thường xuyên của Mỹ và của Việt Cộng. Tại miền Nam Việt Nam, bọn Việt Cộng thường bị thù ghét. Dân làng “đổ lỗi cho VC đã gây ra các trận đánh phá ở trong và xung quanh các thôn làng và vì vậy căm thù chúng.” Tất nhiên, cũng có một số dân làng chỉ trích luôn cả hai phe Đồng minh và VC. Một cựu cán bộ Cộng sản – hồi chánh về với Chính phủ Việt Nam từ cuối năm 1966 – đã mô tả tâm trạng của dân làng của mình sau một cuộc không tập của phi cơ trực thăng:

Khi nhìn thấy nhà cữa cháy nát, tài sản thì không còn gì và cả gia đình đều thiệt mạng, người dân đã khóc và nguyền rủa ầm ĩ cả hai phe Quốc gia và Cộng sản …. Phe Quốc gia đã bay đến … giết mọi người và phá hủy nhà cửa của người dân. Tại sao bộ binh Quốc gia đã không đến để chấp nhận… chiến đấu?

Còn bọn Mặt trận thì, người ta chế nhạo chúng vì [ai] … lại tự xưng là cách mạng [mà] … lại đi núp lén trong nhân dân và gây ra cho họ nhiều khổ đau như vậy.

Người dân đã thiệt mạng vì bom đạn … chính là chết thế cho bọn Việt cộng.

Nếu bọn bộ đội giải phóng mà thực sự anh hùng thì tại sao chúng đã không đóng quân bên ngoài làng hầu tránh cho dân làng khỏi phải bị chiến đấu cơ oanh kích?  3203

 

Đôi khi, bọn Việt Cộng đã cố tình khiến dân làng bị tổn thương trong mục đích sẽ khiến họ sẽ đổ lỗi cho các đồng minh. “Bọn Cộng sản cũng đã cố gắng biến các thôn làng thành những mục tiêu bằng cách bắn vào  . . . quân đội đồng minh từ bên trong làng rồi bỏ trốn đi … Thỉnh thoảng, Cộng sản đã san bằng toàn bộ những ngôi làng và giết chết hết tất cả các dân làng.” Bạo hành đối với những người dân nào mà ủng hộ Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và các cư dân của những khu vực Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát có thể xảy ra một cách bất thình lình những khi Cộng sản có thể tập hợp đủ lực lượng để thực hiện việc này.” Người dân làng cực kỳ phẫn nộ trước những tội ác của Cộng sản vào cuối những năm 1960 và những năm 1970 … [mà] … đã không hề nhắm vào kẻ thù, mà chỉ để [đáp ứng] … lại việc bị đối phương khiêu khích và nó cũng đã không thể thay đổi được cán cân quyền lực gì cả.” 3204

Với chính sách của Việt Cộng thường xuyên sử dụng dân làng làm bia đở đạn thì quả thật ta phải tự hỏi tại sao vụ Mỹ Lai – một vụ tàn bạo của người Mỹ, lại đã biến thành một loại tin tức. Vụ này đã rất là hiếm hoi, đê hèn và đã bị truy tố.

Tờ truyền đơn của AFSC, “Six Miles from Song My,” đã chỉ đổ lỗi cho người Mỹ,

Chúng tôi không biết ai đã có thể ra cái lệnh thảm sát tại Sông Mỹ.

Nhưng giới chức quân sự Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc chiến tranh … đã đốt phá làng xã, đã có những cuộc tấn công bừa bãi phổ biến khắp nơi … đã từng có các chương trình rộng lớn và liên tục để diệt trừ giới lãnh đạo của MTGPQG cũng như là nhiều hình thức cướp bóc và giết chóc khác  …

Song Mỹ  … đã không phải là một trường hợp tàn sát dân lành duy nhất.”  3205

Quân đội Hoa Kỳ thì bị truy tố: VC thì được khen thưởng cho hành vi khủng bố của chúng

Ngày 29 tháng 3 năm 1970, một Tòa án Quân Sự Mỹ đã sẽ kết án Trung úy William Calley về tội thảm sát  22  thường dân Việt Nam ở Mỹ Lai vào tháng 3 năm 1968.

Giữa năm 1965 đến năm 1973, hơn hai trăm quân nhân và gần tới tám mươi Thủy quân Lục chiến đã bị cáo buộc và bị truy tố về những tội phạm chiến tranh ở Việt Nam. 3206

Đã không hề có tường trình nào cho thấy là Hà Nội đã từng điều tra về các tội ác của chính mình, bởi vì, dĩ nhiên, chủ trương khủng bố, gây tàn phế và cố sát vẫn đã là chính sách từng được ghi rỏ ràng trên các tài liệu mà bọn Cộng sản dùng để đào tạo và truyền bá và đã được phân phối trên mọi chiến trường.

Thật vậy, trong thực tế, bọn tội phạm chiến tranh cộng sản lại đã được tôn vinh như là những anh hùng vì nhờ từng đã có các hành vi tuy là quân sự nhưng lại nhắm vào những người thường dân vô tội tại Huế, Dục Đức, Baray và vô số những nơi vô danh và không tên khác. Bọn khủng bố Việt Cộng như Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Thị Kiều được xem như là những anh hùng của cuộc cách mạng. Cũng vậy, đám bộ đội kịch sĩ nhà nghề miệng luôn mỉm cười cùng nhau chung sức kéo những khẩu đại bác lên các ngọn đồi để rồi gieo răt lữa đạn lên đầu phụ nữ cùng con trẻ  ở dưới làng thì cũng được vinh danh là những anh hùng cách mạng. Và cũng không gì khác hơn, cũng là anh hùng cách mạng, số lão bà và “đám trẻ em năng động và sáng tạo” từng bỏ mạng trong khi tình nguyện đi rà mìn và chất nổ. 3207

Không hề có vụ truy tố nào tại Hà Nội

Đã không hề có vụ khởi tố nào của Cộng sản về các vụ ám sát, chặt đầu và mổ bụng các giới chức dân sự, các địa chủ hay các nhà giáo. Đã không hề có nhà lãnh đạo quân sự Bắc Việt nào mà đã từng bị truy tố về tội pháo kích đạn thường và đạn lữa ‘napalm’ bừa bãi vào dân làng.

Về vụ Mỹ Lai thì một chuyên gia pháp lý người Bỉ có nói với một đồng nghiệp người Mỹ, “Chỉ có Hoa Kỳ thì mới không che đậy mà sẽ truy tố việc này, dù có thể đưa đến việc có thể thua trận và sẽ dùng nó để cương quyết ngăn ngừa những tai nạn như vậy trong tương lai.” 3208

Vào ngày 24 tháng 10 năm 1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh một điện tín dài đến New Mobe mà đã được trích dẫn trên tờ Guardian của ngày 25 tháng 10:

“Chính quyền Mỹ … vẫn ngoan cố tiếp tục … gây hấn ở Việt Nam bất chấp các cuộc biểu tình rộng lớn và dư luận Mỹ cùng thế giới. …

Chúng tôi tin chắc rằng … cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ ở Mỹ … sẽ kết thúc trong chiến thắng.

Tôi xin chúc ‘chiến dịch mùa thu’ của các bạn sẽ là một thành công rực rỡ.”

Trong khi đó, Tổng Thống Mỹ đã hy vọng sẽ làm giảm bớt hiệu quả của biến chuyển thứ hai của “chiến dịch mùa thu” ngay bên trong Hoa Kỳ.

Bài Diễn Văn Đa Số Thầm Lặng – 3 Tháng 11 Năm 1969

Vào ngày 3 tháng 11 năm 1969, Tổng thống Nixon đã đọc bài diễn văn “đa số thầm lặng” với hy vọng tập hợp lại được những người Mỹ nào mà ủng hộ chính sách Việt Nam của mình.

“Việc rút quân vội vã … ra khỏi Việt Nam sẽ chỉ là một thảm họa …. Nó sẽ là thất bại đầu tiên trong lịch sử đất nước chúng ta mà sẽ đưa đến kết quả là sự sụp đổ của niềm tin vào tư cách lãnh đạo của Mỹ … trên toàn thế giới. “

Nixon đã tiết lộ là các cuộc đàm phán bí mật và một bức thư gởi cho Hồ Chí Minh đã không đi đến đâu,  chỉ ngoài việc ấn định được “hình dạng của cái bàn đàm phán.”

Ông đã lưu ý đến một bảng hiệu phản đối với dòng chữ, “Hãy chịu thua ở Việt Nam, Đem Trai Trẻ về Nước” và đã trả lời, “Nếu một nhóm nhỏ nhưng lại ồn ào, cho dù bất kể nguyên nhân có nhiệt thành là bao nhiêu, mà lại thắng lý trí và ý muốn của đa số quần chúng thì đất nước này sẽ không có cái tương lai của một xã hội tự do nữa.” Tổng thống nói,

“Tôi biết là không hợp thời trang để nói về lòng ái quốc nhưng tôi cảm thấy cần phải làm như vậy trong lần này …

Hởi đa số đồng bào Mỹ thầm lặng đáng kính của tôi – tôi xin quý vị hãy ủng hộ tôi … Bắc Việt không thể nào đánh bại hay làm nhục được Hoa Kỳ. Chỉ có người Mỹ mình mới có thể làm được chính điều đó mà thôi. ” 3209

Trong vòng hai tiếng rưỡi đồng hồ trước khi Tổng Thống phát biểu thì CBS và NBC, với nội dung phản ảnh một quan điểm chứ không phải là loan tin, đã cho chiếu phim cảnh quân đội Nam Việt hành hạ bộ đội Việt Cộng vào một thời kỳ nào đó không xác định được và chỉ vài ngày sau thì các tường thuật của CBS về những vụ Việt Cộng pháo kích và nã sung cối tấn công 48 làng và sau đó là 68 thôn xã đã chỉ được tóm gọn trong một vài câu và không hề có hình ảnh đăng kèm theo gì cả. 3210

Rõ ràng nỗ lực của các hãng truyền tin để phá thối bài diển văn của Tổng thống đã không thành công.

Công Luận Triệt  Để Ủng Hộ Tổng thống

Ngày 4 tháng 11, Bill Hopkins, từng là giới chức quản trị thuộc Tòa Bạch Ốc trong một thời gian lâu dài trải qua nhiều thời Tổng Thống, cho biết lần này đã có số lượng hồi đáp điện tín lớn nhất đối với bất kỳ bài phát biểu nào của mọi Tổng Thống. Đã có tới 50.000 điện tín tới trong những ngày sau đó. 3211

Uỷ ban Quốc gia đảng Cộng hòa đã thăm dò thấy được là ba phần tư các cử tri đã tự coi mình như thuộc “đa số thầm lặng.” Trước bài diển văn, một cuộc thăm dò ngày 31 tháng 10 của Harris Poll đã cho thấy 52% người dân Mỹ ủng hộ một chính sách nhằm đưa đến một chiến thắng quân sự toàn vẹn, 3212 còn các cuộc thăm dò sau bài “Đa số Thầm lặng” đã đem lại kết quả tăng lên tới 77% -79% người dân Mỹ ủng hộ các chính sách của Nixon về Việt Nam. Chỉ có 6% là không đồng ý. 3213

Tính đến ngày 12 tháng 11, một Nghị quyết về Việt Nam với tên là “Hỗ trợ Tổng Thống”  đã được 300 dân biểu Hạ viện và 58 thượng nghị sĩ ký chuẩn. 3214 Tất nhiên, người dân Mỹ rồi sẽ không bao giờ được cung ứng cái chiến thắng mà họ hằng mong muốn.

Bọn Bạn Của Hà-nội Tại Hoa-kỳ:

New Mobe, Water Cronkite, John Lindsay, Hollywood

Từ Bắc Việt, Phạm Văn Đồng đã gửi những tin nhắn cho Mobe: “Nhân dân Việt Nam cảm ơn các bạn bè của họ ở Mỹ và chúc họ thành công lớn trong phong trào đangh lớn mạnh của họ.”

Các thành viên của Mobe đã chắc chắn là bọn “bạn bè ở Mỹ.” Thật vậy, một thăm dò của Lou Harris đã cho thấy là 65 % người Mỹ đã đồng ý như vậy, “bọn biểu tình phản chiến đang cung cấp viện trợ và cổ võ tụi Cộng sản.” Chỉ có 25 % là không tin như vậy. Chủ tịch Richard H. Ichord (Dân chủ – Missouri) của Ủy ban Hạ viện về An ninh Nội bộ đã gọi cuộc diển hành March Against Death là “một chiến thuật tuyên truyền được soạn thảo và tổ chức bởi Cộng sản và các bọn cách mạng khác.”

Cronkite Phủ Nhận Hà Nội Đã Tuyên truyền Trước Trận Công Kích Mùa Thu

Ngày 10 tháng 11 năm 1969, Walter Cronkite của đài CBS đã phát biểu rằng các tài liệu mà Mỹ đã tịch thu được của Việt Cộng nhằm chứng minh các hoạt động quân sự của VC thì đều đã được bố trí để trùng hợp với các cuộc biểu tình phản chiến trong tháng 11 và đã rất có thể là những dụng cụ tuyên truyền mà thôi. 3215

Cronkite đã liên kết Mỹ vào một cuộc chiến tranh đầy gian dối mặc dù đã từng có hàng loạt các lần liên lạc với Hà Nội và VC liên quan đến các cuộc biểu tình vào tháng 10 và tháng 11. Vào năm 2004 rồi thì Cronkite cũng sẽ tuyên bố là Karl Rove, cố vấn chính trị của Tổng thống George Bush chắc đã có thể giả tạo một tuyên bố của Osama bin Laden trước cuộc bầu cử năm 2004. 3216

Cronkite Cố Vấn Cho Đối Thủ Của Nixon ?

Cùng lúc đó vào năm 1969, một điềm chỉ viên FBI cho biết là Cronkite đã hứa giúp cố vấn trong vòng 45 phút cộng với một máy bay trực thăng của CBS để đưa Thượng nghị sĩ phản chiến Edmund Muskie từ Cape Kennedy bay đi tham dự một cuộc biểu tình phản chiến của Youth for New America tại Kelly Park ở đại học Rollins College thuộc Winter Park, Florida, vào hai ngày 13 và 14 tháng 11. 3217

Trong biến chuyển này, những người biểu tình tại Rollins College đã tẩy chay bỏ học và đã hạ lá cờ Mỹ xuống. 3218  Năm 2010 thì chính con trai của Cronkite và bọn tả phái chống chiến tranh đã lại chối bỏ là những hành động của Cronkite như vậy không thề nào có thể xẩy ra được.

Tuy nhiên, câu chuyện không phối kiểm được này quả là khã tin: thái độ phản chiến của Cronkite  thì đã từng được biết đến từ năm 1968 khi y phát biểu về vụ Tết Mật Thân; Muskie đã có những lần phát biểu chống chiến tranh và sau đó cũng đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản chiến cùng với tổ chức tả phái Vietnam Veterans against the War in Operation ~ RAW; đại học Rollins College đã từng có một lịch sử lâu dài về các hoạt động chống chiến tranh.

Năm 1979, Cronkite đã nói với tờ báo Liên Xô Literary Gazette là y nghỉ mối đe dọa của Liên Xô chỉ là một huyền thoại mà thôi. 3219 Sau đó, các tài liệu của FBI được công bố chiếu theo Đạo luật Tự do Thông tin đã tiết lộ là Cronkite, trong số những tên như Harrison Salisbury và Bill Moyers, đã là những mục tiêu sau này để KGB tuyển dụng vì lý do từng có ảnh hưởng chính trị trong việc ủng hộ một mặt trận do Liên Xô bảo trợ là  People’s Peace Treaty để làm suy yếu việc Tổng thống Reagan tăng cường tiềm năng vũ khí.

Việt Cộng cũng có được một chút giúp đỡ từ những tên bạn khác của chúng.

Trong khi đó, trong cuộc bầu cử Thành phố New York vào tháng 11 năm 1969, các đảng viên Đảng CS Mỹ CPUSA và các đồng bạn từng hoạt động ở ngoại quốc với nhau đã nhận được chỉ thị phải tránh bầu ngay cho ứng cử viên của Đảng mà ngược lại, phải bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa là John Lindsay  3220 vào chức Thị trưởng vì y là một ứng cử viên cực phản chiến luôn hỗ trợ chính sách đối ngoại của Liên Xô.

Ở Hollywood, em trai của Jane Fonda  là Peter Fonda đã cùng với Bert Schneider, Dennis Hopper, Paul Newman và John Voight đồng bảo trợ một ngày đình công không làm phim để ủng hộ cho Moratorium. Ngày 14 tháng 11 thì bọn Weatherman Seattle kêu gọi tấn công vào trụ sở tòa án liên bang nhân một cuộc tuần hành trong tháng 3. “Đây không là một cuộc tuần hành trong ôn hòa, đây là một cuộc lên đường chiến đấu … đã đến lúc để Đem chiến tranh về Nhà, về Seattle …. Hãy đến gặp chúng tôi cùng chung dưới lá cờ Việt Cộng.” 3221

Vào ngày 12 tháng 11, American Public Health Association (Hiệp hội Y tế Công cộng của Mỹ) có mời hai tên sinh hoạt phản chiến và làm cách mạng tới nói chuyện tại hội nghị ở Philadelphia. Robb Burlage đến từ Institute for Policy Studies đã từng rất thân thiện với Hà Nội và Moscow. Howard Levy, một bác sĩ quân y từng đã từ chối huấn luyện kỹ thuật y tế cho các quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt Green Berets, từng đã ở tù trong 2 năm rưỡi, từng là kẻ ái mộ Che Guevara và từng là một tên chủ trương cần phải một cuộc cách mạng chống lại chính phủ Hoa Kỳ, đã được vổ tay hoan nghênh và chào đón theo kiểu bằng bàn tay nắm chặt lại đưa thẳng lên của vài tên khác. 3222

*****

3190  Robert Elegant, “How to Lose a War: The Press and Vietnam,” Encounter, (London), Bộ LVII, Tháng 8 năm 1981, trang 73-9 tại Wellesley.edu/Polisci/wj/Vietnam/readings/elegant.htm

3191  Tác giả đã là sinh viên tại đại học Claremont vào thời gian đó và có nhớ sự kiện  Ridenhour, một sinh viên ở Claremont Men’s College bên cạnh đã trở nên tâm điểm để bị ca tụng mà cũng bị cáo buộc. Dĩ nhiên, anh ta đã làm điều phải làm mà thôi.

3192  Hilaire du Berrier, H du B Reports, Bộ 32, Thơ số 3, Tháng 6 năm 1989, trang 3-4.

3193  Của FBI, một trích lục bản thu âm ngày 2 tháng chạp năm 1971 “Speech By Thomas Emmett Hayden” tại đại học San Diego State College, San Diego, California, 30 tháng 6 năm 1971, trang 10. 

3194  New York Times viện dẫn bởi Baltimore Sun qua trung gian Newsmax 2/16/ 04.

3195  John M. Del Vecchio, For the Sake of All Living Things, N.Y: Bantam, 1990, trang 475.

3196  Mackubin T. Owens, “Bob Kerrey’s Vietnam War,” The Weekly Standard,  14 tháng  5 năm  2001.

3197  Nick Turse và Deborah Nelson, “Civilian Killings Went Unpunished,” Los Angeles Times, 6 tháng  8 năm  2006.

3198  Bill Laurie, “Response to L.A. Times Series,” vnafmamn.com/VNWar_atrocities.

3199  Bill Laurie, “Response to L.A. Times Series,” vnafmamn.com/VNWar_atrocities.

3200  Swett và Zigler  nêu ra  “Statistics of Vietnamese Democide: Estimates, Calculations and Sources,” R.J. Rummel, Statistics of Democide: Genocide and Mass Murder Since 1900, Charlottesville, Virginia: Center for National Security Law, 1997.

3201  Deborah Nelson, The War Behind Me, New York: Basic Books, 2008, trang 173 và  175;  Jared B. Schopper, “Lesson from My Lai,” Folder Schopper, Army War College, Student  Papers, NR 1972/73, Carlisle Barracks, Pa., 14 tháng 4 năm 1973.

3202  Bill Laurie nói với tác giả,  26 tháng 8 năm 2009; Bill Laurie, “Response to L.A. Times Series,”   tại  vnafmamn.com/VNWar_atrocities.

3203  Các phỏng vấn của Rand Vietnam, Loạt AG, Số 545, trang 12, nêu ra trong tài liệu của Mark Moyar, “VILLAGER ATTITUDES DURING THE FINAL DECADE OF THE VIETNAM WAR, 1996 Vietnam Symposium, “After the Cold War: Reassessing Vietnam,” 18-20 tháng 4 năm 1996,

http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/events/1996_Symposium/96papers/moyar.htm

3204  Mark Moyar, “VILLAGER ATTITUDES DURING THE FINAL DECADE

OF THE VIETNAM WAR, 1996 Vietnam Symposium, “After the Cold War: Reassessing Vietnam,” 18-20 tháng 4 năm 1996,

http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/events/1996_Symposium/96papers/moyar.htm

3205  AFSC, “Six Miles From Song My”, truyền đơn với phần tem xé để gây quỹ, N.D. trong tài liệu FBI, FOIA, A, AFSC.

3206  MacKubin T. Owens, “They Charge War Crimes…” National Review, 3 tháng 5 năm 2004.

3207  James Banerian và Vietnamese Community Action Committee, Losers Are Pirates: A close Look at the PBS Series “Vietnam: A Television History,” Phoenix: Tiếng Mẹ Xuất bản, 1984, trang 134 và 148.

3208  WILLIAM GEORGE ECKHARDT, “Lawyering for Uncle Sam When He Draws His Sword,”  law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/mylai/ecksword.html; William G. Eckhardt, My Lai An American Tragedy, trang 68 UMKC L. Rev. 671 (2000).

3209  Public Papers: Nixon, 1969, trang  901-909; Richard Nixon’s Address to the Nation on the War in Vietnam, “The Silent Majority Speech,”  3 tháng 11 năm 1969  tại Pacifica Radio/UC Berkeley Social Activism Sound Recording Project, Media Research Center, Moffitt Library UC Berkeley,  http://www.lib.berkeley.edu/MRC/Pacificaviet.

3210  Combat, Bộ 1, Số 30, 15 tháng 11 năm  1969.

3211  H.R. Haldeman, The Haldeman Diaries: Inside the Nixon White House, New York: Berkley Books, 1994, trang 126.

3212  Edith Efron, News Twisters, trang 62.

3213  Adam Garfinkle, Telltale Hearts: The Origins and the Impact of the Vietnam Antiwar Movement, NY: St. Martin’s Griffin, 1997, trang 174.

3214  H.R. Haldeman, The Haldeman Diaries: Inside the Nixon White House, New York: Berkley Books, 1994,  trang 128.

3215  Walter Cronkite, CBS Evening News, 10 tháng 11 năm 1969,  Kho Lưu trử Vanderbilt Television.

3216  Larry King Live,  29 tháng 10 năm  2004.

3217  John Cook, “Newly released FBI files discuss Walter Cronkite aiding Vietnam antiwar protesters,” Yahoo! News, 14 tháng 5 năm 2010.

3218  “Anti-Vietnam War Moratorium of 1969,”  Kho Lưu trử  Rollins College.

3219 Cliff Kincaid, “Cronkite Named  as Soviet Target by FBI,” AIM,  17 tháng 5 năm 2010.

3220  Combat, Bộ 1, Số 30, 15 tháng 11 năm  1969.

3221  Weatherman, Seattle, “Taste the Sweetness of Destiny, Racist Pig! Combat (National Review), Bộ 1, Số 29,  tháng 11 năm  1969.” truyền đơn, Vietnam War Era Ephemera Collection, University of Washington Libraries, Special Collections Division, Hộp 14/5. 

3222  Stuart Auerbach, “Dr. Levy Says Che Is His Hero,” Washington Post, 11tháng 11 năm 1969.

 

*****

One Response to “Roger Canfield’s Americong #67”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #67 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.