Rushford #1: Tiêu Chuẩn Hai Mang Của Obama Về TPP

Tiêu Chuẩn Hai Mang Của Obama Về TPP (7 Tháng 5 Năm 2012)

~ Lê Bá Hùng chuyển ngữ ~

*****

Rushford Report 2012 May 7

image003

http://rushfordreport.com/?p=78

posted by Greg Rushford


Obama’s Double Standard on TPP

Tổng thống của chúng ta thì muốn các nước khác phải cùng được tự do giao thương với nhau, mà trong khi lại vẫn cứ đi bảo vệ và đánh thuế nhập cảng giúp cho hàng dệt may trong nước.

Các viên chức về giao thương  của chín nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đầy năng động đã bắt đầu 10 ngày đàm phán từ hôm nay tại Dallas, Texas, với hy vọng sẽ hoàn tất được hiệp ước Trans-Pacific Partnership vào cuối năm nay. Tổng thống Obama đã cho biết thỏa thuận này sẽ là “một mô hình không chỉ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng mà sẽ là cả cho mọi thương hiệp trong tương lai”. Cũng có thể vậy, nhưng cái chương trình nghị sự đầy tham vọng về châu Á của tổng thống thì cũng đã gây nhiều tranh luận với giới vận động hành lang quốc hội trong vấn đề cần phải bảo vệ mậu dịch ngay chính tại quốc nội.

Tòa Bạch Ốc đang đòi hỏi các đối tác trong TPP, chính yếu là Việt Nam, phải chấp nhận các quy định mới, mà họ hứa là sẽ đem lại hiệu quả nhờ đặc tính minh bạch và dựa  theo nhu cầu của thị trường hầu giúp cho các công nghiệp đang bị thua lỗ (và thường là do tham nhũng) của họ. Các doanh nghiệp nhà nước thực sự đều quả là một gánh nặng cho Việt Nam, và đang chiếm đến khoảng 38% của toàn nền kinh tế quốc gia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng phải vật lộn với vấn đề này trong nhiều năm qua, mà kết quả thì cũng chẳng ra đâu cả.

Dù Hoa Kỳ vẫn đang thúc đẩy Việt Nam cần phải tự cải thiện, phải cải cách nền công nghiệp, thì Hà Nội lại chủ trương là khi họ chịu làm như vậy, thì đó phải là một sự trao đổi,  để sẽ phải được đền bù bằng một cái gì đây sau đó. Quốc gia này đang cung cấp nhiều nhất, đứng vào hàng thứ nhì cho Mỹ về quần áo, và các tay đàm phán của Dũng cũng nhấn mạnh là Mỹ cần phải bỏ đi các ngạch  thuế cao về áo quần và giày dép, mà thường thì là độ từ 18% đến 36%.

Đây cũng là một cơ hội cho phép Obama sẽ được sống trong một “nền kinh tế của thế kỷ 21”, như ông ta vẫn thường đã nói. Nhưng quả không may, dường như, đương sự đã bị bất ngờ đảo điên trong cái loại chủ nghĩa vụ lợi về giao thương của thời thế kỷ 18 mất thôi.

Tổng thống Mỹ thì rất là liên kết với nhóm vận động hành lang cho kỷ nghệ dệt may của Hoa Kỳ, mà đã từng hỗ trợ cho ông ta trong năm 2008. Ngành này đã từng được hưởng lợi nhờ các ngạch thuế cao và nhiều chương trình bảo vệ khác nhau kể từ dạo 1700. Vì vậy, các nhà đàm phán của Hoa Kỳ đã tỏ ra rất ư là cứng rắn để chống lại việc tự do hoá cái chính sách giao thương giẻ rách của Hoa Kỳ. Người Việt Nam thì đã nhận ra liền tức khắc khi họ nhìn thấy được một vụ như vậy, và dĩ nhiên là bèn nổi giận. Họ tuyên bố không cho chúng ta vào buôn bán khi nào mà vẫn chưa có được thỏa thuận nào về câc công ty nhà nước (State Owned Enterprises).

image003

Với công ty New Balance, những  đôi giày dù có mang nhãn hiệu “Made in America”, thì đa số cũng đều được sản xuất ở Á châu mà thôi.

Dưới đây là phương cách mà cuộc tranh luận tại Hoa-thịnh-đốn đã diễn ra làm sao. Bên phía “21st century ~ thế kỷ 21″ thì có các  đại công ty rường cột của nền kinh tế Mỹ. Những tổ hợp khổng lồ như Boeing, General Electric, Intel, Microsoft, New York Life, Citi và Federal Express thì đều ủng hộ triệt để cho một TPP mà sẽ ấn định được các quy định mới về hình thức cạnh tranh và về đòi hỏi minh bạch đối với các tập đoàn của nhà nước tại châu Á. Còn chống lại thỏa thuận TPP thì có một nhà sản xuất giày ở New England với số độ 1.200 công nhân Mỹ, có tên là New Balance Athletic Shoe, và một nhúm nhà nhà sản xuất vải dệt cở trung bình ở miền Nam nước Mỹ.

Các đại công ty về sản xuất và về tài chính của Mỹ, mà đang có nhiều dịch vụ quan trọng ở hải ngoại thì lại không hề được cái Toà Bạch Ốc này để ý tới một cách nghiêm chỉnh. Ông Obama – người từng ứng cử với khẩu hiệu “Hãy Mua Hàng Mỹ” – thì nay lại đứng sau lung để ủng hộ mọi công ty như New Balance mà vẫn đang cam kết sẽ giữ công ăn việc làm lại tại quốc nội.

New Balance thì cứ quảng cáo để khoe khoang mình là “nhà sản xuất giày thể thao duy nhất vẫn làm giày ở ngay tại Mỹ”. Công ty có năm nhà máy ở Maine và Massachusetts đang chỉ hoạt động với một số ít công nhân Mỹ tận tâm mà hiện đang lo âu là khi loại bỏ thuế quan để bảo vệ ngành nghề thì rồi họ sẽ bị sa thải và mất việc làm thôi.

Nhưng đằng sau kiểu tuyên truyền thiên Mỹ này thì lại là một sự thật kinh tế đau đớn hơn. New Balance đã sản xuất ra tới cả 75% số giày của mình ở những nơi tại  Indonesia và Trung Quốc, thậm chí một số cả ở Việt Nam. Số 25% còn lại thì mới là được làm tại các nhà máy ở New England. Nhưng thêm nữa, hầu hết những đôi giày thể thao đều không thực sự là “Made in America ~ Làm tại Mỹ”, mà là “Made in the U.S.A. of Imported and Domestic Components ~ Làm tại Mỹ với Những Thành Phần  Nhập Cảng lẫn Quốc Nội”, khi ta chịu đọc miếng  nhãn về chi tiết kỹ thuật kèm theo. Để được phép mang nhãn hiệu đầu thì, ít nhất, độ 70% thành phần của đôi giày phải được làm từ những phần được sản xuất trong nước. Ban giám đốc công ty đã từ chối bình luận hay cung cấp một bản tài liệu nhằm phân tích trong chi tiết các thành phần được làm tại Á châu trong giày của họ.

Như vậy thật khá rõ ràng là: New Balance đã nhập cảng các bộ phận giày từ châu Á và sau đó thì các công nhân Mỹ của họ chỉ đã dùng keo dán lại với nhau để thành phẫm. Nếu không có các bộ phận từng được nhập cảng thì lực lượng công nhân Mỹ sẽ không thể nào làm được một đôi giày với giá cả có thể cạnh tranh được mà thôi.

Tại sao New Balance chống lại việc cần nhượng bộ về thương mại với Hà Nội? Các hoạt động của họ tại Việt Nam thì lại rất là nhỏ nhoi, nếu so với những nơi khác ở châu Á. Nhưng nều đi giảm thuế nhập cảng thì các đối thủ đang cạnh tranh của họ, Adidas và Nike, sẽ được lợi thế hơn nhiều, vì nhờ đã hiện diện khá mạnh từ lâu nay rồi tại Việt Nam.

Thái độ ái quốc của công ty này lại càng không có ý nghĩa gì nếu bạn nhìn tới Nike và Adidas, mà đã không hề xấu hổ đâm đầu đi sản xuất giày dép của họ ở châu Á, mà cũng đã cùng nhau thuê dùng được cho tới cả 27.000 nhân viên Mỹ. Lực lượng nhân viên với lương cao này phụ trách về thương vụ, điều hành, cung cầu, thiết họa và quảng cáo, thì lại là cho tới cả 22 lần nhiều hơn là lực lượng nhân sự mà sự có mặt của New Balance tại Mỹ từng đã đem lại được.

Không phải chỉ có New Balance là đi biểu diễn hô hào phải ưu tiên cho cái kiểu ái quốc dởm trước cả chính sách tự do thương mại. National Council of Textile Organizations ~ Hội đồng Quốc gia các Tổ chức Dệt may, mà các thành viên chủ yếu là các nhà sản xuất dệt may cở trung bình ở miền Nam nước Mỹ, đã thuyết phục được Tòa Bạch Ốc buộc mọi thành viên của TPP đều phải chấp thuận “yarn-forward rules of origin ~ các quy tắc vải sợi về xuất xứ” đối với áo quần và giày dép được xuất cảng của họ.

Điều này có nghĩa là những quốc gia cùng ký kết TPP sẽ chỉ được giảm thuế nhập cảng vào Hoa Kỳ nếu họ đã chỉ mua sợi và vải ngay chính từ các nước thành viên của TPP. Dịch rõ ra thì cũng có nghĩa là: quy định “yarn-forward rules of origin” đòi hỏi các nhà xuất cảng quần áo như là Việt Nam và Mã-lai-á phải mua nguyen liệu hàng vải của Mỹ, chớ không phải là của Trung Quốc nữa.

Điều này phản ảnh các đòi hỏi mà các nhà đàm phán Mỹ đã từng đưa được vào các hiệp định ưu đãi về thương mại với châu Mỹ La-tinh, mà nhân đó, đã đẩy mạnh được lợi thế trên các thị trường chính yếu, giúp cho một chính sách buôn bán đầy sai lầm của Hoa Kỳ. Cũng những quy định tương tự từ phía Mỹ đó cũng từng đã được chấp nhận trong những thương ước giao thương khác, đặc biệt là với Singapore và Úc, đã bảo vệ các thị trường La-tinh đầy lợi ích, mà trong khi vẫn không hề mở rộng thêm cái chính sách giao thương bê bối xuyên khắp Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Nói cho công bằng, ông Obama cũng không phải là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên mà đả đành cúi đầu đi hành xử bảo vệ các quyền lợi của kỷ nghệ dệt may quốc nội. Nhưng với hiệp ước TPP, thì đương sự đã đi đòi hỏi các đối tác thương mại của Mỹ phải đủ ý chí chính trị để loại bỏ đi các hàng rào bảo vệ quan thuế của họ. Khi mà ông ta vẫn cứ không muốn làm y như vậy, thì chúng ta đừng nên mong đợi sẽ có nhiều tiến bộ cho cái thương ước này mà thôi.

—–

Posted in Wall Street Journal

Đăng trên http://rushfordreport.com/?cat=5

*****

 

 

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.