Tưởng Nhớ Việt Nam (Remembering Vietnam)

Tưởng Nhớ Việt-Nam

 Chuyển ngữ từ “Remembering Vietnam”

Bài diễn thuyết của Tiến sĩ LEWIS SORLEY

tại Văn Khố Quốc-Gia Hoa Kỳ,Washington, D.C.

Ngày 30 tháng 4 năm 2002

 

 

Thật là một đặc ân để được nói chuyện tại Văn Khố Quốc Gia vào đúng ngày rất có ý nghiã này, ngày 30 tháng 4, kỷ niệm Sài-gòn thất thủ và cũng là ngày chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt-Nam.

Người Mỷ biết rất ít về cuộc chiến này, dù nó đã kết thúc vừa hơn một phần tư thế kỷ vừa qua. Đó có phần là bởi vì bị theo cái nhìn của các người đã chống nó, hay ít ra thì cũng chống lại ngay cả sự tham gia của họ vào nó, nên vì quyền lợi bản thân, họ đã miêu tả một cách xấu xa nhứt có thể được mọi khía cạnh của cuôc chiến dài này, và trong vài trường hợp đã cố làm sai lạc khi cần phải nói về nó.

Việc này kéo dài và bao gồm từ sự phỉ báng toàn diện Miền Nam Việt-Nam cùng cung cách hành xử của họ xuyên tiếp cả cuộc chiến đấu lâu dài và khó khăn cho tới lời tuyên bố đầy tính đê tiện của Jane Fonda là các tù binh chiến tranh Hoa Kỳ khi về nước mà báo cáo về việc hành hạ và tra tấn có hệ thống của các kẻ bắt giữ họ thì đều là những kẻ “nói láo” và “giả nhân, giả nghĩa”.

Tối hôm nay tôi xin nói đến vài khía cạnh của cuộc chiến được chọn lựa trước để chính yếu là liên hệ với Miền Nam Việt-Nam, và do đó sẽ được trình bày dưới hình thức của một tóm lược, bốn phần, một phụ lề, và một kết luận cực kỳ ngắn.

 *****

TÓM  LƯỢC

Trước hết, là tóm lược. Trong các lần khác tôi đã nói và viết về nhiều tương phản giữa mấy năm đầu và mấy năm cuối của sự tham dự vào cuộc chiến Việt-nam bỡi Hoa Kỳ.

Ngắn gọn thì mấy năm đầu khởi sự bằng sự kiện bộ binh Hoa-Kỳ đã được đưa vào trong mùa xuân và mùa hè năm 1965 để tiếp diển xuyên qua một đổi thay về chỉ huy không lâu sau Tết 1968. Mấy năm cuối thì kéo dài từ sau đó cho tới khi lực lượng cuối cùng của Hoa Kỳ được rút khỏi vào tháng 3 năm 1973.

Trong những năm đầu, dưới sự chỉ huy của Tướng William C. Westmoreland, căn bản thì Hoa Kỳ chủ trương tự đãm nhiệm chiến tranh mà không cần tới Miền Nam Việt-Nam và nhằm chiến thắng bằng hình thức chiến tranh hao mòn. Điều này có nghĩa là một chiến tranh mà mục tiêu là càng giết kẻ địch càng nhiều càng tốt. Lý thuyết này dựa trên tin tưởng là cuối cùng rồi thì đối phương sẽ sợ mà tự chấm dứt cuộc xâm chiếm miềnNam. Thước đo lường sự kiến hiệu của loại chiến tranh này là con số kiểm kê địch bị giết.

Giai đoạn đầu này cũng được đánh dấu bỡi liên tiếp nhiều yêu cầu tăng thêm lính Mỷ cho Việt-Nam, kết thúc với cao điểm là can dự của 543,400 quân nhân.

Trong tiến trình thực hiện loại chiến tranh này, Tướng Westmoreland dựa nơi chiến thuật “tìm va diệt” nhằm dùng nhiều đơn vị với kích thước lớn hành quân trong rừng sâu. Các chiến thuật này theo đúng quy định của chúng thì đã thành công, điều này có nghĩa là xuyên suốt nhiều năm kẻ địch đã thiệt hại rất lớn về nhân mạng – những con số tử vong thật hải hùng, thật vậy – nhưng kết quả mong muốn lại không được như vậy.

Thêm vào đó, vì quá cuồng tín một chiều vào cuộc chiến hao mòn do mình tự lựa chọn, Westmoreland đã gần như quên lãng tới hai yếu tố căn bản khác của cuộc chiến là bình định và hữu hiệu hóa thêm quân lực của Miền Nam Việt-Nam.

Sau cuộc tấn công của địch vào thời gian Tết 1968, chỉ huy Hoa Kỳ đã thay đổi. Tướng Creighton Abrams thay Tướng Westmoreland và mang lại một cái nhìn khác hẳn về tính chất của cuộc chiến cùng cách làm sao phải tiến hành nó. Abrams nhấn mạnh “một cuộc chiến” về các cuộc hành quân, bình định, và nâng cao quân lực Miền Nam, dành cho hai mục tiêu sau mà đã từng bị quên lãng cùng một tầm mức quan trọng và ưu tiên y như của các cuộc hành quân.

Các cuộc hành quân cũng thay đổi cực kỳ. Thay vì “tìm và diệt” thì nay là “giải tỏa và chiếm giữ”, có nghĩa là sau khi đánh đuổi địch ra khỏi các vùng đông dân thì các lực lượng đồng minh đống giữ lại những nơi đó chớ không bỏ trống để địch lại chiếm giữ một thời gian sau.

Các Lực Lượng Lãnh Thổ (Territorial Forces) của Miền Nam Việt-Nam đã được bành trướng để đãm trách sứ mệnh an-ninh. Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh đã gọi sự kiện bành trướng và nâng cao Địa-Phương Quân và Nghĩa Quân “cho tới nay là đóng góp quan trọng và nổi bật nhất trong các đóng góp của Hoa Kỳ!”.[1]  Trung Tướng Ngô Quang Trưởng xem các lực lượng này như là “rường cột chính của bộ máy chiến tranh”, và lưu ý là “các thực hiện như bình định nông thôn, số dân cư sinh sống dưới quyền kiểm soát của Chính Phủ Việt-Nam Cộng- Hòa, hay là các mạch lộ lưu thông được thông suốt là phần lớn nhờ các đóng góp không hề được ca tụng đến của Địa-Phương Quân va Nghĩa Quân.[2]

Đặc tính của các cuộc hành quân cũng thay đổi trong các năm cuối. Các cuộc đánh phá qui mô vào tận rừng sâu được thay thế bỡi hàng ngàn phục kích và tuần tiểu với số lượng nhỏ quân nhân, tiếp diển luôn ngày đêm và được thực hiện để bảo vệ người dân ra xa địch quân. Bình-định đã được nhấn mạnh, và đậc-biệt để bứng gốc tổ-chức núp bóng của địch mà đã từng dùng chính sách áp chế cùng khủng bố để thống trị dân cư các làng xã Miền Nam Việt-Nam.

Đếm xác không còn là thước đo của công trạng. “Tôi không nghỉ là các số thiệt hại của địch có làm thay đôỉ gì mấy”. Abrams đã tuyên bố với các cấp chỉ huy của mình về việc từ bỏ hoàn toàn cách thức đối phó của trước kia. “Tôi quả thật không nghỉ việc này đem lại khác biệt gì cả.” [3]  Thật vậy, Abrams đã nói: “trong toàn bối cảnh của cuộc chiến, các trận đánh không thiệt sự có ý nghĩa gì lắm.” Sự bảo vệ an toàn cho người dân dã trở thành chỉ dẫn quyết-định của thành-công.

Trước khi tiến vào vấn-đề này thì tôi muốn đưa ra nhận xét là ngược với tất cả những gì mà người ta muốn tin vào thì cách tiến công này đã thành công cực kỳ. Và nhất là trong các năm cuối, trong khi các lực lượng Hoa Kỳ đang lần lượt rút ra thì càng ngày càng nhiều, chính các người Miền Nam Việt-Nam đã thực hiện được thành công này.

 *****

 QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU

 Bây giờ tôi xin được đi vô phần Một liên hệ đến Quân-Đội Việt-Nam Cộng- Hòa trong những năm đầu của sự tham dự chính yếu của Hoa Kỳ vào cuộcchiến, thời kỳ cùa sự bành trướng lực lương Hoa-Kỳ tại Việt Năm.

Đây là thời kỳ của việc Hoa-Kỳ chủ yếu quyết-định về chiến cuộc với sự kiện Miền Nam Việt Nam bị đẩy ra bên lề và bị bỏ xó cho công việc bình-định (là một khía cạnh ngay nó đã bị chỉ huy Hoa Kỳ gần như không để tâm tới)  và đã  được giúp rất ít để canh-tân quân-bị và yểm trợ tác-chiến.

Nhiều người, gồm cả các người Mỷ đồn trú tại ViệtNam, đã chỉ trích cực kỳ quân lực của Miền Nam Việt-Nam trong thời kỳ này. Nhưng những chỉ trích này ít khi kể tới một số dữ kiện có tầm ảnh hưởng đến hiệu-năng của quân-lực này. Sự trợ giúp về vật-liệu của Hoa Kỳ trong thời-gian này chỉ gồm cung-cấp các vũ khí phế thải từ thời Thế Chiến Thứ Hai, gồm các khẩu M-1 rất nặng nề và khó vận dụng (đối với một người Việt Nam). Trong khi đó thì kẻ địch được trang bị súng tác chiến AK-47 bỡi các quan thày Nga và Tàu.

Thiếu Tướng James L. Collins đã nhận xét trong một bài khảo-luận viết về sự phát-triển của quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa: “Vào năm 1964 kẻ địch đã đưa vào sử dụng khẩu AK-47 là một loại súng tự động tối tân và rất hữu dụng.

Ngược lại thì lực-lượng Miền Nam Việt-Nam vẫn chỉ được trang bị với nhiều loại vũ khí của thời Thế Chiến Thứ Hai . . .”.  Rồi: “Sau 1965 việc Hoa Kỳ từ từ tăng gia bành trướng lại đẩy nhu cầu trang bị quân-nhu quân-bị cho Việt-Nam vào hàng thứ yếu.” [4]  Kết quả là các đơn vị Miền Nam Việt-Nam tiếp tục bị thua xa về vũ khí so với đối phương và lẻ dỉ nhiên vì vậy bị rất yếu thế khi đụng trận. Tướng Fred Weyand thì khi chấm dứt chu-kỳ của vai trò tướng chỉ huy của Field Force II, Vietnam đã nhận xét trong một báo cáo đúc-kết kinh-nghiệm quân-sự năm 1968 là “sự chậm trể kéo dài trong việc cung-cấp vũ khí và trang bị tối tân cho Quân Lực Việt-Nam Cộng Hòa, ít ra thì cũng cho tương xứng ngang hàng với những gì Nga và Tàu đã dành cho kẻ dịch, đã là yếu tố lớn gây ra tính cách vô hiệu của Quân Lực Việt-Nam Cộng Hòa.” [5]

Phải mãi cho tới khi Tướng Creighton Abrams tới Việt-Nam với tư cách Phụ Tá Chỉ Huy Quân-Đội Hoa-Kỳ vào tháng 5 năm 1967 thì Miền Nam Việt- Nam mới được chú ý hơn. Ngay sau khi nắm nhiệm sở Abrams đã điện cho Tham-Mưu Trưởng Lục-Quân là Tướng Harold K. Johnson. Ông báo cáo: “Đối với tôi thì thật rỏ ràng là tại đây và luôn bên nhà, Quân-Đội Hoa-Kỳ đã suy nghỉ đa số theo quan niệm là các cuộc hành quân đều do Hoa Kỳ đãm nhiệm và yểm trợ chỉ cho quân-lực Hoa Kỳ.” Kết quả là khi đụng tới việc phải yểm trợ Miền Nam Việt-Nam thì “các thiếu thồn về quân-nhu và tiếp-liệu dù đã rất hạn chế và khắc khổ, đã không được giải quyết với tính cách khẩn-cấp và mạnh mẻ mà chúng ta vẫn thường áp dụng cho các nhu-cầu của Hoa-Kỳ. Vậy mà trách-nhiệm của chúng ta với Quân-Đội Việt-Nam Cộng-Hòa thì thật rỏ ràng.” Abrams đã thừa nhận là “việc chuẩn bị phải bắt đầu ở đây,” khi tiếp thêm “Tôi đang làm việc này.” [6]

Abrams đã dùng đa số thời gian năm mình làm phụ-tá để nâng cao lực- lượng Miền Nam Việt-Nam, ngay cả cung-cấp cho họ súng M-16. Lúc Tết 1968 thì ông đã thu-xếp để trang bị được chúng cho Nhảy Dù Miền Nam và các đơn vị tinh-nhuệ, nhưng các quân-nhân khác thì vẫn thua địch về vũ khí.Vì vậy Trung- Tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng Cục-Trưởng Tổng Cục Tiếp-Vận, đã nhắc lại là “suốt thời gian địch tấn công dịp Tết 1968, tiếng nổ chát-chúa và dòn-dã của các khẩu AK-47 vang khắp Saì-Gòn và các thành phố khác gần như chế-nhạo các tiếng nồ đơn-chiếc và yếu-ớt từ các khẩu Garand và cạt-bin do các quân bạn đang bị sững-sờ.” [7]

Mặc dù vậy, các lực-lượng Miền Nam Việt-Nam cũng đã chứng tỏ khã- năng một cách đáng kính phục khi đẩy lui cuộc tấn-công dịp Tết. Báo Time đã tường thuật: “Trước sự ngạc nhiên của nhiều người Mỷ và trước sự sửng sốt của Cộng sản, Quân đội VNCH đã hứng chịu cuộc chạm trán ngay từ những giây phút ban đầu một cách can-đãm và đầy nhiệt-huyết, chiến đấu hữu-hiệu nhiều hơn là mọi người vẫn mong chờ.” [8] Quả thật là đặc-biệt phải lưu ý Quân Đội VNCH đã đạt được các kết-quả đó dù không có được các vũ khí tối-tân khã dỉ đủ để tương xứng với vũ khí địch.

Vào tháng hai năm 1968 Tướng 5 Sao về hưu Bruce C. Clarke đã viếng thăm ViệtNam. Sau đó ông đã soạn thảo phúc-trình chuyến đi mà cuối cùng đã tới tay được Tổng Thống Lyndon Johnson. Clarke đã nhận xét là “các đơn vị ViệtNamcực-kỳ không được ưu-tiên về trang bị, kề luôn cả về vũ khí”. Ông đã nhận xét là điều này đã ảnh hưởng dến cả tinh-thần và luôn cả sự hữu-hiệu của họ. “Quân nhân biết và hiểu được khi họ bị trang bị yếu kém.”

Sau khi đọc phúc trình, LBJ đã gọi Clarke tới Tòa Bạch Ốc để thảo-luận về các phát-giác của ông ta. Rôì thì như Clarke đã hồi tưởng, “chỉ trong vòng vài ngày sau chuyến viếng thăm của chúng tôi tới Tòa Bạch-Ốc thì một phụ tá của Tổng Thống đã gọi tôi để cho hay là Tổng Thống đã vừa cung cấp 100.000 khẩu M-16 cho Quân Đội VNCH.” [9]  Tổng Thống Johnson đã nói tới vấn đề này trong bài diển văn bi-tráng ngày 31 tháng 3 năm 1968. Ông thề “Chúng ta sẽ phải tiến hành nhanh chóng việc tái trang bị cho quân lực Miền Nam Việt-Nam để họ có thể đáp lại được hỏa lực tăng cường của địch.” [10] Người ta chỉ còn có thể nhận xét là thật vừa lúc.

Clarke đã viếng Việt Namlần nữa vào tháng 9 năm 1969 và đã “thấy được Quân-Đội VNCH đã có 713.000 khẩu M-16 cùng các trang bị khác và họ đã thực hiện được nhiều tiến bộ lớn kể từ Tết Mậu Thân.” [11] Nay thì Quân Đội VNCH và các Lực Lượng Lãnh Thổ (Territorial Forces) không những chỉ nhận các vũ khí tối-tân nhất mà cả luôn súng phóng lựu M-79, súng liên thanh M-60 và máy vô tuyến AN/PRC-25 là những quân dụng mà lực lượng Hoa Kỳ đều đã sử dụng từ lâu.

Các sư đoàn Mỷ không những được trang bị tốt hơn mà còn lớn hơn của Việt Namnên kết quả là chúng có khã năng tác chiến lớn hơn nhiều. Trong những năm đầu của cuộc chiến, lính Mỷ đã ăn chận hết tất cả các phương tiện quân sự có khã năng tăng gia sự hữu hiệu của họ  khiến cho càng bất lợi cho Miền Nam Việt-Nam khi bị so sánh cùng. Việc này gồm có như phân phối các trận không tập của B-52, như cung cấp yểm trợ hỏa lực từ trực-thăng và máy bay cánh không xếp, như pháo binh và vận chuyển quân lính. Abrams ghi nhận là trong thời gian “Tấn Công thứ Ba” của địch trong tháng 8 và 9 năm 1968 thì “quân đội VNCH đã loại nhiều địch-quân hơn là tổng-cộng các lực-lượng đồng- minh.” Nhưng ông nói trong tiến trình này, họ cũng “bị nhiều tử-vong hơn, nếu tính ra kể cả thực sự hay trên căn bản tỷ lệ địch so với bạn bị chết vì chiến trận.” Ông đã nói với Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ là Tướng Earle Wheeler là sự kiện này do Miền Nam đã nhận được ít yểm trợ hơn, luôn cả về lượng lẫn về chất so với lực lượng Mỷ, có nghĩa là về pháo, yểm trợ chiến-thuật về không-quân, hỏa-lực phi-cơ và trực-thăng vận.” [12]

Dưói các điều-kiện này trong mấy năm đầu, việc chỉ trích Miền Nam Việt-Namchỉ là một lời tiên tri tự giải. Do được trang bị quá ít, lại yếu kém về hỏa-lực so với địch và  bị xua đẩy qua bên như hàng thứ yếu, quân-đôi VNCH đã phí mất nhiều năm để phát-triển và có được kinh-nghiệm chiến-đấu mà đã có thể nâng cao khã-năng của họ rất nhiều.

Sau này khi Robert McNamara, người từng chủ tọa các phiên họp về cách Hoa Kỳ cố gắng trong mấy năm đầu đã viết và phỉ báng người Việt  thì William Colby đã đốt nát lập-luận y bằng cách khiển trách như sau. Ông ta đã viết: “Y không nên vu-cáo một cách khinh thị người Việt như vậy, vì họ là những người đã cống hiến mạng sống và đã  cố gắng để ngăn ngừa Cộng sản thống trị nhưng để rồi thấy ra là siêu cường từng bảo vệ họ nay lại phủi tay ra đi vì lý do thất bại của chính sách McNamara.” Colby đã khẳng-định “Chính-nghĩa quả đã rất cao cả. Hoa Kỳ đã chiến-đấu một cách sai-lầm dưới McNamara và thất-trận phần lớn vì y.” [13]

*****

QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA TRONG NHỮNG NĂM SAU

 Phần Hai là dành cho quân-lực Miền Nam Việt-Nam trong những năm sau của sự tham-dự của Hoa Kỳ. Đây là thời-kỳ mà lực-lượng bộ binh Mỷ đã lần- lượt được rút ra khỏi Việt-Nam.

Khi Tướng Abrams nắm quyền chỉ-huy các lực-lượng Mỷ tại Việt-Nam thì ông đã nhấn mạnh về việc giao-chiến trong “Một Cuộc Chiến” mà chiến trận, cùng bình-định và tăng-cường quân-lực Miền Nam Việt-Nam đều cùng quan trọng như nhau và có cùng ưu-tiên như nhau. Ông đã nhấn mạnh là để thành công toàn-diện thì cần phải thành-công trong cả ba khía cạnh này. Do đó M-16 đã được phân-phát cho toàn cỏi Việt-Nam, với ưu tiên dành cho các Lực Lượng Lãnh-Thổ (Địa-Phương Quân và Nghĩa Quân) mà đang nắm vai trò “giữ” trong chính sách “giải-tỏa và chiếm-giữ”.

Rồi khi càng nhiều thêm phần đất được dành lại từ kẻ địch, số đông lính địch đã “chiêu hồi” về với phía đồng-minh. Con số đã đạt tới 47.000 vào năm 1969, cộng thêm 32.000 trở về với phía Quốc-Gia cho đến hết năm 1970.[14] Theo ước tính  được từng chấp-nhận là sư đoàn Băc-Việt gồm 8.689 người [15] thì việc này có nghĩa là địch đã thiệt hại cho tới độ chín sư đoàn cộng do đào-ngủ chỉ trong hai năm thôi.

Đây chính là thời điểm cuộc chiến đã được thành công. Chiến-tranh vẫn còn nhưng ta đã thắng. Lý do là vì MiềnNamđã đạt tới khã-năng gìn giữ được độc-lập và tự-do qua hành-động của mình, với sự hứa hẹn là sẽ được Hoa-Kỳ yểm-trợ. Đó là sự thành-tựu của MiệnNamViệt-nam.

Một phần cực-kỳ quan-trọng của sự thành-công này là kết quả mỷ-mãn trong việc bứng gốc hệ-thống núp bóng của địch trong các làng xã của Nam Việt-Nam. Một chiến dịch hiệu-quả nhằm vô-hiệu hóa người của hệ-thống này bằng cách dựa vào tin tình báo tốt và kịp thời hơn để mà hành động đã được phát triển. Các kẻ chỉ trích chiến-tranh đã tố cáo chương trình “Phượng Hoàng” là một chiến dịch ám sát – cũng như với biết bao nhiêu điều trong cuộc chiến phức tạp này – nhưng sự thật thì lại khác.

Có một điều là các kẻ bị bắt giữ mà có hiểu biết về cơ cấu chìm của địch và cách thức hoạt động của chúng thì đều là những nguồn tin tình-báo vô giá. Mụch tiêu là bắt họ còn sống và khai-thác họ. Các điều-tra viên của Quốc-Hội đã được gởi đi Việt Namđể đánh giá chương trình (việc rỏ ràng là kỳ lạ để làm trong khi chiến tranh đang tiếp diển). Họ đã khám phá ra là độ chừng 15.000 người của cấu-trúc Việt-cộng đã bị vô-hiệu hóa trong năm 1968, 15 % đã bị giết, 13 % đã trở về với phía chính-phủ và 72 % đã bị bắt. [16]  William Colby đã chứng nhận sau đó là phần lớn các kẻ bị giết, đúng ra là “đa số” đã bị giết trong các cuộc giao-tranh bình thường, “như đã được cho thấy bỡi các đơn vị mà đã báo cáo giết họ”. [17]

Trong thời gian của mấy năm này, lực lượng Mỷ đã được rút lần-lượt khỏi Việt-Nam và đưa về Mỷ. Ngoài việc nhận lãnh trách-nhiệm chiến đấu do người Mỷ giao lại thì Miền Nam Việt-Nam còn phải đối phó với nhiều đổ thay trong chính sách. Tướng Abrams đã rất rỏ ràng khi phát-biểu về cách thức mà Nam Việt-Nam đã bị đòi hỏi phải vượt qua thêm nhiều khó khăn và trở ngại. Ông đã nhớ lại: “Chúng tôi bắt đầu rút năm 1968. Chúng tôi cần phải giúp các người đó làm sao mà vào năm 1974 họ có thể quét sạch bọn VC – tụi VC. Rồi thì họ xiết lại việc này. Họ xiết lại ba lần, hay bốn lần – gia tốc. Vậy là từ chổ khởi đầu là cần thời gian như vậy thì nay” – ông ta dùng tay để cho thấy là một thời gian dài – “thì nay sẽ phải cho xong với chỉ khoảng thời gian này” – ngắn hơn rất nhiều. “Và nếu đó là VC, Quân Đội Miền Bắc, ngăn cản, giúp đở người Miên và cứ thế – đó là những cái gì chúng tôi phải làm.” Và Abrams đã lưu ý “bạn phải rất cẩn thận về một việc như vậy, nếu không thì bạn sẽ có cảm tưởng là đã làm hư việc. Bạn không được làm vậy, “bởi vì nếu không thì bạn sẽ khùng luôn.” [18]

Việc có tính cách quyết-định nhất trong các thay đổi về chính-sách là phế bỏ các kế-hoạch từ lâu cho việc phối trí một lực lượng Mỷ để lại Miền Nam Việt- Nam một cách vỉnh-viển cho một giải pháp tương tự như ở Tây Âu và Nam Hàn.

Trong khi đó, bằng chứng về những thành tựu của Miền Nam Việt Namđã trở nên vô cùng rỏ ràng. Sau khi rời khỏi Việt Namtrong ba năm, Thomas J. Barnes đã trở về lại để làm việc trong chương trình bình-định vào mùa thu năm 1971. Ông đã nói với Tướng Fred Weygand: “Tôi đã giật mình về ba cải-thiện chính, sự phồn-thịnh ở thôn quê, cách thức mà Địa-Phương Quân và Nghĩa Quân đã bám trụ và chính trị cũng như kinh tế cứ tiếp tục trở nên tự túc trong các làng. Một trong bốn đóng góp lớn nhất của chúng ta đã là tái lập lại định-chế xã thôn đúng với vai trò trong lịch-sử của Việt-Nam là độc-lập tương đối và tự lực tự cường.” [19]

Vào tháng giêng năm 1972 John Paul Vann, một viên chức cao-cấp trong chương trình trợ giúp bình-định đã nói với bạn bè là “chúng ta đang ở trong thời kỳ cường độ giao tranh thấp nhứt từ trước đến giờ. Ngày nay xuyên khắp các vùng nông thôn đều mang vẻ phồn thịnh và điều này không thể chối cải. Ngày nay đường xá mở rộng, cầu xí mọc đầy và bạn gặp nhiều nguy-hiểm gây ra bởi các xe Honda và Lambretta đang ồn ào phóng nhanh hơn là mối đe dọa bởi VC.” Và Vann đã nói thêm: “chương trình Việt-Nam Hóa này đã thật sự tiến xa hơn là những gì mà tôi đã có thể điên khùng mơ tưởng thử.” [20] Các điều này chính là thành tựu của Miền Nam ViệtNam.

Vào cuối tháng ba năm 1972 khi địch xâm chiếm Miền Nam theo kiểu qui- ước với tương đương hai mươi sư đoàn thì một chiến trận đẫm máu đã diển ra. Douglas Pike đã viết “cuộc chiến ‘được tính toán kỷ lưởng’ của địch quân đã bị thất bại nhờ không lực đã ngừa không cho tụ quân đông đảo lại và nhờ sự kháng cự lì lợm, thậm chí oai hùng của lực-lượng phòng thủ Miền Nam Việt- Nam. Quân Đội Bắc-Việt và các phương tiện vận chuyển cũng như liên lạc đều bị trừng phạt nặng nề.”. Nhưng quan trọng hơn hết là “Quân Đội VNCH và ngay cả các lực lượng địa-phương cũng đứng lại và chiến đấu như chưa bao giờ xẩy ra.” [21]

Sau này các người chỉ trích đã nói là Miền Nam Việt Namđánh lui được kẻ xâm chiếm chỉ là nhờ không trợ của Mỷ. Abrams đã trả lời một cách cực-kỳ mạnh mẻ. Ông ta đã nói với các chỉ huy: “Tôi nghi ngờ là toàn bộ vụ này có thể đứng vững nếu không có không quân Mỷ. Nhưng điều mà trước đó đã phải xẩy ra là người Việt, một số đông của họ, đã phải đứng lên và chiến đấu. Nếu họ đã không làm vậy, thì cho đến gấp mười lần không trợ mà chúng ta đã có cũng không thể ngăn chận được địch.” [22]

Các chỉ trích cũng chê bai là các lực lượng Miền Nam Việt-Nam đã cần sự trợ giúp của Mỷ để thắng. Trong khi đó vài 300.000 lính Mỷ đã trú đóng ở Tây Đức chính vì Tổ chức Hiệp-Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng không thể chận đứng được mối nguy xâm chiếm của Sô-Viết và Liên Minh Warsaw mà không có sự trợ giúp của Mỷ, trong khi ở Nam Hàn đã có 50.000 lính Mỷ chỉ để giúp nước này đối phó với hiểm họa phương Bắc. Và không hề một ai góp ý là quân lực Tây Đức và Nam Hàn đáng bị chế nhạo hay mắng chửi chỉ vì họ cần sự giúp đở của Hoa Kỳ. Chỉ có Miền Nam Việt-Nam (mà lúc này chỉ nhận có không trợ, mà không cần bộ binh như Đức và Đại Hàn) là bị chỉ mặt ra mà bị đối xử một cách bất công cũng như là bần tiện.

James Banerian đã viết: “Ai mà muốn biết Quân Đội VNCH đã chiến đấu ra sao thì người đó phải là các cố vấn Mỷ. Họ đã thấy các lực lượng nhảy dù, thủy-quân lục-chiến, hải quân, biệt-động quân, bộ binh và thiết giáp. Các cố vấn là những nhân chứng ‘ sống và chết của cuộc chiến đấu hào hùng’ mà Miền Nam Việt-Nam đã đãm đương trong tinh thần trách nhiệm, cương quyết và lâu dài.” [23]

Miền Nam Việt Namđã đánh bại kẻ địch với máu và can đãm trong cuộc Tấn Công vào Phục Sinh 1972. Tướng Abrams đã nói với Tổng Thống Thiệu là chính “tài năng của các chỉ huy chiến trường của ông sẽ quyết định kết quả,” [24] và họ đã chứng minh là họ xứng đáng với thử thách. Phòng vệ của Miền Nam Việt-Nam đã gây thiệt hại cho các kẻ xâm chiếm đến mức mà mãi ba năm sau thì Bắc Việt-Nam mới có thể mở một cuộc tấn công qui mô khác. Và tới lúc này thì bao biến cố đau thương đã diển ra trong bối cảnh rộng lớn hơn. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau đây không lâu.

*****

NGUYỄN  VĂN  THIỆU

 Phụ lề liên quan đến cố Nguyễn Văn Thiệu, nguyên Tổng Thống Miền Nam Việt-Nam. Ông Thiệu đã dẫn dắt đất nước của ông ta trong các năm cực- kỳ khó khăn. Trong lúc chiến đấu chống lại ngoại xâm và luôn nội loạn mà cả hai đều được đồng bảo trợ và yểm trợ bởi Tàu và Liên Xô thì ông đã xếp đặt được các chính phủ dân cử từ cấp quốc-gia xuống tận làng xã, đã – với vật liệu và giúp đở cố vấn của Mỷ – bành trướng mạnh lớn quân đội để họ có thể từ từ thay thế các lực lượng Hoa-Kỳ đang rút lần ngõ hầu đảm nhiệm toàn bộ gánh nặng cuộc chiến, đã đích thân điều khiển một chương trình bình-định để bứng gốc cơ cấu chìm mà đã từng dùng áp bức và khủng bố để chế ngự dân số đồng quê, đã định chế cải cách ruộng đất thật sự để cung ứng 400.000 bằng khoán cho nông dân với 2 triệu rưởi mẫu đất, và đã tổ chức bốn triệu công dân thành Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ với 600.000 vũ khí.

Đại sứ Ellsworth Bunker, người điều khiển tòa đại sứ Mỷ tại Sài Gòn trong vòng sáu năm đã biết khá rỏ Thiệu để khẳng định vài nhận xét về con người và thành quả của ông ta. Bunker đã nhận xét: “Ông ta đã giải quyết các vấn đề một cách cực kỳ khôn ngoan và hiệu quả. Ông ta là một cá nhân với khã năng trí thức rất đáng kể. Ông đã quyết định ngay từ đầu sẽ đi theo con đường hiến-định thay vì cai trị với một nhóm tướng lãnh mà một số lớn trong đó đã mong chờ ông ta sẽ làm vậy. Ông ta đã càng ngày càng hành xử y như một chính-trị gia [Bunker xem như đây là một lời khen ngợi], thường đi về thăm vùng quê, theo dỏi việc bình-định, thăm hỏi người dân xem họ muốn gì.” Bunker rất tán đồng và trong một dịp khác đã so sánh vị Tổng Thống với kẻ đối thủ chính của ông về lãnh đạo chính trị. Ông ta đã tuyên bố: “Tôi nghỉ là Thiệu khôn hơn và vững chắc hơn,”. [25]

Thiệu cũng thực tế khi nói với Đại sứ Bunker là “thật xui xẻo chúng tôi không có nhiều tướng thật sự có thể nắm hơn một sư đoàn,” một phân loại mà ngay ông ta cũng đã trung-thực khiêm nhường gôm mình luôn vào. [26]

Với sự kiện là đa số khã năng hành chánh cũng như quyền năng chính-trị trong nước đều nằm trong định-chế quân sự, Thiệu đã khó có thể thay thế các kẻ tham nhũng và bất tài đang nắm những chức vụ cao, và cũng vì vậy tự thấy mình phải giữ lại các kẻ trung thành dù không có khã năng. Lúc đầu nhiệm kỳ Tổng Thống Thiệu đã giải thích tình trạng này cho một sĩ quan cao cấp Mỷ mà đã tường thuật lại theo cách này: “Cần nhắc lại rằng thanh lọc toàn bộ sĩ quan Miền Nam đơn giản chỉ là điều bất khã thi, Thiệu đã cảnh cáo là mọi thay đổi về chỉ huy vào hàng cao cấp đều phải được sữa soạn và xúc tiến một cách cẩn thận. Quân đội không thể bị tách rời ra khỏi chính trị một sớm một chiều được. Quân đội đã và sẽ là hậu thuẩn chính trị chính của ông ta và cũng là lực lượng kết-hợp duy nhất để giữ đất nước không tan vở. [27]

Đại sứ Bunker và Tướng Abrams đã hiểu vấn đề này và cả hai đều kiên- nhẫn và thông cảm, nhưng họ đã nhấn mạnh về nhiều khuyến cáo liên hệ các sĩ quan cao cấp không xứng đáng. Thường thì các đề nghị của họ đều được chấp thuận, dù cần có một thời gian sau đó để chuẩn bị vì lý do chính trị.  Với thời gian qua thì vài thay đổi quan trọng đã xẩy ra trong giới lãnh đạo Miền Nam Việt-Nam, luôn về dân sự cả quân sự, đôi lúc bắt buộc do các khủng hoảng quân sự. Nhưng đã không bao giờ có một cuộc quét nhà toàn diện, thậm chí ngay cả có thể có được hay không. Không những như vậy sẽ có hổn loạn chính trị mà con số đòi hỏi về các thay đổi khã dỉ tồn tại được cũng chỉ đơn giản không hiện thực được. Để tạo chúng ra thật nhiều đòi hỏi thêm thì giờ hơn là như đã thấy.

Trong nhiều lần trước tôi đã suy nghỉ là so sánh với giới lãnh đạo Mỷ đương thời may ra có thể cung cấp nhiều kết quả hấp dẫn. Chẳng hạn Nguyễn Văn Thiệu nếu đem ra tranh luận thì có thể chứng tỏ là ngay thẳng và đoan chính hơn Lyndon Johnson, và – nếu kể tới các khác biệt giữa hai hoàn cảnh cá biệt – thì là một Tổng Thống hữu hiệu cho đất nước hơn. Lúc đó có người đã chỉ rỏ là ông Thiệu có lẻ đã có nhiều tự do hơn để đi đây đi đó hơn là LBJ ngay trong nước của ông ta.

Các người Mỷ ở chóp bu đã thừa nhận tầm quan trọng của Tồng Thống Thiệu, đặc biệt là trong cuộc chiến bình-định. Abrams đã nhận xét là “ông ta hiểu biết  về việc bình-định hơn là mọi người Việt-Nam khác” và William Colby gọi ông ta là “chức sắc số một về bình-định”.  Một  sử liệu của Bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ đã nhìn nhận đóng góp quan trọng nhất của Thiệu là “ông ta đã nhìn thấy rỏ ràng tầm quan trọng chính yếu của chiến dịch bình-định và của sự thiết lập các cơ chế hữu-hiệu cho các chính quyền địa-phưong.” [28]

Trong nhiều dịp Thiệu đã mời Đại Sứ Bunker tháp tùng trong các chuyến về thăm quê, nơi mà Bunker đã nghe ông ta nhấn mạnh về tái lập chính quyền địa-phương, tổ chức bầu cử tại làng và thôn, huấn luyện các viên chức của những nơi đó và cải cách ruộng đất. Tại Vũng Tàu, trong chín tháng đầu năm 1969, 1.400 Chủ Tịch Hội Đồng Hương Chánh đại diện cho gần ba phần tư của tất cả làng xã ở Miền Nam Việt-Nam đã được huấn luyện. Tổng Thống Thiệu đã viếng thăm từng khóa và mặc nhiên chính thức cho phép các trưởng làng này trở về lại và nói là “Tổng Thống đã nói với tôi -.”  Vào cuối 1969 tình hình đã thay đổi cực kỳ đến mức John Paul Vann đã từng nói với một cử tọa ở Princetonlà “Hoa Kỳ đã chiến thắng về quân sự và luôn cả về chính trị xuyên qua Thiệu.” [29]

Trong các tài liệu này qua các tài liệu khác, địch đã luôn luôn dự đoán và kêu gọi một “cuộc nổi dậy của nhân dân” tại khắp Miền Nam Việt-Nam, nhưng thãt sự thì đã không bao giờ có bất kỳ vụ nổi loạn nào của dân để ủng hộ kẻ địch tại Nam Việt-Nam. Đối với bất cứ quan-sát viên vô tư nào thì quả thật là không có gì ngạc nhiên khi nhìn vào các hồ sơ của địch, từ năm này qua năm khác, nào là ám sát, bắt cóc, đặt bom khủng bố, cưởng bách tòng quân, và pháo kích bừa bãi vào các trung-tâm dân cư xuyên suốt Nam Việt-Nam, toàn là hành-động thật khó giải thích được là để thu phục nhân-tâm của các nạn nhân.

Vào tháng tư năm 1968 Tổng Thống Thiệu đã đi ngược lại ý kiến của gần như mọi cố vấn mà khởi đầu cái được gọi là Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ. Thiệu đã bào chữa là “chính phủ phải dựa trên sự ủng hộ của nhân dân, và quả thật là sẽ không có chính nghĩa nếu không dám trang bị cho họ.” Sau đó thì độ bốn triệu người, các kẻ quá già hay quá trẻ để đi quân dịch đã ghi danh vào lực lượng tự vệ và được trang bị với 600.000 vũ khí. Đặt căn bản rỏ ràng là chính phủ Thiệu đã có được sự ủng hộ của chính nhân dân mình, các lực lượng tự vệ này đã xử dụng vũ khí của họ để chiến đấu chống cộng sản xâm chiếm thay vì chống lại chính phủ của mình.

Vào tháng mười năm 1971, Tổng Thống Thiệu đã ra tái tranh cử mà không có đối thủ trong giữa thời kỳ của một cuộc chiến đầy đắng cay. Nhiều người đã chỉ trích ông về việc này, ngầm gợi ý là chiến thắng của ông ta đã không được danh-chính ngôn-thuận lắm vì đã không có đối lập. Nhưng trong cuộc bầu cử này, mặc dù địch kêu gọi tẩy chay và cảnh cáo là các cử tri sẽ bị bắn bỏ, một con số làm mọi người chưng hửng là 87,7 phần trăm của số cử tri  ghi danh đã đi bầu và 91,5 phần trăm trong số này đã bỏ phiếu cho Tổng Thống Thiệu. [30] Kết quả này tạo nên kết quả đi bầu cao nhất trong lịch sử Việt-Nam. Quả là không đáng kể (vì không có đối thủ), hay nếu dân không tán thành sự lãnh đạo của Thiệu, thì tại sao họ đã đi bầu đông như vậy, ngay cả nhiều lúc nguy hiểm cho chính bản thân họ, để phô bày sự việc họ ủng hộ ông ta tái đắc cử? Câu trả lời là, bất kể nhiều nguồn chỉ trích khác nhau, một đa số rất lớn của dân đã đánh giá cao đóng góp của Thiệu và họ muốn ông tiếp tục nắm quyền.

Tháng giêng năm 1972 John Paul Vann đã nói: “Sự kiện căn bản của đời sống, và đó là một sự kiện không chối cải được, là đa số áp đảo trong dân – cở độ 95 phần trăm – đã thích chính phủ Việt-Nam hơn là một chính phủ cộng-sản hay là một chính phủ mà phía bên kia đã đề nghị.” [31]

Vào lúc cuộc Công Kích Phục Sinh 1972 xẩy ra, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Thiệu, Nam Việt-Nam đã đủ khã năng để thành công tự vệ chống lại trận xâm lăng to lớn qui mô của Bắc Việt, với sự giúp đở quan trọng của không lực Mỷ.

Vào mùa Xuân năm 1975 khi cuộc xâm lăng kế tiếp xẩy ra thì tình hình của Nam Việt-Nam đã thay đổi một cách bi đát. Không những Quốc Hội Hoa Kỳ đã biểu quyết luật ngăn cấm đem quân trở lại Đông Dương mà Mỷ còn không thi hành các cam kết khác là sẽ tiếp tục yểm trợ.

Thật đáng buồn là ngày hôm nay nhiều người Việt đã chỉ trích ông khi nhìn lại quá khứ ông ta.  Tôi đã bàn về vấn đề này với nhiều bạn Việt nay đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Mới gần đây thôi, đặc biệt một người thông minh và có học đã làm tôi ngở ngàng khi nói là người Việt nghỉ Tổng Thống Thiệu nói láo với họ. Tôi đã hỏi ông ta là bằng cách nào. Bạn tôi đã trả lời: “Ông ta biết là Mỷ sắp bỏ rơi chúng tôi nhưng ông không cho chúng tôi biết,”.

Tôi nghỉ như vậy quả thật là phán đoán quá tàn nhẫn, và cũng khã dỉ có thể tranh luận được. Đại sứ Ellsworth Bunker có nhớ lại là đã đích thân chuyển cho Tổng Thống Thiệu ba bức thư của Tổng Thống Nixon mà trong đó “ông ta đã cam kết” sẽ trở lại giúp đở Nam Việt-Nam “trong trường hợp phía bên kia vi phạm trầm trọng các thỏa ước.”. Nhưng Bunker đã nhận xét là “Quốc Hội . . . đã làm cho việc thi hành các cam kết này không thể thực hiện được.” Kết quả ra sao? “Tôi đã thật sự nghỉ đó là một sự phản bội Nam Việt-Nam, “ Bunker đã khẳng định mà không chần chờ như vậy. [32]  Thật khó cho tôi để hiểu là làm sao mà Tổng Thống Thiệu đã có thể đoán biết được trước diển tiến rất nhục-nhã của hành vi Hoa Kỳ sau này.

Ông Thiệu đã từ nhiệm vài ngày trước khi Sài Gòn thất thủ với hy vọng là sẽ giúp cho việc thu xếp cuộc chiến được dể dàng hơn. Trong bài diển văn giã- nhiệm, thật là dể hiểu nổi cay đắng của ông trước kết quả của bao nhiêu năm dài tranh đấu. Sự việc này đáng lý cho thấy là ông ta cũng chết điếng như mọi người trước việc là đôi khi Mỷ có thể quay lưng lại Nam Việt-Nam trong giai- đoạn khủng hoảng như vậy (và với tất cả các hy sinh mà Hoa Kỳ đã bỏ ra ở đó).

Quan điểm của tôi là Nguyễn Văn Thiệu đã hành xử oai hùng suốt nhũng năm dài của một cuộc chiến cực kỳ khó khăn, và trong tiến trình đó – dù ông ta có được chấp nhận hay không – đáng để nhận sự kính nể và lòng mang ơn của mọi người mà muốn chúc lành cho Nam ViệtNam.

 *****

SAU  CÁC  THỎA  THUẬN  BA  LÊ

 Phần ba bàn về tình hình sau khi các điều khoản của Hiệp-Ước Ba-Lê được ký kết vào tháng giêng 1973. Để xúi Nam Việt chấp thuận các điều-kiện mà họ đã xem như kẻ hở chết người vì đã chấp thuận cho Bắc Việt đóng giữ lại Miền Nam nhiều đơn vị lớn, Tổng Thống Nixon đã nói với Tổng Thống Thiệu là nếu Băc Việt vi phạm các điều khoản của thỏa thuận và tiếp tục lại cuộc xâm lược Miền Nam thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp bằng quân sự lại để trừng phạt chúng về việc này. Và Nixon đã nói là nếu chiến tranh lại tiếp tục thì Hoa Kỳ sẽ thay thế trên căn bản một đổi một các chiến cụ chính (thiết giáp, pháo, và vân vân) mà Nam Việt mất như Hiệp-Ước Ba-Lê đã cho phép. Rồi cuối cùng, Nixon đã nói là Hợp Chũng Quốc sẽ tiếp tục yểm trợ mạnh mẻ về tài chánh cho Nam Việt. Khi sự việc xẩy ra, Hoa kỲ đã không thi hành bất kỳ cam kết nào trong ba  điểu hứa trên.

Trong khi đó thì Bắc Việt đã đang nhận được từ quan thầy những số lượng yểm trợ chưa từng thấy từ trước cho tới nay. Theo một tài liệu sử đăng ở Hà Nội năm 1994 thì từ tháng giêng cho tới tháng chín năm 1973 là chín tháng ngay sau Hiệp Định Ba Lê số lượng tiếp-liệu từ Bắc đổ vào Nam tăng gấp bốn lần hơn so với cùng thời kỳ của năm trước. [33]  Dù vậy thì cũng là tối thiểu nếu so với số lượng được chuyển Nam từ đầu 1974 cho đến cuối cuộc chiến vào tháng tư 1975, tổng số của mười sáu tháng mà Cộng sản đã tường thuật là bằng 2.6 hơn số lượng đổ vào chiến trường suốt mười ba năm trước. [34]

Nếu Nam Việt đã né tránh thỏa ước Ba Lê chính không những vì là Hoa Kỳ rồi cũng sẽ thu xếp xong dù không có họ nhưng mà cũng vì Quốc Hội Mỷ rồi cũng sẽ nhưng ngay tức thì mọi viện trợ thêm cho Nam Việt. Về mặt khác, nếu Nam Việt thuận theo thỏa ước với hy vọng là sẽ được tiếp tục nhận viện trợ thì họ sẽ phải nhận một kết cuộc là quân Bắc Việt vẫn tồn tại như một đe dọa trong phần đất của mình. Dù đóan trước được tương lai tang thương này, Nam Việt đã chọn giải pháp sau rồi cũng chỉ để khám phá ra – một cách thật kinh hoàng – là rồi thì họ cũng sẽ lãnh chịu cả hai hệ lụy, lực lượng Bắc Việt và luôn cả không còn viện trợ Mỷ.

Nhiểu người Mỷ sẽ không muốn nghe nói là các quốc gia chuyên chế như Trung Cộng và Liên Bang Sô Viết đã chứng tỏ họ tốt hơn và là đồng minh đáng tin cậy hơn nước Mỷ dân-chủ nhưng quả đó là sự thật. William Tuohy, phóng viên chiến trường trong nhiều năm cho tờ Washington Post, đã viết  “quả là một điều gần như không thể nghỉ tới và chắc chắn không thể tha thứ được là một cường quốc đã phó mặc các đồng minh không nơi nương tựa cho lòng thương hại và yêu thương của Bắc Việt,” [35] nhưng đó chính là điều chúng ta đã làm.

Đại tá William LeGro đã phục vụ cho tới cuối cuộc chiến với Phòng Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ tại Sài-Gòn. Nhờ vai trò gần kề và lợi điểm này, ông ta đã chứng kiến rỏ ràng những gì đã xẩy ra. Ông đã nhận xét “Việc giảm tới mức gần như không còn gì nữa của viện trợ Hoa-Kỳ đã là nguyên nhân” của sự xụp đổ cuối cùng. “Chúng ta đã quá tàn nhẫn với Nam Việt.” [36]

Gần ngày cuối, Tom Polgar mà lúc đó đang là Trưởng Phòng CIA tại Sài- Gòn, đã đánh một điện tín ước lượng thật vắn tắt kết quả dẫn tới tình hình này: “Không còn gì nghi ngờ về kết quả tối hậu, bởi vì Nam Việt không thể tồn tại nếu không có được viện trợ Mỷ trong khi khã-năng gây chiến của Bắc Việt vẫn không hề lung chuyển và vẫn được Sô Viết cùng Trung Cộng giúp đở.”

*****

 NGƯỜI  VIỆT  LƯU  VONG

Cuối cùng, phần bốn bàn về số người Việt lưu-vong đang sinh sống tại Hoa-Kỳ. Đây là một đề tài lớn rất gợi hứng, mà đã không được để ý đến nhiều.

 Tình hình sau cuộc chiến đã rất là đen tối như đã từng bị lo sợ trước. Seth Mydans đã viết theo trực-giác và đầy trắc-ẩn về các vấn-đề Đông Nam Á trong tờ The New York Times. “Hơn một triệu người dân Miền Namđã bỏ trốn khỏi nước sau chiến tranh. Độ 400.000 đã bị giam trong những trại ‘cải tạo’ – nhiều người chỉ trong thời gian ngắn nhưng với nhiều người khác thì lâu đến mười bẩy năm. Một triệu rưởi người khác đã bị cưởng bách về định cư tại những ‘vùng kinh tế mới’ trong các khu vực hoang vắng của Miền Nam mà đã từng bị tàn phá do đói kém và nghèo khổ cực kỳ.” [37]

Cựu Đại Tá Việt cộng Phạm Xuân Ẩn về sau đã diển tã sự thức tỉnh toàn diện của mình về ý nghĩa của một chiến thắng cộng-sản đối với Việt-Nam. Ông đã than vãn như sau: “Tất cả những tuyên truyền về ‘giải phóng’ hai  mươi, ba mươi, bốn mươi năm về trước chỉ đưa đến việc này, cái đất nước nghèo khó, gãy gục do một băng đảng gồm toàn một lũ lý-thuyết gia tàn-nhẫn, quyền huynh thế phụ mà lại học hành dở dang.” [38]

Cựu Đại Tá Bắc Việt Bùi Tín, dù trên cương vị kẻ thắng trận, cũng đã thành thật nhận xét về kết-quả cuộc chiến. “Đối với thế hệ chúng tôi thì đã quá trể, thế hệ của chiến tranh, của chiến thắng, và của phản bội. Chúng tôi thắng. Chúng tôi cũng thua.” [39]

Cái giá mà Nam Việt-Nam đã phải trả trong suốt cuộc chiến-đấu dài để được tự-do quả thật là đau đớn. Quân lực đã thiệt mất 275.000 người. [40] Thêm vào đó là  465.000 thường dân bị chết mà rất nhiều là do khủng bố Việt-cộng ám sát hay là do đạn pháo và hỏa tiển mà địch đã rót vào các thành phồ một các bừa bãi và cùng với 935.000 người khác bị thương tích. [41]

Một số không biết được trong số một triệu thuyền-nhân sợ rằng đã bỏ mình trong biển cả. [42] Trong nước thì có lẻ 250.000 người đã chết trong các trại “cải tạo” khắc nghiệt. Hai triệu mà từng bị xua đuổi ra khỏi nước đã tập hợp lại thành các người ViệtNam lưu-vong trên khắp thế giới.

Nhiều trong số người Việt này hiên đang sống tại Hoa Kỳ. Gần đây, Mydans đã viếng cộng-đồng “Sài Gòn Nhỏ” trong vùng Westminter, California  địa điểm của độ 3.000 ngành nghề kinh-doanh, đã tả cảnh sôi-động và phồn- vinh cho tờ Nữu Ước Thời Báo. Ông ta đã gợi ý là nó giống “như là Sài Gòn đã sẽ trở thành nếu Mỷ thắng cuộc chiến vào năm 1975”. Và ông ta kết luận “Không ai có nghị lực bằng một di dân Việt”. [43] Khi tranh cử tại cũng thành phố Westminter này, Thượng Nghị Sĩ John McCain đã tuyên bố với một nhóm đông người Việt mà đã tới sống ở nước này, “Tôi xin cảm ơn quý vị về những gì quý vị đã làm cho Hoa Kỳ.” [44]

Người Việt ly hương qua Mỷ cũng không quên thân quyến vẫn còn sinh sống trong nước. Mổi năm họ gởi về ước lượng chừng hai tỷ đô-la để phụ giúp người nhà. [45]  Không có gì đã là dể dàng cho các người đã tới Mỷ. Gần đây Nguyễn Quí Đức đã viết là với người Việt lưu vong, “các ký ức đau thương về chiến tranh vẫn luôn luôn nằm trong tim chúng tôi.” Nhưng ông đã tiếp, “các sự khác biệt về văn-hóa và lòng nhớ quê mà họ phải chịu đựng thì cũng xứng đáng cho giá của tự do phải trả.” [46]

Văn-hóa và an toàn vật-chất của chúng ta đã được làm giàu thêm nhờ các người Việt đã tới Mỷ. Chúng ta đã may mắn mà có được họ.

*****

KẾT  LUẬN

Để kết luận, tôi chỉ khẳng định lòng xác tín của tôi là cuộc chiến tại Việt Nam là một cuộc chiến có chính nghiã do Nam Việt-Nam và các đồng-minh đãm đương với những mục tiêu đáng kính phục, là các người tham chiến đó đã chiến đấu với đầy nhiệt huyết có thể có được, và là trong tiến trình họ đã tới thật gần điểm để thành-công trong mục-tiêu làm cho Nam Việt-Nam tự-lực được như một quốc-gia tự-do và độc-lập.

Một phóng viên đã từng nhận xét là Tướng Abrams là một người xứng đáng để có được một chiến trận tốt hơn. Tôi đã lặp lại nhận xét này cho người con trưởng của ông và người này đã trả lời tức khắc: “Ba tôi không nghỉ như vậy. Ông đã nghỉ là người Việt rất xứng đáng cho cuộc chiến này.” Tôi cũng nghỉ vậy. Cảm ơn.

*****

VỀ  TÁC  GIẢ

 Lewis Sorley là thế hệ thứ ba tốt nghiệp Đại Học Quân Sự Hoa Kỳ và có văn bằng  tiến sĩ của Đại Học Johns Hopkins. Trong suốt hai thập niên quân vụ, ông đã chỉ huy xe tăng và kỵ binh thiết giáp ở Hoa Kỳ, Đức và Việt Nam, đã phục vụ về tham mưu trong Văn Phòng Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và Văn Phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, và đã giảng dạy tại West Point với Đại Học Chiến Tranh Quân Sự.

Ông là tác giả của hai tiểu sử, Sấm Sét: Tướng Creighton Abrams và Quân Đội của Thời Ông Ta với Chiến Sĩ Đáng Kính: Tướng Harold K. Johnson và Đạo Đức Chỉ Huy, cùng với quyển sử tựa đề Một Cuộc Chiến Tốt Hơn: Các Chiến Thắng Không Được Phân Tích và Thảm Cảnh của Những Năm Cuối Cùng Hoa Kỳ Hiện Diện tại Việt Nam.

PHỤ ĐÍNH CỦA NGƯỜI CHUYỂN NGỮ

Nhân khi chuyển ngữ bài viết TƯỞNG NHỚ VIỆT NAM, tôi có trao đổi về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với tác giả là TS LewisSorley, qua điện thơ như sau:

Sep 27, 2010

Dear Sir LEWIS SORLEY,

. . . .

2/

As with your Vietnamese friend telling you that Thieu lied to South Vietnameses, I myself is taking the liberty to share my thinking about this subject with you.

With me, I didn’t respect Thieu much because he had a TOO BIG ego by thinking that him and ONLY him could lead and save South Vietnam against the Communist North. He shouldn’t allow himself to play poker with the whole nation’s destiny (i.e. over twenty million people’s lives) by hoping to force the Americans to come back to the battle with the hopeless withdrawal from Pleiku and Kontum, setting off precipitously the fall of South Vietnam.

In our more than 4,000 years of history, there were many antecedences when the nation was closed to be possibly conquered and to disappear in the globe as a nation, and the most quoted and reverred was the occasion of the Diên Hồng National Conference in 1284 when King Trần Thánh Tông called all the village elders to vote on the decision to stand up and fight the second invasion of the Mongols from the North or to surrender. The result was the glorious Vietnamese victory against the Mongols, also the only Mongolese record of a debacle against any ennemy all around the world at this epoch and until now.

Respectfully Yours,

Hung Le

Ngày 27 Tháng 9 Năm 2010

Kính thưa TS LEWIS SORLEY,

. . .

2/

Về chi tiết các người bạn Việt của ông đã cho ông biết là ông Thiệu từng nói láo với người dân miền Nam Việt Nam, tôi xin mạn phép chia xẻ với ông quan điểm của tôi về vấn đề này.

Với tôi, ông Thiệu không đáng kính lắm vì ông ta đã có cái tôi quá ư LÀ LỚN khi đã dám nghỉ chỉ ông ta và CHỈ ông ta mới có khả năng lãnh đạo và cứu Nam Việt trước hiểm hoạ Bắc cộng. Đúng ra ông ta đã không nên tự cho phép mình đánh phé vơi định mệnh của toàn quốc (cũng có nghĩa là của cả hai mươi triệu sinh linh) trong hy vọng ép buộc người Mỹ phải trở lại lâm chiến, với quyết định vô vọng rút bỏ Plei-ku và Kon-Tum, và do đó, đã mở màn cho sự sụp đổ quá nhanh chóng của Nam Việt Nam.

Trong lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến của chúng tôi, cũng đã từng nhiều lần đất nước chúng tôi từng đã có khả năng sắp bị chinh phục, để rồi cũng sẽ không còn tồn tại được như là một quốc gia nữa trên bản đồ thế giới, và sự kiện từng được nhắc nhở và trân quý nhất đã là Hội Nghị Diên Hồng Toàn Quốc vào năm 1284 mà nhân đó, Đức Vua Trần Thánh Tông đã mời mọi bô lão từ các xóm làng ngồi lại để cùng nhau bỏ phiếu để quyết định, hoặc đứng lên và chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng lần thứ nhì của quân Mông Cổ, hoặc là cam phận đầu hàng. Kết quả đã là chiến thắng vinh quang của người Việt trước nạn ngoại xâm Mông, mà cũng là thành tích thất bại quân sự duy nhất trên thế giới vào dạo dó cũng như mãi cho tới bây giờ của họ.

Trân Trọng,

Lê Bá Hùng

***

From: lewis sorley <sorleydog@earthlink.net>

To: Hung Le <lehung1948@gmail.com>

Date: Wed, Sep 29, 2010 at 9:29 AM

Subject: Re: Translation finished

Dear Mr. Hung Le:

. . .

2. Regarding your second question, or observation, I profoundly disagree. Nothing President Thieu or any other South Vietnamese leader could have done at that point would have changed the outcome of the war. Possibly a different plan for reducing the perimeter would have somewhat prolonged the fighting (resulting in yet more deaths and injuries, of course), but once the United States Congress had drastically reduced support to South Vietnam the outcome was no longer in doubt.

. . .

Sincerely,

Dr. Lewis Sorley

Thưa Ông Lê Hùng,

. . .

2. Về câu hỏi thứ hai của ông, hay nhận xét, tôi cực kỳ không đồng ý. Bất cứ điều gì mà Tổng Thống Thiệu hay mọi nhà lãnh đạo Nam Việt nào khác đã có thể làm vào lúc đó, thì cũng không thể nào làm thay đổi được kết quả trận chiến được. Đã có khả năng là một kế hoặch khác nhằm thu nhỏ lại diện tích để phòng thủ đã sẽ có thể, trong một phương diện nào đó, kéo dài thêm chiến trận (để rồi, dĩ nhiên, cũng sẽ khiến thêm nhiều người chết hay bị thương tích mà thôi), nhưng khi mà Quốc hội Hoa Kỳ đã triệt để cắt bỏ viện trợ cho Nam Việt Nam, thì kết cuộc của chiến trận cũng đã quá ư là rõ ràng mất rồi thôi.

. . .

Trân trọng,

TS Lewis Sorley


[1] Tướng Cao Văn Viên và các người khác, The U.S. Adviser (Hoa Thịnh Đốn: Trung Tâm Quân Sử Quân Đội Hoa Kỳ, 1980), trang 142

[2] Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Territorial Forces (Hoa Thịnh Đốn: Trung Tâm Quân Sử  Quân Đội Hoa Kỳ, 1978), trang 134

[3] Commanders WUIEU [Ước Lượng Tình Báo Cập Nhật Hóa Hàng Tuần], 27 thàng 9 năm 1969.

[4]  Thiếu Tướng James Lawton Collins, Jr., Việc Khuếch Trưong và Huấn Luyện của Quân Đội Miền Nam Việt Nam, 1950-1972 (Hoa Thịnh Đốn: Bộ Lục Quân, 1975), trang 101

[5] Trung Tướng Fred C. Weyand, Phúc Trình Đúc Kết Kinh Nghiệm Cao Cấp, CG Field Force II, Vietnam, 29 tháng 3 năm 1968, MHI (Viện Quân Sử Quân Đội Hoa Kỳ) hồ sơ.

[6]  Văn thư, Abrams gởi Johnson, MAC 5307, 04095OZ, tháng 6 năm 1967, CMH [Trung Tâm Quân Sử  Quân Đội Hoa Kỳ, 1978), hồ sơ

[7]  Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng Cục Tiếp Vận Quân Đội VNCH (Hoa Thịnh Đốn: Viện Quân Sử Quân Đội Hoa Kỳ, 1980), trang 57

[8] Time, 19 tháng 4 năm 1968

[9] Thơ, Tướng Bruce C. Clarke gởi Chuẩn Tướng Hal C. Pattison, 29 tháng 12 năm 1969, Văn liệu Clarke, MHI

[10] Như đã được dẫn trong Bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ , Lịch sử Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ: Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ và Cuộc Chiến ở Việt Nam, 1960-1968, Phần III (Hoa Thịnh Đốn:  Đơn Vị Lịch Sử của JCS, 1 tháng 7 năm 1970), trang 51-7

[11] Thư Tướng Clarke gởi Chuẩn Tướng Hal C. Pattison, 29 tháng 12 năm 1969, Văn liệu Clarke, MHI

[12] Điện văn của Abrams gởi Wheeler và McCain, MAC 13555, 071007Z, tháng 10 năm 1968, hồ sơ CMH

[13] William E. Colby, “Việt Nam sau McNamara,”, báo Washington Post (27 tháng 4 năm 1995)

[14] Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, Lam Sơn 719 (Hoa Thịnh Đốn:Trung Tâm Quân Sử Quân Đội Hoa Kỳ, 1979), trang 5

[15]  Viện Quân Sử của Việt Nam, Chiến thắng ở Việt-Nam, sao từ Merle L. Pribbenow (Lawrence: Báo Đại HọcKansas, 2002), trang 29

[16]  Hạ Viện, Thượng Viện Hoa Kỳ, Ủy Ban Đối Ngoại , Việt-Nam: Tháng Chạp 1969, Phúc Trình Văn Phòng, 2 tháng 2 năm 1070, trang 4

[17]  Việt Nam, Một Kết Hợp về Tài Liệu: Westmoreland chống CBS, trang 116. Vi phim

[18] WIEU, 30 tháng 10 na0 1971

[19] Điện văn Barnes gợi cho Weygand, PKU 0378, 100736Z tháng ba năm 1972, hồ sơ MHI

[20]  Nhận xét, Lexington, Kentucky, 8 tháng Giêng năm 1972, Tài liệu Vann, Trường Patterson về Ngoại Giao và Thương Mãi Quốc Tế, Đại Học Kentucky, Lexington, Kentucky. Vann đã đề nghị là để nhìn Việt-Nam trong viển cảnh của nó, thì cần thiết phải biết trong năm 1971 đã có 1.221 nhân viên Mỷ bị giết ở Việt Nam và cũng cùng trong năm đó, 1.647 người đã bị giết ở Nữu Ước.

[21] Douglas Pike, QĐNDVN: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Novato: Presidio Press, 1986) trang 225

[22] Các Chỉ Huy WIEU, 22 tháng 4 năm 1972

[23] James Banerian, Hải Tặc là Kẻ Thất Bại (Phoenix: Sphinx ấn hành, 1985), trang 182

[24]  Văn thư, Abrams gởi cho Laird, MAC 034039, 020443Z tháng 5 năm 1972, hồ sơ CMH

[25] Đại sứ Ellsworth Bunker, Phỏng Vấn Không Ghi Chép Về Lịch Sử, Thư viện Tổng Thống Lyndon Baines Johnson, trang I:11

[26] Viện dẫn trong Jeffrey J. Clarke, Cố Vấn và Yểm trợ: Mấy Năm Cuối (Hoa Thịnh Đốn:Trung Tâm Quân Sử Quân Đội Hoa Kỳ, 1988), trang 312

[27] Như được báo cáo bởi Thiếu Tướng George I. Forsythe sau buổi gặp mặt vào ngày 20 tháng Giêng 1968 với Tổng Thống Thiệu, dẫn trong Những Năm Cuối  của Clarke, traqng 307

[28] Bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân, Lịch Sử của Bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân, trang 52-43

[29] Ghi chép bởi Vincent Davis về một cuộc điện đàm mà trong đó Vann đã kể lại trình bày của mình tạiPrinceton ngày 15 tháng chạp năm 1969, Hồ sơ Vann, Trường Patterson

[30] Lester A,. Sobel, bộ Nam Việt Nam: Mỷ-Cộng Sản Đụng Độ tại Đông Nam Á, Quyển 6: 11971 (Nữu Ước: Sự Kiện về Cuộc Sống, 1973), traqng 211

[31] Nhận Xét, Lexingt5on, Kentuckey, ngày 8 tháng giêng năm 1972, Hồ sơ Vann, Trường Patterson

[32] Phỏng vấn Ellsworth Bunker, Dự án Lịch Sử Sống Đại Học Duke, Durham, Bắc Carolina, 2 tháng ba năm 1979

[33] Viện Quân Sử Việt Nam, Chiến Thắng tại Việt Nam, trang 338

[34] Như trên, trang 350

[35] Báo Washington Post (28 tháng chạp năm 1968)

[36] Trong ấn bản của J. Edward Lee và Toby Haynsworth, Noël Trắng trong Tháng Tư (Nữu Ước: Peter Lang, 1999), trang 67

[37] Seth Mydans, “Các Trang Sách Thiếu Của Một Chuyện Chiến Tranh”, The New York Times (24 tháng tư năm 2000)

[38] Báo Vietnam (tháng tư năm 1990), trang 6

[39] Báo The Boston Globe (30 thaqng tư năm 2000)

[40] Đại tá Stuart Herrington, “Saì Gòn xụp đổ”, Kênh Discovery (Khám Phá). mồng 1 tháng 5 năm 1995

[41] Douglas Pike, PAVN (Quân Đội Nhân Dân Việt Nam), trang 310n5

[42] Bộ Truỏng Bộ Nhập Cư Úc Michael MacKeller đã được viện dẫn là “độ phân nữa thuyền nhân đã bỏ mình trên biển”, khi ông kết luận bằng cách dựa trên “các chuyện trò với những người tỵ nạn và chiếu theo tin tình báo”. Do vậy, ông nói năm 1979, “chúng tôi đang nhìn tới mực độ tử vong giữa 100.000 và 200.000 trong vòng bốn năm qua. The Age Newspaper, The boat People: An Age Investigation (Middlesex: Penguin Books, 1979), trang 80. Theo James Banerian, Hồng Thập Tự Quốc Tế ước lượng là 300.000 thuyền nhân đã tử nạn trong cố gắng tìm tới nơi an toàn. Hải Tặc là Kẻ Thua Thiệt, trang 2

[43] Seth Mydans, “Một Sài Gòn xụp đổ mọc lên lại ở Phương Tây”, Nữu Ước Thời Báo (5 tháng 4 năm 2002)

[44] Như được dẫn trong Rene Sanchez, “Trong Sài Gòn Nhỏ”, Nữu Ước Thời Báo (3 tháng 3 năm 2000)

[45] Seth Mydans, Nữu Ước Thời Báo (7 tháng 11 năm 2000)

[46] Nguyễn Quí Đức, The Boston Globe (30 tháng 4 năm 2000)

*****

One Response to “Tưởng Nhớ Việt Nam (Remembering Vietnam)”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Tưởng Nhớ Việt Nam (Remembering Vietnam) […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.