Roger Canfield’s Americong #159

                                                                  

image002

 Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

 Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net

tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

*****

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

 *****

– Bộ III –

Một Nền Hòa Bình Phản Bội 

Bằng Cách Nào Phong Trào Phản Chiến 

Đã Hoạt Động Để Đưa Đến Một Chiến Thắng Của Cộng Sản

Tại Đông Dương, Tháng Giêng 1972  Đến Tháng Tư 1975

 Phần X –  Văn Kiện Hòa Bình: Hà-nội Chiến Thắng Tại Hoa Kỳ

 

159. Paris Peace Treaty.

160. Prosecution of COLIFAM as an Agent of North Vietnam?

161. War Goes on the Second Front.

162. Amnesty for Deserters.

163. Collaborators & Heroes: POWs Come Home: Hanoi and   Washington. 

164. VVAW Tries Nuclear Espionage: Copenhagen, Japan.

165. VVAW goes International.

166. Congress Joins IPC/VC: Free Political Prisoners and Cut Military Aid.

167. Ellsberg Trial, April 1973.

168. Camil’s Gainesville Defense: Everything’s Watergate.

169. VVAW/Communist Fronts: Democratic Youth, East Berlin:        Gensuiko Japan.

170. VVAW’s Gainesville Eight and Continuing FBI Investigations.

171. IPC Assaults South Vietnam.

172. Liberation: Cambodia and the USA: Weathermen and VVAW.

173. IPC Tours, South Vietnam Bleeds.

174. Introduction to the Enemy April 1974.

175. Fonda and Hayden: Solidarity Tour of Vietnam.

176. Weathermen’s Summer Days 1974.

177. IPC Works Congress: Tiger Cages.

Các trận không tạc vào Mùa Giáng sinh trong tháng chạp năm 1972 đã khiến cả Hà Nội, báo chí Mỹ và đám phe Hà Nội tại cái mặt trận thứ hai ở Mỹ, một phong trào “hòa bình” mà chủ yếu chỉ chủ trương một chiến thắng cho Việt Cộng, nay phải nổi điên lên. Vào tháng chạp năm đó, cơ hội để Mỹ có thể thương thuyết ở một vị thế mạnh đã chưa bao giờ là tốt hơn được. Ý chí và khả năng chiến tranh của địch đã chưa từng bao giờ bị thách thức đến mức này. Ấy vậy, Henry Kissinger lại đi thương lượng và phản bội miền Nam Việt Nam để rồi loan báo một “bugout ~ phủi đít rút nhanh” và rồi cứ việc tuyên bố đó là hòa bình. John Negroponte, một thành viên trong đoàn đàm phán của Kissinger sau đó có nói, “Chúng ta đã không kích chúng đến mức chúng chỉ còn phải chấp nhận những thương lượng của chúng ta”.

Cuối cùng thì chỉ ảnh hưởng của phong trào phản chiến trên chính trường quốc nội, đặc biệt là đối với Quốc hội, mới đã có thể giải thích cho những khoảnh khắc đầu hàng kỳ quái này, dù cuối cùng một chiến thắng đã lố dạng.

“Chúng Ta Chỉ Là Một Trong Cuộc Chiên Này”, Tom và Jane Đã Tuyên Bố Với Bọn Việt Cộng Như Vậy.    

Vào tháng chạp năm 1972, tên từng vổ ngực tự phong “Tôi là Việt Cộng” Tom Hayden, tay sáng lập ra Students for a Democratic Society (Sinh viên cho một Xã hội Dân chủ) , kẻ vẫn thường xuyên đến Hà Nội và tay phụ trách chuyển tin cho phong trào phản chiến, đã đang ở Na Uy với nữ diễn viên Jane Fonda, một nữ tuyên truyền nổi tiếng của Hà Nội và cũng là kẻ đở đầu cho tổ chức Vietnam Veterans Against the War ~ VVWA, cũng như là kẻ từng đổ thêm dầu vào lữa xúi dục nhân những lần John Kerry tố cáo các tội ác chiến tranh của Mỹ. Y thị đang quay phim “A Doll House” 4737  cho tên “Mác-xít cấp tiến” Robert Losey.

Hayden và Fonda đã biết được tin các vụ không tạc trong tháng chạp tại Hà Nội và tại hải cảng Hải Phòng nhân khi tới xem kịch tại một hí viện ở Ba-lê. Chúng bèn tới gặp phái đoàn Việt cộng để thỉnh ý cái đám bạn củ lâu nay là Nguyễn Minh Vỹ và mụ Nguyễn Thị Bình, để xin nhận lệnh nay phải làm gì đây. Jane thì phải bay đi dự một cuộc biểu tình ở Stockholm để tố cáo “sự tăng gia giết người”.

Tom Hayden và Jane Fonda cũng đã đánh điện đi Bắc Việt. Vào ngày 26 tháng chạp năm 1972, Đài phát thanh Hà Nội cho phát thanh nội dung tin nhắn của cặp Hayden-Fonda với Hà Nội:

THÔNG ĐIỆP HAYDEN-FONDA – đây là một tin nhắn từ Jane Fonda và Tom Hayden cho nhân dân Việt Nam: [Phát âm không rỏ] Nhân dân Việt Nam sẽ sống mãi trong nhân loại. Việc các phóng pháo cơ B-52 từng thất bại đã chứng minh là  tinh thần và sức đề kháng của chúng ta mạnh hơn sức mạnh của bất kỳ mọi kỷ thuật nào cả. Chúng ta chỉ là một trong cuộc chiên này. Sẽ có [nhiều tiếng không rõ ràng]. Chúng tôi đang hoạt động khắp thế giới nhằm buộc Nixon phải chịu ký cái thỏa ước của [“Hà Nội-MTGPQG”]. Jane Fonda và Tom Hayden đồng ký. 4738

Trong một bản in mỏng của Indochina Peace Campaign, IPC (Vận động Hòa bình cho Đông Dương), Tom và Jane có tham gia một liên minh rộng rãi gồm các nhóm phản chiến thiên Hà Nội đề cùng lớn tiếng gia tăng cáo buộc là nạn diệt chủng, từ bốn triệu lúc ban đầu 4739 nay đã lên đến “sáu triệu người”.  Một cách kỳ lạ, sau khi từng đã la làng về các vụ đánh bom khủng khiếp mùa Giáng sinh thì Hà Nội lại đã bỏ qua khôngnghe theo lời sự xúi giục của đám Mỹ “chủ hòa” đang trú ngụ trong khách sạn sang trọng Metropole thời Pháp thuộc còn để lại, và đã không hề chính thức cáo buộc những tội ác diệt chủng nhân các vụ dội bom Hà Nội. Hà Nội chủ trương chỉ có 1.600 người chết trong vụ “dội bom trải thảm” xuống một thành phố gồm tới một triệu cư dân. Một vụ dội bom trải thảm thực sự ở Đông kinh trong Thế chiến II thì lại đã từng cướp mất đi cho tới 85.000 linh hồn.

Năm 1972 đã qua đi với sự kiện Fonda cùng Hayden loan báo với nhân dân Mỹ là chúng muốn quân đội Mỹ phải thất trận bằng cách công khai tuyên bố mong muốn của chúng cho một chiến thắng Cộng sản. Và dù một nền hòa bình cho Hoa Kỳ sẽ sớm được ký kết với Bắc Việt, Tom và Jane, cùng chung với rất nhiều cá nhân lẫn nhóm khác, sẽ vẫn cứ tiếp tục suốt trong hai năm rưỡi sau đó hoạt động không ngừng nghỉ để giúp đem lại một chiến thắng cho Bắc cộng áp đặt lên đầu các dân tộc tại Nam Việt Nam, Kampuchia và Lào.

Sau khi ký kết Hiệp định Ba-lê, các đám mặt trận của Hà Nội nhằm phục vụ cho Việt Cộng đã là: America Friends Service Committee ~ AFSC/NARMIC, Clergy And Laity Concerned, Women Strike for Peace, Women’s International League for Peace and Freedom, War Resisters League, Vietnam Veterans Against the War, People’s Coalition for Peace and Justice, Fellowship of Reconciliation, SANE, Episcopal Peace Fellowship, Medical Aid for Indochina, Indochina Resource Center, Don Luce’s Indochina Mobile [chuyên viên về chuồng cọp] Education Project, International Committee to Free South Vietnamese Prisoners from Detention lệ thuộc nhà thờ, Torture and Death  4740  và cái nhóm nhỏ 4741 nhưng rất tiêu biểu là Union of Vietnamese in the U.S.A. (Hiệp Hội Việt kiều tại Hoa Kỳ) mà đã từng khoe khoang “chiến thắng lịch sử của tổ quôc Việt Nam chúng ta” là kết quả của “sự lãnh đạo khôn ngoan và nhìn xa của Ủy ban Trung Ương đảng”. 4742

Hà Nội đã sẽ ngàn năm mang ơn phong trào phản chiến như đã được tiết lộ trong các tuyên bố công khai hàng năm vào ngày kỷ niệm 30 tháng 4 và ngay trên những gì được trưng bày trong nhiều bảo tàng viện về chiến tranh của chúng.

Thiếu tá Thomas Bibby có viết;

Các tường thuật vô lý thái quá về những trận không kích bừa bãi của Mỹ tại Bắc Việt  trong tháng chạp năm 1972 bởi giới truyền tin phương Tây đã cực kỳ thành công khiến công luận và Quốc hội đâm ra cứng rắn lại để cùng chống việc Mỹ tiếp tục tham gia chiến tranh và đã buộc được chính quyền Nixon phải ngưng không kích.

Khi ngưng không tập như vậy vào lúc đó, Mỹ đã không thành công được trong việc phá hủy các khả năng cho phép tiêp tục chiến tranh của Bắc Việt, ngay đúng vào thời điểm thuận lợi nhất khi mà các hệ thống phòng không của Hà Nội đã bị gần như hoàn toàn tiêu diệt 4743  và phi cơ Mỹ đã có thể bay tự do mà không hề hấn gì trên khắp bầu trời Bắc Việt Nam. 4744

Việc này quả thật đã là một vụ xoay ngược chiều mà không màng gì đến các thất bại thua thiệt của bộ đội cộng sản trên các chiến trường cũng như là chúng đã bị mất đi sự ủng hộ của dân chúng trong các thôn làng Nam Việt. Do từng dự đoán sẽ cuối cùng bị thua trận vào cuối năm 1972, độ 40.000 bộ đội Bắc Việt đã bỏ ra hồi chánh với Chính phủ Nam Việt. 4745  Phong trào phản chiến đã giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp đảo ngược tình thế để biến các thất bại trên chiến trường vào năm 1972 hầu trở thành một chiến thắng chính trị ở ngay tại Mỹ.

Tháng Giêng 1973

Đòi Hỏi Hoà Bình — Bọn Dân Chủ, Bọn Cộng Sản và Đám Linh Mục

Vào ngày 2 và 4 tháng giêng năm 1973, một phiên họp kín ‘caucus’ của đảng Dân chủ, đảng đa số cầm quyền luôn cả trong hai viện của Quốc hội, đã bỏ phiếu tán thành chấm dứt mọi ngân sách đang dành cho Đông Dương và sau đó là đưa ra những đạo luật nhằm thực hiện chính sách này. Vào ngày 6 tháng giêng, tên phụ trách đàm phán của Hà Nội là Lê Đức Thọ, có cư sở tại một ngôi nhà ở Hà Nội  nằm gần với các vụ dội bom mùa Giáng sinh, đã quay trở lại Ba-lê để giận dữ đập bàn và mắng chưởi tên Kissinger là “ngu ngốc”. Kissinger đã có phản đối sự xúc phạm này. Nhưng Thọ bèn trả lời, “Dư luận thế giới, báo chí Hoa Kỳ và các chính trị gia đã còn chưởi nặng hơn nữa là khác”.  4746

Quả đúng vậy.

Đúng ngày 12 tháng giêng năm 1973, sáu thành viên của Clergy and Laity Concerned, CALC là Harvey Cox, Giám mục Thiên chúa giáo James Armstrong, ‘Rabbi’ Do Thái giáo Leonard Freeman, Giám Mục Thiên chúa giáo Robert Witt, Tiến sĩ Robert McAfee Brown, bà sơ Mary Luke Tobin đã đi Rome để tặng cho  Đức Giáo Hoàng “một ngọn nến được làm từ một trái bom từng rơi xuống Hà Nội” và đã tổ chức một cuộc họp báo. Đức Giáo Hoàng đã không hề thèm gặp họ  4747  và cuộc họp báo thì đã bị hủy bỏ. Từ năm 1968, đám thành viên của Clergy and Laymen Concerned About Vietnam, CALC vẫn đã thường xuyên đi Ba-lê và Stockholm để yết kiến bọn Bắc Việt và MTGPMN, cũng như đã từng thường xuyên khuyến khích binh sĩ Mỹ hãy đào ngũ.

Chống Phá Lể Tái Nhậm Chức Của Nixon

Tới tháng giêng thì phong trào phản chiến đã củng cố lại được lực lượng. National Student Association, NSA (Hiệp hội Sinh viên Quốc gia), bèn sử dụng cái lệ phí thường bị bắt buộc của sinh viên đại học Mỹ để dùng trả tiền thuê văn phòng cho Peoples Coalition for Peace and Justice ~ PCPJ và National Peace Action Coalition ~ NPAC, cũng như là để tài trợ cho  Vietnam Veterans Against the War ~ VVAW trong kế hoặch chống phá  lễ  tái nhậm chức của Richard Nixon, cùng cổ vũ cho Kế hoạch 9 Điểm Hòa bình của tụi Việt Cộng. 4748

Vào ngày 4 tới 8 tháng giêng, tại một cuộc họp chỉ đạo toàn quốc, 102 đại biểu VVAW đã thảo luận về đề tài buổi lể tái nhậm chức, đã có ủng hộ cho kế ​​hoạch Hòa bình 9 Điểm của Việt cộng và đã chấp thuận gởi tiền cùng vật liệu y tế giúp Mặt trận Giải phóng Quốc gia. 4749  Chúng đã quyết định sẽ có một cung xử ít hung dữ hơn như là những lần trước đó như từng công khai quăng bỏ các huy chương quân sự, hay xâm chiếm Tượng Nữ Thần Tự Do, v. v. . . và Hội Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh, VVAW, đã tuyên bố sẽ tự kiềm chế không bạo hành cũng như là sẽ chấm dứt việc cầm cờ Việt Cộng đi diển hành.

Liệu có phải Bắc cộng đã ra lệnh cho bọn VVAW phải dịu bớt giọng? Tên Barry Romo, sau khi hội họp với các cán bộ cộng sản ở Bắc Việt cũng như đã tận tai nghe được tiến bom nổ thật sự, khi trở về đã phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington và tự tay ký cái văn bản Kế hoạch Hòa bình 9 Điểm. 4750 Đã có khoảng 2.000 tên tham dự tại Arlington và 30.000 tên đồng điệu khác đã tề tựu tại Đài tưởng niệm Washington. 4751

Chỉ sau khi đã được điệp viên Cora Weiss cứu xét thông qua để được đi Hà Nội, vào ngày 23 tháng giêng năm 1973, đã có ba phụ nữ thuộc Women’s International League for Peace and Freedom ~  WILPF rời phi trường JFK bay đi  Hà Nội, mang theo một cách rất là tượng trưng được 20 lá thơ thu lượm  từ cả hàng ngàn gia đình tù binh. WILPF đã từng hiện diện tại các sinh hoạt do Liên Xô tài trợ ở Hội nghị Stockholm về Việt Nam. Hà Nội thì đã phê duyệt chấp thuận trước cái Committee of Liaison with Families of Servicemen Detained in North Vietnam ~ COLIFAM của mụ Cora Weiss như là tổ chức duy nhất được phép gửi và nhận thơ tù binh. Thậm chí ngay cả sau khi lá thơ tù binh cuối cùng đã được giao xong thì COLIFAM vẫn hứa sẽ tiếp tục hoạt động cho tới khi Nam Việt chịu phóng thích hết tất cả 200.000 tù chính trị của họ. 4752

Đàm phán của Mỹ với Hà Nội rồi thì cũng sẽ kết thúc trong chỉ vài ngày sau bao năm chờ đợi một cái hiệp ước hòa bình. Có vẻ hình như ta đã thắng trận. Mỹ nay không còn phải tham chiến, nhưng Hà Nội và đám bạn bè thì lại có những ý đồ khác sau khi hòa bình được công bố. Tại Việt Nam, chỉ thị số 19/TKZN ra lệnh cho cán bộ và bộ đội phải công khai ăn mừng chiến thắng. Các điều khoản của Hiệp Ước Ba-lê đã chấp nhận “muôn trùng lợi thế” cho bộ đội Bắc Việt và bộ đội Việt Cộng. Thêm vào đó, đám cán bộ đã được lệnh phải lên kế hoạch để “loại bỏ (ám sát) … những thành phần hiếu chiến” ở miền Nam, cũng như đã ra lệnh cho “các đơn vị chiến đấu phải dành thêm nhiều  … chiến thắng trong các ngày gần đây” ở Nam Việt Nam, cùng đẩy mạnh cuộc chiến tranh tại Campuchia. 4753

Hệ thống tổ chức của phong trào phản chiến đã từng được chuẩn bị sẳn sàng để tiến hành các hành động chính trị nhằm hỗ trợ trực tiếp cho phong trào địch vận, tức là các hoạt động gây ảnh hưởng của Hà Nội tại Mỹ, sau khi một hòa ước đã được ký kết.

Tom Hayden với Jane Fonda Thành Lập IPC Films

Cũng như nhiều tên khác, tại Versailles vào tháng 2 năm 1972, Jane Fonda đã có lấy đem về một số hình ‘slides’ về cái đám gọi là anh hùng của “Việt Cộng”, cùng với về đề tài tiêu biểu cho tính cách tàn ác xấu xa của chiến dịch không kích của Mỹ. Về tới nhà mình tại Laurel Canyon thì Fonda đã chiếu các ‘slides’ cho Tom Hayden, tay từng sáng lập Students for a Democratic Society, một tên thường xuyên đi Hà-nội, một chuyên viên chính về tổ chức biểu tình bạo loạn chẳng hạn như khi đã làm gián đoạn được Đại Hội Đảng Dân chủ năm 1968 và cũng sớm sẽ là người giúp đở thực hiện chuyến đi nổi tiếng của Fonda tới Hà Nội trong tháng 7 năm 1972. Hayden thì chiếu cho Fonda thấy các ‘slides’ của y về việc hủ hóa phụ nữ miền Nam Việt bởi người Mỹ bằng những vụ giải phẫu vú và mắt (mà ngay chính sau này, khi thành vợ của y, Jane đã bị y ép cũng phài sữa sắc đẹp đúng như vậy). Tom và Jane đã cùng nhau chung sức hoạt động về chính trị, cùng nhau gom ‘slides’ chung thành bộ để đi chiếu và cũng sớm chung giường ngủ với nhau. 4754

Vào mùa xuân năm 1972 thì cả hai đã cùng dắt nhau đi đọc các bài diển văn và tổ chức trình chiếu những ‘slides’ về cuộc chiến tại Việt Nam. 4755  Sử dụng số tiền dư nhờ quy chế miễn thuế của dự án Regional Young Adult Project of Northern California, Tom Hayden bèn thành lập Indochina Information Project (Dự án Thông tin Đông Dương). 4756

Chúng cùng thành lập Indochina Peace Campaign ~ IPC (Chiến Dịch Hòa Bình cho Đông Dương) vào mùa xuân. Sau khi đi Hà-nội và cho thu băng 21 chương trình cho Đài phát thanh Hà Nội rồi về lại Hollywood, vào ngày 31 tháng 7năm 1972, Jane bèn loan báo hai tin, thứ nhất là loạt lưu diển của chương trình tên là “F-ck The Army ~ Đù Má Cái Quân Đội” xuyên khắp các căn cứ quân sự trên  thế giới, và thứ hai là từ bỏ sự nghiệp diễn viên để tham gia hoạt động cho Chiến dịch Hoà Bình Đông Dương (của Tom Hayden). 4757

IPC sau này sẽ mở các văn phòng ở Washington, D.C. và tại chín tiểu bang (California, New York, Illinois, Massachusetts, Michigan, Minnesota, Wisconsin, Pennsylvania, Texas, Ohio, Oregon và Arizona). Như sau này Hayden đã kể, “Chương trình của chúng tôi rất là đơn giản: thuyết phục Quốc hội  để cắt đứt viện trợ cho Đông Dương …”.  4758 Tổ chức IPC đã tài trợ cho “các chuyến lưu diển để nói chuyện của tôi và Jane” cũng như là giới thiệu “các chương trình giáo dục về tù chính trị của Sài Gòn”.  4759

Trong số lãnh đạo IPC thì đã có Don Villarejo, bạn  từ thời Port Huron của Hayden và Michael Ansara, tên từng đã bắt giam Robert McNamara phải ngồi luôn trong xe hơi của mình tại Đại học Harvard. Lộ trình lưu diển của IPC cũng đã cho thấy có diễn viên Donald Sutherland, ca sĩ Holly Near, 4760 tên đã từng có thể là sát thủ của các Thượng nghị sĩ Mỹ dám ủng hộ cuộc chiến là Scott Camil thuộc Vietnam Veterans Against the War (Cựu chiến binh Việt Nam chống Chiến tranh) và George Smith, một tù binh đã từng chịu cộng tác với bọn  Việt Cộng trước đây.

Tù Binh George Smith Nhập Bọn Với Tom và Jane Trong Chuyến Lưu Diền IPC

Nhân một chuyến lưu diển của IPC vào năm năm 1972, cựu tù binh George Smith đã tuyên bố: “Chính phủ Mỹ đáng lý đã truy tố tôi về tội phản quốc, nhưng khổ nổi là họ đã không thể nào ra lệnh tòa bắt bất kỳ Việt Cộng nào hầu toà để làm chứng chống lại tôi cả”.  Smith khẳng định là nếu mình đã nếu có bị tẩy não thì lần duy nhất đó cũng chỉ do bọn Green Berets ~ Mủ Xanh mà thôi.  “… Tôi rồi sẽ cứu nhân dân Việt Nam thoát khỏi bè lũ cộng sản …”. Smith thêm: “Khi [Phó Tổng Thống Spiro] Agnew mà nói là tù binh của cuộc chiến này đã bị đối xử tàn tệ nhất trong suốt lịch sử của chúng ta thì có nghĩa là ông ta đã ám chỉ những tù nhân do Mỹ bắt để rồi sau đó giải giao cho Chính phủ miền Nam Việt Nam. Tôi đã không bị đối xử tệ lắm đâu … Chúng tôi thì đã cứ phải cũng liên tục ráng né tránh  bom Mỹ thôi”. 4761

Thật là quá dể gây hiểu lầm khi tên George Smith đã tuyên bố cách Việt Cộng đối xử với y mà lại không hề giải thích vì sao cả. Kể từ khi Smith chịu làm việc và hợp tác thì bọn Việt Cộng ở trong Nam bèn đối xử với y tốt hơn nếu so với các tù binh khác mà chúng đang giam cầm, và gần một nửa trong số đó đã chết vì bệnh tật, đói khát và ngược đãi. Việt Cộng đã đem ra xử tử hai bạn tù với Smith để trả đũa cho việc Nam Việt Nam đã hành quyết tên anh hùng dân gian của Hà Nội, cái tên khủng bố toan tính ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara là Nguyễn Văn Trỗi. Smith cũng đã từng đồng ý giúp một người bạn thoát khỏi chế độ đối xử nhẹ nhàng của Việt Cộng. Y chắc chắn có biết rất rõ tại sao tù binh đều muốn vượt ngục và rỏ ràng đã không phải vì đã được đối xử tốt như về sau này y đã tuyên bố.

Theo lời của Stephen Denny, sử  gia về Đông Dương và đãm trách văn khố lưu trữ tại Berkeley cho bộ tài liệu về chiến tranh Việt Nam của Douglas Pike thì,  “các vận động hành lang đã sớm bị thống trị bởi những bọn như Hayden và Jane Fonda [cùng những tên khác] … mà mưu đồ hành động đã không phải là kết thúc của chiến tranh nhưng mà là mang lại chiến thắng cho Việt Cộng”.  4762  Cựu chiến binh thời Việt Nam và cũng Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ trong tương lai là  James Webb đã từng viết, “Bọn  Indochina Peace Campaign  … đã phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt hai năm 1973 và 1974 …”. 4763 Tương tự như vậy, Sam Brown, Harold Ickes và Bill Clinton đã sẽ cộng tác với IPC trong chiến dịch Operation Pursestrings, một phong trào chỉ nhằm ủng hộ cho đề nghị của   Hatfield-McGovern nhằm cắt viện trợ quân sự cho Nam Việt. 4764 McGovern đã từng ráng cố gắng nhưng không thành công để bí mật đàm phán riêng rẻ về hòa bình với các cán bộ của Hà Nội ở Ba-lê trước cuộc bầu cử Tháng 11 Năm 1972.

Trong hồi ký Reunion của y, Hayden cho biết IPC đã được lập “để thi hành hòa ước [1973]”.  4765 Trên thực tế thì như chúng ta đã thấy, IPC đã được thành lập vào mùa xuân năm 1972, cả chín tháng trước hiệp định Ba-lê,  vào đầu tháng 2 năm 1973. Như Stephen Denney đã từng tố cáo, Hayden với Fonda và IPC đã lập tức thi hành chiến lược của chúng, không phải để thực hiện hòa bình ở Việt Nam (như Hayden vẫn cứ tuyên bố cho tới ngày nay), nhưng mà chỉ để  bảo đảm cho một chiến thắng của bọn Bắc cộng mà thôi.

Hayden, một tên rất ư là cật ruột với Hà Nội ngay cả từ dạo 1965, đã từng phải biết rỏ là Hà Nội mong muốn những gì từ các cuộc hòa đàm và cái Ủy ban Solidarity Committee của chúng cũng sẽ ra lệnh cho y như vậy mà thôi.

Các Thông Điệp Hoà Bình Từ Hà-nội

Hayden thì báo cáo về chuyến đi thứ ba của y đến Hà Nội và Kissinger thì loan báo đề nghị hòa bình trên báo New York Times  ngày 6 tháng chạp năm 1972. Việc phác thảo về đề nghị hòa bình của ông ta cũng đã khá là chính xác:

Về thực chất thì quả thật bản [dự thảo] hòa ước mang đầy hình ảnh của lập trường Hà Nội cùng MTGPQG hơn là của Washington hay Sài Gòn: rút về toàn thể quân đội Mỹ, chấp thuận trên nguyên tắc của một chính quyền ba thành phần ở miền Nam, nhìn nhận sự thống nhất của Việt Nam.

Những điểm ưu đãi Hà Nội cũng đã là lý do tại sao trong tháng 10 năm 1972 người bạn đồng minh Mỹ là Nam Việt Nam trước đây đã kịch liệt bác bỏ kế hoạch hòa bình của Kissinger.

Đám IPC Đã Từng Biết Trước Chiến Lược Của Hà-nội

Chính theo lời Hayden, bọn Bắc Việt đã chủ trương “cái hòa ước như là một phần trong chiến dịch ‘quân sự, chính trị và ngoại giao’ mà chúng đã khởi động vào tháng Ba”. Việc liên kết này đã là bằng chứng trực tiếp rỏ ràng về việc quả thực Hayden đã từng am tường cái chiến lược đấu tranh của Bắc cộng nhằm giựt chiến thắng tối hậu bằng cách phối hợp cả quân sự, ngoại giao và chính trị. Ngay từ đầu, Hà Nội đã có tính đến phong trào phản chiến khi soạn thảo đấu tranh về chính trị gọi là địch vận của chúng, giống như đã từng làm ở Pháp trong thập niên năm mươi. Còn về vấn đề làm sao để chiếm cho được các trung tâm đô thị miền Nam Việt Nam, Hayden có nói: “Theo quan điểm của Hà Nội và MTGPQG thì hòa ước đã có sẳn giải pháp cho việc này rồi: Thỏa thuận này đã có một giải pháp cho vấn đề này theo quan điểm của Hà Nội và MTGPMN: một thời kỳ nhằm bảo đảm cho  thời gian đấu tranh chính trị tại các thành phố [của miền Nam Việt Nam] sau khi Mỹ ra đi”. 4766  Đây đúng là địch vận – hoạt động ngay trong lòng địch – một trong những mùi dùi tấn công trong chiến lược đấu tranh.

Mặc dù bị áp lực nặng nề để phải chấp nhận kế hoạch hòa bình, vào ngày 13 tháng chạp năm 1972, Tổng Thống Thiệu của Nam Việt Nam lại một lần nữa từ chối đồng lõa trong dã tâm phản bội người bạn đồng minh rang được  che dấu của Kissinger. Nixon thì đã có bí mật bảo đảm với Tổng Thống Thiệu sẽ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam sau khi ký kết hòa ước. Lê Đức Thọ bèn trở về Hà Nội và Bắc cộng cũng đã công bố sẽ xem xét lại thỏa ước để rồi cũng làm bộ bác bỏ nó. Có phần chắc là có một trong số 35.000 gián điệp của Bắc cộng tại miền Nam hay là bọn nhân viên và cựu sinh viên phản chiến của Kissinger (Morton Halperin, Anthony Lake, Leslie Gelb) tại Hội đồng An ninh Quốc gia đã chuyển tin này về Hà Nội trước đó rồi.

Cung cách trân tráo hai lòng từ trước tới nay của Kissinger thì quả là muôn trùng.

Kissinger Bán Đứng Việt Nam Cộng Hòa – 9 và 10 Tháng 7 Năm 1971, Tháng 5 Năm 1972 và Tháng 7 Năm 1972

Tại Bắc Kinh vào tháng 7 năm 1971, sau các lần trao đổi bóng bàn thân thiện giữa Trung cộng và Mỹ thì Henry Kissinger đã bí mật gặp Chủ tịch Mao và Chu Ân Lai. Kissinger đã lột xác như chưa từng bao giờ có, ăn nói thì thều thào, miệng thì nhỏ dãi (‘slobbering’) để quỳ lạy Mao cùng đồng bọn. Kissinger đã được hứa hẹn sẽ được báo cáo miễn phí  về những tiến bộ về đàm phán của hỏa tiển SALT với Liên Xô, về tin tình báo liên quan các bố trí quân sự của Liên Xô gần biên giới với Trung cộng và ngược lại, đã hứa chấp thuận cho chế độ của Mao một ghế  ngồi tại Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra thì y đã không hề có đòi Trung cộng cái gì khác nữa cả.

Và cuối cùng hết thì Kissinger cũng đã báo cho Trung cộng biết là chỉ trong vòng mười hai tháng, tất cả binh sĩ Mỹ sẽ được rút và Mỹ sẽ bị bỏ rơi miền Nam Việt Nam. Kissinger đã nói, “Chúng tôi sẽ ở cách xa là 10.000 dặm và [Hà Nội] vẫn sẽ nằm tại đó”. 4767  Đây chính là cái kiểu thương thảo đầy đặc tính ‘Metternichean’ của Kissinger, từ đầu cho đến cuối – kiểu đàm phán từ một vị trí đày mặc cảm yếu kém về đạo đức trước kẻ thù. Chưa đầy một năm sau, vào ngày 20 tháng 4 năm 1972, Kissinger cũng đã cho Brezhnev biết là Hoa Kỳ sẽ không còn đòi hỏi tất cả binh sĩ của Hà Nội cũng phải rút về Bắc chiếu theo một hòa ước cuối cùng. 4768  Cũng cái kiểu đó nhân khi đàm phán về vũ khí SALT vào ngày 26 tháng 5 năm 1972 với Thủ Tướng Liên Xô Brezhnev:

‘Tiến sĩ Kissinger có nói với tôi, (Brezhnev đang nói chuyện với Nixon), “nếu đạt được một giải pháp hòa bình ở Việt Nam thì ngài sẽ đồng ý để cho người Việt Nam rồi sẽ được làm mọi điều họ mong muốn sau một thời kỳ nào đó, chẳng hạn như là trong 18 tháng. Nếu việc này quả thật là đúng, và nếu người Việt Nam biết được điều này, và đó là sự thật, thì họ sẽ rất là đồng ý với căn bản đó’.  4769

Ngày 22 tháng 7 năm 1972, Kissinger đã sẽ gặp Thủ tướng Chu Ân Lai tại Bắc Kinh. Y đã nói với Chu là Hà Nội là một “yếu tố thường trực” cũng như là một “thực thể mạnh nhất” ở Đông Dương. Thật vậy, “Chúng tôi hoàn toàn không lợi ích gì để tiêu diệt họ, hay ngay cả để chỉ chiến thắng họ thôi”.

Duy nhất Kissinger chỉ phản đối một điều là bị buộc phải phản bội tức thì miền Nam Việt Nam. Mà chỉ vì điều đó sẽ khiến Mỹ lại phải quay trở lại chiến đấu mà thôi. Tuy nhiên, “Nếu, như là hệ quả của tiến trình lịch sử mà thôi và sẽ phải xẩy ra sau một thời kỳ nào đó. Nếu như chúng ta đang có thể sống được với một chính phủ Trung cộng thì chúng ta cũng phải có thể chấp nhận sự kiện này ở Đông Dương thôi”. 4770

Cho tới tháng 8 năm 1972 thì Nixon dường như có vẻ đã đồng ý và đã có nói với Kissinger:

Chúng ta phải bình tỉnh và dững dưng về việc này …. Tôi thấy rỏ chiều hướng lịch sử ở đó rồi, Nam Việt dù sao thì cũng sẽ không tồn tại được …. [Chúng] ta có được chăng một chính sách đối ngoại hữu hiệu không nếu mà trong vòng một hay hai năm kể thì Bắc cộng sẽ nắm gọn miền Nam?”.

Kissinger cho biết chính sách của Mỹ sẽ vẫn khã tín nếu sự kiện miền Nam Việt Nam thất thủ

. . . có vẻ như là do sự bất lực của chính Nam Việt Nam. Nếu bây giờ chúng ta bỏ cuộc theo cái kiểu mà, chẳng hạn như là chỉ trong vòng ba đến bốn tháng mà chúng ta sẽ đẩy được Tổng Thống Thiệu tới mức thua trận …. thì mọi người cũng sẽ đều âu lo …

Vì vậy, chúng ta phải tìm cho ra một giải pháp nào đó khả dĩ cho phép cầm cự được trong vòng một hay hai năm, rồi thì sau đó … sẽ không còn ai đếch thèm lưu tâm đến nữa đâu.4771

Đó đã chính là cái mà viên chức CIA Snepp đã từng gọi là Decent Interval ~ Thời Kỳ Phải Chăng..

Các nhượng bộ hầu chiều lòng bọn độc tài Cộng sản của Kissinger, chẳng hạn như không còn đòi hỏi phải có một kế hoặch để thi hành hay là phải thuộc trong chu kỳ một “Decent Interval ~ Thời Kỳ Phải Chăng” đều quả đã không hề là một “hòa bình trong danh dự” được.

Những kế hoạch của Kissinger đã là một sự phản bội tuyệt vô ý thức có thể có được trên đời với đồng minh trong thời chiến và cũng chính là một hành vi đành đoạn bỏ rơi thường dân vô tội đang kẹt trong lữa đạn mà hầu hết đã đang đi tìm tự do bằng cách trốn lánh nạn khủng bố và chế độ độc tài của bọn cộng sản thôi. Cho dù cái khoảng cách đó đã là 12 tháng hay 18 tháng thì tầm độ của sự không phải chăng đã thật là quá đáng xấu hổ và nhục nhã mà thôi. Mọi điều khoản trong hòa ước cuối cùng được ký kết và kết quả sau đó trên chiến trường, cộng thêm với sự hỗ trợ tự nguyện rất là vui vẻ của Quốc Hội năm 1974, đều phải là nguồn gốc của một niềm xấu hổ to lớn triền miên. Nhưng thường thì chính trị gia lại đâu có biết mắc cở là gì, đặc biệt là khi liên hệ đến các vụ tái ứng cử của họ hay khi họ lráng tái sinh để được chính danh với di sản lịch sử.

Chương 159

Hòa Ước Ba-lê

Chính trị và chiến tranh chỉ là một và do đó chính chiến lược mới là trọng tâm cho mổi lần đàm phán về ngoại giao .

Việc có vẻ là một chiến thắng ngoại giao nhưng với chú ít tương nhượng vào năm 1935 … đã cung ứng cho Đức một lợi thế chiến lược mà Anh quốc sẽ phải  trả với một cái giá cực đắt khi chiến tranh sẽ nổ ra về sau này.

Harold W. Rood

“Chúng Ta Đã Không Tạc Để Buộc Họ Phải Chấp Nhận Các Nhượng Bộ Của Chúng Ta”   

Sau chiến dịch không kích “Giáng sinh” trong tháng chạp thì Hà Nội có tuyên bố là chúng đã “… không hề phải khuất phục trước mọi mối đe dọa”. 4772 Trên  thực tế, Bắc cộng đã phải trở lại Ba-lê, “run sợ, mất tinh thần và rất âu lo trong tư thế sẳn sàng để thảo luận về bất cứ điều gì cần”.  4773 Lúc đó đã là cái cơ hội để đàm phán về cái “hòa bình trong danh dự” mà lâu nay Nixon từng mong đợi.

Hay ít ra thì cũng có vẻ như vậy.

Chỉ trong có vài ngày thì Lê Đức Thọ và Henry Kissinger đã lại đạt được một thỏa thuận rất tương xứng với những gì đã đạt được vào mùa thu trước. Mãi cho tới ngày 20 tháng giêng năm 1973 thì Tổng Thống Thiệu của miền Nam Việt Nam vẫn cứ khăng khăng bác bỏ không chịu chấp nhận thỏa ước đã được đề xuất.

Thiệu có nói với nhà báo Ý Oriana Fallaci, “Người Mỹ thì nói có 145.000 bộ đội Bắc cộng (hiện nay ở Nam Việt Nam), tôi xác nhận có tới 300.000 tên”. Khi chấp thuận một thỏa thuận như vậy thì “có nghĩa là công nhận bọn Bắc cộng như là những kẻ xuống để giải phóng, trong khi chúng chì là bọn xâm lược”. Hơn nữa, đòi hỏi quân đội Mỹ phải rút trong vòng sáu mươi ngày … trong khi muốn tôi chấp nhận bọn xâm lược vẩn được ở lại. Mais c’est fou!(Trời ơi, bộ khùng sao?) Đúng là … khùng điên mất rồi”. Nếu Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam, “Tôi nghỉ là chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng và sau đó thì dĩ nhiên cộng sản sẽ thắng chúng tôi”.  4774  Và với chỉ một yêu cầu ít ỏi về đạn dược mà vẫn bị khuớc từ về sau này, thì chính đúng đó là điều đã xảy ra mà thôi.

Hiệp ước được đề nghị đúng ra chỉ là một thỏa thuận ngừng bắn với nhiều thuận lợi cho địch. Hơn nữa, ngày 23 tháng giêng thì Nixon đã có nói với Kissinger là tụi mình nay phải chuẩn bị để hăm Thiệu là sẽ cắt đứt mọi viện trợ cho Nam Việt Nam. “Tôi không biết liệu hăm dọa như vậy có quá lố hay không, nhưng tôi sẳn sàng để làm bất cứ điều gì, thậm fhí, cắt đứt đầu của y nếu cần”.  4775 Cho tới ngày  24 thì Thiệu đã phải ráng vuốt mặt cứu vãn càng nhiều càng tốt cái thỏa ước tồi tệ này mà đã chấp nhận cho bộ đội địch vẫn được phép ở lại tại Nam Việt Nam. Sau cùng thì cũng không hề có được một chính phủ liên minh hay một chính phủ song phương và cũng không hề có trung lập chút xíu gì cả. Nam Việt Nam thì vẫn duy trì quân đội  và chính phủ cộng hòa của riêng mình .

Đúng vào ngày 23 thì toàn thê nhân viên Tòa Bạch Ốc đều đã rất là hân hoan. “Chúng ta đã chiến thắng. … Đúng là ngày C(hiến) T(hắng)! Chiến thắng tại Việt Nam”. Văn từ rỏ ràng trong Hiệp Định Hòa Bình đã tuyên bố là người dân miền Nam Việt Nam sẽ có quyền tự quyết định vận mệnh của họ bằng một cuộc bầu cử tự do. 4776

Đối với nước Mỹ thì cuộc chiến này đã kéo dài quá lâu, cả 10 năm rồi. Đám lãnh tụ cộng sản rất là kiên nhẫn thì lại không hề có cái kiểu phân tách lợi hại như các chính trị gia Mỹ. Hà Nội vẫn chủ trương chiến tranh như một canh bài huề vốn mà thôi. Hoặc thắng hay thua, chỉ vậy chả có gì là quan trọng cả. Nhưng cuối cùng thì nay Tổng thống Johnson và sau đó là Nixon lại đi tìm kiếm một thỏa thuận, bất kỳ thỏa thuận nào, với một hoang tưởng về hòa bình. Kẻ thù thì vẫn chủ trương hòa bình mà không chiến thắng thì là vô giá trị, cả về khía cạnh kinh tế hay không kinh tế. Cuối cùng, như John Negroponte đã nói, “chúng ta đã dội bom họ để chỉ buộc họ phải chấp nhận ngay chính các nhượng bộ của chúng ta mà thôi”.

Thiệu thì tự hỏi, “Liệu Việt Cộng sản có sẽ tôn trọng lệnh ngừng bắn không”. 4777 Chúng đã không hề bao giờ tôn trọng đâu.

Ngày 27 tháng giêng năm 1973, Henry Kissinger và Lê Đức Thọ đã chính thức ký kết Hòa Ước Ba-lê.

Tướng Phillip B. Davidson có tóm tắt mọi việc như sau:

Trên căn bản thì thật sự Hoa Kỳ đã chỉ dành được cái chiến thắng không đáng kể gì lắm tại Việt Nam trong khi lại để thua cái trận chiến tối ưu, cuộc chiến để chinh phục  “tim óc” của ngay người dân Mỹ. Chương trình Địch Vận của Giáp đã dành được tại Hoa Kỳ cái chiến thắng mà đám bộ đội của y đã không hề thực hiện được ngay trên chiến trường. 4778

Ngày 31 tháng giêng năm 1973, các đại diện Hà Nội và Việt Cộng đã tổ chức một buổi tiếp tân ở Ba-lê để ăn mừng việc ký kết Hiệp định. Trong số khách mời mà chủ yếu đều là Cộng sản thì đã có “bọn thành viên của COLIFAM ở Mỹ”, chuyên viên khai thác vấn đề tù binh và tên Huỳnh Trung Đồng của “Liên hiệp Việt kiều tại Pháp”, tên đứng đầu tình báo Hà Nội chuyên sinh hoạt với đám phản chiến Mỹ tại Pháp. 4779 Với sự kiện này, chính sách tuyên truyền cùng các điệp vụ tình báo của Hà Nội đã được chính thức thừa nhận trong cái buổi lể liên hoan ăn mừng hòa bình đã đạt được đúng theo các đòi hỏi của Hà Nội.

Rồi thì Kissinger và Lê Đức Thọ sẽ cùng được giải Nobel Hòa bình. Giáo sư Henry Kissinger thì bèn chấp nhận ngay vinh dự này và sẽ có tên được nằm trong cái danh sách thật là dài của các kẻ từng nhận Nobel Hòa bình mà rốt cuộc, đối với họ, lịch sử đã kết thúc thường là tồi tệ hơn nhiều nếu so với cái nền hòa bình tạm thời chỉ có tính cách che mắt và ảo tưởng đạt được lúc đương thời. Lê Đức Thọ thì lại từ chối nhận giải Nobel Hòa bình, bởi vì kết quả tối hậu của y đã chỉ là cuộc chiến thắng quân sự vào năm 1975. Nixon quả đã có bí mật bảo đảm sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam, nếu thỏa thuận ngừng bắn thất bại và chiến tranh tái phát. Nixon cũng đã hứa với Bắc Việt rằng chúng có thể hy vọng được nhận hàng tỷ đô la Mỹ về viện trợ tái thiết, bồi thường, nếu hòa ước được hữu hiệu. Nhưng sự thật đã không được như vậy.

Sử liệu chính thức của Quân đội Nhân dân Việt Nam có thừa nhận là Bắc cộng đã không hề bao giờ có ý định sẽ tôn trọng các Hòa Ước Ba-lê.  4780 Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng ngoại giao của Bắc cộng đã cho biết, “Điều quan trọng nhất là việc rút quân của Mỹ [và] … cùng [sẽ] chấp thuận cho [165,000] bộ đội của chúng ta được ở lại Nam Việt Nam”.  4781 Tom Hayden thì loan báo là miền Bắc “sẽ vẫn đóng quân và không bị giải giới”.  4782 Hiệp ước quả đích thật là một chiến thắng cho bọn đồng chí cùng chiến tuyến, cho cả Hà Nội và luôn cả đám cán bộ địch vận người Mỹ của chúng.

Hà-nội Chuẩn Bị Cho Những Cuộc Chinh Phục Tương Lai

Tiểu thuyết gia và phóng viên quân sự thời chiến tranh Việt Nam John Del Vecchio đã có mô tả rất là toàn vẹn về những gì xảy ra trên bộ sau cái hòa ước:

[Thung lũng] A Shau đã bị di tản bỏ hẳn vào năm 1973 … sau khi tất cả người Mỹ đã rút đi … bộ đội Bắc cộng bèn xây một “siêu xa lộ” chạy xuyên qua ngay trung tâm. Để tiếp liệu cho con số 18.000 xe vận tải quân sự, thiết giáp và pháo binh [của chúng] … quân Bắc Việt đã xây dựng một ống dẫn dầu đường kính bốn ‘inch’, và một  ống dẫn xăng đường kính mười hai ‘inch’ khởi đi từ phía bắc của khu phi quân sự xuống và xuyên qua A Shau, rồi vào Tây Nguyên … Chính khả năng hậu cần tân trang này đã cho phép khoảng 400.000 bộ đội Bắc cộng khã năng di chuyển cần thiết vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975 hầu thắng trận  chiến cuối cùng.4783

Đường xá thì cải thiện, xa lộ bốn đường và hoạt động được suốt năm 4784 đã  giúp giảm thời gian cần thiết từ bốn tháng để phải đi suốt đêm dọc theo các con đường mòn Hồ Chí  Minh nay xuống chỉ còn có 17 ngày, nhờ băng qua được thung lũng A Shau. 4785  Mọi đường ống nhiên liệu từ phía bắc Việt Nam đều “đã ăn sâu cả 330 dặm vào lãnh thổ miền Nam Việt Nam”. 4786  Hòa ước Ba-lê đã làm thay đổi cán cân lực lượng quân sự đôi bên và đã “cho phép chúng ta tiến đến thắng lợi hoàn toàn vào mùa xuân năm 1975″. 4787

Sài-gòn Phản Công

Người Mỹ thì quả có thể đã lén trốn đi, nhưng nhân dân miền Nam Việt Nam can trường và dũng cảm thì cương quyết từ chối bị buộc phải lặng lẽ ra đi trong đêm tối. Sau  Hòa ước Ba-lê, Tướng Hoàng Văn Thi, tổng chỉ huy của toàn thể bộ đội Bắc cộng tại miền Nam, đã có cho biết, “Kẻ thù  (Miền Nam) … đã tái chiếm lại gần như tất cả 394 thôn làng mà đã được chúng ta giải phóng trước đó”. 4788  Thật vậy, Mark Moyar đã viết: “Đa số người dân làng … thì lại đã ủng hộ chính quyền Sài Gòn hơn là Việt Cộng trong những năm sau của cuộc chiến tranh … [việc] tấn công vào bọn [Việt Cộng] bất hợp pháp của chính phủ đã không hề làm mất lòng người dân”. 4789  Trong “trận chiến treo cờ” trước và sau hòa ước, nếu ta bỏ qua các hình ảnh do Việt Cộng phổ biến tuyên truyền cho thấy người dân vui sướng treo cờ của chúng thì thật sự, cờ Việt Cộng đã chỉ được treo lên trong có 3%, tức là chỉ 400 thôn làng trong số 12.500 tại miền Nam Việt Nam.  4790

Mặt Trận Thứ Nhì Của Hà-nội Tại Hoa Kỳ

Ấy vậy, thất bại quân sự tại các thôn làng thì cũng không phải là những vấn đề không thể vượt qua đối với Bắc cộng. Đã vẫn có sẳn sàng cái Mặt trận thứ nhì ở Mỹ mà.

Theo Tướng Hoành Văn Thái, “Bộ máy chiến tranh cách mạng bèn gia tăng cường độ”.  4791 Một phần của cái “bộ máy chiến tranh cách mạng” đã là cuộc đấu tranh chính trị: “chống lại kẻ thù ở ngoại quốc”, tức là phong trào phản chiến. Trước khi hiệp ước được ký kết thì Bộ Chính trị Hà Nội đã ban hành trong chi tiết nhân một chỉ thị của Trung Ương Cục Miền Nam về việc phải tiến hành một chiến dịch đấu tranh chính trị trong nhân dân (địch vận) ngay trong nước Mỹ  cũng như Nam Việt. Chủ đề tuyên truyền chính đã là Nam Việt đã đang vi phạm hiệp ước hòa bình còn miền Bắc thì không. Cái chiến dịch chính trị này khi nhắm vào các vi phạm về hòa ước thì đã vô hình chung bó tay miền Nam trong khã năng phát động các cuộc hành quân có tính cách quyết định để đánh thẳng ngay vào bộ đội của Hà Nội. 4792

Ngoài ra, trước khi ký kết hiệp ước tại Ba-lê vào cuối tháng giêng, bọn Stockholm Conference on Vietnam do Liên Xô kiểm soát đã loan báo sẽ họp tại Rome, đầu tiên là vào cuối tháng Giêng rồi sau đó vào đầu tháng 2 để khích động các nhóm phản chiến Mỹ tiếp tục hỗ trợ dự thảo Hòa ước Tháng Mười  4793  mà Việt Nam Cộng Hòa vẫn bác bỏ từ lâu nay.

Chiến Thắng Nhưng Phải Đề Cao

Mặc dù Henry Kissinger và Lê Đức Thọ đã đạt được cái hòa ước Ba-lê đầy lợi thế trên chiến trường cho Hà Nội thì Jane Fonda, Tom Hayden và bộ sậu vẫn tiếp tục hoạt động đề mang lại một chiến thắng tối hậu cho cộng sản, chớ không hề là cho một nền hòa bình thật sự.

Vào ngày 8 tháng 2, tờ Daily World của đảng CS Mỹ công bố sẽ có một cuộc họp tại Tòa Thị chính, đường 7th Ave và 43 St vào ngày 14 tháng 2, “Chiến thắng nhưng phải đề cao … để ăn mừng … lệnh ngừng bắn và .. để ngăn chặn bất kỳ hành vi nào của chính quyền Nixon nhằm phá hoại hòa ước”.  Uỷ ban Vietnam Peace  Parade Committee cùng People’s Coalition for Peace and Justice Parade bèn trả tiền để Lê Anh Tú, Vietnam Student Association (Hội Sinh viên Việt Nam); Fred Banfman, Project Air War; David Dellinger và Mohammed Kenyatta cùng tới nói chuyện. Ngoài ra cũng đã có ca sĩ dân gian Barbara Zane, Chris Iijima và Jonnne Miyamoto. Các chủ đề đều là: ân xá, tù chính trị và chấm dứt viện trợ cho miền Nam Việt Nam. 4794

Tổ chức IPC đã vận động chống lại việc Quốc hội hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam. 4795  Vào ngày 25 tháng giêng năm 1973, chỉ hai ngày trước khi Hòa ước Ba-lê được ký kết, Hayden đã tuyên bố trên tờ The New York Review of Books,  “Tiếp tục phong trào phản chiến cũng đồng nghĩa với việc tiếp tục đấu tranh cho nền độc lập của chính chúng ta, nhằm chống lại một chế độ chuyên môn nói láo cùng là chuyên viên dội bom”. Rõ ràng là Hayden đã không chỉ đơn thuần “hoạt động để đem lại hòa bình” tại Việt Nam. Y đã thực sự sống để đem lại chiến thắng cho Cộng sản ở Việt Nam và “sống cho hòa bình” tại Hoa Kỳ, điều đã và đang là cái quy tắc có tính cách rất là cấp tiến về lòng trung thành của bọn chúng với phong trào Cộng sản quốc tế do Liên Xô lãnh đạo.

Cựu Chiến Binh Đệ Nhị Thế Chiến kiêm Tiểu Thuyết  Gia James Jones Quan Sát Cuộc Hưu Chiến  

Suốt tháng giêng năm 1973, tiểu thuyết gia James Jones cứ đã cứ bị xua đuổi từ chối mổi khi đến xin thị thực nhập cảnh với phái đoàn Bắc Việt tại Ba-lê, dù đã đang có sẳn trong tay một lá thư của tay bạn đồng nghiệp là tiểu thuyết gia Mary McCarthy. Với sự can thiệp của vợ của Tướng Fred Weyand, thì Jones lại đã nhận được ‘visa’ để đi Nam Việt Nam, nơi ông đã có cơ hội để quan sát vào thời kỳ tháng thứ nhì thi hành thỏa thuận hưu chiến quy định  trong Thỏa Ước Ba-lê, cũng như chứng kiến được lúc các cố vấn Mỹ cuối cùng rút đi.

Tướng Weyand đã trở nên quá ư là chán chường với việc quân đội Mỹ cứ bị dùng làm bia đở đạn (a whipping boy) và đã chấm dứt để bọn báo chí phỏng vấn, cũng có tuyên bố, “Tôi tin qúy vị là loại người liêm chính, và tôi cũng nghĩ là quý vị sẽ viết ra sự thật. Và chính đó là điều duy nhất mà chúng ta cùng chủ trương”. Tiểu thuyết gia Jones, một cựu chiến binh Thế chiến II, theo quan điểm của mình, đã tuyên bố là không hề có quân đội Mỹ “dính líu vào một âm mưu của hai giới quân sự và kỹ nghệ hầu thống trị toàn Hoa Kỳ”. Người Mỹ đã không hề trở thành “loại phát xít mới”. Quân đội không hề là “một bộ sậu những tên sát nhân bệnh hoạn phát xít và cuồng tín”.

Với tư cách là một người không hề làm địch vận cho Hà Nội, James Jones đã chỉ viết xuống những gì ông có nhìn thấy tận mắt thôi – chính bọn Bắc Việt Nam mới đã vi phạm hòa ước.

Đúng theo Chỉ thị số 19 ban hành cho cán bộ Việt Cộng, Bắc Việt đã không hề tôn trọng hưu chiến. Công khai vi phạm thỏa thuận hưu chiến, chúng  đã tiếp tục xây mới những con đường, những căn cứ hỏa lực,  những phi đạo và các dàn hỏa tiển phòng không tại các vùng chúng đang chiếm đóng ở Việt Nam cũng như cả tại Campuchia và Lào.  Người cựu chiến binh thời Thế chiến II James Jones đã yêu cầu được cho chứng kiến các trận đụng độ nặng ở vùng Cao nguyên chiến lược quan yếu gần Pleiku và Kontum. Quân Bắc Việt đã bao vây được Quốc lộ 14 từ Kontum đi Pleiku để cắt đứt giao thông trước khi hưu chiến và cũng cứ tiếp tục hành quân cả một tháng sau đó. Nhưng Hà Nội lại đã gọi cuộc phản công rất thành công của QĐVNCH sau đó là “vi phạm” cuộc hưu chiến. 4796

Ở trung tâm đồng bằng sông Cữu long thì Việt Cộng vẫn đã nã súng cối vào làng Long Mỹ nguyên cả 35 trong số 53 đêm kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn. Chúng đã ám sát tám cấp chỉ huy lực lượng Địa Phương Quân cùng bốn Trưởng làng ở Chương Thiện thuộc miền Hậu Giang. Cho tới tháng 11 năm 1973, toà Đại sứ Nam Việt sẽ báo cáo là từng có cho tới 26.402 vụ mà trong số đó, 9.308 thường dân đã bị thiệt mạng, 4.541 thì bị thương và 1.615 thì bị bắt cóc đi mất kể từ khi có hưu chiến vào cuối tháng giêng năm 1973. Tổng số các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào  người dân Nam Việt như là ám sát, bắt cóc, pháo kích, bắn cối và gài mìn đã lên đến  cả 8.758 vụ. 4797

Jones đã đến thăm một bệnh viện dành cho người Thượng và đã gặp Hillary Smith, một cô y tá có đầu óc theo khuynh hướng tự do mà đã đến Việt Nam với ý định sẽ thuyết phục được mọi người chính Mỹ mới là hình ảnh của xấu xa tại  Việt Nam, nhưng để rồi đã thấy tận mắt Việt Cộng là ai khi chúng nã súng cối vào bệnh viện mình đang phục vụ, giết chết ngay các bệnh nhân đang nằm trên giường chỉ để khủng bố cấm người Thượng  đến chữa bịnh tại bệnh viện mà thôi. Nay thì cô ấy đã nhận chân ra được bọn cộng sản chỉ là một loại cuồng tín mà thôi. Cách nhìn của cô ta cũng đã giúp mở mắt cho Smith, nhưng uổng quá, trể mất rồi, người Mỹ bây giờ đang bỏ ra đi, mà họ thì đã quá ư là tốt bụng.

Tại Huế, James Jones đã nhận chân ra được là vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 trước đó năm năm vẫn còn là một ký ức cứ ám ảnh vào cả năm 1973. Vụ thảm sát quả “đã có hiệu quả khiến một số lớn người dân Nam Việt dứt khoát quay ra chống lại bọn Bắc Cộng suốt trong thời gian dài sắp tới”. Sau vụ Huế, chính phủ Nam Việt Nam đã ban hành lệnh  tổng động viên và đã có được gấp đôi số nhập ngũ. Thêm nữa, người dân miền Nam Việt Nam rất ư là hãnh diện  về quyền thực sự được sở hửu mãnh đất của riêng mình theo chương trình Người Cày Có Ruộng. Jones đã lấy ra được kết luận là dù cho chiến tranh vẫn cứ sẽ tiếp tục, nhưng miền Nam Việt Nam cũng sẽ tiếp tục chiến đấu hết sức của mình. Đại tá Jack Whitted thì lại nói: “Viết một chút gì đó cho chúng tôi đi, ông bạn ơi …. Chúng tôi đều đâu phải là bọn quỷ Frankensteins ở đây đâu  … Chúng tôi cũng đâu phải là bọn Draculas hút máu”. Ngày 28 tháng 3 năm 1973 thì James Jones đã rời Nam Việt .

Điệp Viên Gabriel Kolko của Hà-nội Đi Thăm Nam Việt

Trong khi đó thì giáo sư Gabriel Kolko lại nhớ về bọn Bắc Việt như là,  “Dù họ tượng trưng cho bất kỳ gì”, Bắc Việt “đã có mời (vợ tôi và tôi) … như là những  người Mỹ đầu tiên đến thăm Nam Việt sau hiệp định Ba-lê”.  4798  Joyce Gabriel nguyên là một kinh tế gia và Gabriel Kolko thì đang nghiên cứu về kinh tế Nam Việt, có lẽ chính là chỉ để thu thập tin tình báo quan trọng cho Hà Nội mà thôi. Thật vậy, vào tháng chạp năm 1974, Gabriel Kolko đã cung cấp cho Hà Nội các kế hoạch trường kỳ của Mỹ về viện trợ kinh tế cho Việt Nam. 4799 Bọn IPC, điệp viên của Hà Nội, đã cứ tranh đấu dành viện trợ kinh tế như với chương trình Thực phẩm cho Hòa bình (Food for Peace), mà thực sự chỉ là một màn viện trợ quân sự chúng giúp Hà-nội mà thôi.

Cứu Vãn Hòa Bình Theo Điều Kiện Của Hà-nội

Ngay sau khi hòa ước Ba-lê được ký kết, Tom Hayden, Jane Fonda và Sidney Peck bèn công bố thời khóa biểu sau này của chúng. Chúng họp báo ở Boston để loan báo các kế hoạch trong tương lai:  [1] quyên tiền để tái thiết Bệnh viện Bạch Mai từng bị bỏ bom trong tháng chạp năm 1972;  [2] thành lập các ủy ban để theo dõi việc tuân thủ hòa ước;  [3] chấm dứt viện trợ của Mỹ cho Nam Việt;  [4] và áp lực Quốc hội phải điều tra về hàng ngàn tù nhân tại Nam Việt Nam.

Do một sự tình cờ kỳ diệu, sao mà các chủ đề tuyên truyền địch vận của cái Bộ Chính trị lại đã gần như giống hệt với của bọn Hayden-Fonda-Peck: Giảm viện trợ Mỹ cho Sài Gòn; Nam Việt không xứng đáng được Mỹ giúp đở vì, không như Bắc Việt, đã đang vi phạm thỏa ước khi tấn công những người dân vô tội đang không tự vệ được; Sài Gòn đang giam 200.000 tù chính trị và tra tấn họ cũng như là nhốt họ trong những “chuồng cọp”; Chính Sài Gòn đã bác bỏ “hòa giải và hòa hợp”;  chế độ Thiệu rất là tham nhũng.

Một tuần sau Hiệp ước thì Jane Fonda đã dẫn đầu một đám đông tới Bộ Ngoại giao để phát giải “Ignoble Peace Prize ~  Giải Hòa Bình Ô Nhục”.  4800

Theo chuyên viên văn khố Đông Dương Stephen Denny thì:

Cùng với việc ký kết Hiệp định Ba-lê về Việt Nam trong tháng giêng năm 1973, tổ chức Indochina Peace Campaign (Vận động Hòa Bình cho Đông Dương)  [của Hayden], đã cùng với các nhóm nổi tiếng khác trong liên minh phản chiến IPC, đã bắt đầu một đại chiến dịch tuyên truyền hầu sử dụng hiệp ước làm phương tiện để: [1 ] kêu gọi chấm dứt viện trợ của Mỹ cho chính phủ Nam Việt Nam, và [2] rút về tất cả tất cả nhân viên Mỹ [còn đang] ở đó, trong khi cùng một lúc [3] đòi hỏi Hoa Kỳ phải trả hàng tỷ đô la để giúp xây dựng lại Bắc Việt Nam. [Hơn nữa, chúng đã] miêu tả Mặt trận Giải phóng Quốc gia như là mới thật sự bảo vệ các quyền tự do dân sự, bất kể tình trạng rõ ràng không hề có tự do dưới chế độ độc tài Bắc Cộng kể từ khi được thành lập vào năm 1954. 4801

FBI cũng đã nhận ra được là đối với Tom, Jane và những  bọn khác  4802  thì chiến tranh chỉ sẽ thật sự chấm dứt khi Cộng sản đã toàn thắng mà thôi.

Bọn IPC đã ngay lập tức bắt đầu đi quyên tiền cho kế hoặch Medical Aid for Indochina (Viện trợ y tế cho Đông Dương) và để xây dựng lại Bệnh viện Bạch Mai, một dự án dự trù tới chín năm mà đã lường gạt moi tiền thiên hạ rốt cuộc chỉ để giúp cho tham vọng chính trị của một thiểu số khác mà thôi. Hai tên năng động trong các dự án y tế đó đã là Bill Zimmerman và Bob Mulholland, mà sẽ tiếp tục vẫn tự gắn liền (mà cũng đồng thời được trả hàng trăm ngàn đô la) cho đến cuối thập niên 80 với chương trình chính trị của Hayden – Thượng viện, Quốc hội, chất độc, môi trường, Trung Mỹ, v.v. . . , tại California. Nói được tiếng Việt, lại là thành viên của United Methodist và chuyên viên dấn thấn phản chiến, Doug Hostetter đã có đại diện cho chương trình Medical Aid for Indochina với Bach Mai Hospital Relief Fund của Zimmerman để đi Hà Nội. 4803

Đám IPC cũng bắt đầu vận động mạnh tại hành lang và đã thành công tại Quốc hội nhằm ngưng viện trợ cho Nam Việt sau khi  hòa ước bình được ký kết.

Bộ Sậu Cùng Đi Hà-nội và La-mã

Tại Hà Nội vào ngày 3 tháng 2 năm 1973, Marii Hasegawa, một y thị từng hoạt động lâu nay và lãnh tụ của Women’s International League for Peace and Freedom, WILPF (Liên minh Quốc tế Phụ nữ vì Hòa bình và Tự do), đã được gặp Phạm Văn Đồng, Lê Thi Xuyến và Phan Thị An. Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã mới đánh điện triệu tập Hasegawa vào ngày 19 tháng giêng năm 1973. 4804

Phạm Văn Đồng bèn “cảm ơn các phụ nữ  về tất cả các hỗ trợ và giúp dở nồng nhiệt mà họ đã dành cho công cuộc chống Mỹ của nhân dân Việt Nam ….”. Các phụ nữ đã cùng cam kết ủng hộ cho “công trình tiếp tục cách mạng dân chủ  của dân tộc,  cùng tiến hành … việc thống nhất trong hòa bình … và tái thiết hậu chiến …. “.  4805

Ngày 8 tháng 2 năm 1973, Hoàng Minh Giám, tay Chủ tịch Ủy ban Nhân dân miền Nam Việt Nam trong Ủy ban Đoàn kết với nhân dân Mỹ (Việt Mỹ) mà đã được thành lập vào tháng 9 năm 1967, sau một cuộc họp lịch sử giữa bọn Mỹ do Hayden chọn với đám Việt cộng tại Bratislava Tiệp Khắc, bèn gửi thư cho người dân Mỹ:

Nhân dân Việt Nam tưng bừng chào đón chiến thắng lịch sử này … muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình đến … các tổ chức phản chiến, các đòan thể và các nhóm …. cũng như xin gởi các tình cảm sâu sắc nhất của họ cho những người đã từng bị bỏ tù, lưu đày hoặc bị mất việc chỉ vì đã phản đối cuộc chiến xâm lược của Mỹ … Tuy nhiên, các thế lực phản động vẫn chưa từ bỏ âm mưu của chúng đâu …. [Chúng đang] cản trở con đường tiến đến … hòa hợp dân tộc … Chúng tôi cũng tin tưởng rằng người dân Mỹ … sẽ tiếp tục đánh lui được  các lực lượng đang phá vỡ nền hòa bình ….”. 4806

Ủy ban Đoàn kết trong với nhân dân Mỹ (Việt Mỹ) đã lưu ý phong trào phản chiến; bọn chúng vẫn còn cần thiết để giúp thống nhất Việt Nam theo đúng các điều khoản mong muốn của Hà Nội.

Từ ngày 22 tới 24 tháng 2, cái Hội nghị lâu nay vẫn cứ bị trì hoãn, với cái danh xưng là International Emergency Conference on Vietnam (Hội Nghị Khẩn cấp Quốc tế về Việt Nam) mà đã nhằm kêu gọi sự tham gia của các cấp lãnh đạo các tổ chức phản chiến Mỹ, do đám Hội nghị Stockholm của Liên Xô kiểm soát, đã cuối cùng tụ họp tại Rome. Sidney Peck, tên phối hợp viên cấp quốc gia của cái liên minh phản chiến lớn nhất tại Mỹ, cái gọi là Peoples Coalition for Peace and Justice, PCPC (Liên minh các Nhân dân vì Hòa bình và Công lý), đã đáp lời kêu gọi và có lên tiếng.  4807 Và cũng vậy, đã có John David Musgrave của VVAW  cố gắng thúc đẩy việc công nhận cái chính phủ trên giấy tờ của bọn Việt Cộng gọi là Chính phủ Cách mạng Lâm Thời  như là chính phủ hợp pháp mới của miền Nam Việt Nam.  4808  Đám đại diện của Women Strike for Peace cũng đã có tham dự.  4809 Cũng tham dự đã có Bộ trưởng Ngoại giao William P. Rogers, mà ai cũng thấy là cứ mãi lục đục đang ghi chép những gì đó.

*****

4737  Time, số ngày 3 tháng giêng năm 1972,  trang 67.

4738  Đài Hà-nội bằng Anh ngữ dành cho các quân nhân Mỹ liên hệ đến cuộc chiến Đông Dương, 13:00, GMT, 26 tháng chạp năm 1972; “Hayden Detained”, The Washington Post, 27 tháng chạp năm 1972, trang A-5.

4739  Los Angeles Times, 3 tháng 8 năm 1972.

4740   The International Committee to Free South Vietnamese Prisoners from Detention, Torture and Death đã lệ thuộc AFSC, War Resisters League, Catholic Peace Fellowship và Canadian Council of Churches. Các nguồn tài liệu: Hộp số CCPF 1/13, Lưu trử của Catholic Peace Fellowship Records, Đại học University of Notre Dame Archives; Bộ Sưu tập của Ann Buttrick Collection, Đại học University of Toronto Library; Lưu trử Records of War Resisters League, Hộp 25, Sưu tập số DG 040 của Swarthmore College Peace Collection.

4741  IPC, “Indochina: A National Planning Conference, October 26-28, in a camp at Germantown near Dayton, Ohio, initiated by the Indochina Peace Campaign”, không ghi ngày, [Tháng 10 năm 1973]; Tom Hayden, “Cutting Off Funding for War: the 1973 Indochina Case”, Huffington Post, 20 tháng 3 năm 2007 tại huffingtonpost.com.

4742  Quân đội Nhân Dân VN,  14 tháng 2 năm 1973, trang K-16.

4743  “Not a single SAM was left”, Allan Goodman, Lost Peace, trang 161 được  nêu ra trong sách của James Banerian và Vietnamese Community Action Committee, Losers Are Pirates: A Close Look at the PBS Series“, Vietnam: A Television History,  Phoenix: Tiếng Mẹ Publications xuất bản, 1984, trang 226.

4744  Sir Robert Thompson, Peace Is Not At Hand, New York: David McKay, 1974, trang 135, được nêu ra trong sách của Thomas M. Bibby, Thiếu tá Không Lực Hoa Kỳ  USAF, “Vietnam: The End, 1975”, 1 tháng 4 năm 1985 tại global security.org; Đọc thêm: Herz, Martin F. (cộng tác với Rider, Leslie) “The Prestige Press and The Christmas Bombing, 1972: Images and Reality in Vietnam”, Trung Tâm Ethics and Public Policy Center; Washington, D.C., 1980.

4745  John M. Del Vecchio, “Cambodia, Laos and Viet Nam? The Importance of Story Individual and Cultural Effects of Skewing the Realities of American Involvement in Southeast Asia for Social, Political and/or Economic Ends”, 1996 Vietnam Symposium “After the Cold War: Reassessing Vietnam”,  18-20 tháng 4 năm 1996.

4746  Larry Berman, No Peace, No Honor, trang 224.

4747  “American Anti-war Clergy Visit Rome”, Tòa Đại sứ tại Rome gởi cho Ngoại Trưởng, Rome, 00:27, 12/17/73 tại FBI, FOIA, C, CALC.

4748  Thơ gởi của VVAW, (không ngày tháng năm), trang 18.

4749  FBI, Chicago gởi cho Giám đốc Đương Nhiệm, VVAW-IS-Ra Protests During Presidential Inaugural Ceremonies, TELETYPE 07:56 PM, KHẨN, 9 tháng giêng năm 1973. 

4750  FBI, Tampa gởi cho Giám đốc Đương Nhiệm, VVAW-IS-RA, TELEYPE, 08:15 PM, 16 tháng giêng năm 1973.

4751  FBI, Kansas City, ”Demonstrations During Presidential Inauguration, 1973”, LHM, 30 tháng giêng năm 1973; FBI, Washington, “Protests During Presidential Inauguration, 1973”, LHM, 5 tháng 2 năm 1973.

4752  FBI, New York gởi cho Giám đốc Đương Nhiệm, COLIFAM IS-RA, TELETYPE, 08:26 PM, 24 tháng giêng năm 1973.

4753  Chỉ thị số #PRP CC Directive 19/TKZN – Jan 14, 1973, Sưu Tập Pike Collection, Văn khố TTU, Virtual Archive, đề tài số 23130009019.

4754  Andersen, trang 250-251.  Đọc thêm: Reunion,

4755  Fonda, Playboy, Số Tháng 4 Năm1974, trang 180.

4756  Max Friedman, Hội đồng về An ninh Liên Mỹ Châu ~ Council for Inter-American Security, bản nghiên cứu thay cho điều trần với Chủ tịch Ủy ban Hạ viện House Ways and Means Committee, Lobbying and Political Activities of Tax-Exempt Organizations, Các Phiên Điều trần, Ủy ban Committee on Oversight,  12-13 tháng 3 năm 1987, trang 403.

4757  San Francisco Chronicle, (1 tháng 8 năm 1972); Alan Myerson được viện dẫn bởi  Bo Burlingham, Esquire, (Số Tháng 2 Năm 1974), trang 118.

4758  Zaroulis, trang 393.

4759  Hayden trong Zaroulis, Who Spoke Up, trang 393.

4760  Một kẻ đồng tính nữ công khai tự nhận theo Mác. Bị cấm vào Cu-ba cũng vì bệnh đồng tính luyến ái. Một thành phần trong chuyến lưu diển của IPC và cũng là kẻ đi xin tiền gây quỹ cho Hayden/Fonda. Max Friedman cho tác giả biết ngày 25 tháng 2 năm  2008.

4761  Indochina Peace Campaign, từ Womankind (Số Tháng 11 Năm 1972.) http://www.cwluherstory.com/CWLUArchive/janefonda.html.

4762  Stephen Denney, trang 10.

4763  James Webb, “Sleeping With the Enemy”,  TheAmericanEnterprise.org, 4/3/2003.

4764  James Webb, diển văn “Peace? Defeat? What Did the Vietnam Protesters Want?” tại Viện American Enterprise Institute, jameswebb.com/articles/variouspubs/aeiprotesterswant.htm,

http://www.discoverthenetworks.org/individualProfile.asp?indid=1624;

Cyrus Levinthal, James Darnell, James David Barber, “NATIONAL COALITION FOR A RESPONSIBLE CONGRESS”, New York Review of Books, Bộ 14, Số 12, 18 tháng 6 năm 1970.

4765  Hồi ký Reunion. 

4766  New York Times, 6 tháng chạp năm 1972.

4767  William Burr (chủ bút), The Beijing-Washington Back Channel and Henry Kissinger’s Secret Trip to China September 1970-July 1971, tài liệu NSA Electronic Briefing Book số 66, 2002 [Web/NSA], số 34 (9 tháng 7), trang 17, 18, 27, 33, 25-6, 30,34. Tài liệu số 35 (10 tháng 7), trang 17, 26, 28-29 được nêu ra trong sách của Jung Chang, Mao, trang 582, 732, 770.

4768  George Ball “Introduction ~ Giới Thiệu” với Janos Radvanyi, Delusion and Reality, South Bend: Gateway Editions, limited, 1978,  trang xvii.

4769  Roger Gathman, “Robert Dallek’s ‘Nixon and Kissinger: Does the world need another book about Richard Nixon and Henry Kissinger?”, THE AMERICAN-STATESMAN, 20 tháng 5 năm 2007 có tại   http://www.statesman.com/life/content/life/stories/books/05/20/0520dallek.html

4770  Calvin Woodward, “Kissinger’s Vietnam Pledge to China”, AP, Seattle Times, 27 tháng 5 năm 2006, có nêu ra các tài liệu viết công bố bởi National Archives và George Washington University’s National Security Archives.

4771  GIDEON ROSE, “What Would Nixon Do,” Associated Press, 25 tháng 6 năm  2011.

4772  Raphael Iungerich, Military, Số Tháng 9 Năm 1989, trang 54; Tom Hayden, “North Vietnam Stands Defiant Under Storm of U.S. Bombs”, Boston Globe, 1 tháng giêng năm 1973.

4773  Eschmann, trang 2 ghi chú 45 có nêu ra “một thành viên của phái đòan Mỹ”; Palace File, trang 142 ghi chú 33.

4774  Oriana Fallaci, (chuyển ngữ bởi John Shepley), Nguyen Van Thieu,Interview With History, Boston: Houghton Mifflin, 1977, trang 50-1, 56.

4775  “Newly released tapes: Nixon threatened Vietnam leader,” Los Angeles Times, 23 tháng 6 năm 2009.

4776  Bruce Herschensohn, An American Amnesia: How the U.S. Congress Forced the Surrenders of South Vietnam  and Cambodia, New York: Beaufort Books, 2010, trang 1, 11-13.

4777  George McArthur, “Thieu’s Statement to Nation More Subdued than Nixon’s”, Los Angeles Times, 4 tháng giêng năm 1973.

4778  Phillip B. Davidson, Vietnam At War: the History: 1946-1975, New York: Oxford University Press, 1991, trang 732.

4779  “DRV, PRGRSV Officials in Paris Give Reception”, chương trình Anh ngữ đài  Hà-nội , 07:39 GMT, 31 tháng giêng năm 1973, trang B, FBIS IV, North Vietnam, K3.

4780  Điểm sách nêu ra trong sách Victory in Vietnam: The Official History of the People’s Army of Vietnam, bởi William J. Duiker, Nhập đề Foreword, Merle l. Pribbenow (người chuyển ngữ).

4781  Palace File, trang 117 ghi chú 23.

4782  Becca Wilson, “Tom Hayden on Watergate, Vietnam,…” Santa Barbara News and Review, 15 tháng 6 năm 1973; Palace File, trang 184.

4783  John M. Del Vecchio, “Cambodia, Laos and Viet Nam? The Importance of Story Individual and Cultural Effects of Skewing the Realities of American Involvement in Southeast Asia for Social, Political and/or Economic Ends”, 1996 Vietnam Symposium “After the Cold War: Reassessing Vietnam”, 18-20 tháng 4 năm 1996, đại học Texas TechUniversity.

4784  James Banerian và Ủy ban Vietnamese Community Action Committee, Losers Are Pirates: A Close Look at the PBS Series “Vietnam: A Television History”, Phoenix: Tiếng Mẹ Publications xuất bản, 1984, trang 258.

4785  John C. Donnell, “South Vietnam in 1975: The Year of Communist victory”, Asian Survey, Bộ 16, số 1, Số Tháng Giêng Năm 1976.

4786  Tướng Fred C. Weyand, Tổng Tham Mưu Trưởng, Phúc trình gởi Tổng Thống, “Subject: Vietnam Assessment”, 4  tháng 4 năm 1975, nêu ra bởi Bruce Herschensohn, An American Amnesia: How the U.S. Congress Forced the Surrenders of South Vietnam  and Cambodia, New York: Beaufort Books, 2010,  trang 26.

4787  Indochina Chronology, Bộ II, Số 1, (Tháng Giêng tới Tháng 3 Năm 1983) , trang 5 viện dẫn: tờ Nhân Dân ngày 27 tháng giêng năm 1983; FBIS, YB, 27 tháng giêng năm  1983; UNMPR, 31 tháng giêng năm 1983.

4788  Mark Moyar, Phoenix and the Birds of Prey; The CIA’s Secret Campaign to Destroy the Viet Cong, Annapolis: Naval Institute Press, 1997, trang 267 ghi chú 26 có nêu Tướng Hoàng Văn Thi, How South Vietnam Was Liberated, Hanoi: Gioi Publishers, 1992, trang 18, 98.

4789  Mark Moyar, Phoenix and the Birds of Prey; The CIA’s Secret Campaign to Destroy the Viet Cong, Annapolis: Naval Institute Press, 1997, trang xvii.

4790  Hình trong sách của Karnow, trang 617. Bill Laurie, Godzilla at Khe Sanh: Viet Nam’s Enduring Hallucinatory Illusions, bản thảo chưa được xuất bản gởi cho tác giả ngày  26 tháng 8 năm 2009.

4791  Indochina Chronology, Bộ V, Số 1, (Tháng Giêng – Tháng Ba Năm 1986), trang 18-19 có viện dẫn: Hoàng Văn Thái, Decisive Years and Months, Hanoi: Quân Đội Nhân Dân Publishing House 1986.

4792  William J. Duiker, The Communist Road to Power in Vietnam, Boulder: Westview Press, 1981, trang 301 và Nixon No More Vietnams, trang 184 được nêu ra trong sách của Phillip B. Davidson, Vietnam At War: the History: 1946-1975, New York: Oxford University Press, 1991, trang 742-3.

4793  FBI, Legat La-mã gởi cho Giám đốc Đương Nhiệm, VVAW-IS-RA, TELETYPE, 4:45 PM, 16 tháng giêng năm 1973. 

4794  “Victory and Vigilance meeting in N.Y. Feb. 14”, Daily World, 8 tháng 2 năm 1973; “Speakers listed for Wednesday ‘Victory and Vigilance’ meeting”, Daily World, 10 tháng 2 năm 1973.

4795  Denney, trang 12-13.

4796  James Jones, Viet Journal, New York: Delacorte, 1974, trang 5, 24, 34, 42, 47, 56, 60, 70, 195, 204, 214-5 và 221-4.

4797  Tài liệu Bằng chứng Fact Sheet số 02/73, Tòa Đại sứ VNCH,  Phòng Thông Tin, 1728 P Street, NW, Washington, 5 tháng chạp năm 1973.

4798  Gabriel Kolko, Vietnam; Anatomy of a Peace, London: Routledge, 1997, trang 15.

4799  Jay Veith nói với tác giả vào ngày 12 tháng 7 năm 2011; công điện của Võ Văn Sung (Ba-lê) gởi cho Nguyễn Cơ Thạch (Hà-nội) ngày 25 tháng chạp năm 1974, Bộ 187, Văn Phòng Công khố Archives Office, Bộ Ngoại giao về Những Biến chuyển Quan Trọng: Cuộc đấu tranh về Ngoại giao và các Hoạt động Quốc tế Trong Suốt cuộc Chiến ChốngMỹ Cứu Nước, 1954-1975, Chỉ để phổ biến nội bộ, Bộ Ngoại Giao, Hà-nội, 1987, trang 436.

4800  Andersen,  trang 266.

4801  Denney, trang 12-13.

4802  Andersen, trang 266.

4803  Doug Hostetter, Các Lưu Trử, 1967-2001, Hộp 1, 3, 4 và 7  trong tổng số 62 hộp, Ủy ban và Văn khố của Mennonite Church USA Historical Committee and Archives tại mcusa-archives.org/personal_collections /HostetterDoug.html.

4804  Judy Tzu-Chun Wu, “Journeys for Peace and Liberation: Third World Internationalism and Radical Orientalism during the U.S. War in Vietnam”, Pacific Historical Review, Bộ 75, Số 4, trang 575 tại caliber.ucpress.net. 

4805  “Pham Van Dong Meets Women’s Delegations”, Thông Tấn Xã Hà-nội bằng Anh ngữ, 18:41 GMT,  3 tháng 2 năm 1973, trang B, K-15-16; “Two Women’s Delegations Leave Hanoi After Visit”, Thông Tấn Xã Hà-nội bằng Anh ngữ, 15:09 GMT, 5 tháng 2 năm 1973, trang B.

4806  “The Vietnam Solidarity Committee Writes to American People”, Thông Tấn Xã Hà-nội bằng Anh ngữ, 07:34 GMT, 8  tháng 2 năm 1973, trang 1, FBIS, văn khố TTU được nêu ra trong sách của Rothrock, trang 151-52 ghi chú 27; Xem thêm “Vietnamese in U.S., Britain Greet Victory”, Thông Tấn Xã Hà-nội bằng Anh ngữ, 07:00 GMT, 10 tháng 2 năm 1973, trang B. 

4807  FBI, Legat Rome gởi cho Giám đốc Đương Nhiệm, VVAW-IS-RA, 28  tháng 2 năm 1973.

4808  FBI, Giám đốc Đương Nhiệm gởi cho Ngoại Trưởng, Teletype, P 1720, 30 tháng 2 năm 1973.

4809  Hội Nghị La-mã Rome Conference (1973), Irma Zigas (Nassau Co. WSP) Hồ sô Tổng quát General Files, Hộp 5, Lưu giữ về Women Strike for Peace, Loạt C. NEW YORK (STATE) AREA GROUPS, Swarthmore Library,  http://www.swarthmore.edu/library/peace/DG100-150/DG115/seriesc.htm

 *****

One Response to “Roger Canfield’s Americong #159”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #159 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.