Roger Canfield’s Americong #26

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.  1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ  1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

******************************************************

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

 ***************

Chương 26

 “CHÚNG TA ĐỀU CÙNG LÀ VIỆT CỘNG”

 

Như chúng ta đã biết, Hayden chính là kẻ đã viết chương trình nghị sự rồi  tổ chức  hội nghị và dường như đã mời hầu hết những kẻ tới tham dự, nên y, cũng như  “các gián điệp tuyên truyền” của Levchenko, đã từng biết rỏ mình muốn gì và đã hoàn thành được việc đó – “một biểu hiện cho tình đoàn kết với Việt Nam”. Và đúng quả thật là cả một biểu hiện của tình đoàn kết!

Cho dù quan điểm của những kẻ khác có ra sao thì Hayden cũng vẫn bày tỏ tình đoàn kết của mình một cách rõ ràng tại Bratislava. Nguồn tin chính của chúng ta mà không thể nào bị chê trách được  là – tờ East Village Other  – Làngphương Đôngkia. Theo chủ bút  sáng lập viên  Allen Katzman thì tờ báo này  là “một tờ báo chui … chống lại loại báo chí đương thời mà đã bị đám doanh nghiệp lớn mua mất… nhằm đương đầu trong cuộc chiến giai cấp về kinh tế.” 1884 Trong số tháng 10 năm 1967 của tờ East Village Other  – Làngphương Đôngkia, với nhật kỳ là Bratislava, chúng ta có thề đọc được Hayden từng tuyên bố ra sao:

“Rồi thì Lyndon Johnson sẽ bị một cơn ác mộng khi  biết được cuộc họp này,” Tom Hayden đã tuyên bố như vậy với 40 tên  Mỹ và một số tương đương của Bắc Việt với Mặt trận Giải Phóng Quốc Gia (MTGPQG).

Y sẽ bị cơn ác mộng bởi vì y đã gửi 500.000  thanh niên đến xứ sở của quý bạn để tìm Việt Cộng. Chúng tôi sẽ cho y biết là tốt hơn thì nên để một số  thanh niên lại nhà.

Bởi vì, giống như Spartacus mà các bạn nô lệ đồng cảnh La-mã  đã giúp che dấu nơi ẩn náu bằng cách cùng tự xưng là Spartacus, thì tôi là Việt Cộng. Chúng ta đang ở  khắp mọi nơi!

Chúng ta đều cùng là Việt Cộng.1885

Sau đó, một bài trong báo Newsweek đã trích dẫn Hayden, “[thêm] BÂY GIỜ  chúng ta tất cả đều là  Việt Cộng.” Hayden đã cố gắng cải chính là 2 danh từ “bây giờ” bị thêm vào là do lỗi của Newsweek. Hơn gì hết, đề nghị giúp đỡ Spartacus đáng thương đang bị bức hại đã khiến cho câu  “Tôi là Việt Cộng,”  có tính cách vô thưởng vô phạt hơn là tự xưng Việt Cộng hoàn toàn. Hay là, như y đã công bố sau này.

Hayden, nhân dịp bình luận bên lề bản thảo tựa đề là Democracy is in the Streets (Dân chủthuộc ngoài Đường Phố) của James Miller sẽ tự bào chữa mạnh mẻ nhiều hơn theo một cách mới.

Tôi đã dẫn dụ đến câu chuyện của tay nô lệthời La Mã Spartacus … lính La Mã đã đang cố tìm anh ta trong một đám đông nô lệ. Để bảo vệ anh ta, một nô lệ đã nói, “Tôi là Spartacus,” sau đó thì một  nô lệ khác, rối một nô lệ khác, và cứ  mãi như  vậy.

Tương tự như vậy, tôi đã nói Mỹ đã biến “kẻ thù” thành như loài thú khi cố tình âm mưu gọi  họ là “ Việt Cộng”, đã từng dùng tất cả hỏa lực có được để tiêu diệt họ trong kế hoặch  là ai muốn sống thì phải tránh xa ra.

Cuộc  thử nghiệm mà tôi đã đề nghị chúng ta, với tư cách là công dân Mỹ, đã có thể chia xẻ và hiểu được chăng nổi thống khổ và thử thách người  dân Việt Nam đang phải chịu đựng, và chúng ta không nên quay lưng bỏ đi.

Do đó, khi Ngũ Giác Đài  thi hành một chiến dịch tìm-và-diệt và muốn biết Việt Cộng đang ở đâu thì chúng ta sẽ có thể bước  lên mà nói : “Chúng tôi đang ở đây này, hãy giết chúng tôi đi.  1886

Kiểu Hayden huynh hoang tuyên bố là Lyndon Johnson sẽ bị một “cơn ác mộng” về cuộc họp Bratislava thật sự cũng không phải là hoàn toàn vô nghĩa. Rõ ràng là LBJ đã không sợ một vài tên chơi xì-ke ma túy lên cơn “phi”  để đâm ra đi mê mấy thằng mặc đồ bà-ba đen nhân một cuộc hội thảo ở cách xa mãi hàng ngàn dặm.

Khi nhìn lại thì có vẻ như cơn ác mộng của LBJ có vẻ hơi kỳ cục: đó là sự kiện khã dỉ  “Mỹ-cộng” của Hayden có thể sẽ tấn công Tòa  Bạch Ốc, loại lo sợ của  LBJ  một năm trước đó. Nỗi sợ hãi này đã hiện thực tới mức mà Johnson đã từ chối cho phép tấn công các mục tiêu thiết-yếu ở miền Bắc vì sợ phải đối mặt với 500.000 tên biểu tình phản chiến mà sẽ leo qua hàng rào xung quanh Tòa Bạch Ốc  vào treo cổ ông ta. 1887

Một đường hầm bí mật nối liền Tòa Bạch Ốc và Ngân Khố đã có thể cho phép quân đội bảo vệ Tòa Bạch Ốc. 1888

Sẽ là một sự nghiên cứu về tâm lý học khi phân tích do đâu mà Johnson đã có quá nhiều nổi sợ hãi, về những kẻ biểu tình, về vũ khí hạt nhân của Liên Xô, về một cuộc xâm lược  của Trung cộng hay về thất cử. Những lo sợ này quả thực có và chắc chắn đã góp phần gây ra các chính sách thiếu cương quyết của ông ta trong suốt cuộc chiến. Có phải chăng là Johnson, một kẻ nổi tiếng chuyên bắt nạt  kẻ khác thì bên trong thật sự chỉ là một kẻ hèn nhát? Liệu chăng Hà Nội đã có cho Hayden biết các tin tình báo của chúng về những cơn ác mộng của Johnson chăng?

Johnson đã đúng về tính cách ngày càng dấn thân của phong trào “hòa bình”.

Thật vậy, chỉ trong vòng một tháng sau Bratislava thì một số “Mỹ-cộng” của Hayden đã từ Tòa bạch Ốc tấn công Trung tâm Oakland Induction Center  và  Ngũ Giác Đài bên kia sông Potomac. Tại Bratislava, John Wilson của SNCC đã tuyên bố,

Chúng ta không có bổn phận phải  cố vấn cho các người anh em cùng chiến đấu  của chúng ta

Công việc của chúng ta là phá rối xã hội Mỹ bằng bất kỳ mọi phương tiện.

Nhiệm vụ của một người làm cách mạng khi chợt khám phá ra là mình đang ở ngay  trung tâm của chủ nghĩa đế quốc là phải  tiêu diệt bằng bất kỳ phương tiện nào khã dỉ cần thiết để nó không thể thực hiện được ý đồ xâm lược đối với những sắc tộc da màu  khác trên khắp thế giới. “  1889

Hình: Phản đối Chiến tranh Việt Nam tại Hoa-thịnh-đốn, D.C., 21 tháng 10 năm 1967 ~  (NARA) Frank Wolfe, Tòa Bạch Ốc

 

Cũng giống vậy, hoàn cảnh của bọn Việt Cộng đang “đau khổ” và tay Spartacus đáng thương đang bị vây hãm đều còn tồi tệ hơn là Hayden đã phát họa. Từ đầu chí cuối, Việt Cộng đã là cánh tay chính trị-quân sự nối dài , là một mặt trận để cho Bắc Việt xâm lược bằng vũ trang miền Nam Việt Nam.

Chỉ vài tuần trước hội nghị Bratislava, Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã công bố một nghị quyết “tối mật” của Mặt Trận Giải Phóng Quôc Gia, tức là Việt Cộng. Tài liệu Việt Cộng này đã nhắc nhở một cách mạnh mẻ cho cán bộ là MTGPQG  là “chi nhánh phía Nam” và “được Uỷ ban (Hà Nội) Trung ương Đảng dẫn dắt một cách chặt chẽ “. 1890  Ấy vậy mà những dữ kiện như vậy vẫn đã không bao giờ ảnh hưởng đến huyền thoại của bọn Mỹ Cộng những lúc chúng tuyên bố bọn Việt Cộng chỉ là những tay cách mạng địa phương  thay vì là những tên xâm lược cộng sản.

Trong khi vẫn được Liên Xô cung cấp vũ khí tối tân hơn nếu so sánh với phía Nam Việt, bọn Việt Cộng vẫn tuyên truyền và sản xuất tại Hà Nội những tài liệu tập trung vào hình ảnh các nông dân oai hùng đang đánh bại phương Tây chỉ  bằng với những cây gậy tầm vong.

  

 Tem: Việt Cộng Trang Bị Bằng Gậy Tầm Vong. Tài Liệu Nat. Ward

 

Sau này thì tên mà đã thừa kế Hồ Chí Minh là Lê Duẩn, Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam, đã xác ngận là Bắc Việt “thiết lập chính sách, điều khiển các chiến dịch và  soạn thảo tất cả các tài liệu ở miền Nam kể luôn cả cái … nghị quyết  (năm 1959) nhằm ra lệnh bắt đầu của cuộc chiến tranh. ”  1891

Lê Duẩn đã đúng là tên phải am tường mọi việc. Dù sao thì cũng chính y đã lãnh  đạo bộ máy Việt Cộng kể từ Nghị quyết 15 tháng Giêng năm 1959 của Bắc Việt nhằm phát động cuộc đấu tranh vũ trang. 1892  Tương tự như vậy, tài liệu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Tập II)  đã cho thấy rất rõ là bọn lãnh đạo miền Nam ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh đều đã nằm dưới sự kiểm soát rất có kỷ luật của Bộ Chính trị tại Hà Nội.”  1893

Trong suốt cuộc chiến, các nhóm hòa bình sẽ đã vẫn cứ tiếp tục gặp gở MTGPQG và bọn Bắc Việt như là hai đoàn đại biểu riêng biệt và khác biệt nhau. Màn giấu-diếm để cho MTGPQG được độc lập chỉ thuần túy là một giả-tưởng mà đã không hề có ai am tường sự việc đã công khai lên tiếng thách đố là láo khoét.

Spartacus – Nhà Cách Mạng Vô Sản

Cũng vậy, tay Spartacus đáng thương đã chỉ là một loại nô lệ khác nào đó.

Theo học thuyết chính thống cộng sản, Spartacus không chỉ là một tên nô lệ cô đơn chạy trốn khỏi  lính La-mã. Anh ta là nhà cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản. Do đó, bọn tiền thân của Đảng Cộng sản Đức lúc đầu đã tự gọi là các Spartacists. 1894  Hơn nữa, tạp chí Mỹ Spartacist  thì thiên Sì-ta-lin, 1895  và tên cộng sản Mỹ Dalton Trumbo  đã viết kịch bản cho phim Spartacus trong thập niên 1940. 1896  Thật vậy, phe Spartacist trong SDS ủng hộ thành lập một  lữ đoàn quốc tế để có thể cùng chiến đấu sát cánh với Việt Cộng. 1897  Chúng đã không muốn hòa bình, nhưng chỉ muốn có một chiến thắng của cộng sản.

Hayden và đám thính giả của y tại Bratislava đã biết rất rỏ tay Spartacus hiện đại: tên cách mạng Cộng Sản đầu tiên – tên  Việt Cộng đầu tiên.

Hơn nữa, các ám chỉ đến Spartacus của Hayden cho thấy là y không hỗ trợ cho một bọn Việt Cộng có tính cách độc lập, quốc gia và phi cộng sản. Việc sau đó khi Hayden đã không hề chỉ trích các hành động của Bắc Việt mà đã đưa đến việc hy sinh bị thãm sát của Việt Cộng trên chiến trường vào các năm 1968, 1972 và 1975, đã cho thấy thêm là Hayden đã từng luôn luôn ủng hộ bất kỳ tên Việt Cộng nào mà chấp nhận tự hy sinh làm vật tế thần để trợ giúp cho cuộc xâm lấn của Cộng sản.

Và, trên thực tế, máu của từ 1 triệu mốt  đến 1 triệu Việt Cộng và  Bắc Việt cuối cùng sẽ đã đổ xuống trên chiến trường, ít ra là gấp đôi con số “không đáng tin, thổi phồng” của Mỹ là nữa triệu. Ý nghĩa thực sự của loại Chiến tranh Nhân dân của Mao Trạch Đông, mà Hồ đã rập khuôn bắt chước lại ở Việt Nam, đã chỉ  là sự sẵn lòng mãi mãi tiêu hoang phí thịt xương người dân để giữ cho được một vài tên bạo chúa cộng sản nắm quyền ở chóp bu. Tương tự như vậy, trong cuộc chiến tranh Hàn Quốc, Mao đã đổ máu của 400.000 người Trung Quốc chỉ để giết chết 37.000 người Mỹ. 1898  Tỷ lệ thực sự chỉ là 11 đổi 1.

Hồ Chí Minh đã từng nói: “Quý vị có thể giết chết 10 người dân của tôi để đánh đổi mỗi một người dân của quý vị, nhưng tôi vẫn sẽ giành được chiến thắng. Quý vị có thể giết chết 100 người dân của tôi để đánh đổi mỗi một người dân của quý vị, nhưng tôi vẫn sẽ giành được chiến thắng. 1899 Cuối cùng thì cái  tỷ lệ thực tế khủng khiếp đã là 24 đổi 1. Tuy nhiên, đứng trước một cuộc chiến tranh đa dạng về cả địa-dư lẫn chính trị, con số tử vong cao đã không giúp được  một nước Mỹ uy cường hơn để đánh bại bọn cộng sản Việt Nam yếu kém. Rút  bài học từ Việt Nam,  Hoa Kỳ đã không còn dùng phương pháp tính số thương vong của đối phương ở Iraq hoặc Afghanistan, trong đó bao gồm luôn cả các phụ nữ và trẻ em cảm tử đeo đầy bom mìn theo cơ thể mình.

Tại Bratislava, Tom Hayden đã không thể nào chỉ là nàng  Alice trong Xứ Mộng Mơ (Alice in Wonderland) . Lời tuyên bố  “Tôi là Việt Cộng”  thì trước sau vẫn chỉ có một ý nghĩa duy nhất  rất rỏ ràng mà thôi . Khi công bố “Tôi là Việt Cộng”  thì có nghĩa là Tom Hayden đã biểu lộ tình đoàn kết với Việt Cộng nhằm chống lại binh sĩ Mỹ.

Tình Đoàn Kết

Tuy Bratislava đã là hồi chuông báo động ồn ào nhất  về tình đoàn kết của Hayden với Việt Cộng, nhưng đó không phải là lần đầu tiên và cũng không là lần cuối về lòng trung thành thực sự của y. Trong sách Other Side  (Ở phía bên kia) , viết sau chuyến đi Hà Nội năm 1965, Lynd / Hayden đã giải thích là Hayden: “cảm nhận ra được mối liên hệ trực tiếp với Mặt trận Giải phóng Quốc gia … những kẻ mà nếu vắng mặt thì sẽ khiến cuộc cách mạng bị dẹp tan.”  1900  Một năm sau đó, Hayden đã từng nói, “Chính phủ thực sự ở miền Nam Việt Nam là Mặt trận Giải phóng Quốc gia.”  1901  Cũng quả khó để mà tìm ra được một loại chính phủ ngụy như là đám MTGPQG.

Để báo cáo về các quan điểm của Hayden, từ Bratislava  Steve Halliwell đã viết về cho các thành viên của SDS:

Đối với những người đang hiện diện,  tư thế của  … [người Việt Nam]  là … đấu tranh … trong cách mạng.  [Một] nỗ lực toàn diện của một xã hội đang làm cách mạng … Để chống lại một xã hội đang đòi hỏi tự do và độc lập từ một đế quốc cường quyền thì sẽ không vũ khí nào khác hơn là bảo vệ từng cá nhân đang  nổi dậy mà sẽ mang lại không gì khác hơn là một chiến thắng cho các lực lượng giải phóng. 1902

Halliwell và những tên khác đã cảm nhận được cái khái niệm về Đấu Tranh – chiến tranh toàn diện, thông qua đấu tranh vũ trang, chính trị  và ngoại giao trên khắp các mặt trận. Chúng cũng muốn có một cuộc cách mạng cộng sản ngay tại  Mỹ luôn.

Chỉ vài tuần sau thì Christopher Jencks đã viết, “Sự kiện nổi bật nhất về các tên cấp tiến trẻ tuổi đã là mức độ mà chúng đã tự xem mình ngay như là Việt Cộng”. 1903

Đúng nguyên những chữ Hayden đã dùng, “Tất cả chúng ta đều là Việt Cộng”. Tay sử gia mà bọn SDS rất yêu thích là Kirkpatrick Sale đã viết: “Cuộc họp Bratislava … đã rất là sáng tạo cho mọi đầu mối để liên lạc ở ngoại quốc.”  1904  Trong ấn bản của Newsweek thì lại trở thành, “BÂY GIỜ tất cả chúng ta đều là Việt Cộng.”  Các người tham gia hoạt động cho hòa bình, chẳng hạn như đảng Dân chủ Xã hội (Democratic Socialists, YPSL) và SANE thì không hề là những  “cheerleaders” cổ võ cho một chiến thắng của Việt Cộng như Hayden và bọn cán bộ của y tại Bratislava.

Các tham dự viên tại hội nghị Bratislava của Hayden đã quyết chí đúc kết tình đoàn kết với bọn Việt Cộng.

*****

1884   Clavir (nhà xuất bản) Các bản sao… trang 451.

1885   Ngoài tờ East Village Other, các nguồn tin khác là : Bản tin của Csteka News Agency, (Tiệp Khắc), “U.S. Leftists meet With Vietnam Reds,” bài đặc biệt của tờ New York Times, 13 tháng 9 năm 1967, trang  46; HCUA, 1968, trang 14, 28; Guidry, trang 109; Miller, trang 280; “Promise vs. Performance” Newsweek, 25 tháng 9 năm 1985; Zaroulis, trang 130-132.; Kopkind, Ramparts, Tháng 2 năm 1973, trang 29.

 1886   Miller, trang 280, ghi chú 46 nêu ra trong các ghi chú của Hayden bên lề bản thảo sách của Miller.

1887   Halberstam, David. 1972. The Best and the Brightest. New York: Random House. (Halberstam, 1972).

1888   John Dean, Blind Ambition, New York: Pocket Books, 1977, trang 19.

1889   Tuyên bố của John Wilson tại Hội nghị Việt-Mỹ, Bratislava, Tiệp-khắc, 1968 (sic), SNCC, Băng phim số 52, Howard University, nêu ra trong sách của Yohuru Williams, “American exported Black nationalism: The Student Coordinating Committee, the Black Panther Party, and the Worldwide Freedom Struggle, 1967-1972-SNCC,” Negro History Bulletin, Tháng 7-9 năm 1997.  

1890    Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài-gòn công bố tài liệu tịch thu được của Việt Cộng vào ngày  18 tháng 8 năm 1967. Nêu ra trong sách của John C. Donnell và Melvin Gurtov, “North Vietnam, Left of Moscow, Right of Peking.” in Scalapino, (ed.) Communism…, 1969, trang 181, ghi chú 37.

1891   Indochina Chronology, Bộ IV, Số 4 (Tháng 10-12 năm 1985), trang 16 tóm tắt các thú nhận của Bắc Việt sau chiến tranh về việc chúng kiểm soát hoàn toàn Việt Cộng: Lê Duẩn, Letters to the South, Hanoi: Foreign language Publishing House, 1986; và  Vietnam Courier, Tháng 7 năm 1985. Đọc thêm Indo. Chron., Bộ V, Số 1 (Tháng 1-3 năm 1986), trang 20 nêu sách của Nguyễn Huệ Thông “The 25th Anniversary of the National Liberation Front of South Vietnam.” Báo Nhân Dân, 20 tháng chạp năm 1985; VNA, 21 tháng chạp năm 1985 (JPRS_SEA 86-013)

1892   Đại Tướng Văn Tiến Dũng, “A Major Turning in the Anti-U.S. Resistance Struggle, “Radio Hanoi, 1 tháng giêng năm 1990 — cả hai đều được nêu ra trong sách của  Doug Pike (ed.) Indochina Chronology, Bộ VIII, Số 4, (Tháng 10-Tháng Chạp năm 1989), trang 19.

1893   The History.., Hanoi: Marxist- Leninist Textbook Publishing House, 1986 được nêu ra trong Indo. Chron…, Bộ VII, Số 3 (Tháng 7-9  năm 1988), trang 22.

1894   Arthur Koestler, Invisible Writing

1895   Kirkpatrick Sale, trang 521.

1896   Tài liệu Naming Names,

1897   Kirkpatrick Sale, trang 207.

1898   Jung Chang và Jon Halliday, Mao, 2005, trang 378.

1899   http://www.militaryhistoryonline.com/general/articles/hue.aspx

1900   Lynd và Hayden, The Other Side…, trang 191-192 nêu ra trong sách của Denney, trang 6.

1901   Denney, trang 9 viện dẫn HUAC, Tháng chạp năm 1968, trang 130-131.

1902   Steve Halliwell, “New Leftists Meet with the NFL: A Society in Revolution,” New Left Notes, October 2, 1867, trang 5; Kirkpatrick Sale, SDS, trang 392.

 

1903   Christopher Jencks, The New Republic, 7 tháng 10 năm 1967; Kirkpatrick Sale, trang 392.

1904   Kirkpatrick Sale, trang 392.

*****

 

One Response to “Roger Canfield’s Americong #26”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #26 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.