Roger Canfield’s Americong #139

image002

Comrades in Arms

How the Americong Won the War in Vietnam

Against the Common Enemy— America

Copyright Roger Canfield, Ph.D.

1986-2012

No commercial transaction allowed except that approved by the author, copyright holder.

Obtain a prepublication release of a CD-R in Microsoft Word in ENGLISH at a discounted price of $15 from Roger Canfield Rogercan@pacbell.net at 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 or at http://americong.com.

Completely SEARCHABLE for any name, date, place or event of the War and its protesters.   

Cover: Design Stephen Sherman. Photos: Roger Canfield, March 2008. TOP: War protest Hawaii, February 1966 displayed at War Remnants (Crimes) Museum, Saigon. Bottom: Praetorian Guard

Các đồng chí cùng chiến tuyến

Làm thế nào MỹCộng thắng cuộc chiến Việt Nam

Chống kẻ Thù Chung – Mỹ

Giữ bản quyền Roger Canfield, Tiến Sĩ

1986-2012

Không được sử dụng vào mục đích thương mại nếu không có sự đồng ý của Tác giả, người giữ bản quyền.

Có thể mua một tiền bản dưới dạng CD-R Microsoft Word bằng Anh ngữ với giá đặc biệt US$15 ngay từ tác giả Roger Canfield  Rogercan@pacbell.net tại 7818 Olympic Way, Fair Oaks, CA 95628, 916-961-6718 hay tại  http://americong.com.

Hoàn toàn có thể TRA CỨU hoặc bằng tên, bằng ngày tháng hay biến cố liên quan đến cuộc Chiến cùng cả luôn bọn tham dự biểu tình .

*********

* Tác giả giữ bản quyền © Roger Canfield 1986-2012

  • Lê Bá Hùng chuyển ngữ  (với sự chấp thuận của Tác giả)

*****

 Phần VIII

Hà-nội Jane

Tháng 7 tới Tháng 9 năm 1972

 

139. Hanoi Jane: Paris to Hanoi July 8, 1972.

140. Fonda. War Crimes and Museum July 9, 1972.

141. Hospitals, Flashing Gun Barrels, Exterminations July 10. 12,1972.

142. Dikes – July 12th-13th.

143. Most Infamous Photo of the Vietnam War.

144. Women and the Mothers…weeping.

144. Siren Song…Rotten and Wrong POWs Meet Fonda, July 18th.

145. Quang Tri Liberation.

146. What are You Doing? July 21-22nd.

147. Fonda’s Return: Dressing for Success: Moscow, Paris and New York.

148. Fonda’s Hollywood Homecoming

149. Congress Talks Treason.

 

*****

Chương 139

Hà-nội Jane: Từ Ba-lê Đến Hà-nội

8 Tháng 7 Năm 1972  

 

Fonda and gun

Fonda and GI

 Hình: Jane Fonda tự Hanoi Jane (Internet)   *  

 8 Tháng 7 Năm 1972 – Các Cuộc Tiếp Xúc Chuẩn Bị Tại Ba-lê Trong Tháng 6  và 7 năm 1972

Trước khi Jane Fonda sẽ lên đài đọc những bài phát thanh dành cho thính giả quốc tế thì Tom Hayden, David Dellinger và Rennie Davis cũng đã tiếp xúc với Bắc Việt ở Ba-lê từ ngày 6 đến 10 tháng 6 năm 1972. Các cuộc hội họp này là nhằm cung cấp cho Hayden đầy đủ thông tin “nội bộ” và cũng để cho Jane Fonda được chấp thuận đi Bắc Việt Nam. Tom Hayden đã được VC phê duyệt thông qua mọi chi tiết, độ trong tháng 6 và đầu tháng 7 năm 1972, về chuyến đi Hà Nội của Jane trong tháng 7 năm 1972. Sau khi được Tom Hayden can thiệp, Vietnam Committee of Solidarity with the American People (Uỷ ban Việt Nam Đoàn kết với nhân dân Mỹ) bèn mời  Jane Fonda đi thăm Việt Nam trong vòng hai tuần lể. 4387  Trong một lờ viết tay dưới hình của mình, Jane Fonda đã ghi: “Gởi Thanh niên Việt Nam, với lòng yêu thương, tình đoàn kết cùng nổi kính nể về sự can đảm và uy dũng của quý bạn ~ Hòa Bình – Jane Fonda”.  4388

Fonda Tiếp Xúc Với Điệp Viên Bí Mật tên Hồ Nam

Khi đến Ba-lê để được đóng dấu chiếu khán nhập cảnh, Jane Fonda đã được gặp Hồ Nam (tên thật là Hoàng Gia Huy), một điệp viên bí mật của Phân bộ  A13 thuộc Cục Tình Báo Nước Ngoài Bộ Công an. Hồ Nam được giao nhiệm vụ tuyển dụng người Mỹ làm gián điệp hay để giữ làm quan hệ và liên lạc mật thiết nhằm để “thi hành những hoạt động tuyên truyền kín”. Hồ Nam và một viên chức lãnh sự khác bèn dạy Fonda một bài hát loại chiến tranh của quân Bắc Việt . “Tôi muốn hát nó như một món quà cho những người lính của quý bạn”, là nguyên văn Fonda đã thốt lên với Hồ Nam. 4389 Chính Hồ Nam và nhiều tên khác có thể đã giúp Fonda soạn nhiều chương trình phát thanh cùng bài viết của y thị trong mấy tuần sau đó.

Điệp vụ tại Hà-nội của Cora Weiss, COLIFAM đã đưa cho Fonda các thơ tù binh để giao lại cho gia đình họ, ngõ hầu sau này sẽ có cơ hội tuyên truyền với họ về “sự tàn phá nghiêm trọng đối với nhà cữa, bệnh viện và đê điều … Các tù binh Mỹ … cứ càng gặp thêm hiểm nguy chết chóc vì ngay chính bom Mỹ”.  4390

8 Tháng 7 Năm 1972 – Hà-nội Jane Tới Hà-nội

“Tôi đến Việt Nam, không phải như là một nhân vật nào đó mà chỉ với tính cách một đồng chí mà thôi”, 4391 Jane Fonda đã tuyên bố ngay khi y thị bước ra khỏi chuyến bay Aeroflot đến từ Moscow  4392 vào ngày 8 tháng 7 năm 1972, một buổi chiều chủ nhật tại Hà Nội. 4393  Y thị nói tiếp là mình “đã đến … để nhận chân ra tính cách đạo đức giả và tội phạm”của chính phủ Hoa Kỳ. Với người dân Việt, y thị đã nói, “Cuộc đấu tranh, lòng dũng cảm và nền văn hóa của quý bạn đã buộc chúng tôi phải nhận ra được một số chân lý về đất nước của chúng tôi cũng như những gì cần thiết để phải thay đổi nó thôi”. Đó cũng là lý do tại sao y thị, Jane Seymour Plemiannikov, đi ra ngoại quốc với lý lịch mang họ của người chồng Pháp không còn sống chung (Roger Vadim Plemiannikov), để đến Việt Nam như là một “đồng chí”. Thắng Lợi, một tên Bắc Việt, có viết trong quyển South Vietnam in Struggle(Miền Nam Đang Chiến Đấu) là Fonda không phải là một “loại nữ diễn viên chợt nổi tiếng để rồi chìm ngay ~ actress of the fast set”. Y thị là “một kẻ thù từng công khai tuyên chiến với Nixon và [là] một kẻ từng nghiêm khắc phê bình băng đảng tham nhũng của Thiệu “.

Trong hai tuần sau đó (8 tới 22 tháng 7), Fonda đã đến thăm viện Bảo tàng Chiến tranh của Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai, đã được dàn cảnh đi thấy đê điều bị phá nát, rồi lại ngồi lên ghế một dàn đại bác phòng không Bắc Việt, được cho phép phỏng vấn tù binh, kể luôn các tên tù Mỹ đã đầu hàng chịu cộng tác với kẻ thù, đã viết hai bài báo, đã họp báo hai lần và cho ghi âm trước để phát thanh (14 tháng 7 đến 22 tháng 8) độ một số mười chín chương trình cũng như là những bản tin nhắn gởi  4394 đển quân nhân Mỹ, Nam Việt  và cả báo chí khắp thế giới.

Theo tài liệu chính thức của MTGPMN với tựa là South Vietnam in Struggle(Miền Nam Đang Chiến Đấu) thì: “Cô ta đã đến được những nơi vừa bị đánh bom, đã gặp gỡ với báo chí, đã phỏng vấn các nạn nhân của các vụ đánh bom, đã có nói chuyện với các phi công Mỹ đã bị bắt”. Y thị đã lột trần tố cáo các “tội ác Mỹ” và đưa ra “một lời kêu gọi quân đội và phi công Mỹ trên Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh Giải phóng”.  Y thị cũng ca ngợi “các sinh viên, trí thức và văn nghệ sĩ . . . của Nam Việt”.  4395  Toàn bộ lịch trình, các thông điệp và ngay cả các khán thính giả của y thị đều đã được đạo diển trước một cách thật là hoàn hảo. 4396

*****

 *  Hình và phụ đính của người chuyển ngữ.

4387  Vietnam Youth, (Hanoi), Tháng 8 năm 1972.

4388  Hình của Fonda có viết tặng thuộc bộ sưu tầm của Doug Pike’s Indochina Archives tại Đại học U. C. Berkeley, nay thì chắc đã chuyển về đại học Texas Tech.

4389  Phỏng vấn Hồ Nam trong tờ Thanh Niên, tờ báo chính thức của Đoàn Thanh Niên Hồ Chí Minh thuộc đảng Cộng sản Việt nam, 2005; Hồ Nam, “The Late Minister Tran Quoc Hoan and His Relationship with an Intelligence Warrior”, 2004 được nêu bởi Merle L. Pribbenow trong “Jane Fonda and Her Friendly Vietnamese Intelligence officer,” Washington Decoded, 10 tháng 8 năm 2011.

4390  COLOFAM gởi cho ‘Dear families ~ Quý Gia Đình’, 5 tháng 7 năm 1972.

4391  Lợi, South Vietnam in Struggle, (Số Tháng 8 năm 1972); “In Brief,” Militant, (4  tháng 7 năm 1972).

4392  San Francisco Chronicle, 23 tháng 7 năm 1972.

4393  Fonda trên chương trình Donahue Show trong tháng 9 năm 1972.

4394  Nhờ Scott Swett và Mike Benge, Jane Fonda đã thực hiện nhiều chương trình phát thanh trên đài Hanoi Radio trong năm 1972 theo chương trình Phát Thanh Nước Ngoài ~ Foreign Broadcast Information Service, FBIS, đều có thể tìm thấy được tại  

http://www.wintersoldier.com/index.php?topic=FondaHanoi

4395  South Vietnam in Struggle, (Số Tháng 9 năm 1972).

4396  Kiernan, trang 282; New Youth, (Hanoi), (Số Tháng 8 năm1972); Boroughs, Fabulous Fondas, trang 280-1; San Francisco Chronicle, (23 tháng 7 năm 1972); Ủy ban An ninh Quốc nội ~ House Internal Security Committee, Travel…, (1972), trang 7605; Thắng Lợi, South Vietnam in Struggle, (Số Tháng 9 năm 1972).

 *****

One Response to “Roger Canfield’s Americong #139”

Trackbacks/Pingbacks

  1. Giới thiệu tác phẩm AMERICONG (MỸ-CỘNG) – Lê Bá Hùng | Ngoclinhvugia's Blog - 05/01/2016

    […] Roger Canfield’s Americong #139 […]

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.